TÂP HUẤN
CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
HÈ 2013
Bình Dương tháng 7- 2013
CHUYÊN ĐỀ





Bình Dương, 7/2013
TÂP HUẤN
“LỒNG GHÉP GD
ỨNG PHÓ VỚI BĐKH
VÀO CÁC MÔN HỌC’’

Phần 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BĐKH VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH

Sự cần thiết của việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu
Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu tích hợp vào các môn học ở cấp tiểu học (Khoa học, TNXH, Lịch sử và Địa lý, MT, HĐNGLL)
Mục tiêu cần đạt:
1. Học viên cần biết và hiểu:
-Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu (BĐKH)
-Mục tiêu, nội dung giáo dục BĐKH trong môn học
-Phương pháp và hình thức dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH trong môn học.
Cách khai thác nội dung để thiết kế bài dạy có lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH vào các bài học trong môn học.



2. Học viên có khả năng:
- Rà soát nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định được các bài có khả năng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH trong môn học
- Thiết kế bài dạy và dạy học (môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH.
- Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BĐKH vào môn học (TNXH, KH, LS và ĐL, Mĩ thuật và Hoạt động ngoài giờ )





Phần 2: GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC:

1. Nêu vai trò của GD Tiểu học đối với những thách thức về BĐKH ?
2. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường Tiểu học là gì ?
3. Nêu các yêu cầu của giáo dục BĐKH trong trường Tiểu học ?
Thầy/cô hãy trao đổi theo cặp sau đó trả lời câu hỏi sau:
2. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường Tiểu học
1. Kiến thức:
- Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về khí hậu, thời tiết, biểu hiện của BĐKH. Nguyên nhân và hậu quả của BĐKH
- Trang bị cho học sinh một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế tác động của BĐKH cũng như để ứng phó và thích nghi với BĐKH.
2. Kĩ năng:
- Hình thành và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản để giảm nhẹ, thích ứng với BĐKH.
- Biết cách ứng phó với những rủi ro, thiên tai thường gặp trong cuộc sống.
2. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường Tiểu học
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh ý thức trong việc ứng phó với BĐKH (giảm nhẹ và thích ứng).
- Vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được để tham gia các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH, tham gia các hoạt động nhằm ứng phó với BĐKH phù hợp với lứa tuổi
2. Mục tiêu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường Tiểu học
3. Một số yêu cầu của giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu trong trường Tiểu học.
Quan điểm tiếp cận là lấy giáo dục nhận thức làm trung tâm
Thông qua việc tích hợp kiến thức về BĐKH để nâng cao nhận thức, phát triển thái độ, hành vi ứng xử, rèn luyện kỹ năng và hành động cụ thể ứng phó với BĐKH.
Giáo dục ứng phó với BĐKH là giáo dục tổng thể, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức về môi trường, về BĐKH, về khoa học công nghệ và cách thức ứng phó với BĐKH thông qua từng môn học như: Địa lý,Tự nhiên-Xã hội, Khoa học, Tiếng Việt, Đạo đức, Mĩ thuật, Thủ công, Kĩ thuật...
Nội dung của giáo dục ứng phó BĐKH phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống các khối kiến thức, kỹ năng và đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học.
Ứng phó với BĐKH đòi hỏi có sự hợp tác.
Giáo dục ứng phó BĐKH là giáo dục về nhận thức, hành động để có thể tham gia giải quyết những rủi ro của BĐKH. Hiệu quả về nhận thức và hành động thực tiễn là thước đo chất lượng của nó
Giáo dục về BĐKH và ứng phó BĐKH là dạy cho học sinh biết cách ứng xử và hành động. Bởi vậy cần tận dụng các kĩ năng hợp tác.
3. Một số yêu cầu của giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu trong trường Tiểu học.
3. Tích hợp giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu trong trường Tiểu học
Thầy/ cô hãy đọc tài liệu và cho biết:
1. Quan niệm về giáo dục tích hợp là gì ?
2. Nêu các nguyên tắc và phương pháp giáo dục tích hợp ?
a. Quan niệm về giáo dục tích hợp
Tích hợp có nghĩa là "gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể". Hiện nay tư tưởng tích hợp đã được vận dụng trong nhiều giải pháp công nghệ cũng như trong lĩnh vực kinh tế-xã hội , trong đó có giáo dục.
Phương thức tích hợp các môn học trong quá trình dạy học, hay dạy học tích hợp, đã được vận dụng tương đối phổ biến ở nhiều nước.
Dạy học tích hợp là một cách tiếp cận dạy học đòi hỏi người học phải vận dụng kiến thức và kĩ năng để giải quyết một tình huống phức hợp có vấn đề.
Dạy học tích hợp dựa trên cơ sở các mối liên hệ lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học.
b. Nguyên tắc giáo dục tích hợp
Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa
Nguyên tắc người học làm trung tâm
Nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp
Văn hóa bên ngoài, đó là các chuẩn mực đạo đức, sinh hoạt và nhu cầu của người học;
Văn hóa bên trong, là đời sống tinh thần của con người và văn hóa xã hội là các quan hệ xã hội và văn hóa dân tộc.
Lưu ý:Để đảm bảo hiệu quả việc tích hợp các nội dung ứng phó với BĐKH vào các môn học ở trường phổ thông, chúng ta cần xem xét và tuân theo các nguyên tắc dạy học tích hợp nêu trên.
* Phương pháp giáo dục tích hợp
a. Các phương thức tích hợp:
Tích hợp toàn phần
Tích hợp bộ phận
Hình thức liên hệ
b. Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp:
Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học bộ môn trên lớp ( MT- KH-TNXH- LS & ĐL)
Hình thức thứ hai: Tổ chức tham quan, ngoại khóa tích hợp nội dung môn học và giáo dục BĐKH


- BĐKH đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra. Chúng ta sẽ tìm cách khắc phục chứ không thể né tránh được. Do đó chúng ta phải tìm cách để làm giảm nhẹ BĐKH và tìm cách làm thích ứng sự BĐKH
Một số nội dung GDBĐKH vào các môn học:
- Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu
-Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
-Các khí nhà kính
-Nhiệt độ trung bình trái đất đang tăng lên (mực nước biển dâng, thiên tai, sự phân bố tài nguyên nước bị thay đổi…)
-Thay đổi thói quen trong các hoạt động hàng ngày nhằm kiểm soát lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
-Thực hiện lối sống thân thiện với môi trường
-Sử dụng năng lượng tiết kiêm và hiệu quả ở trường, nhà, nơi công cộng
-Xanh hóa nơi ở, trường học
-Dạy bơi cho học sinh
-Sử dụng các phương tiện giao thông hợp lý (đi xe đạp, xe buýt, xe sử dụng nhiên liệu sạch
-Hạn chế sử dụng túi ni lông

Thầy/ cô hãy làm việc nhóm tìm địa chỉ tích hợp NDGDBĐKH vào các môn TNXH, KH, LS+ĐL, MT.
- Chọn bài, soạn giáo án và dạy minh họa (thầy cô trong nhóm làm học sinh, chỉ dạy từ phần bài mới cho tới hoạt động có nội dung tích hợp BĐKH là dừng lại)
- Giáo dục việc lồng ghép BĐKH vào môn học để khơi gợi học sinh tham gia vào các hoạt động thiết thực: tắt đèn- tắt quạt ; trồng cây xanh; vui chơi; trang trí lớp học;
HĐNGLL,.
- Tài liệu, địa chỉ nội dung tích hợp chỉ là những gợi ý. Giáo viên phải lựa chọn kiến thức, bài lồng ghép sao cho nhẹ nhàng, hiệu quả, phù hợp đối tượng học sinh từng lớp. Không nhất thiết bài nào, môn nào cũng tích hợp, không làm thay đổi mục tiêu của bài học.
- Dạy lồng ghép BĐKH vào các môn học (Khoa học- TNXH; LS và ĐL, MT, HĐ NGLL).

- Tài liệu, địa chỉ nội dung tích hợp chỉ là những gợi ý. Giáo viên phải lựa chọn kiến thức, bài lồng ghép sao cho nhẹ nhàng, hiệu quả, phù hợp đối tượng học sinh từng lớp.
nguon VI OLET