Kính chào thầy cô và các bạn lớp 10/14
CHỦ ĐỀ:THUYẾT TRÌNH VỀ CA DAO THAN THÂN
CA DAO THAN THÂN
Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Dân ca khác ca dao ở chỗ kết hợp giữa lời với giai điệu nhạc
ĐẶC ĐIỂM NỔI BAT NHẤT CỦA CA DAO
Diễn tả đời sống tâm hồn phong phú của
người lao động.






PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT CHÍNH CỦA CA DAO LÀ BIỂU CẢM

NHÂN VẬT TRỮ TÌNH THƯỜNG GẶP NHẤT LÀ NGƯỜI PHỤ NỮ

NGƯỜI PHỤ NỮ MẶC CHO SỐ PHẬN BỊ XÃ HỘI ĐẨY ĐƯA
Thân em như cá trong bồn/ Không ăn có chịu, tiếng đồn oan chưa
Thân em như con hạc đầu đình/Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay
Người ta bán vạn mua ngàn/ Thân em buôn bán cơ hàn vẫn vui.
Buồn riêng rồi lại tủi thầm/ Hai tay áo vải ướt đẫm cả hai.
Đường xa muôn dặm sơn hà/ Thân em trôi nổi biết là về đâu.
Nao nao mặt nước gợn sầu/ Gẫm câu nhân thế ruột đau như chín.
Gánh cực mà đổ lên non/ Cong lưng mà chạy cực còn theo sau
Thân em như cánh bèo trôi
Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.
Thân em như cột đình trung
Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.
Thân em như cúc mọc bờ rào
Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông
Thân em như miếng bánh xèo
Nằm trong chạn bếp... biết mèo nào tha.
Giá trị của người phụ nữ sẽ nói lên được gì khi số phận của mình bị vùi dập trong xã hội phong kiến ?
=> Nỗi đau khổ vì thân phận bị phụ thuộc,
giá trị không được ai biết đến.
.



Thân em như trái xoài trên cây,
Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc,
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,
Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
Thân em như đóa hoa rơi,
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?
Thân em như cam quýt bưởi bòng
Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon.
. Thân em như hạt mưa sa/Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Thân em như ớt chín cây/Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Thân em như cá giữa rào
Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?
Em như cây quế giữa rừng
Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay.
Thân em như miếng trầu khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Thân em như hoa gạo trên cây,
Chúng anh như đám cỏ may bên đường.
Lạy trời cho cả gió sương,
Cho hoa gạo rụng chui luồng cỏ may.
Thân em như trái mãng cầu
Đặt trên hương án, hạc chầu lọng đôi
Thân anh như thể con dơi
Bay qua bay lại giỡn chơi mãng cầu
Thân em như trái mãng cầu
Đặt trên hương án, hạc chầu lọng đôi
Thân anh như thể con dơi
Bay qua bay lại giỡn chơi mãng cầu
Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương
Thân em như cái cọc rào
Mọt thì anh đổi,cớ sao anh phiền.
7
!
Thân em như cái chuông vàng,
Để trong thành nội có ngàn quân canh.
Thân em vất vả trăm bề,
Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.
Có lược chẳng kịp chải đầu,
Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.


“Thân em ”- “tấm lụa đào” Vẻ đẹp duyên dáng, đằm thắm của người con gái độ xuân thì.
Thân em như tấm lụa đào
Còn nguyên hay xé vuông vào tay ai
ý thức sâu sắc về tuổi trẻ, sắc đẹp của mình.
- Câu miêu tả bổ sung:
“còn nguyên hay xé vuông vào tay ai”
=> Cách mở đầu bằng cụm từ “Thân em như...” khiến lời than thêm xót xa, ngậm ngùi.
Số phận người nông dân
Cái cò là cái cò con,
   Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà.
   Mẹ đi một quãng đồng xa,
Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn.
   Ông kia có chiếc thuyền nan,
Chở vào ao rậm, xem lươn bắt cò...
          Ông kia chống gậy lò dò,
Con lươn tụt xuống, con cò bay lên...
  *
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
            Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Trong xã hội phong kiến ngoài người phụ nữ bị vùi dập vậy số phận người nông dân sẽ như thế nào ?
Cái cò, cái vạc, cái nông
Cùng ăn một đồng, nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà,
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình!
Con cò chết rủ trên cây,
Bồ cu mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Bao nhiêu cóc nhái nhảy ra chia phần.
Chào mào thì đánh trống quân,
Chim chích mặc quần vác mỏ đi rao...
Cái cò chết tối hôm qua,
Có hai hạt gạo vơí ba đồng tiền.
Một đồng thuê trống, thuê kèn,
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong.
Một đồng mua mớ rau răm.
Ðem về thái nhỏ thờ vong con cò.
Người nông dân vô cùng vất vả, khó khăn, tủi cực nhưng lại ít được xem trọng
Số phận người phụ nữ bị đối xử tệ bạc bởi chồng
Biết chừng nào con cá ra khỏi vực/ Biết chừng nào hết khổ cực thân em 
Bởi vì con heo nên phải đèo khúc chuối/ Bởi vì con muỗi nên phải màn loan.
Bởi vì chàng nên thiếp phải chịu đòn oan
Phụ mẫu nhà đay nghiến, thế gian chê cười
Thân em như cánh hoa hồng/ Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô.
Thân em chẳng đáng mấy tiền/ Vì tình em nặng, mấy nghìn cũng mua.
Thân em như mấy củ khoai/ Sáng sáng anh đói, anh nhai đỡ lòng.
Thân em như cỏ ngoài đồng/ Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau răm.
Thân em như cánh chuồn chuồn/ Khi vui nó đậu, khi buồn nó bay.
Thân em như giọt nắng xuân/ Mơ vào cửa phủ thấm vần thơ anh.
Từ ngày tôi ở với anh/ Cha mẹ đánh mắng anh tình phụ tôi
Có thịt anh tình phụ xôi/ Có cam phụ quýt, có người phụ ta
Có quán tình phụ cây đa/ Ba năm quán đổ cây đa vẫn còn.
PHONG TỤC PHONG KIẾN CỖ HŨ
Anh nói với em như rìu chém xuống đá
Như rạ chém xuống đất,
Như mật rót vào tai
Bây giờ anh đã nghe ai
Bỏ em ở chốn non đoài bơ vơ.”
Bữa cơm múc nước rửa râu
Hầu cơm, hầu rượu, hầu trầu, hầu tăm
Đêm đêm dắt cụ đi nằm
Than thân phận gái ôm lưng lão già
Ông ơi ông buông tôi ra
Kẻo người ta thấy, người ta chê cười.
Chồng chị chị để trên bàn
Phòng khi đi chợ mua màn về che
Thân em như cái chổi để đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân.

Mẹ em tham thúng xôi rền
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.
Em đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe



Chúc thầy cô và các bạn mạnh khỏe vui vẻ
nguon VI OLET