Phòng GD&ĐT Quận Hải Châu.
Trường Tiểu học Đức Trí.
Đề tài
Tìm hiểu về Biển đảo Việt Nam.
Nguyễn Trương Yến Nhi.
Phan Tôn Khánh.
Nhóm thực hiện.
Phan Đinh Minh Triết.
Nội dung chính:
1) Giới thiệu.
2) Tìm hiểu về địa lý, tài nguyên, khí hậu, du lịch, kinh tế, lễ hội, giao thông vận tải của các đảo và 2 quần đảo.
3) Trò chơi ô chữ.
4) Trò chơi đường hầm bí mật.
5) Củng cố.
6) Kết thúc.


Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam.
Trong bài thuyết trình này, chúng em sẽ giới thiệu về các chủ đề sau:
Vịnh Bắc Bộ - Vịnh Hạ Long.
Đảo Cát Bà.
Những đặc điểm chung của 2 quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.
Đảo Lý Sơn.
Đảo Phú Quốc.
Côn Đảo.
Giới thiệu.
+ Hiện nay, trên các đảo và quần đảo của vùng biển nước ta có rất nhiều thay đổi về địa lý, tài nguyên, khí hậu, du lịch, kinh tế, lễ hội, giao thông vận tải.

+ Tất cả các tiêu chí trên không những thực hiện tốt mà còn vượt kế hoạch của nhà nước đưa ra nữa.

Giới thiệu.
Vịnh Bắc Bộ là phần biển Đông giữa miền Bắc Việt Nam với Đảo Hải Nam miền Nam Trung Quốc. Bờ phía tây là bờ biển Việt Nam từ Thanh Hóa đến Móng Cái. Phía bắc từ Móng Cái trở sang Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông
Những lý do chính để các nước tranh chấp chủ quyền hai quần đảo trên là:
+ Diện tích lãnh hải với đặc quyền kinh tế và việc triển khai quốc phòng.
+ Biển Đông nằm trên một trong những đường giao thông hàng hải lớn trên thế giới, có nguồn thủy sản và tiềm năng dầu khí

Vịnh Bắc Bộ.
- Vịnh Hạ Long (vịnh nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, Thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.
Vịnh Hạ Long
- Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành 1 trong 21 khu du lịch quốc gia và Thế giới.
- Là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ, Vịnh Hạ Long được giới hạn với phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120 km kéo dài từ thị xã Quảng Yên, qua thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ.
Vị trí của Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long
- Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam Vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long. Đây là hình ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250-280 triệu năm về trước, là kết quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển.
Biển đảo ở Vịnh Hạ Long
Đảo đá vôi
Đảo phiến thạch
- Ở Vịnh Hạ Long có rất nhiều hang động. Những hang động ấy thu hút được rất nhiều khách du lịch. Bây giờ, chúng ta hãy xem những hình ảnh về các hang động ấy.
Các hang động ở Vịnh Hạ Long
Động Mê Cung
Động Tam Cung
Động Thiên Cung
Tương truyền xưa kia tên đảo là Cát Bà, là hậu phương cho Các Ông theo Thánh Gióng đánh giặc Ân. Các bản đồ hành chính thời Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Cát Bà. Trước đây đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mới chuyển về thành phố Hải Phòng. Thị trấn Cát Bà hiện nay là huyện lị huyện Cát Hải. Trước năm 1945, thị trấn Cát Bà là phố Cát Bà, rồi đại lý Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, tỉnh Quảng Yên. Đến năm 1957 thị xã Cát Bà đổi thành thị trấn và huyện Cát Bà mới thành lập.
Thánh Gióng
Lịch sử Đảo Cát Bà.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại dương nên các chỉ số trung bình về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa cũng tương đương như các khu vực xung quanh, tuy nhiên có đặc điểm là mùa đông thì ít lạnh hơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất liền.
Khí hậu đảo Cát Bà.
Trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. phía đông nam của đảo có vịnh Lan Hạ, phía tây nam có vịnh Cát Gia có một số bãi cát nhỏ nhưng sạch, sóng không lớn thuận tiện cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng. Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Ở một số đảo nhỏ, cũng có nhiều bãi tắm đẹp.
Du lịch Đảo Cát Bà.
Vị trí địa lý của 2 quần đảo.
Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Hoàng Sa
Đà Nẵng
Khánh Hòa
+ Hải sản: Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2.040 loài cá gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 3 triệu tấn/năm.
Tài nguyên của 2 quần đảo.
Cá ngừ.
Con mực.
Một số hải sản ở các vùng biển.
Cá hồi.
+ Rong biển: Trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú.
Tài nguyên của 2 quần đảo.
Rong câu chỉ vàng
Rong câu chân vịt
Món ăn đặc sản nhất ở quần đảo Trường Sa đó chính là yến sào. Một số tài liệu được cung cấp bởi các nhà phân phối yến sào, tổ yến được cho là có nhiều thành phần dinh dưỡng quý hiếm, điển hình là một số loại protein và axit amin như amide, humin, arginine,…. Ngoài ra, tổ yến còn được cho là chứa các khoáng chất như canxi, sắt, kali, phốt pho và magie. Về tác dụng của tổ yến, một số tài liệu cho rằng tổ yến giúp bổ phổi, cường thận,…, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giúp người bệnh nhanh phục hồi, thậm chí còn hỗ trợ bệnh nhân AIDS chống lại virus HIV.
Tìm hiểu về yến sào
- Khoáng sản: Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m2.
Tài nguyên của 2 quần đảo.
Thiếc
Thạch anh
Măng gan
- Dầu mỏ: Vùng biển Việt Nam rộng hơn l triệu km2 trong đó có 500.000km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trrữ lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác từ 30-40 ngàn thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng ba nghìn tỷ m3/năm.
Tài nguyên của 2 quần đảo.
Khí hậu của 2 quần đảo.
Khí hậu:
-Biển đảo Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nắng gió thất thường.
-Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng của Hoàng Sa và Trường Sa rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây.
-Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng lớn phốt phát khá lớn, có nhiều loại động thực vật và có thể có nhiều dầu.


Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vụng, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, là tiềm năng du lịch lớn của nước ta.
Du lịch.
Lễ hội của 2 quần đảo.
Lễ hội Nghinh Ông
ở Bà Rịa – Vũng Tàu
Cúng cầu ngư
Giao thông vận tải của 2 quần đảo.
- Hải đăng: được xây dựng ở phía bắc của đảo. "Đèn hiệu này thấy xa chừng 12 hải lí, thuộc loại hải đăng chớp tắt có chu kỳ mà "thời khoảng sáng" dài hơn "thời khoảng tắt" (hải đồ ghi: Occ - 12).“

HẢI ĐĂNG
Hoàng Sa và Trường Sa đang bị đe dọa trầm trọng bởi bọn Trung Quốc chiếm đóng.
Người dân và chính quyền đang tìm mọi biện pháp để giải quyết
Lịch sử
Trò chơi ô chữ.
H
1
2
3
5
4
6
7
H

B
C
D
E
F
G
A
H
À
H

G
N
H
T
H
I
N
À
Đ

Đ
K
H
Á
N
O


N

I
N
O
B
R
T
H
T
O
G
I
G
N
Ô
O
À
N
G
S
A
O
À
N
G
A
S
Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào? (Ô chữ gồm có 8 chữ cái.)
Câu 1:
Cát Bà chính là một … trên vùng biển nước ta. Điền vào chỗ …. (Ô chữ gồm có 3 chữ cái).
Câu 2:
Tên của một thành phố được mệnh danh là “Thành Phố Của Những Cây Cầu”.(Ô chữ gồm có 7 chữ cái)
Câu 3:
Đặc sản của đảo Lý Sơn là gì? (Ô chữ gồm có 7 chữ cái)
Câu 4:
Câu 5:
Loại dược phẩm được tìm thấy ở vùng biển nước ta gọi là gì? (Ô chữ gồm có 8 chữ cái.)
Loại khoáng sản được tìm thấy ở các quần đảo nước ta có màu trắng bạc, dễ dát mỏng và kéo thành sợi và cứng gọi là gì? (Ô chữ gồm có 3 chữ cái.)
Câu 6:
Chúng em giới thiệu về hải đăng qua mục gì.(Ô chữ gồm có 8 ô chữ.)
Gợi ý: G… T…..g
Câu 7:
Mời các bạn xem các đoạn phim sau:
1. Trường Sa còn được gọi là gì?
Qua đoạn phim, mời các bạn trả lời những câu hỏi sau:
3. Vùng biển của quần đảo Trường Sa có vai trò quan trọng như thế nào?
2. Trên mỗi hòn đảo đều có sự sống của những người gì? Đó là ai?
- Người Việt và đó là những chiến sĩ hải quân nhân dân.
- Ánh Đèn Biên Cương (hay Bãi Cát Dài)
- Có vai trò quan trọng về chiến lược kinh tế và quân sự.
Vị trí địa lý của các đảo:
Côn Đảo
Phú Quốc
Đảo Cát Bà
Hải Phòng.
Kiên Giang
Huyện Lý Sơn, còn gọi là Cù Lao Ré, là huyện đảo được tách ra từ huyện Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam năm 1992 và trở thành huyện đảo tiền tiêu từ khi đó. Nói về huyện đảo này, nhân dân địa phương có ca dao thủy trình:
Trực nhìn ngó thấy Bàn Than;
Ba hòn lao Ré nằm ngang Sa Kỳ.
Đảo Lý Sơn
Vị trí địa lý của đảo Lý Sơn
Địa lý:
- Diện tích của huyện là khoảng 9,97 km² nhưng dân số lại lên đến con số hơn 20.460 người. Gồm 3 đảo: đảo Lớn (Lý Sơn, cù lao Ré), đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Huyện được chia làm 3 xã: An Vĩnh (huyện lỵ - Đảo lớn), An Hải(Đảo lớn) và An Bình (đảo Bé).
- Hòn đảo là vết tích còn lại của một núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây 25-30 triệu năm. Các mạch nước ngầm nóng, dưới chân núi lửa, cung cấp nhiệt năng để sản xuất điện phục vụ sinh hoạt cho Lý Sơn
- Các dấu vết khảo cổ từ thời văn hóa Sa Huỳnh có từ sớm hơn 200 năm trước công nguyên đã được tìm thấy trên đảo.
- Vào nửa đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn tổ chức Hải đội Hoàng Sa lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thâu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đánh bắt hải sản quí hiếm mang về dâng nộp.
- Trong chiến tranh chống Mỹ, Lý Sơn là địa điểm mà Hải quân Hoa Kỳ đặt trạm ra đa để quan sát hoạt động của tàu thuyền dọc theo bờ biển Việt Nam. Ngày nay các trạm radar, như trạm rađa tầm xa N50, của Hải quân Việt Nam vẫn hoạt động trên đảo này.
Lịch sử của đảo Lý Sơn.
Tỏi Lý Sơn là một đặc sản nỗi tiếng, Tỏi Lý Sơn được dùng để chiên, xào, dầm mắm, ngâm dấm, nấu ăn, ngâm rượu chữa bệnh, dùng để làm đẹp.... Một cách hiệu quả hơn các loại tỏi khác bởi tỏi Lý Sơn được sinh sống trên cát vùng hải đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi, được xem là thụ hưởng được những tinh hoa từ thiên nhiên nơi đây.
Hành tỏi ở đảo Lý Sơn
Hành đảo Lý Sơn
Thu hoạch hành đảo Lý Sơn.
Gọt tỏi.
Đóng gói sản phẩm (hành).
Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km² (theo thống kê số liệu đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore thập niên 1960 khi chưa san lấp lấn biển. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km.
Đảo Phú Quốc.
Tìm hiểu về lịch sử đảo Phú Quốc.
Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu và ở lại hợp tác cho đến năm 1681.
Nước mắm Phú Quốc là tên gọi chung cho các loại nước mắm được sản xuất tại Phú Quốc, một đảo lớn ở phía tây nam của Việt Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang. Nó là một trong các loại nước mắm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết ở nhiều nước trên khắp thế giới. Sau đây là những bước làm nước mắm nhĩ.
Tìm hiểu về nước mắm ở đảo Phú Quốc
Đổ cá vào
Cho mắm vào chai
Nước mắm nhĩ
-Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng, và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ (tiêu chín). Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và chủ yếu là bằng thủ công, chọn lựa những quả chín phơi riêng gọi là tiêu chín (tiêu đỏ), những quả còn xanh sau khi phơi khô được gọi là tiêu cội (tiêu đen). Do nhu cầu của thị trường, người dân đã dùng tiêu đen tẩy bỏ vỏ chỉ còn lại phần lõi hạt gọi là tiêu sọ. trong các loại tiêu thì tiêu sọ là ngon nhất và đắt tiền nhất.
Tìm hiểu về hồ tiêu ở đảo Phú Quốc.
Tiêu đỏ
Tiêu xanh
Tiêu sọ
Tiêu trắng
- Cây Hồ tiêu được trồng ở Phú Quốc hàng trăm năm. Với diện tích trung bình là 471ha tập trung ở 3 xã Cửa Dương, Cửa Cạn và Dương Tơ. Thời điểm diện tích lớn nhất là vào những năm 1995-2000 là hơn 1000 ha. Đây là thời điểm giá tiêu cao nhất (100 - 120.000 đồng/kg tương đương 30 – 40 kg gạo) người trồng tiêu có lời từ 200 - 300 triệu/ha
Phân bố ở Phú Quốc
Vườn tiêu
- Thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt.
- Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5.
- Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, độ ẩm cao từ 85 đến 90%.
Tìm hiểu về khí hậu của Đảo Phú Quốc.
Tìm hiểu về du lịch đảo Phú Quốc.
Phú Quốc có nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phiá bắc đến phía nam, có 99 ngọn núi đồi và dãy rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú. Phía Nam của đảo có 12 hòn đảo nhỏ to khác nhau thuộc quần đảo An Thới, hay ở phía Bắc có hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi, hòn Bàng và hòn Thầy Bói,... là những nơi lý tưởng cho các hoạt động du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô, khám phá đảo hoang và dã ngoại...
Ngắm san hô dưới đáy biển Phú Quốc
Lịch sử:
+ Nhà tù Côn Đảo.
Ngày 1 tháng 2 năm 1862, Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, từ đó biến Côn Lôn thành nơi giam giữ những người tù chính trị Việt Nam với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng. Dưới thời Pháp thuộc đã có câu rằng:
"Côn Lôn đi dễ khó về
Già đi bỏ xác, trai về nắm xương."
Côn Đảo.
Khí hậu Côn Đảo mang đặc điểm á xích đạo - hải dương nóng ẩm, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 26,9°C. Tháng 5 oi bức, có lúc nhiệt độ lên đến 34°C. Lượng mưa bình quân trong năm đạt 2.200 mm; mưa ít nhất vào tháng 1. Quần đảo Côn Đảo nằm ở vùng giao nhau giữa luồng hải lưu ấm từ phía nam và luồng hải lưu lạnh từ phía bắc. Nhiệt độ nước biển từ 25,7°C đến 29,2°C.
Khí hậu ở Côn Đảo.
+ Vườn quốc gia Côn Đảo được thành lập từ năm 1993 trên cơ sở chuyển từ Khu rừng cấm Côn Đảo với diện tích 6.000 ha trên cạn và 14.000 ha vùng nước, bao trùm 14 hòn đảo.
+ Về thực vật, người ta thống kê được 882 loài thực vật rừng bậc cao thuộc 562 chi, 161 họ, trong đó có 371 loài thân gỗ, 30 loài phong lan, 103 loài dây leo, 202 loài thảo mộc,.... Về động vật rừng, hiện đã biết 144 loài bao gồm 28 loài thú, 69 loài chim, 39 loài bò sát,... Côn Đảo có loài thạch sùng Côn Đảo đặc hữu.
Sinh thái ở Côn Đảo.
Trò chơi: Đường hầm bí mật.
Chú Gà Trống này đang đi tìm một người bạn bị nhốt trong hang sâu, để cứu được người bạn đó, chú phải vượt qua được 6 thử thách tương ứng với 6 câu hỏi. Các bạn hãy giúp bạn gà trống kiếm đủ 35 điểm nhé! Chúc các bạn may mắn!
F
E
D
C
B
A
1
6
5
4
3
2
Câu 1:
Vào năm 1671, ai là người mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến?
Phú Quốc.
Lịch sử.
Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu).
Chúc mừng các bạn đã trả lời đúng.
10 điểm.
Chúc các bạn may mắn lần sau.
Câu 2:
Một thể loại du lịch nổi tiếng ở đảo Phú Quốc?
Lặn ngắm san hô.
Phú Quốc.
Du lịch.
5 điểm.
Chúc các bạn may mắn lần sau.
Chúc mừng các bạn đã trả lời đúng.
Thánh Gióng là một anh hùng truyền thuyết của đảo …………
Câu 3:
Lịch Sử.
Thánh Gióng.
Cát Bà.
Chúc các bạn may mắn lần sau.
5 điểm.
Chúc mừng các bạn đã trả lời đúng.
Tài nguyên chủ yếu của đảo Phú Quốc là gì?
Câu 4:
Phú Quốc.
Tài nguyên.
Tiêu và mắm nhĩ.
Chúc các bạn may mắn lần sau.
10 điểm.
Chúc mừng các bạn đã trả lời đúng.
Câu 5:
Đường lưỡi bò là do nước nào vẽ và để làm gì?
2 quần đảo.
Lịch sử.
Trung Quốc để chứng minh chủ
quyền 2 quần đảo là của họ.
Chúc các bạn may mắn lần sau.
5 điểm.
Chúc mừng các bạn đã trả lời đúng.
Khổ thơ nào nói về nhà tù Côn Đảo?
Câu 6:
"Côn Lôn đi dễ khó về
Già đi bỏ xác, trai về nắm xương."

Côn Đảo.
Lịch Sử.
Chúc các bạn may mắn lần sau.
15 điểm.
Chúc mừng các bạn đã trả lời đúng.
Cảm ơn các bạn.
Đừng hòng!
Mình tới cứu bạn đây.
Ta thắng rồi .
Đừng hòng.
Mình tới cứu bạn đây.
Các bạn chưa lấy đủ
35 điểm!
Sau bài học này, chúng ta đã rút ra được bài học sau:
Hiện nay, Trung Quốc đang muốn xâm chiếm 2 quần đảo.
Các ngành kinh tế của cả 2 quần đảo đều phát triển rất mạnh như: + Về khoảng sản có: thiếc, ti tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng gan, đồng, kền và các loại đất hiếm.
+ Về hải sản: có khoảng 2.040 loài cá gồm nhiều bộ, họ khác nhau.
+Các bằng chứng lịch sử kêu gọi hòa bình mai sau như: Tìm được ở đảo Lý Sơn…
Củng cố.
Bài thuyết trình của
chúng em còn nhiều
sai sót, mong quý
thầy cô thông cảm.
Các quý thầy cô có thể đóng góp thêm cho bài thuyết trình của chúng em hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn tại các địa chỉ gmail sau:
minhtrietdng@gmail.com
yennhi36hh4@gmail.com
nickkhanh2003@gmail.com
Xin cảm ơn các quý thầy cô giáo
đã giúp chúng em hoàn thành buổi thuyết trình
ngày hôm nay.
Chúc các thầy cô giáo sức khỏe.
nguon VI OLET