Cách ứng đáp mẫn tiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

Năm 1946, một nhà văn là ủy viên thường trực Ban vận động Đời sống mới đến gặp Hồ Chủ tịch để xin ý kiến Người về nội dung cuộc vận động. Bác Hồ nói nên vận động nhân dân thực hiện mấy chữ: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

- Thưa cụ, mấy chữ ấy rất hay nhưng nghe có vẻ cổ. Cụ có thể thay thế bằng mấy chữ khác được không ạ?

- Thế cơm ông cha ta đã từng ăn hàng ngàn năm trước, hiện nay chú và tôi hằng ngày vẫn ăn, chú thấy có cổ không? Không khí ông cha ta đã từng hít thở, chú thấy có cổ không?

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, mấy chục vạn quân Tưởng kéo vào tìm cách khiêu khích để lấy cớ tiêu diệt cách mạng Việt Nam. Bác Hồ triệu tập các vị lãnh đạo cao cấp để xử lý một vấn đề “hệ trọng”, Bác nói:

- Tướng T.V. của quân đội Trung Hoa dân quốc có gửi cho tôi một bức công văn, nội dung như sau:

“Kính thưa Cụ Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,

Yêu cầu Cụ cho mượn một cái nồi nấu cơm”.

Không cần phải nói, ai nấy đều có thể hình dung không khí tức giận bao trùm lên cuộc họp. Có những ý kiến đòi đánh.

Với phong thái bình tĩnh, ung dung, Bác Hồ nói: “Nền độc lập ta vừa giành được giống như một chiếc bình ngọc. Nay có những con kiến bò trên miệng bình, nếu ta dùng gậy đập kiến, chưa chắc kiến đã chết mà bình ngọc vỡ. Nếu ta lấy một cái que bắc cầu cho chúng xuống thì kiến sẽ đi hết, như vậy có hơn không? Còn trong sự việc vừa đem ra bàn, họ mượn cái nồi nấu cơm thì ta cho họ mượn, việc gì các chú phải nổi nóng như vậy?!

Bác Hồ và đồng bào Thái Lan

Khoảng giữa năm 1949, một nhà báo Thái Lan trực tiếp phỏng vấn Hồ Chủ tịch để thăm dò xem Việt Nam đứng về phía nào trong cuộc chiến Quốc – Cộng ở Trung Quốc.

- Thưa Cụ Chủ tịch, nước Việt Nam của Cụ đứng về phía ông Tưởng hay ông Mao? Xin Cụ miễn cho câu trả lời “đứng trung lập”.

- Chúng tôi đứng trung lập. Cũng như Thái Lan của ông đang đứng trung lập giữa Anh và Mỹ!

- Nghe nói quân giải phóng nhân dân Trung Hoa đã gửi cho Cụ súng cối và súng liên thanh. Cụ đã nhận được chưa, nếu chưa thì Cụ có định nhận không?

- Chúng tôi chưa nhận được gì hết. Còn đúng như ông nói là họ có ý định gửi cho chúng tôi thì trong trường hợp này, ông khuyên chúng tôi nên làm như thế nào?

Ngày 5/10/1959, ông Si-ra I-si Bôn, cố vấn biên tập báo A-xa-hi-sin-bun Nhật Bản phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều vấn đề, trong đó có việc Chính phủ Nhật Bản dự định bồi thường chiến tranh, mà phía Nhật lại chọn Việt Nam lúc đó do Ngụy quyền Sài Gòn kiểm soát làm đối tác. Câu hỏi và trả lời như sau:

Hỏi: Việc đàm phán về vấn đề bồi thường chiến tranh đã được tiến hành giữa Chính phủ Nhật Bản và Việt Nam. Ngay ở Nhật Bản cũng có người chỉ trích việc đàm phán này và tin tức cho biết Ngài không hài lòng.

Theo ý Ngài, nhân dân Nhật Bản cần được hiểu vấn đề này như thế nào? Theo ý Ngài, vấn đề này cần được giải quyết như thế nào mới đúng?

Trả lời: Trong cuộc Đại chiến lần thứ hai, quân phiệt Nhật Bản đã xâm chiếm nước Việt Nam và đã gây ra nhiều tổn thất cho nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam. Toàn thể nhân dân Việt Nam có quyền đòi hỏi Chính phủ Nhật Bản tiến hành đàm phán và kí kết bồi thường chiến tranh với chính quyền miền Nam Việt Nam là không hợp pháp.

Nhân dân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thấy rằng, việc đòi hỏi Nhật Bản bồi thường sẽ là một gánh nặng cho nhân dân Nhật Bản. Vấn đề cốt yếu trong quan hệ giữa hai nước không phải là việc đòi bồi thường, mà tình đoàn kết hợp tác giữa hai dân tộc Việt – Nhật đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình là quý hơn hết.

(theo “117 CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”– Ban Tuyên giáo Trung ương)

 

Các em sạch và ngoan thật!

Đầu năm 1967, Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Bình. Các em thiếu nhi xóm Dân Chủ hát vang bài “Giải phóng miền Nam” đón Bác. Bác hỏi:

Hồ Chủ tịch, đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Trường Chinh
vui cùng các cháu thiếu nhi.


- Các cháu có ngoan không?

- Thưa Bác có ạ! Các cháu cùng trả lời.

- Các cháu có vâng lời cha mẹ không?

- Thưa Bác có ạ!

- Các cháu ăn ở có sạch sẽ không?

- Thưa Bác có ạ!

- Chìa tay cho Bác xem nào?

Những bàn tay xinh xắn, chìa ra trước mặt cho Bác xem. Bác gật đầu hài lòng lắm vì thấy cuộc sống của các cháu nhỏ ở nông thôn đã thay đổi dần với cuộc sống của dân làng.

Các em sạch và ngoan thật. Bác Hồ lấy kẹo chia cho các cháu rồi lại tiếp tục đi.

Gương mẫu tôn trọng luật lệ

Hàng ngày, Bác thường căn dặn các chiến sĩ cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: “Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết thì phải triệt để thi hành. Nếu đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết thực hiện cho bằng được”.
 

Một hôm Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Đúng dịp lễ nên khách nước ngoài và nhân dân đến chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài rồi mới bước vào, và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.
Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon, bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đúng lúc đông người. Xe chở Bác cũng như các xe khác đều dừng lại cả. Mọi người trong xe lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì dễ gây tắc nghẽn. Nghĩ vậy, cả xe bèn cử một chiến sĩ cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Bác ngăn lại rồi bảo:
- Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.
Ai cũng thấm thía lời Bác dạy...
 

TÌNH CẢM LỚN LAO CỦA BÁC HỒ VỚI THƯƠNG BINH

Vào một sáng mùa hè 1960, tôi đến thǎm bác sĩ Vũ Đình Tụng, Bộ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội, nhà ở phố Trần Xuân Soạn, phía sau chợ Hôm, Hà Nội. Một ngôi biệt thự nhỏ có trồng hoa và cây cảnh.

Bác sĩ kể cho tôi nghe một câu chuyện thương tâm, nhưng đầy hào hùng và cảm động của gia đình Bác.

8 giờ đêm một đêm tháng Chạp nǎm 1946; ngày mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên lệnh toàn quốc kháng chiến mới được vài hôm. Trong khói lửa của Hà Thành nhừng ngày sôi sục đó bác sĩ Vũ Đình Tụng phải mổ một trường hợp quá đặc biệt và rất đau lòng cho một chiến sĩ tự vệ thành Hà Nội, chiến sĩ "sao vuông" rất trẻ , tuy vết thương nặng đau xé tung cả ruột mà miệng vẫn mỉm cười.

Suốt ngày hôm ấy, bác sĩ đã phải mổ xẻ cưa gắp đạn và khâu vết thương cho hàng chục chiến sĩ vệ quốc quân từ khắp các mặt trận nội, ngoại thành chuyển về Bạch Mai. Nhưng đến trường hợp này, thần kinh của bác sĩ cǎng lên một cách kinh khủng. Người bị thương do một đường đạn từ sau lưng, phá ra phía trước, bể bụng ruột gan rối bời lòi ra.

Các y sĩ hộ lý khuyên bác sĩ tạm nghỉ tay, nhưng bác sĩ vẫn phải kiên quyết mổ khám ruột cho người chiến sĩ trẻ này. Với nụ cười thân thương ấy, rất quen thuộc, bác sĩ đã nhận ra chiếc rǎng khểnh nhỏ của Vũ Vǎn Thành, đứa con út của mình.

Trong lúc cấp bách này, nếu không nhanh chóng khâu lại vết thương thì không còn kịp, nên bác sĩ cố nghiến rǎng, kìm mình để giữ bình tĩnh, gắp mảnh đạn cuối cùng trên thân thể chiến sĩ Thành, rồi bác sĩ chờáng váng rời khỏi bàn mổ. Bệnh viện cố gắng rất nhiều, nhưng vết thương do giặc Pháp gây ra quá nặng, chúng đã cướp mất anh Thành, đứa con thứ 2 yêu quý của gia đình bác sĩ Tụng. Anh của Thành là Vũ Đình Tín cũng đã hy sinh sau ngày tổng khởi nghĩa...
Và một buổi chiều sau đó vài tuần lễ, một buổi chiều đông lạnh lắm, có mưa phùn gió bấc tại bệnh viện Vǎn Điển - từ sau đêm Noel 1946 bệnh viện Bạch Mai bị pháo giặc tàn phá, phải di chuyển ra ngoại thành - vào lúc bác sĩ Tụng đang mổ xong một ca thương binh nhẹ, thì bác sĩ Trần Duy Hưng lúc bấy giờ là Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đến thǎmbệnh viện và trực tiếp đưa bức thư ngắn ngủi của Hồ Chủ tịch. Bác sĩ Tụng xúc động: "Tôi ngỡ đây là một mệnh lệnh mới của Chính phủ, nhưng thật không ngờ đây lại là một thư riêng của người, hỏi thǎm gia đình bé nhỏ của tôi".

Đó là một bức thư đầy tình cảm lớn lao của Bác Hồ chia đau thương với gia đình bác sĩ Tụng. Cho đến hôm tôi gặp bác sĩ là sau 15 nǎm trời, mà bác sĩ vẫn còn nhớ và thuộc lòng. Khi đó Bác Hồ gọi bác sĩ Tụng bằng "Ngài". Bác sĩ Tụng chuyển tôi bức thư đã ố vàng dưới ký tên Hồ Chí Minh đề ngày 10-1-1947.

NỒNG NÀN TÌNH YÊU DÂN, YÊU TỔ QUỐC

Cuối nǎm 1940, Bác về nước. Bác đến hang Pắc Bó ở Cao Bằng ngày 8 tháng 2 nǎm 1941. Trên đường về, Bác biết tin có 40 thanh niên, có người là Đảng viên, là cảm tình của Đảng, ức bọn Nhật Pháp đã tổ chức nhau sang Trung Quốc mua sắm vũ khí đánh Nhật, Pháp, nhưng đến nơi bị Nguyễn Hải Thần phát hiện. Bác đã liên lạc gặp được 40 thanh niên này và giác ngộ họ. Bácnói: ở đây bây giờ không phải là đất hoạt động của chúng ta, đất hoạt động của chúng ta là ở đất nước mình.

       Bây giờ chúng ta phải gấp rút về nước. Thế là Bác đưa 40 thanh niên này về gần biên giới.Trong số ấy có các đồng chí Hoàng Sâm ,Đàm Quang Trung,v.v...
Bác giao cho các đồng chí Võ Nguyên Giáp và Cao Hồng Lĩnh huấn luyện các anh em ấy, đợi ngày về nước. Bác đi đến đâu là Bác tiếp tục đào tạo cán bộ cách mạng, gây cơ sở đến đấy. ở Pắc Bó, Bác lấy tên là Ké Thu. Hội nghị Trung ương Đảng do Bác triệu tập đã họp ở đây. Nghị quyết của Hội nghị này quyết định thành lập mặt trận Việt Minh. Bác làm việc rất có kế hoạch, phân chia thời gian hàng ngày cụ thể, giờ nào làm việc ấy. Bác gương mẫu hàng ngày báo cáo kế hoạch làm việc của mình để mọi người noi theo. Kế hoạch của Bác là sáng dậy tập thể dục, tập quyền, rồi leo núi và làm vệ sinh, sau đó đi tắm. Dù trời rét Bác cũng tắm. Tắm xong uống nước chè (đó là nước nấu bằng lá ngải cứu đã sao vàng). Sau đó dịch lịch sử Đảng, viết báo. Trưa ǎn cơm, rồi đi nghe đài, đọc báo, nghe báo cáo của các địa phương. Buổi chiều tiếp tục làm công việc buổi sáng còn lại sau đó ǎn cơm. Trước khi ǎn cơm, Bác nghe đài, đi lấy củi, tắm và tối thì lên lớp giảng bài. Bác không bao giờ chịu sai chương trình, nếu gặp việc đột xuất thì kiếm thì giờ khác bù vào không chịu lỡ kế hoạch. ở với Bác hàng ngày, cứ xem Bác làm gì, thì biết là mấy giờ rồi, không cần phải dùng đồng hồ, vì giờ nào việc ấy là tác phong của Bác.
Có một buổi tối lên lớp, nhiều đồng chí tò mò, nghe Bác nói cứ đoán đây là đồng chí Nguyễn A'i Quốc cho nên nói dễ hiểu, dễ nghe, dễ nhớ mặc dù chưa ai gặp bao giờ và cũng chẳng được xem ảnh. Có đồng chí không biết hút thuốc, nhưng cứ bật diêm lên xem mặt. Lần đầu, Bác quay mặt đi. Lần thứ hai, Bác lại quay mặt đi. Lần thứ ba, Bác biết đấy là các đồng chí tò mò. Bác nói:
Việc gì Đảng cho biết thì phải tìm hiểu thật sâu, nắm thật chắc, làm thật tốt. Việc gì Đảng và đoàn thể không cho biết thì không nên tò mò. Tò mò chỉ có hại thôi.

Sau khi thành lập Mặt trận Việt Minh, Bác là người đi làm thí điểm việc xây dựng cơ sở Mặt trận ở vùng này, để lấy kinh nghiệm phổ biến cho toàn quốc.

Bác bảo đồng chí Dương Đại Lâm:
Chú về nói với ông cụ là có ông Ké Thu ở bản Nà Kéo sang chơi. Ông này kể "Tam quốc chí" rất hay. Nói với bố như thế, ông thích nghe Tam quốc chí, chuẩn bị chè nước, Ké Thu sẽ đến.
Tối hôm đó, Bác đến nhà đồng chí Dương Đại Lâm. Mấy ông cụ ở trong bản cũng đến. Bác kể chuyện Tam quốc chí, rồi đến Chinh Đông, Chinh Tây, Thủy Hử... Các cụ kéo đến nghe kể chuyện ngày càng đông. Lúc đó Bác mới nói đến chuyện bây giờ phải làm cách mạng.Cáccụnói:
- Làm cách mạng thì được thôi. Nhưng phải giết bọn cai tổng đi mới làm cách mạng được tốt. Nếu không bọn chúng báo cho Tây, không làm cách mạng được đâu.
Bác thân mật giải thích để các cụ hiểu nếu làm như thế là không đúng với đường lối mặt trận Việt Minh, đó là không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt đảng phái, không phân biệt nam nữ, v.v... Ai yêu nước, chống đế quốc thì vào mặt trận đó.
Bác nói:
- Cái đinh đóng được vào gỗ là nhờ cái búa. Bây giờ ta vứt cái búa đi. Thì cái đinh không thể nào đóng được vào gỗ. Ta đuổi là đuổi thằng đế quốc đi. Còn cai tổng, lý trưởng nó đều là người mình cả, giác ngộ nó rồi nó cũng đi theo mình thôi.
Các cụ nghe ra sôi nổi bảo:
- Như vậy phải lắm. Thế làm được thôi.
Bác tổ chức được tổ phụ lão cứu quốc đầu tiên ở bản Pắc Bó và rút kinh nghiệm phổ biến ra toàn quốc.

Mặc dù Bác hàng ngày bận trǎm công ngàn việc, nhưng Bác vẫn dành thời gian dạy học vǎn hóa cho các đồng chí Nông Thị Trưng, Thế An, Đức Thành và các đồng chí khác. Bác lại thường xuyên làm tuyên truyền về Đảng, quần chúng tiếp thu như thế nào Bác lại báo cáo với chi bộ. Khi quần chúng đã giác ngộ, Bác tổng kết lại đưa ra chi bộ thông qua và chịu trách nhiệm về quần chúng mà Bác đã tuyên truyền giáo dục. Đấy là ý thức tổ chức của Bác trong việc giáo dục tuyên truyền quần chúng.

Tháng 5-1942, Bác đi họp tỉnh ủy Cao Bằng, Bác đóng vai ông thầy mo kiêm thầy thuốc nhưng mà điếc. Đồng chí Thế Anh đóng vai đón ông thầy mo về chữa cho vợ bị ốm. Lúc này đồng chí Thế Anh mới chỉ biết Bác là ông Ké Thu. Bác nhờ tỉnh ủy Cao Bằng chuẩn bị cho Bác một cuốn sách cúng, một cái thanh la, một con gà và mấy bao gạo nếp. Đồng chí Thế Anh đeo cái bao gạo nếp. Bác đội nón Nùng, lấy khǎn che râu, mặc một bộ quần áo Nùng, tay chống gậy.

Đến ngã ba Đôn Chương thì gặp bọn tổng đoàn và bọn lính gác. Bọn chúng hỏi:
- Đi đâu?
Đồng chí Thế Anh đáp:
Đi đón ông Ké về chữa cho vợ đang bị bệnh phong.
- Tốt lắm. Về chữa cho vợ tao đang ốm nặng.
Như thế thì gay go rồi. Đồng chí Thế Anh nói đi nói lại với tụi nó:
Ông Ké này cũng xoàng thôi. Chỉ biết cúng, có bệnh phong thôi, lại điếc nữa mà.
Nói mãi, chúng nó cũng nhượng bộ và nói rằng:
- Mày đi xong, chiều về nhớ cúng cho vợ tao.
Ông Ké quay lại cười. Đồng chí Thế Anh bực quá, đi một quãng xa, rồi quay lại phê bình ông Ké:
- Đã bảo là điếc rồi, mà ông Ké còn quay lại cười với nó.
Làm vậy nó bắt thì làm sao?
- Nếu không cười thì nó bắt rồi. Điếc thì nó nói không nghe. Nhưng mình còn hệ thần kinh. Ông Ké giải thích mình còn đi lại được, nó vỗ vào người phải biết. Chứ nó vỗ vào mà không đứng lên nó cho là điếc giả vờ, nó bắt rồi.
Đi một quãng, đồng chí Thế Anh lại ngạc nhiên khi nhìn hàm rǎng ông Ké trắng là thế, sao hôm nay lại bẩn vậy. Bác cười và nói:
Chục, chục, cheng cheng, xôi đầy, gà béo đưa cho thầy, thầy ǎn. Ǎn chưa hết nó còn dính như thế!
Bác đã lấy nhựa sung phơi khô tai tái rồi dí vào rǎng sau đó lấy xôi nhét vào. Lúc Bác cười, hạt xôi cứ rơi lả tả. Việc làm này của Bác càng làm cho chúng ta thấy rõ Bác đã chuẩn bị cải trang và giữ bí mật rất chu đáo.
Đi họp xong về đến bản Nà Mạ, đồng chí Thế Anh báo cáo với ông Ké:
- Bây giờ tối rồi không về nữa. Mời ông Ké lên núi nằm, bản này có nhiều cơ sở tốt lắm.
Ông Ké động viên Thế Anh đi. Nhưng đồng chí vẫn cứ bước đi thoǎn thoắt lên núi, Bác phải đi theo. Lên đến nơi, đồng chí dặn ông Ké đừng có đi đâu mà bị lạc khó tìm.
Đồng chí xuống bản gặp đồng chí Đức Thành, và các đồng chí khác.
Đồng chí Thế Anh thật thà nói:
Bây giờ ông Ké, tôi để ở trên hang, ông Ké thượng cấp ấy mà. Tối nay ông sẽ ngủ ở đây.
Ông chủ nhà nghe nói thấy có "ông Ké thượng cấp" về nghỉ, ông chuẩn bị một con vịt, hai chai rượu, làm ba mâm.
Mâm giữa thịt to hơn, đĩa đầy hơn, nạc hơn. Làm cơm xong, Thế Anh đi đón ông Ké xuống đưa ông Ké vào mâm giữa.
Ông Ké nhìn đồng chí Ba bảo vệ rồi hỏi:
Chú Ba soạn bữa cơm này phải không?
Đồng chí Ba lúng túng trả lời:
- Thưa không.
Đồng chí Đức Thành trả lời:
- Thưa ông Ké đây là tấm lòng tốt của chủ nhà đấy ạ.
Mọi người mời ông Ké vào mâm giữa. Ông Ké không ngồi, ông Ké nói:
- Tại sao lại thế này?
Đồng chí Đức Thành đáp:
- Thưa ông Ké, đây là phong tục tập quán ở địa phương.
Bác bảo:
Đây là tục chứ không phải là phong. Thôi đã trót làm thì chia đều ra cùng ǎn.
Lúc đó phong trào cách mạng ngày một lên cao, bọn mật thám cũng tǎng cường hoạt động và ngày càng có nhiều hành động gian ác. Đồng chí Ba bảo vệ cho Bác lệnh cho Đức Thành giết một tên phản động lợi hại, ở bản Nà Kéo.
Bác biết chuyện, Bác gọi đồng chí Ba lên:
Chú bảo Đức Thành giết tên phản động ở bản Nà Kéo phải không?
Đồng chí Ba lúng túng, chưa dám nói thật, sợ ông Ké phê bình:
- Thưa ông Ké không ạ?
- Không à?
Bác đưa cho đồng chí Ba cuốn lịch sử Đảng Bônsêvích mà Lênin viết: đoạn nói về việc chống ám sát cá nhân. Bác bảo đồng chí Ba đọc đi rồi cho ý kiến.
Đồng chí Ba đọc từ sáng đến tối. Bác hỏi:
- Có thấy gì không?
- Thưa ông Ké không thấy gì ạ.
- Thôi thế tối nay suy nghĩ, sáng mai trả lời. Chú đã suy nghĩ chưa?
- Dạ, suy nghĩ rồi ạ. Thưa ông Ké không thấy gì cả.
Bác bảo tiếp tục đọc và trả lời. Đến trưa Bác lại hỏi.
Đồng chí Ba lại thưa với Bác là không thấy gì. Lúc đó Bác mới nói:
- Nói dối cấp trên tức là nói dối Đảng. Nếu ai cũng như chú làm thế nào Trung ương nắm tình hình cho đúng, để ra đường lối, chủ trương cho sát được.
Nhìn đồng chí Ba ngồi, mặt hơi cúi xuống có vẻ hối hận.

Bác nói tiếp:
Cái cây có bao nhiêu cành chúng ta đã biết. Bây giờ chúng ta chặt cành đi, thì mầm nó lại mọc lên. Cái cây không chết đâu mà là mọc nhiều mầm lên nữa. Muốn cây chết phải đào tận gốc nhổ nó đi. Giết một vài thằng không thể thay đổi chế độ của nó, mà phải lật cả chế độ của nó đi. Qua lời giảng dạy có lý, có tình, giản dị mà rất sâu sắc của Bác như vậy, đồng chí Ba đã nhận ra khuyết điểm của mình, và tự phê phán rồi hứa quyết tâm sửa chữa.
Bác bảo:
- Quyết tâm như thế là tốt. Nhưng sợ Đức Thành không nhận ra như chú, rồi lúc vô địa phương chỉ đạo phong trào, Đức Thành lại muốn làm gì thì làm, chú không biết, làm thế nào chú lãnh đạo được đồng bào một cách sít sao?
Thế là đồng chí Ba lại bảo đồng chí Đức Thành lên để Bác phân tích cho. Các đồng chí đều hối hận về lỗi lầm của mình đã mắc phải và hứa sửa chữa lỗi.

Bác lại cǎn dặn các đồng chí rất tỉ mỉ là hiện nay đồng bào đang mắc bệnh đậu mùa, đi tuyến truyền cho đồng bào làm cách mạng nhưng nhớ tuyên truyền đồng bào giữ vệ sinh, đừng có giặt quần áo của người bệnh ở nguồn nước. Người nào mắc bệnh phải cách ly ra. Người nào mắc bệnh nặng quá thì phải lấy lá rải xuống để người bệnh nằm cho êm, quần áo phải lấy lá đắng đun lên. Lấy nước mà luộc quần áo, chứ đừng có đem giặt. Bác trông nom từng ly, từng tí đến đời sống của quần chúng. Bác lại dạy cán bộ là làm cán bộ phải biết địa lý Tổ quốc mình, biết cả địa lý thế giới, trước hết phải biết thủ đô các nước. Có đồng chí không thông, Bác lại kiên trì giải thích:
Làm cách mạng phải biết Thủ đô các nước, vì Thủ đô là nơi trung tâm vǎn hóa, chính trị, kinh tế, v.v... Trong cuộc chiến tranh hiện nay, phát xít Đức đang chuẩn bị tiến công vào Thủ đô Mạc Tư Khoa. Nếu nó chuẩn bị tiến công mạnh thì lực lượng chủ yếu của Liên Xô sẽ rút ra đánh du kích. Liên Xô sẽ dùng trong đánh ra, ngoài đánh vào, lại giải phóng Thu đô. Nhưng mà đối với phát xít Đức, khi Liên Xô đã tấn công, thì nhất định Liên Xô sẽ tấn công vào tận sào huyệt của bọn chúng, tấn công vào tận Thủ đô của bọn phát xít Đức Khi phản công như thế, ta phải gấp rút Tổng khởi nghĩa cho kịp thời. Bọn đế quốc mất Thủ đô là coi như mất cả nước của nó. Thí dụ Đức đánh qua Bỉ, vào Thủ đô Paris là Pháp đầu hàng: Ta phải nắm lấy thời cơ đó mà Tổng khởi nghĩa cho kịp thời.

Bác soạn ra cuốn Việt Nam địa lý diễn ca và Việt Nam lịch sử diễn ca. Bác bảo cán bộ phải biết địa lý, biết lịch sử để giải thích cho đồng bào dễ nhớ. Bác cũng viết một cuốn lịch sử bằng thơ lục bát từ đời Hồng Bàng đến thời Pháp thuộc.
Và cuốn địa lý Việt Nam:

Nước ta hình chữ S
Một bán đảo rất xinh
Trên bờ bể Thái Bình
Tại Dông Nam châu á
Tính bình phương câysố
có 30 vạn hơn(1)
Ngót 20 triệu dân
Sống trong miền nhiệt đới...

Hoặc Bác viết về Cao Bằng:

Cao Bằng đông bắc giáp Tàu
Hà Giang, Bắc Cạn ở vào phía Tây
Nam giáp tỉnh Lạng, gần đây
Bốn nghìn tám dặm tỉnh này gồm bao.

Na-gia, Pia-vắc thật cao
Hơn hai nghìn thước xôn xao một hàng
Sông to thì có Bằng Giang
Xê Lao, Trà Lĩnh chạy ngang hai hàng...

Bác có hai hòn đá. Một hòn tròn và đen, một hòn hơi đục và có cạnh. Hàng ngày Bác dùng hai hòn đá để tập cho cứng gân cốt. Đồng chí Nông Thị Trưng có nói với Bác: Chú Thu ơi, hàng ngày chú đã làm việc vất vả rồi, lúc đọc báo, nghe đài chú ngồi cho thoải mái chứ. Sao chú cứ nắin lấy hai hòn đá đó làm gì?
Bác thân ái chỉ rõ:
Bác cháu ta trước đây là nhân dân lao động. Bây giờ đi làm cách mạng, do công việc đòi hỏi cho nên ta phải thoát ly. Thoát ly như thế nào rồi về tuyên truyền cách mạng cho quần chúng, ta khoanh tay sau lưng tuyên truyền à. Làm như vậy quần chúng nào người ta nghe. Chưa cuốc được mấy nhát cuốc tay đã phồng lên, quần chúng người ta sẽ bảo cán bộ chỉ nói mép thôi, nhưng làm thì chẳng bằng ai. Cho nên hàng ngày phải luyện tập cho da tay phồng lên, để khi đi làm với quần chúng được lâu hơn khỏi phồng tay.
Đó là quan điểm lao động, quan điểm quần chúng và là quan điểm cách mạng của Bác. Trong cuộc đời hoạt động của Bác, lần bị bọn Tưởng bắt là lần Bác khổ nhất, vì theo Bác "cay đắng chi bằng mất tự do".
Bác bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam từ đầu mùa thu 1942 đến mùa thu 1943 mất 14 tháng trời và trải qua hơn 30 nhà tù. Nó giam Bác trong một phòng kín như bưng, không có ánh sáng lọt vào. Khi nó thả ra, mắt Bác đã lòa đi và chân thì tê liệt. Trong khi Bác ở tù, Trương Phát Khuê đến hỏi cung, hắn hỏi chặn đầu:
Tôi biết ông chính Nguyễn A'i Quốc. Thôi rồi, ông không thể chối được nữa.
Bác thản nhiên trả lời:
- Nếu tôi là Nguyễn A'i Quốc thì thật là hay.
Trương Phát Khuê về bảo là Nguyễn Hải Thần nói láo, đây chỉ là ông đồ yêu nước, chứ đâu có phải là Nguyễn A'i Quốc và nó thả Bác ra. Lúc đó mắt Bác đã bị lòa. Hàng ngày, Bác dậy rất sớm, chờ cho trời sáng dần dần. Khi nhìn thấy ánh sáng mạnh, Bác lại phải quay ngay vào trong tốl nuôi con ngươi quen dần để khỏi bị lòa. Lúc nắng, Bác lại đưa chân ra ngoài để cho ánh nắng chiếu vào, những con dòi chui ra và Bác cho thuốc vào chữa đôi chân. Bác dựa vào lan can để tập đi. Bác lại tập leo núi.

Đây là tinh thần trách nhiệm của Bác đối với Tổ quốc.
Chính vì tinh thần cách mạng của Bác cao như thế, Bác đã kịp trở về đưa cuộc cáeh mạng tháng Tám vĩ đại của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đến thành công. Bác đã được Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào nhất trí bầu làm Chủ tịch ủy ban dân tộc giải phóng. Khi đoàn quân giải phóng trở về Thủ đô Hà Nội khởi nghĩa cướp chính quyền, Bác về ở nhà số 48 phố Hàng Ngang viết Tuyên ngôn độc lập. Từ đây Bác đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đất nước anh hùng của chúng ta ngàn nãm mãi mãi truyền tụng công lao vĩ đại của Bác. Bác là cây đại thọ Việt Nam mà rễ ǎn sâu xuống lòng đất, đời đời xanh tươi. Bóng mát che rợp cả ba phần tư thế kỷ 20. Công huân của Bác đối với Tổ quốc, đối với nhân dân muôn đời sáng chói.
Hồ Chủ tịch là người sáng lập lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền Cộng hòa Dân chủ Việt Nam và Mặt trận dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên nhừng trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta.
"Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta".(2)

(1) Đây là ước lượng diện tích đất liền, chưa kể các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo khảc trên biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. (BT)
(2) Điếu vǎn của Ban chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn đọc trong lễ"truy điệu Hồ Chủ tịch ngày 9-9-1969 tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội.

EM ĐỘI VIÊN MẮT SÁNG

Hơ Nin nǎm nay lên chín rồi. Ngày em mới lên ba, mắt em đau nặng. Mẹ em đi hái lá thuốc trong rừng sâu, lấy nước suối trên khe xa, đào rễ cây trong hang núi đất hết lòng chạy chữa. Nhưng mất em vẫn không khỏi. Em thành người tàn tật.

Cha Hơ Nin là du kích bị Pháp bắt giết trong một trận chống càn nǎm ngoái. Nhà chỉ còn mẹ và Hơ Nin, nên em phải vất vả. Em làm suốt ngày, ít nói, ít cười. Trong buôn ai cũng khen em:
"Con bé Hơ Nin chǎm làm, hát hay mà mù lòa, tội nghiệp".
Một tối, thiếu nhi trong buôn họp, đang bàn bạc sôi nổi thì em đến. Các bạn đã giao hẹn với nhau ngày 19-5 vừa qua chưa làm lễ kỷ niệm ngày sinh Oa Hồ được. Ngày lễ mừng Oa Hồ sẽ làm chung với ngày Thiếu nhi Quốc tế sắp tới.
Đến ngày đó, mỗi đội viên phải có 50 cây chông.
Hơ Nin chưa vào đội. Em ngồi một góc không ai để ý, xin nói:
- Tôi có phải vót không các bạn?
- Vót cũng được, không cũng được.
Một bạn khác bảo:
Thôi mày là con gái, con mắt mày không sáng, tìm cái cây trong rừng không ra, cầm cán dao không chắc, đừng vậy. Tan họp về nhà, Hơ Nin nhớ lại: Hôm qua anh bộ đội Ma Trang Lơng đến, nói chuyện về Oa Hồ. Anh nói nhiều chuyện lắm: Oa Hồ suốt đời chịu khổ để lấy lại nước cho đồng bào Kinh, đồng bào Thượng, Oa Hồ yêu nhân dân lắm. Oa Hồ chỉ bảo mọi người cách đánh Pháp. Nhất là chuyện Oa Hồ yêu thương sǎn sóc trẻ em... Anh nói tiếp: "Các em cứ ngoan ngoãn, cố gắng giúp đỡ người lớn đánh Pháp. Bao giờ cả nước độc lập, thống nhất thế nào Oa Hồ cũng vào chơi... chưa biết chừng có em còn được Oa bế vào lòng, có em được vuốt râu Oa, được nhìn thấy mắt Oa sáng như sao trên trời". Các bạn vui quá, bàn tán sôi nổi. Rồi anh bộ đội lại giảng giải về ngày Thiếu nhi quốc tế.

Anh dịch bài báo dài "Ngày 1-6 nǎm nay" từ tiếng Kinh ra cho các bạn nghe. Rồi anh đọc tiếp: Quốc tế là nhiều làng, nhiều nước bên phía mặt trời mọc, nhiều làng, nhiều nước bên phía mặt trời lặn, nhiều làng, nhiều nước bên Liên Xô, bên Pháp, bên Mỹ xa xôi hợp lại; là nhiều con suối con nhỏ, nhiều con suối lớn, nhiều con sông, nhiều khu rừng, nhiều trái núi, nhiều cái làng ít người như buôn Đờ Rết, nhiều cái làng lắm người có cái da đen, có cái da trắng, da vàng. Họ ở khắp trên rẫy, khắp trên mặt đất, họ đoàn kết nhau lại... Họ đều muốn làm cho trẻ em không bị đói khát, không bị dốt, không bị bệnh tật, không có người đánh đập, giành giật nhau nữa.

Nhiều em ngơ ngác...
- Ô hay, cả cái thằng Pháp, cả cái thằng Mỹ đem trái bom thả, cũng đoàn kết à?
Thiếu nhi bên kia phía mặt trời mọc, mặt trời lặn, có ǎn cơm, có uống nước suối, đốt cái rẫy, bẫy con hươu, con mang, bắt con cá, con chim như mình không?
Cha, thằng Pháp, thằng Mỹ chúng nó đi giết đồng bào Kinh, bắn đồng bào Thượng kia mà?
Bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu thắc mắc dồn dập làm cho anh bộ đội Oa Hồ phải sắp xếp, cắt nghĩa thế nào là Pháp Mỹ giết người, ǎn cướp, thế nào là nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ yêu tự do, hòa bình...
Hơ Nin hỏi mẹ:
- Bao giờ làm cái lễ mừng tuổi Oa Hồ và cái lễ của thiếu nhi nhiều nước hở mẹ?
- Du kích bảo còn nǎm đêm nữa - Bà tiếp.
- A` Hơ Nin, đêm ấy con có đi...
Bà định bảo Hơ Nin đi "xem" cho vui, nhưng như một chiếc gai mắt mèo đâm vào tim bà, bà đau đớn nhìn con. Rồi bà nói lại:
- Con đi cho vui chứ?
- Thôi con ở nhà nằm nghe hát cũng được mẹ ạ!
Thế là suốt cả nǎm ngày, ngày nào em cũng dậy sớm hơn mọi bận, lấy nước, lấy củi, cho con gà, con chó ǎn no. Chờ mẹ đi rẫy, Hơ Nin lại trốn mọi người men ra bìa rừng sờ soạng chặt từng cây mò o nhỏ. Chiều đến, mẹ về mẹ hỏi:
Hơ Nin có lấy nhiều nước không?
Có chớ? Lấy ba bầu lớn bên suối nước trong mẹ ạ.
- Con gái mẹ có cho con heo nái mới đẻ ǎn no không?
- No, no lắm.
- Tre nứa đâu nhiều vậy?
- Con xin đấy.
Hơ Nin vẫn giấu mẹ. Mấy hôm liền em ngồi một chỗ kín để vót chông, ba cây, rồi nǎm cây, rồi bảy cây, rồi mười một cây Rồi nhiều, nhiều lắm. Em không đếm được con số to nên nó lộn phèo lên.
- Chiều hôm sau, sau nữa. Đồng bào trong buôn đi rẫy về.
Mẹ em cũng về. Bộ đội du kích kéo đến rất đông. Trong buôn ồn ào xôn xao. Họ nhảy múa quanh đống lửa. Họ hát bài hát bằng tiếng Ê đê.

Bập bập, bập bùng,
Đồng bằng với buôn xanh
Kinh, Thượng ta xông lên
Tiêu diệt lũ đế quốc,
Quyết gìn giữ non sông

Tiếng hát vang lên, dội vào vách núi đá, trào lên lớp cây rừng, vượt ra ngoài con suối, chảy theo dòng sông Ba rồi lan đi xa, xa mãi...

Lửa trong đêm hội bùng sáng to. Chủ tịch buôn khai mạc ngày mừng lễ sinh nhật Hồ Chủ tịch và ngày thiếu nhi quốc tế. Người ta thấy có mặt Hơ Nin đêm nay. Em ì ạch mang theo bó chông to. Em đang loay hoay nhẩm đi tính lại, không biết có đủ nǎm mươi cây chông không? Em tìm một anh du kích nộp chông. Em vui mừng nói:
Phần em mừng Oa Hồ mạnh khỏe sống lâu. Em đoàn kết nắm chặt cái tay với thiếu nhi nhiều nước đấy?
Mẹ thương Hơ Nin quá. Bà ôm chặt con vào trong lòng.
Nhiều người chǎm chú nhìn em cảm phục, nhất là các đội viên thiếu niên.
Rồi ngay khuya hôm ấy, bộ đội, du kích mang chông chôn khắp ngả đường Pháp, đi, và phục xung quanh đồn Mờ Lá.
Sáu mươi sáu cây chông của Hơ Nin và ngàn ngàn, vạn vạn cây của đội thiếu niên, của các mẹ, các chị, cộng với máu và nước mắt cǎm thù của bao nhiêu người, thằng Pháp nhất định phải thua to.

Tin Hơ Nin vót chông đánh giặc không mấy chốc lan đi khắp làng, khắp huyện và biến thành một cuộc vận động lớn. Thế là du kích có thừa chông để giam chân quân giặc, góp phần chiến thắng cho chiến dịch xuân - hè Liên khu V và Điện Biên Phủ. Từ đó các anh bộ đội kể cho nhau nghe chuyện em. Nhiều người không nhớ rõ tên. Họ chỉ gọi em là "Em đội viên mắt sáng".

 

 

 

nguon VI OLET