GIỚI THIỆU
BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015
Phần hai: NỘI DUNG BÀI GIẢNG
GIỚI THIỆU BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015
Phần mở đầu:
Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015 (viết tắt là BLTTDS năm 2015). Để thi hành Bộ luật này ngày 25/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 103/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự. Luật được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 08/12/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.
NỘI DUNG
SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ



MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BỘ LUẬT


BỐ CỤC CỦA BỘ LUẬT






NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
TỔ CHỨC THỰC HIỆN





I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
BLTTDS năm 2004 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012. Qua tổng kết 10 năm thi hành BLTTDS cho thấy, BLTTDS năm 2004 đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự dân chủ, công khai, đơn giản, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự.
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Trước yêu cầu của công tác cải cách tư pháp, để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng dân sự của Tòa án Nhân dân, bảo đảm Tòa án thực sự là chỗ dựa của Nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2004 là yêu cầu cần thiết vì những lý do sau đây:
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung các quy định của BLTTDS nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý để Tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động).
Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã được Quốc hội thông qua có những nội dung quan trọng cần được tiếp tục cụ thể hóa trong các luật tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng.
Thứ ba, thời gian qua, Quốc hội đã thông qua một số đạo luật theo tinh thần Hiến pháp mới như: Bộ luật dân sự; Luật phí và lệ phí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật hôn nhân và gia đình; Luật công chứng; Quốc hội cũng đang xem xét cho ý kiến đối với dự án Luật đấu giá tài sản và một số dự án Luật khác có liên quan đến tố tụng dân sự.
Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS cũng là cần thiết để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BỘ LUẬT
Khắc phục, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn triển khai thực hiện; đổi mới, cải cách thủ tục tố tụng dân sự theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo tinh thần cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng nền tư pháp Việt Nam trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN;
Hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Tòa án là trung tâm của hệ thống tư pháp, là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, đồng thời có nhiệm vụ kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước.
1. MỤC TIÊU
II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BỘ LUẬT
2. Quan điểm chỉ đạo
- Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp (Nghị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số 79-KL/TW, Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI); xác định yêu cầu đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; đẩy mạnh và coi việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá của hoạt động xét xử; tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định; khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài, Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó.
II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG BỘ LUẬT
2. Quan điểm chỉ đạo
- Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các đạo luật có liên quan. Các quy định của BLTTDS không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên.
- Việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS phải được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành các quy định của BLTTDS năm 2004 nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập, kế thừa quy định còn phù hợp; tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về tố tụng dân sự; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự có tính khả thi, dân chủ, công khai, công bằng, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; đề cao trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự. Bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành.
III. BỐ CỤC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015
BLTTDS gồm 10 phần, 42 chương, 517 Điều. So với hiện hành, BLTTDS giữ nguyên 63 điều; sửa đổi, bổ sung 350 điều; bổ sung mới 104 điều; bãi bỏ 07 điều. Trong đó bỏ chương về tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự; bổ sung các chương về thủ tục rút gọn; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu; yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công; yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án; yêu cầu Tòa án bắt giữ tàu bay, tàu biển:
III. BỐ CỤC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015
Phần thứ nhất: Những quy định chung: Gồm có 11 chương (từ Chương 1 đến Chương 11); 185 điều (từ Điều 1 đến hết Điều 185). Trong đó sửa đổi 140 Điều; bổ sung mới 23 Điều, giữ nguyên 22 Điều.
Phần thứ hai: Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm: Gồm có 3 chương (từ Chương 12 đến Chương 14); 84 điều (từ Điều 186 đến Điều 269). Trong đó sửa đổi 50 Điều, bổ sung mới 7 Điều, giữ nguyên 17 Điều.
Phần thứ ba: Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm: Gồm có 3 chương (từ Chương 15 đến Chương 17: Thủ tục xét xử phúc thẩm; có 2 mục và 23 điều (từ Điều 293 đến Điều 315); 46 Điều (từ Điều 270 đến Điều 315). Trong đó sửa đổi 33 Điều, bổ sung mới 5 Điều, giữ nguyên 8 Điều.
Phần thứ tư: Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn: Gồm 02 chương (từ Chương 18 đến Chương 19; 09 Điều (từ Điều 316 đến Điều 324); bổ sung mới 9 Điều.
III. BỐ CỤC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015
Phần thứ năm: Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: Gồm có 3 chương (từ Chương 20 đến Chương 22); 36 Điều (từ Điều 325 đến Điều 360). Trong đó sửa đổi 29 Điều, bổ sung 2 Điều, giữ nguyên 5 Điều.
Phần thứ sáu: Thủ tục giải quyết việc dân sự: Gồm có 12 chương (từ Chương 23 đến Chương 43); 62 Điều (từ Điều 361 đến Điều 422). Trong đó sửa đổi 30 Điều, bổ sung 28 Điều, giữ nguyên 4 Điều.
Phần thứ bảy: Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài: Gồm có 03 chương (từ Chương 35 đến Chương 37); 41 Điều (từ Điều 423 đến Điều 463). Trong đó sửa đổi 29 Điều, bổ sung 10 Điều, giữ nguyên 02 Điều;
Phần thứ tám: Thủ tục giải quyết vụ việc dân dự có yếu tố nước ngoài: Gồm có 01 chương (Chương 38), 18 điều (từ Điều 464 đến Điều 481). Trong đó sửa đổi 10 Điều, bổ sung 08 Điều.
III. BỐ CỤC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015
Phần thứ chín: Thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án: Gồm có 01 chương (Chương 39), 07 điều (từ Điều 482 đến Điều 488). Trong đó sửa đổi 04 Điều, bổ sung 03 Điều.
Phần thứ mười: Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự; khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự: Gồm có 02 chương (từ Chương 40 đến Chương 42); 29 Điều (từ Điều 489 đến Điều 517). Trong đó sửa đổi 15 Điều, bổ sung 05 Điều, giữ nguyên 09 Điều.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1. Những quy định chung (Phần thứ nhất, 11 chương, Điều 1 – Điều 185)
1.1. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng (Khoản 2 Điều 4 )
Đây là quy định mới được bổ sung nhằm thể chế hóa tinh thần cải cách tư pháp về Tòa án phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người; cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức TAND năm 2014 về vai trò của Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp cho nên mọi tranh chấp, khiếu kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức về dân sự Tòa án phải có trách nhiệm giải quyết. Việc bổ sung vấn đề này cũng để đồng bộ với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên, để tránh việc giải quyết tràn lan, không phải mọi khởi kiện, mọi yêu cầu nào Tòa án cũng thụ lý giải quyết, BLTTDS đã giới hạn vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng mà Tòa án thụ lý giải quyết là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1. Những quy định chung (Phần thứ nhất, 11 chương, Điều 1 – Điều 185)
Việc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật cụ thể được thực hiện theo phương thức quy định tại Điều 43 đến Điều 45 của BLTTDS như sau:
- Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của BLTTDS.
- Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng theo thủ tục chung.
- Khi giải quyết Tòa án căn cứ theo thứ tự để áp dụng: Tập quán; nguyên tắc tương tự; nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.2. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử (Điều 24)
Nhằm thể chế hóa quan điểm cải cách tư pháp của Đảng về nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp và thực hiện "nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm" được quy định trong Hiến pháp, BLTTDS sửa đổi, bổ sung nguyên tắc “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử”, coi đây là một trong những nội dung quan trọng của việc sửa đổi, bổ sung BLTTDS chi phối quá trình tố tụng. Nội dung của nguyên tắc này có những điểm chủ yếu sau:
a) Nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng từ khi khởi kiện thụ lý vụ án cho đến khi giải quyết xong vụ án trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.2. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử (Điều 24)
b) Nội dung của tranh tụng được thể hiện như sau:
- Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, đặc biệt là quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này. Đương sự phải thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của BLTTDS, nếu không thực hiện các nghĩa vụ đó thì phải chịu hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.2. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử (Điều 24)
- Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của BLTTDS. Trong các trường hợp xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của đương sự theo quy định của BLTTDS thì Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ.
- Trong quá trình tố tụng, các chứng cứ của vụ án phải được công khai, trừ trường hợp không được công khai định theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 của BLTTDS. Các đương sự đều có quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập (trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai). Đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án (trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai).
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.3. Về sự tham gia của Viện kiểm sát
Về đối tượng các vụ việc Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp, cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm như quy định tại BLTTDS năm 2004 sửa đổi năm 2011. BLTTDS đã bổ sung một số nội dung mới như sau:
+ Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án (Điều 262).
+ Trường hợp Viện kiểm sát vắng mặt tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm thì không hoãn phiên tòa (kể cả phiên tòa theo thủ tục rút gọn), trừ trường hợp vụ việc Viện kiểm sát có kháng nghị (Điều 232, Khoản 1 Điều 296, Khoản 1 Điều 320, Khoản 2 Điều 324, Khoản 1 Điều 367, Khoản 1 Điều 374).
+ Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.4. Về thẩm quyền của Tòa án (Chương III từ Điều 26 đến Điều 42)
Thực hiện việc mở rộng thẩm quyền của Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp, tháo gỡ những khó khăn bất cập từ thực tiễn, BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung thẩm quyền về các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhằm phù hợp với các Bộ luật và luật khác có liên quan, như: Bổ sung thẩm quyền tương thích với quy định của Luật cạnh tranh, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật lao động..; quy định rõ thẩm quyền Tòa án theo cấp, theo lãnh thổ nhằm phù hợp với Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Trong đó có 3 vấn đề mới bổ sung sau đây:
a) Tòa án có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự.
b) Về thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử: Thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị. Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, BLTTDS đã quy định Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết sơ thẩm hầu hết các vụ việc dân sự.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.4. Về thẩm quyền của Tòa án (Chương III từ Điều 26 đến Điều 42)
c) Thẩm quyền của Tòa chuyên trách: Để phù hợp với Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về chức năng nhiệm vụ của các Tòa chuyên trách, nhất là đối với “Tòa gia đình và người chưa thành niên”, BLTTDS đã bổ sung thẩm quyền của các Tòa chuyên trách
- Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 36):
+ Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của BLTTDS.
+ Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của BLTTDS.
+ Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.4. Về thẩm quyền của Tòa án (Chương III từ Điều 26 đến Điều 42)
c) Thẩm quyền của Tòa chuyên trách: Để phù hợp với Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về chức năng nhiệm vụ của các Tòa chuyên trách, nhất là đối với “Tòa gia đình và người chưa thành niên”, BLTTDS đã bổ sung thẩm quyền của các Tòa chuyên trách
- Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Điều 38):
+ Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm phúc thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự.
+ Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm phúc thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình.
+ Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại.
+ Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.5. Về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (Chương IV)
Xuất phát từ quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và yêu cầu thực tiễn, BLTTDS đã bổ sung quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên, Thư ký như sau:
a) Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên (Điều 50)
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ việc dân sự với Chánh án Tòa án; Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; Hỗ trợ Thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định; Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của BLTTDS.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.5. Về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (Chương IV)
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên (Điều 59)
Khi được phân công tiến hành hoạt động tố tụng, Kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên; Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát; Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TT dân sự.
Việc bổ sung 2 người tiến hành TT này nhằm thể hiện thẩm quyền và trách nhiệm pháp lý của Thẩm tra viên, KT viên giúp cho việc giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, việc giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình được thuận lợi.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
Để bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án, khắc phục vướng mắc do BLTTDS năm 2004 chưa quy định đầy đủ về quyền, nghĩa vụ của đương sự, hậu quả do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, nên trong thực tế nhiều đương sự, thậm chí cả nguyên đơn vẫn không chịu hợp tác với Tòa án trong giải quyết vụ việc dân sự, gây lúng túng cho Thẩm phán về hướng xử lý, BLTTDS đã bổ sung quyền và nghĩa vụ của đương sự.
1.6. Quyền và nghĩa vụ của đương sự
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.7. Về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Bên cạnh việc mở rộng các đối tượng được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, BLTTDS đã đổi mới căn bản thủ tục cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sang thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Theo đó, ngay sau khi nhận được đề nghị đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Tòa án phải vào sổ đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.8. Về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng dân sự
Theo quy định của pháp luật dân sự thì người chưa thành niên có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự nhưng do họ chưa hoàn thiện về thể chất, tinh thần, chưa có hiểu biết đầy đủ để có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng nên BLTTDS quy định phải có người đại diện hợp pháp cho người chưa thành niên tham gia tố tụng. Trường hợp người chưa thành niên không có người đại diện thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng.
Để bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em, phù hợp với đặc điểm tâm lý và sự phát triển bình thường của trẻ em khi phải tham gia tố tụng dân sự, BLTTDS quy định nguyên tắc: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm phải bảo vệ người chưa thành niên trong tố tụng dân sự. Đối với các vụ việc dân sự mà có đương sự là người chưa thành niên thì Viện kiểm sát phải tham gia các phiên tòa, phiên họp.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.9. Về tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong tố tụng dân sự
a) Về trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong vụ án lao động: Để bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, Điều 91 BLTTDS đã quy định đương sự là người lao động trong vụ án lao động không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án. Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.9. Về tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong tố tụng dân sự
b) Về Hội đồng xét xử vụ án lao động: Quy định đặc thù áp dụng đối với vụ án lao động là HĐXX phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.
c) Về đại điện cho người lao động, tập thể người lao động: Về nguyên tắc, tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền. Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án. Đối với vụ việc lao động mà đương sự là người lao động nhưng không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.9. Về tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong tố tụng dân sự
d) Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động: BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động và tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.10. Về chứng cứ ( Chương VII từ Điều 91 đến Điều 110)
a) Nhằm thể hiện rõ mô hình tố tụng “xét hỏi kết hợp tranh tụng”, BLTTDS đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc cung cấp, thu thập và giao nộp chứng cứ chứng minh.
b) Về giao nộp chứng cứ (Điều 96)
Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập để giải quyết vụ việc dân sự.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.11. Về án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác
Để phù hợp với thực tiễn giải quyết, xét xử các loại vụ việc, BLTTDS bổ sung thêm các loại chi phí tố tụng khác như: Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định, chi phí định giá tài sản, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch; chi phí tố tụng khác do luật khác quy định và việc miễn, giảm chi phí tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án... và giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về chi phí tố tụng và việc miễn, giảm chi phí tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
1.12. Về bổ sung các phương thức tống đạt mới
1.13. Về thời hiệu khởi kiện (Điều 184, Điều 185, điểm e, khoản 1 Điều 217)
Để tương thích với Bộ luật dân sự năm 2015, BLTTDS quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
2. Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp sơ thẩm (Phần thứ hai từ Điều 186 đến Điều 269)
2.1. Khởi kiện (Điều 186 – Điều 194)
2.2. Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Điều 208 đến Điều 211)
2.3. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Điều 214 – Điều 216)
2.4. Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật (Điều 221)
2.5. Phiên tòa sơ thẩm (Điều 222 - Điều 269)
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
3. Giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn (Phần thứ tư, Điều 316-Điều 324)
4. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực (Phần thứ năm, từ Điều 325 - Điều 360)
4.1. Sửa đổi, bổ sung căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm
4.2. Đổi mới quy trình, thủ tục nhận đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng công khai, minh bạch hoạt động nhận và thụ lý đơn đề nghị giám đốc thẩm
4.3. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
5. Thủ tục giải quyết việc dân sự (Phần thứ sáu, từ Điều 361- Điều 422)
5.1. Quy định chung về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự (Chương XXIII)
a) Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu;
b) Quy định thời hạn, những công việc cần phải thực hiện trong thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu của cấp sơ thẩm.
5.2. Bổ sung trình tự thủ tục giải quyết một số quy định có tính chất đặc thù theo yêu cầu cải cách tư pháp hoặc do các bộ luật, luật khác đã quy định
a) Bổ sung thủ tục yêu cầu tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Chương XXIV );
b) Thủ tục công nhận thuận tình ly hôn (Chương XXVIII);
c) Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (Chương XXIX);
d) Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu (Chương XXX);
đ) Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Chương XXXI);
e) Thủ tục công nhận hòa giải thành ngoài Tòa án (Chương XXXIII);
g) Thủ tục việc giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay, tàu biển ( Chương XXXIV).
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
6. Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Phần thứ bảy và Phần thứ tám, từ Điều 423 - Điều 481)
6.1. Các quy định về giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài cũng đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm khắc phục những bất cập hiện nay về trình tự, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu; về chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu; về thời hạn yêu cầu...
6.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền, nghĩa vụ tố tụng, năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài.
6.3. Để kịp thời khắc phục tình trạng có sai sót trong các bản án, quyết định của Tòa án khi xem xét, giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành hay không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nýớc ngoài và phán quyết của Trọng tài nước ngoài, BLTTDS bổ sung quy định về việc cho phép xem xét lại các quyết định đó của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
6. Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Phần thứ bảy và Phần thứ tám, từ Điều 423 - Điều 481)
6.4. Sửa đổi quy định về thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo hướng quy định đầy đủ, cụ thể hơn, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu hội nhập của đất nước, phù hợp với cam kết của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
6.5. Thay đổi căn bản thủ tục thông báo, tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài
6.6. Bổ sung quy định mới về việc người khởi kiện, người yêu cầu có quyền yêu cầu Tòa án đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác định địa chỉ của đương sự trong trường hợp không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài thì có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bổ sung quy định về thu thập chứng cứ ở nước ngoài.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
6. Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Phần thứ bảy và Phần thứ tám, từ Điều 423 - Điều 481)
6.7. Quy định mới, đặc thù về thủ tục thông báo về việc thụ lý, ngày mở phiên họp, phiên tòa, thời hạn mở phiên tòa, phiên họp hòa giải đối với vụ việc có yếu tố nước ngoài; về thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài; về xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài và kết quả yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập chứng cứ; về tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và xử lý kết quả tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm cho đương sự ở nước ngoài; về xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
IV. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT
7. Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự, khiếu nại tố cáo trong tố tụng dân sự (Phần thứ mười, từ Điều 489 - Điều 517)
BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại Tòa án như: hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng; hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng; hành vi vi phạm nội quy phiên tòa; hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ của người tiến hành tố tụng hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án; hành vi cản trở việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án; hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án; hành vi không thi hành quyết định của Tòa án về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án hoặc đưa tin sai sự thật nhằm cản trở việc giải quyết vụ án của Tòa án; hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ việc dân sự...
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Ngày 26/02/2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 139/QĐ-TANDTC về việc triển khai thi hành BLTTDS trong Tòa án nhân dân. Bên cạnh việc tổ chức Hội nghị triển khai thi hành BLTTDS, Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành BLTTDS.
KẾT LUẬN
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được ban hành có ý nghĩa rất quan trọng việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dâ
nguon VI OLET