Giáo viên: Lê Thị Bích
Trường Tiểu học Kim Đồng huyện Thanh Sơn
CHÀO MỪNG THẦY, CÔ GIÁO
VỀ VỚI HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH
Biện pháp
phòng tránh bị xâm hại tình dục đối với học sinh
tiểu học
3. Hiệu quả
của biện
pháp
2. Nội dung của biện pháp
1. Lý do chọn biện pháp
Biện pháp gồm 3 phần






1. Lý do chọn biện pháp:
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:
“Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt,
con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập.”
+ Thực tế hiện nay theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ từ năm 2015 – 2019
có: 6.432 trẻ em bị xâm hại tình dục.
+ Riêng ở tỉnh Phú thọ 3 năm gần đây Tòa án Nhân dân cấp tỉnh và
cấp huyện đã đưa ra xét xử 64 vụ xâm hại tình dục trẻ em.
- Đỏ mặt
- Rụt dè, e ngại
- Không dám nói ra những điều thầm kín
- Tỏ sự né tránh, xấu hổ và không quan tâm.
- Chưa biết cách xử lý tình huống
Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể bảo vệ được các em, bảo đảm cho các em có một cuộc sống an toàn không có nguy cơ tiềm ẩn bị xâm hại tình dục?
Đó là một vấn đề cấp bách, là một chủ đề nóng mà toàn xã hội quan tâm.
Biện pháp phòng tránh
bị xâm hại tình dục đối với học sinh tiểu học
2. Nội dung của biện pháp:
Ví dụ 1: Học bài Kĩ năng sống. Chủ đề 1: Kĩ năng giao tiếp nơi công cộng.
Bài tập 3: Đóng vai.
*Biện pháp thứ Nhất: Kĩ năng tự bảo vệ bản thân và phòng tránh bị xâm hại tình dục.
- Dứt khoát từ chối
- Tìm kiếm sự trợ giúp của những người xung quanh.
- Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ.
- Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.
- Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do.
- Không đi nhờ xe người lạ.
- Cần lệt kê danh sách những người khi cần em có thể tin cậy chia sẻ.
Biết bày tỏ những điều còn e ngại và nhận ra khi đứng trước sự lôi kéo của người lạ phải biết bảo vệ bản thân.
Dù có bị những lời dụ dỗ thú vị, ngon ngọt ra sao thì cũng phải là chính mình, sáng suốt phân biệt đúng sai, biết từ chối đúng cách, vừa không phật lòng người khác, vừa tốt cho mình..
*Biện pháp thứ Hai: Nhận biết từng bộ phận trên cơ thể và phân biệt giới tính.
Ví dụ: Khoa học lớp 5: Bài 2-3 Nam hay nữ? và bài:Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Để cho các em biết gọi tên những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể.
Các em thảo luận nhóm đôi về các câu hỏi sau:
1. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa nam và nữ?
2. Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào trên cơ thể để biết đó là bé trai hay gái?
3. Em có biết tuổi dậy thì là gì không?
*Qua hoạt động đó học sinh biết được sự khác biệt giữa nam và nữ:
- Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
- Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng
- Tuổi dậy thì con gái dậy thì khoảng từ 10- 15 tuổi, con trai thường khoảng từ 13 - 15 tuổi. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh. Trong giai đoạn này nếu sảy ra quan hệ tình dục là dẫn đến tình trạng mang thai.
*Biện pháp thứ ba: Mạnh dạn chia sẻ về điều thầm kín
Cụ thể: Ví dụ: Trong môn Khoa học (Lớp 5)
Bài 18: Phòng tránh bị xâm hại.
Học sinh thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi sau:
Khi có nguy cơ bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
+ Đứng dậy ngay
+ Bỏ đi chỗ khác
+ Hét to lên để mọi người giúp đỡ
Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta sẽ làm gì?
+ Nói ngay với người lớn để được chia sẻ và hướng dẫn giải quyết.
Theo em chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ với ai khi bị xâm hại?
+ Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo....
Xung quanh các em có nhiều người đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ các em trong lúc khó khăn. Các em có thể chia sẻ, tâm sự để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, bối rối, khó chịu.
Qua biện pháp trên, các em đã biết cách xử lý tình huống và bảo vệ được bản thân. Hiểu được khi nào cần chia sẻ với người tin cậy nhất về những điều thầm kín.
*Biện pháp thứ 4: Tuyên truyền
Tuyên truyền bằng hình ảnh
Tuyên truyền bằng hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tuyên truyền bằng cách thi vẽ tranh
Tuyên truyền bằng cách thi vẽ tranh
- Kết quả:
Kết quả khảo sát ở lớp 5B trường Tiểu học Kim Đồng Năm học 2019 - 2020, với chủ đề “Kĩ năng của em phòng chống bị xâm hại tình dục” đạt được như sau:
3. Hiệu quả của biện pháp
Từ kết quả trên tôi thấy các em đã trở nên:Thân thiết và gần gũi với thầy cô, bạn bè nhiều hơn. Mạnh dạn tự tin không còn rụt rè, e ngại. Biết chia sẻ những tâm tư tình cảm của mình khi nói đến các vấn đề giới tính, các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể và biết cách phòng tránh bị xâm hại tình dục. Giúp các em phát triển một cách toàn diện mọi Kĩ năng sống nhất là Kĩ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục ngay từ khi bước chân vào Tiểu học. Để các em vững bước vào bậc Trung học cơ sở và những bậc học tiếp theo.
Trên đây là những biện pháp giúp học sinh tiểu học phòng tránh bị xâm hại tình dục mà tôi đã áp dụng thành công ở tại trường tiểu học Kim Đồng. Bản thân tôi mong muốn biện pháp này được áp dụng rộng rãi trong toàn huyện và toàn tỉnh, góp phần đẩy lùi nạn xâm hại tình dục ở trẻ em, giúp các em có cuộc sống an lành, yên vui và hạnh phúc.
Xin chân thành cảm ơn!
K�nh chăo câc th?y c�!
Chúc hội thi thành công tốt đẹp!
nguon VI OLET