“NHỮNG NỀN GIÁO DỤC TRÊN TỪNG CÂY SỐ”
Câu chuyện giáo dục không chỉ riêng ở nước ta, đó còn là vấn đề nhức nhối đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Là người đã từng sống ở nhiều quốc gia, nên góp nhặt được một số điều hay-dở trong hoạt động giáo dục. Trong đó, có một bài học lớn có lẽ đáng để chúng ta suy ngẩm.

Một quốc gia, mỗi năm có khoảng 10% đến 15% số dân thuộc lứa tuổi thanh niên được xếp vào hàng ưu tú, bộ phận này chính là HSSV học ở các trường Cao đẵng-đại học MỖI NĂM. Mặc dù con số này không lớn, nhưng cũng không phải là nhỏ. Song, đặc biệt ở vai trò, vị trí của bộ phận này đối với sự tồn-vong, phát triển của chính quốc gia đó.

Quốc gia đó, đầu tư cho giáo dục mỗi năm khoảng 20% trong tổng số đầu tư xây dựng & phát triển đất nước, lương của CB-VCNN trong ngành giáo dục là cao nhất so với các ngành khác. Đặc biệt, chính sách đãi ngộ đối với những người hoạt động giáo dục cũng có nhiều ưu đãi nhất.

Mặc dù chưa phải là một quốc gia phát triển, không phải là cái nôi văn hoá của nhân loại. Nhưng với những động thái trên cho thấy, quốc gia này cũng đã sớm nhận thức được vai trò, vị trí của giáo dục, cũng như việc quan tâm, xây dựng, đào tạo những chủ nhân tương lai cho chính quốc gia mình. Không tránh khỏi quy luật tồn tại và phát triển, sự tồn-vong, cường thịnh của quốc gia đó ở hiện tại và tương lai gần như quyết định bởi những sản phẩm của nền giáo dục mà họ đang vận hành.

Vậy, bài học gì ở nền giáo dục này? Hãy bắt đầu từ thực trạng của nó:

1. Thành tựu: Ngẫu nhiên quốc gia này có một số thành tựu đáng quan tâm, tạm gọi là ngang ngửa với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên họ đã lấy cái thiểu số để bao biện, làm đại diện và trở nên cái nhìn phím diện cho toàn thể hệ thống giáo dục của họ.

Ví dụ: Có một giáo sư, tiến sỹ nỗi tiếng nào đó, xếp ngang hàng với các giáo sư, tiến sỹ trong khu vực và trên thế giới…. Và tất nhiên, ông này có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch của chính nơi ông sinh ra. Vô tình, quốc gia này được tiếng thơm, trong khi ổng được giáo dục và đào tạo ở một nền văn minh hoàn toàn khác. (Nhân vật đại diện cho trường hợp này khá có tiếng).

Hay một cá nhân, hoặc tập thể nhất định nào đó, với khả năng tự thân của họ là chủ yếu…. Tuy nhiên, khi họ đạt được một số thành tích nhất định thì nền giáo dục và quốc gia đó lại được tiếng thơm một cách buồn cười.
Thành tựu lớn nhất của nền giáo dục này, có lẽ đó là đã xoá được nạn mù chữ cho khoảng 80%dân số trong nước họ. Tuy nhiên, việc xoá mù chữ này chưa hẳn đã là có lợi cho chính quốc gia đó…

2. Hạn chế:
2.1. Vận hành một hệ thống giáo dục chắp vá, khập khiễng… Họ cũng đã đầu tư không ít tiền của và con người đi sang các châu lục, các quốc gia tiên tiến để học hỏi. Buồn thay, học không thấu, hiểu không ra…nên kết quả là có một nền giáo dục giống như trang phục của một chú hề! 

2.2. Đội ngũ thực hiện công tác giáo dục thiếu và yếu về trình độ chuyện môn cũng như tâm huyết đối với sự nghiệp trồng người. Đối với họ, mục tiêu là kiếm một công việc nhàn hạ nhưng đủ sống là trước hết. Họ không có cái tâm, cái đức trồng người; nghĩa là tự biến họ thành những tên siêu lừa, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của tầng lớp học sinh sinh viên từ mẫu giáo cho tới ĐH và sau ĐH để trục lợi cho riêng mình. Thật đáng khinh bĩ. Hầu hết, con đường công danh, sự nghiệp của các vị này được hợp thành bởi 3 yếu tố QUEN-QUYỀN-TIỀN.


 

Dưới sự ảnh hưởng của nguyên tắc cộng hưởng lan toả theo cấp số nhân và luỹ thừa của giáo dục thì một CB-VCNN xấu sẽ là gương điển hình đào tạo nên một và hơn một thế hệ hư hõng, sai lệch về tư tưởng, nhân cách.

2.3. Họ mê muội những thứ giả tạo, với những vầng hào quang ảo-đó là bệnh thành tích, ngồi nhầm lớp, tiêu cực…. Hay là việc phát minh, sản xuất hàng loạt những giáo sư, tiến sĩ GIẤY đã tiêu tốn một lượng lớn thời gian, tiền của, sức lực của quốc gia đó. Sau đó, đem những giáo sư, tiến sỹ giấy này trưng bầy, triển lảm hoặc đánh bóng cất kỹ. Có trường hợp thì giao công việc cho họ. Dĩ nhiên, hàng dõm nên thường bàn lùi hoặc làm kỳ đà cản mũi sự phát triển giáo dục của quốc gia đó.

2.4. Nguy hiểm bậc nhất đó là hệ thống giáo dục này bị chi phối bởi hệ thống chính trị_một hệ thống chính trị yếu kém gắn liền với một hệ tư tưởng theo trường phái VẬT CHẤT QUYẾT ĐỊNH LUẬN. Việc này hoàn toàn đi ngược quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy_biến giáo dục thành công cụ phục vụ chính trị. Và tất nhiên, những nhà làm giáo dục trở thành những nhà “chính trị nguỵ giáo dục”. Làm mất giá trị chân chính của giáo dục, làm méo mó mục tiêu và vẩn đục sự trong sáng, cao đẹp của giáo dục.

Nói đến hệ thống chính trị của quốc gia này, nó như là một con bạch tuộc với đầy xúc tu hút máu. Để trục lợi cho cá nhân và tổ chức nó, nó không từ bất cứ thủ đoạn hèn hạ, dã man nào và không trừ bất cử một đối tượng nào. Từ việc tham ô tiền cứu đói của đồng bào nghèo ăn tết cho đến việc ăn chặn những gói mì tôm cứu trợ đồng bào gặp thiên tai, bão lụt… Hơn nữa, chúng móc ngoặc với các tập đoàn kinh tế, biển thủ hảng trăm ngàn tỷ đồng của quốc gia đó…. Và mỗi người dân của Quốc gia đó, tính từ đứa trẻ sơ sinh cho đến ông già bà lão … mỗi người phải gánh trên vai 1,5 đến 2 triệu tiền nợ. Tính tổng nợ nước ngoài chia bình quân trên đầu người như trên thì mỗi người gánh thêm 20 đến 22 triệu. Nếu hình dung theo phương diện gia đình thì nó như một ngôi nhà dột từ trong ra, ngoài vào, trên xuống…. Văn hoá, lối sống, ứng xử theo truyền thống tham nhũng là đặc trưng của gia đình này.

2.5. Từ các yếu kém trên… Sản phẩm của nó tạo không thể đáp ứng nhu cầu của xã hội trong nước và quốc tế cùng thời đại. Sản phẩm của nền giáo dục này cũng trở nên méo mó và có rất nhiều lỗi từ sơ đẵng cho đến phức tạp. Đó cũng chính là lý do vì sao độc lập chủ quyền của quốc gia đó đang trong tình trạng báo động đỏ nghiêm trọng. 

Nghĩa là, toàn bộ chi phí đầu tư cho giáo dục mỗi năm đổ xuống sông, xuống biển, tuổi trẻ-thanh xuân của thanh niên ưu tú bị kìm và lãng phí tại đây. Mồ hôi, nước mắt của phụ huynh HSSV trở nên phi nghĩa. Những ước mơ, hoài bảo vĩ đại bị vùi lấp, phai mờ sau khi tốt nghiệp.

Nghĩa là, họ không thể tạo được ra con người đủ tài đức, và người tài đức thì không thể nào được trọng dụng. Chính xác ra, quốc gia này sợ sử dụng người có đức có tại, bên cạnh đó, họ không đủ khả năng để lôi kéo người tài đức về phe họ. Vì người tài đức không thích chạy theo phe phái để áp bức người yếu thế, người tài đức chỉ có chân lý và lý tưởng là hàng đầu. Đối với họ công hiến luôn là đúng nghĩa chứ không phải thủ đoạn chính trị hay lợi ích cá nhân, lợi ích của nhóm người nào đó. Cũng có thể người tài đức bất mãn chính trị. Hoặc có thể cái ác, cái xấu bao trùm quốc gia này quá lớn, người tài đức cũng chỉ còn biết chờ vào định mệnh… Có lẽ đó là bài học ĐÊM TRƯỜNG TRUNG CỔ TÂY ÂU mới trải qua ngày hôm qua, hôm nay có biến dạng về hình thức, nhưng bản chất không khác mấy và đang hiện hữu đâu đây.




Tăng một người tài đức công tác trong mảng chính trị hay giáo dục… thì người dân sẽ có lợi một chút, đất nước vững vàng hơn một chút, tất nhiên, quyền và lợi ích của một số kẻ bất chính, bất lương phải bị giảm đi một chút. Chẳng ai(người cán bộ nào) muốn làm điều mà biết rằng: nếu là điều đó, người khác(nhân dân) có lợi, còn quyền lực và miếng cơm manh áo của mình và gia đình mình bị đe doa(giảm sút)… Vậy, tội gì phải dùng người tài đức, đưa con cháu mình lên làm vây cánh cho mình có phải hay không. Hoặc ai muốn đảm nhiệm một vị trí, chức vụ nào đó thì phải đặt cọc 30-50-100-200 triệu gì đó để lấy lòng tin và bị khống chế….

Vì biết như thế, nên người có đức có tài không thể làm việc trong môi trường toàn lang sói, toàn là những kẽ đối đầu với mình, và mục tiêu, lý tưởng sống cũng như làm việc là trái ngược nhau.

Với những thành tựu và yếu kém của quốc gia đó, ta thấy rằng, họ mới hiểu về vài trò, vị trí của tuổi trẻ, vai trò-vị trí của trí thức và tri thức đối với sự tồn vong và phát triển của quốc gia họ một cách siêu hình, phím diện. Về giáo dục cũng thế, họ chẳng hiểu gì về bản chất, vai trò và vị trí của giáo dục cả. Tuy nhiên, trước khó khăn thử thách như trên, người dân nơi đây vẫn lạc quan yêu đời, vui tươi bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, phấn đấu hết mình cho ngày mai của chính họ, con cháu họ và dân tộc họ, mà không biết rằng, mọi nỗ lực đều trở nên vô nghĩa.
…..(còn nữa).....
Ps:khi nào sắp xếp được thời gian, tôi sẽ cùng các bạn nói thêm về câu chuyện giáo dục ở quốc gia này. See all you next time! Happy life to all my fds!

nguon VI OLET