UNIT 2
Lesson 2
Bài 1
CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
ĐOÀN XUÂN KHÁNH
CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
1. HOẠT ĐỘNG PHỤ THUỘC VÀO ĐIỀU KIỆN
2. TÍNH ĐÚNG HOẶC SAI CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN
3. ĐIỀU KIỆN VÀ PHÉP SO SÁNH
4. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
5. CÂU LỆNH IF – THEN (DẠNG THIẾU)
6. CÂU LỆNH IF – THEN – ELSE (DẠNG ĐỦ)
7. TỔNG KẾT
HOẠT ĐỘNG PHỤ THUỘC VÀO ĐIỀU KIỆN
- Phần lớn các hoạt động được thực hiện một cách tuần tự theo thói quen hoặc theo kế hoạch đã được xác định.
- Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra.
- Điều kiện thường là một sự kiện được mô tả sau từ “Nếu”
Ví dụ:
Nếu trời mưa, thì em nghỉ môn Thể dục.

Điều kiện
Hoạt động phụ thuộc
BACK
TÍNH ĐÚNG HOẶC SAI CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN
Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra sai, ta nói điều kiện không thoả mãn
BACK
ĐIỀU KIỆN VÀ PHÉP SO SÁNH
Phép so sánh thường được sử dụng như thế nào?
Dùng để biểu diễn các điều kiện
Phép so sánh cho kết quả như thế nào?
Kết quả Đúng khi điều kiện được thoả mãn
Ngược lại, điều kiện không được thoả mãn
ĐIỀU KIỆN VÀ PHÉP SO SÁNH
Ví dụ 1: Chương trình in ra màn hình có giá trị lớn hơn trong số hai giá trị của các biến a và b. Khi đó giá trị của biến a hoặc b được in ra phụ thuộc vào phép so sánh a > b là đúng hay sai.
Nếu a>b, in giá trị của biến a ra màn hình;
ngược lại, in giá trị của biến b ra màn hình
BACK
CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
Trong ngôn ngữ lập trình, cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng bao nhiêu dạng̀?
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
SƠ ĐỒ KHỐI CẤU TRÚC RẼ NHÁNH DẠNG THIẾU
Lưu ý: sau then chỉ có 1 lệnh chương trình.
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
Ví dụ 2: Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi lớn với nội dung như sau: nếu mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100.000 đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Hãy mô tả hoạt động tính tiền cho khách.
thuật toán
Bước 1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
Bước 2: nếu T>100000, số tiền phải thanh toán là 70% x T.
Bước 3: in hoá đơn
BACK
Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
SƠ ĐỒ KHỐI CẤU TRÚC RẼ NHÁNH DẠNG ĐỦ
Lưu ý: sau then và sau else chỉ có 1 lệnh chương trình.
Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
Ví dụ 3: Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi lớn với nội dung như sau: nếu mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100.000 đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Nếu mua sách với tổng số tiền không đến 100.000 đồng. , khách hàng sẽ được giảm 10% tổng số tiền phải thanh toán. Hãy mô tả hoạt động tính tiền cho khách.
thuật toán
Bước 1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
Bước 2: nếu T>100000, số tiền phải thanh toán là 70% x T; Ngược lại, số tiền phải thanh toán là 30% x T.
Bước 3: in hoá đơn
BACK
CÂU LỆNH IF – THEN (DẠNG THIẾU)
Hãy nêu dạng câu lệnh của cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu?
If <điều kiện> then ;
điều kiện: là biểu thức quan hệ hoặc biểu thức logic.
câu lệnh: là một lệnh nào đó của Pascal
Hãy trình bày ý nghĩa các câu lệnh của cấu trúc dạng thiếu?
Khi gặp câu lệnh điều kiện này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoả mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then. Ngược lại, câu lệnh đó bị bỏ qua
CÂU LỆNH IF – THEN (DẠNG THIẾU)
Ví dụ 4: giả sử cần in số a ra màn hình nếu a > b
If a > b then write (a);
Ví dụ 5: Chương trình yêu cầu người dùng nhập một số hợp lệ, chẳng hạn không lớn hơn 5, từ bàn phím. Chương trình đọc số, kiểm tra tính hợp lệ và thông báo nếu không hợp lệ.
Bước 1: Nhập số a;
Bước 2: nếu a > 5 thì thông báo lỗi
readln(a);
If a > 5 then write(‘So da nhap khong hop le.’);
BACK
CÂU LỆNH IF – THEN – ELSE (DẠNG ĐỦ)
Hãy nêu dạng câu lệnh của cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ?
If <điều kiện> then else ;
điều kiện: là biểu thức quan hệ hoặc biểu thức logic.
câu lệnh 1, câu lệnh 2 : là một lệnh nào đó của Pascal
Hãy trình bày ý nghĩa các câu lệnh của cấu trúc dạng đủ?
Khi gặp câu lệnh điều kiện này, chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoả mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then.
Trong trường hợp ngược lại, câu lệnh 2 sẽ thực hiện
CÂU LỆNH IF – THEN – ELSE (DẠNG ĐỦ)
Ví dụ 6: Chương trình viết kết quả của a chia cho b, với a và b là hai số bất kì. Phép tính chỉ thực hiện được khi b ≠ 0. Chương trình cần kiểm tra giá trị của b. Nếu b ≠ 0 thì thực hiện phép chia. Nếu b = 0 sẽ thông báo lỗi.
If b<>0 then x:=a/b
else write(‘mau so bang 0, khong chia duoc’);
thuật toán
Nếu b ≠ 0 thì tính kết quả
ngược lại thì thông báo lỗi
BACK
TỔNG KẾT
Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tuỳ theo một điều kiện cụ thể có được thoả mãn hay không.
Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và dạng đủ.
Trong lập trình, điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh thường được biểu diễn bằng các phép so sánh.
Mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh điều kiện để thể hiện các cấu trúc rẽ nhánh.
Bài học đã
KẾT THÚC
Thân ái chào các em
nguon VI OLET