ĐƯỜNG MAY TAY CƠ BẢN
I. Khái niệm, phân loại đường may tay cơ bản
1. Khái niệm
Dùng kim và chỉ luồn qua mặt vải bằng tay gọi là mũi khâu tay, tập hợp của các mũi khâu tay là đường khâu tay.
2. Phân loại
* Căn cứ vào vị trí của mũi kim đâm lên xuống, mũi chỉ nằm trên mặt vải, độ sâu của đường chỉ có các mũi khâu:
- Mũi khâu thẳng.
- Mũi khâu viền.
- Mũi khâu nhân tự (khâu hàng rào).
- Mũi khâu đặc biệt.
* Căn cứ vào tác dụng của đường khâu trên sản phẩm, có các loại đường khâu:
- Đường khâu lược.
- Đường khâu vắt.
- Đường khâu đột.
- Dóc lòng tôm.
- Thùa khuyết, đính khuy.
1. Khâu nhân tự:
II. Một số đường may tay cơ bản
a. Khái niệm:
Khâu nhân tự là đường khâu có hai hành mũi may lặn, mũi chỉ nối giữa hai hàng mũi may nằm chéo thành hình chữ V.
Mặt trái vải
Mặt phải vải
b. Ứng dụng:
- Vắt gấu áo, gấu quần...
- Vắt các loại vải dày không gấp mép để tránh bị cộm.
- Khâu trang trí.
c. Phương pháp:
- Gấp vải: Bẻ gập mép vải vò mặt trái
Khâu lược: Cách mép vải 0,3 cm.
Khâu vắt.
+ Cầm vải: Đường gấp qua về phía người, khâu từ trái sang phải, chiều mũi kim ngược chiều đường khâu.
+ Khâu mũi bắt đầu : luồn kim vào phía trong mép vải đâm từ dưới lên cách mép vải 0,5cm, rút kim, kéo chỉ lên.
+ Khâu mũi thứ 2: xuống kim sát mép vải đâm vào lớp vải ngoài lấy 2 sợi vải, rút kim kéo chỉ.
+ Khâu mũi thứ 3: Xuống kim cách mép vải trong 0,5cm, lên kim cách 2 sợi vải, không lộ ra lớp vải ngoài.
+ Tương tự khâu các mũi tiếp theo, khoảng cách các mũi khâu từ 1-2 mũi/1cm đường khâu.
2. Thùa khuyết thường.
a. Khái niệm:
Thùa khuyết thường là kiểu đường khâu vắt giữ chắc và che kín các mép vải đã bấm khuyết, hai bờ khuyết thẳng, một đầu hơi tròn, còn một đầu khâu chiết lại.
b.Ứng dụng:
Thùa khuyết quần áo, áo cánh, sơ mi.
b. Phương pháp:
- Xác định vị trí bấm khuyết:
+ Vạch dấu vị trí đầu khuyết và cuối khuyết và chia khoảng cách giữa các khuyết.
+Xác định khuyết nằm dọc hay nằm ngang so với mép chi tiết.
- Bấm khuyết:
+ Gấp vải ở điểm giữa khuyết.
+ Bấm bằng mũi kéo,hướng thẳng canh sợi…
- Thùa khuyết:
+ Xác định vị trí đầu và chân khuyết
+ Cầm vải: ngón tay trái ở trên ngón trỏ ở dưới tách khuyết ra 2 bên và giữ mép vải…
+ Khâu mũi bắt đầu: luồn kim xuống dưới lỗ khuyết, lên kim ở chân khuyết bên trái cách mép bấm 0,2cm.
+ Khâu mũi thứ 2: theo chiều hướng lên đầu tròn, luồn kim xuống dưới lỗ khuyết, lên kim bên cạnh và bằng mép mũi ban đầu…
+ Khâu các mũi tiếp theo như mũi 2.
+ Khâu các mũi đầu tròn: cách đầu bấm khoảng 2 mũi, cầm vải xoay vuông góc với bờ khuyết, khâu khoảng 5 mũi chếch
+ Khâu các mũi bờ đối diện: cầm lại vải như ban đầu, các mũi tiếp khâu như mũi 2
+ Thắt chân khuyết: đến chân khuyết, khâu khứu 2 bờ chân khuyết bằng mũi khâu thẳng chồng lên nhau 3 lần.
+ Lại mũi.
3. Đính móc.
a. Khái niệm:
Đính móc là sử dụng mũi khâu khuyết để đính giữ hai nửa của khuy móc vào hai bên đối diện của chỗ mở xẻ trên chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm.
b. Ứng dụng: Đính cạp quần, cổ áo, nẹp áo...
c. Phương pháp:
- Xác định vị trí của các móc.
- Khâu móc.
nguon VI OLET