1

Chào mừng quý thầy cô về tham dự tập huấn
Hồ Chí Minh 15 - 19/ 7/ 2013
2

MÔ ĐUN 4

LẬP KẾ HOẠCH
GIÁO DỤC
Báo cáo viên
Bùi Ngọc Diệp, Viện KHGD Việt Nam
Mục tiêu tập huấn
Sau khi học xong mô đun này, các HV có thể:
Giới thiệu được tổng quan về Mô đun “Lập kế hoạch giáo dục” (ý nghĩa của mô đun, mục tiêu, nội dung của mô đun, )
Nêu được thế nào là lập kế hoạch giáo dục, mục đích và lợi ích của việc lập KHGD, các loại kế hoạch giáo dục
Trình bày được KHGD của tổ bộ môn
Phân tích sâu chủ đề Lập kế hoạch GD của GVCN
Thiết kế được kế hoạch GD của người GVCN
3
4
4
Tổng quan về Mô đun “Lập kế hoạch giáo dục”
Kế hoạch giáo dục
Xây dựng KHGD của tổ bộ môn
1
2
3
Nội dung tập huấn
4
Lập kế hoạch GD của GVCN
Nội dung tập huấn
Bài 1: Tổng quan về Mô đun Lập kế hoạch GD
Ý nghĩa của mô đun
Mục tiêu, nội dung của mô đun
Vị trí và yêu cầu của Lập KHGD trong Chuẩn nghề nghiệp GV trung học.
Các mức độ đánh giá năng lực lập KHGD
Bài 2: Kế hoạch giáo dục
Khái niệm về kế hoạch giáo dục
Mục đích và lợi ích của kế hoạch giáo dục
Các loại kế hoạch giáo dục
Các nguồn minh chứng để đánh giá năng lực xây dựng KH các hoạt động GD.

5
Nội dung tập huấn
Bài 3: Xây dựng KHGD của tổ bộ môn
Yêu cầu về mục tiêu của KHGD cấp tổ bộ môn
Yêu cầu về nội dung KHGD cấp tổ bộ môn
Quy trình XD KHGD cấp tổ bộ môn

Bài 4: Lập kế hoạch GD của GVCN
Thực trạng việc XD KHGD của GVCN hiện nay
Cấu trúc bản KHGD của người GVCN
MT, ND cơ bản của KHGD do GVCN xây dựng
Qui trình xây dựng bản KH GD của người GVCN


6
7
PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN
Lớp tập huấn sẽ được tiến hành theo PP cùng tham gia. Có nghĩa là trong quá trình tập huấn, HV sẽ được tạo cơ hội tham gia tích cực vào các HĐ tập huấn, cùng chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến, quan điểm, kinh nghiệm của bản thân,…để cùng nhau xây dựng và chiếm lĩnh được các ND tập huấn.
8/23
Khởi động: Thiết kế chuyến du lịch HCM cuối khóa học ( 10 phút)
- Chia nhóm: 8 người
- Từng nhóm thiết kế 1
chuyến du lịch cuối khóa học tại HCM theo yêu cầu
- Từng nhóm trình bày
- Chia sẻ
- Chọn ra kế hoạch tốt nhất
Mục đích chuyến đi
Số lượng người tham gia
Địa điểm du lịch, lộ trình đi
Thời gian
Kinh phí đóng góp

9/23
Thảo luận nhóm câu hỏi sau
Thầy/cô có liên tưởng gì giữa bài tập thiết kế chuyến du lịch cuối khóa học vừa rồi với chủ đề Lập kế hoạch GD?
10
Bài 1
TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
11
Ý nghĩa của mô đun
Mô đun “Lập kế hoạch giáo dục” có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp GV có được các kiến thức, kĩ năng lập kế hoạch nói chung, lập kế hoạch giáo dục nói riêng, góp phần đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV trung học.
12
Mục tiêu của mô đun
Mục tiêu chung:
Bồi dưỡng cho GV THCS và THPT những KT, KN và TĐ cần thiết về LKHGD để giúp họ có thể thực hiện tốt yêu cầu được quy định trong Điều 7. Tiêu chuẩn 4, Tiêu chí 16 của Chuẩn nghề nghiệp GV Trung học.
Mục tiêu cụ thể:
* Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm LKH, mục đích và lợi ích của việc lập KH trong công việc, một số loại KH.
- Nêu được các bước lập một bản KH trung hạn, ngắn hạn
- Trình bày được thế nào là kế hoạch giáo dục, có những loại KHGD nào, các bước xây dựng KHGD của người GVCN và những điểm cần lưu ý khi xây dựng KHGD của GV.
13
Mục tiêu của mô đun (tiếp)
* Về kĩ năng
- Xác định được các minh chứng của tiêu chuẩn 4 có liên quan đến tiêu chí 16. Xây dựng KH các hoạt động GD và trình bày được các mức độ đánh giá xếp loại GV theo chuẩn 4 tiêu chí 16.
- Xây dựng và thuyết trình được bản KHGD của người GV
- Tự đánh giá thực trạng xây dựng KHGD của bản thân hiện nay đang ở mức độ đánh giá xếp loại nào để có KH phấn đấu đạt mức điểm tối đa.
* Về thái độ
- Tự tin khi xây dựng kế hoạch GD
- Có ý thức trách nhiệm khi xây dựng kế hoạch GD
- Sẵn sàng chia sẻ kế hoạch GD với bạn bè, đồng nghiệp.
14
Nội dung của mô đun
Bài mở đầu: Khái quát về mô đun LKHGD
Chủ đề 1: Khái quát về kĩ năng lập kế hoạch
Chủ đề 2: Xây dựng kế hoạch trung hạn
Chủ đề 3: Xây dựng kế hoạch ngắn hạn
Chủ đề 4: Kế hoạch giáo dục
Chủ đề 5: Xây dựng kế hoạch giáo dục của Sở, Phòng
Chủ đề 6: Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
Chủ đề 7: Xây dựng kế hoạch giáo dục của Tổ bộ môn.
Chủ đề 8: Xây dựng kế hoạch giáo dục của Giáo viên chủ nhiệm
Động não
Chuẩn nghề nghiệp GV trung học quy định năng lực lập KHGD ở điều mấy, trong tiêu chuẩn và tiêu chí nào ?
15
Vị trí và yêu cầu của KHGD trong chuẩn nghề nghiệp GVTrH
Lập kế hoạch giáo dục là một trong các năng lực giáo dục được quy định trong điều 7, tiêu chuẩn 4, Tiêu chí 16 của “Chuẩn nghề nghiệp GV trung học”,
Tiêu chí 16: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục “Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.”

16
Thảo luận nhóm
Việc đánh giá năng lực xây dựng KH các hoạt động GD được dựa trên mấy mức độ? Nêu nội dung cụ thể của từng mức độ.
17
Các mức độ đánh giá năng lực lập KHGD
Mức 1 điểm: Kế hoạch thể hiện được mục tiêu, các hoạt động chính, tiến độ thực hiện
Mức 2 điểm: Kế hoạch thể hiện mục tiêu, các hoạt động chính phù hợp với đối tượng GD, tiến độ thực hiện khả thi
Mức 3 điểm: Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu, các hoạt động được thiết kế cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo ở HS, tiến độ thực hiện khả thi
Mức 4 điểm: Kế hoạch đảm bảo tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng GD trong nhà trường và ngoài nhà trường.
18
19
Bài 2
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Thảo luận nhóm
Thế nào là kế hoạch giáo dục ?
Mục đích của kế hoạch giáo dục là gì ?
Nêu các lợi ích của lập KH giáo dục ?
Các loại KH giáo dục trong nhà trường? (Trình bày trên sơ đồ tư duy)


20
21
Khái niệm “kế hoạch giáo dục”
KHGD là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất… để thực hiện một mục tiêu GD của một cấp nhất định.
Lập kế hoạch GD nhằm xác định các hành động cần thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu GD đề ra, là việc ra quyết định mang tính đón đầu trước khi thực hiện hành động nhằm đạt mục tiêu GD mong muốn.
22
Mục đích của kế hoạch giáo dục
Triển khai hoạt động giáo dục theo một qui trình khoa học và logic (mục đích quan trọng nhất)
Giải quyết một hay một số vấn đề giáo dục cụ thể trong thực tiễn
Thực thi các hoạt động GD phù hợp với các cấp quản lí và học sinh các cấp
23
Lợi ích của kế hoạch giáo dục
Giúp các cơ sở quản lí chủ động trong việc triển khai các hoạt động giáo dục
Đánh giá được mức độ đạt được theo từng giai đoạn của kế hoạch giáo dục
Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục trong tổng thể kế hoạch của cơ sở quản lí giáo dục
Lựa chọn được các phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phù hợp với chức năng của cơ sở giáo dục
Tận dụng được thời gian tối ưu để thực hiện kế hoạch giáo dục tốt nhất.
Vẽ sơ đồ tư duy về các loại KHGD
Thời gian: 15 phút
Trình bày: Trên giấy Ao
24
Các loại kế hoạch giáo dục
Phân loại theo cấp quản lý có:
Kế hoạch GD cấp Bộ
Kế hoạch GD cấp Sở
Kế hoạch GD cấp Phòng
Kế hoạch GD của nhà trường:
KH công tác chủ nhiệm (HĐGD NGLL, GDĐĐ, …)
KH phong trào (TDTT, Văn nghệ, THTT HSTC…)
KH tổ bộ môn, chuyên môn (tổ chuyên môn, bồi dưỡng HSG, ..)
KH Đoàn đội (Chủ điểm 1, chủ điểm 2, ….)

25
Các loại kế hoạch giáo dục
Phân loại theo thời gian có:
Kế hoạch GD dài hạn
Kế hoạch GD trung hạn
Kế hoạch GD ngắn hạn
Phân loại theo cấp độ có:
Kế hoạch tổng thể
Kế hoạch chi tiết (kế hoạch hành động)
Phân loại theo nhóm công việc có:
Kế hoạch ngoài giờ lên lớp
Kế hoạch GD hướng nghiệp
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
Kế hoạch Đoàn đội
……

26
Thảo luận cặp đôi
Theo các thầy/cô, việc đánh giá năng lực lập kế hoạch của người GV được căn cứ vào các nguồn minh chứng nào ?
27
Các nguồn minh chứng đánh giá năng lực XD KH các HĐGD
Bản KH các HĐGD được phân công
Các loại sổ sách, hồ sơ quản lí DH theo quy định của các cấp quản lí
Hồ sơ kiểm tra đánh giá GV và nhân viên
Sổ biên bản sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm lớp, sổ liên lạc (đối với GVCN), sổ công tác Đoàn, sổ tay công tác của GV (đối với GV không làm chủ nhiệm)
Hồ sơ thi đua của nhà trường (kinh nghiệm, sáng kiến nếu có)
Nhận xét của đại diện CMHS, HS, các tổ chức chính trị, XH, đồng nghiệp (nếu có)
Tư liệu về 1 trường hợp GD cá biệt thành công (nếu có)
28
29
Bài 3
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CỦA TỔ BỘ MÔN
Yêu cầu về mục tiêu của KHGD cấp tổ bộ môn
Phải xác định các hành động cần thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu GD đề ra cho mỗi bộ môn trong khuôn khổ mục tiêu chung của trường đồng thời có sự tích hợp với KHGD của các GV trong tổ chuyên môn.
KHGD cấp tổ bộ môn phải có tính khả thi trong thực tiễn GD học sinh thông qua quá trình dạy học các bộ môn cụ thể
Xác định các HĐGD cụ thể, mang tính đón đầu trong HĐGD đặc trưng ở mỗi môn học hoặc một số môn học gần nhau trong cùng bộ môn.
30
Yêu cầu về nội dung KHGD cấp tổ bộ môn
Thể hiện những HĐGD theo một qui trình khoa học và logic của mỗi tổ bộ môn trong khuôn khổ nội dung GD cấp trường.
Giải quyết một hay một số vấn đề cụ thể trong thực tiễn ở mỗi bộ môn.
Thực thi các hoạt động giáo dục phù hợp với cấp bộ môn và học sinh các cấp do trường quản lí
31
Quy trình XD KHGD cấp tổ bộ môn
Nghiên cứu cơ sở pháp lí của KHGD cấp tổ bộ môn
Tìm hiểu kế hoạch giáo dục cấp trường
Điều tra thực trạng các hoạt động giáo dục cấp tổ bộ môn
Viết các nội dung của KHGD dưới dạng ma trận hoặc lập bảng thể hiện được các bước liên tiếp nhau tạo nên một chuỗi các HĐGD hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu của nội dung và mục đích GD cấp tổ bộ môn
Phân bố thời gian theo các bước của qui trình GD cấp tổ bộ môn.
32
33
Bài 4
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Thảo luận nhóm
Hiện nay ở trường/đơn vị của thầy/cô, GVCN thường tiến hành việc xây dựng KHGD như thế nào?
Đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong cách tiến hành xây dựng KHGD đó của người GVCN ?
34
Thực trạng việc XD KHGD của GVCN hiện nay
Hiện nay khi tiến hành xây dựng KHGD các GVCN thường chủ yếu mới chỉ dựa vào bản kế hoạch GD của nhà trường có dựa trên cơ sở đánh giá tình hình HS lớp mình chủ nhiệm.
Cách xây dựng bản KHGD đó của GVCN còn mang nhiều tính chủ quan, áp đặt mà chưa chú ý đến việc tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của các đối tượng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện KHGD đó (như ý kiến của GV bộ môn, nhu cầu của HS, PHHS, ...)
35
Thảo luận nhóm
Theo thầy/cô bản KHGD của người GVCN lớp nên có cấu trúc như thế nào ?
So sánh với cấu trúc bản KHGD hiện nay của GVCN lớp ?
36
Cấu trúc bản KHGD của GVCN
I. Đặc điểm tình hình : 1. Khó khăn, 2. Thuận lợi
II. Mục tiêu : 1. Mục tiêu chung 2. Mục tiêu cụ thể
III. Nội dung kế hoạch
1. Những yêu cầu cần đạt được trong năm học về các mặt giáo dục: ( Đạo đức, Văn hóa, Lao động, Hướng nghiệp
2. Các chỉ tiêu
3. Danh hiệu phấn đấu
III. Các biện pháp chính
1. Về giáo dục đạo đức
2. Về văn hóa
3. Các mặt giáo dục khác
IV. Kế hoạch cụ thể từng tháng
V. Đề xuất, kiến nghị
  BGH phê duyệt Người lập kế hoạch
37
Thảo luận nhóm
Nhóm 1: Nêu các căn cứ để xây dựng mục tiêu trong bản KHGD của GVCN
Nhóm 2: Thiết kế mục tiêu tổng quát trong KHGD của GVCN
Nhóm 3: Thiết kế mục tiêu cụ thể trong KHGD của GVCN
Nhóm 4: Xác định những nội dung chính trong bản KHGD của GVCN
Nhóm 5: Đề xuất cấu trúc kế hoạch cụ thể từng tháng trong bản KHGD của GVCN
38
Căn cứ XD mục tiêu KHGD của GVCN
Căn cứ vào bản KHGD cấp trường
Căn cứ vào đặc điểm tình hình và khả năng của HS lớp chủ nhiệm
Căn cứ vào mục đích giáo dục của người GVCN và các GV bộ môn
Căn cứ vào nhu cầu phát triển của HS và các mong đợi của PHHS
Căn cứ vào tình hình thực tế, các điều kiện về cơ sở vật chất, ... của lớp, của trường.
...
39
Nội dung cơ bản trong KHGD của GVCN
I. Đặc điểm tình hình
II. Mục tiêu
III. Nội dung kế hoạch
III. Các biện pháp chính
IV. Kế hoạch cụ thể từng tháng
V. Đề xuất, kiến nghị
40
Kĩ thuật khăn trải bàn
“Liệt kê các bước tiến hành khi xây dựng KHGD của GVCN”
41
Quy trình XD KHGD của GVCN
Xem xét và nắm vững bản KHGD của nhà trường
Phân tích, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và tình hình HS trong năm học trước
Đánh giá thực trạng tất cả các nội dung có liên quan đến KHGD đang xây dựng
Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của HS, PHHS, GV bộ môn của lớp mình
Xác định mục tiêu, nội dung cho bản KHGD đang xây dựng
42
Quy trình XD KHGD của GVCN (tiếp)
Xây dựng bản dự thảo về KHGD
Lấy ý kiến đóng góp của HS, PHHS, GV bộ môn và BGH cho bản dự thảo về KHGD của lớp mình
Chỉnh sửa, hoàn thiện bản dự thảo về KHGD đã xây dựng
Nộp BGH nhà trường để kí, ban hành bản KHGD của lớp.
Thông báo cho HS và PHHS, GV bộ môn trong lớp biết về bản KHGD đó.
43
Kết luận chung

Lập KHGD là một trong các năng lực giáo dục được quy định trong Chuẩn nghề nghiệp GV trung học.
GV cần được tập huấn, bồi dưỡng về kĩ năng lập kế hoạch GD để có thể thực hiện được tốt nhất các nhiệm vụ giáo dục của mình.
45/23
Thực hành lập KHGD
Làm việc nhóm theo địa phương

Mỗi nhóm soạn 1 KHGD theo cấu trúc khung KHGD của GVCN
Chia sẻ về KHGD đã soạn

XIN CẢM ƠN
Các Cô & Các Thầy!


nguon VI OLET