Bài 32:



Bằng chứng địa lí sinh học
Bùi Thị Nguyệt Nga
Trường THPT Đan Phượng
Đặc điểm của hệ động, thực vật ở một số vùng lục địa.

Hệ động, thực vật ở vùng Cổ Bắc và vùng Tân Bắc
Vùng Cổ Bắc (Châu Âu, Châu á) và vùng Tân Bắc (Bắc Mĩ) có một số loài tiêu biểu giống nhau:
- Động vật: Cáo trắng, tuần lộc, gấu xám, chó sói, chồn trắng, bò rừng .
- Thực vật: Sồi, dẻ, liễu, mao lương, cẩm chướng, rau muống, cúc, hoa mõm chó .
Ngoài ra có một số loài riêng cho mỗi vùng:
- Vùng Cổ Bắc: lạc đà 2 bướu, ngựa hoang, gà lôi.
- Vùng Tân Bắc: gấu chuột, gà lôi đồng cỏ
? Quá trình trôi dạt lục địa là nguyên nhân gây ra sự giống và khác nhau giữa 2 vùng.

2. Hệ động thực vật vùng lục địa úc
Hệ động thực vật ở đây khác biệt rõ rệt so với các vùng lân cận: có nhiều loài thú bậc thấp như thú mỏ vịt, nhím mỏ vịt, thú có túi.
Hệ thực vật: số loài đặc hữu chiếm tới 75 % (bạch đàn, keo)
Lục địa úc đã tách rời lục địa Châu á vào cuối Đại Trung sinh, vào thời điểm đó chưa có thú có nhau, nên đến nay chỉ có Lục địa úc mới có thú có túi.
Đặc điểm hệ động, thực vật của từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí, sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hoá của sinh giới.

II. Hệ động thực vật trên các đảo
Có hai loại đảo:
Đảo lục địa: là 1 phần của lục địa bị tách ra và cách li với đất liền bởi 1 eo biển
đảo đại dương: được hình thành do 1 vùng đáy biển bị nâng cao và chưa từng có liên hệ trực tiếp với lục địa.
Đảo lục địa
Lúc đầu đảo lục địa có hệ động thực vật gần giống các vùng lân cận cảu lục địa. Về sau, do sự cách li địa lý nên hệ động thực vật phát triển theo 1 hướng khác, tạo nên các loài đặc hữu.
VD: SGK.
2. đảo đại dương
Lúc đầu trên đảo chưa có sinh vật
Về sau có một số loài di cư đến từ các vùng lân cận: chim, dơI, sâu bọ, không có lưỡng cư và thú lớn.
Dần dần hình thành các loài địa phương
VD: SGK

nguon VI OLET