I. Đặt vấn đề
- Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước nhưng có gần 18% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%).
- Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng








Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.
Vài năm trở lại đây, tình trạng xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long diễn ra ngày càng phức tạp
Ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa
=> Cần phải có những giải pháp để khắc phục và phát triển trong sản xuất lúa
Nguyên nhân
Biến đổi khí hậu
Xây dựng thủy điện
Hoạt động kinh tế của con người
Trong tự nhiên, bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn hiếm khi ổn định.
Quá trình bổ sung nước hoặc khai thác nguồn nước ngầm đều dẫn đến sự dịch chuyển bề mặt phân cách giữa nước ngọt và nước mặn. Sự dịch chuyển đó có thể làm mực nước dâng lên hoặc hạ xuống tùy thuộc vào việc nước ngọt đổ vào tầng ngậm nước tăng hay giảm.
Do đó, sự thay đổi lượng nước ngầm gây ảnh hưởng trực tiếp đến xâm nhập mặn. Tình trạng này sẽ tăng nhanh hơn nếu giảm bổ sung nước ngầm.
Biến đổi khí hậu
BĐKH ảnh hưởng đến chu trình thủy văn thông qua thay đổi mô hình lượng mưa, lượng nước bốc hơi và độ ẩm của đất.
Lượng mưa có thể tăng hoặc giảm và phân bố không đồng đều. Hiện tượng này sẽ làm thay đổi lượng nước ngầm được bổ sung, đồng thời thay đổi tốc độ xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước ven biển.
Xây dựng thủy điện
Thủy điện không làm thay đổi tổng lượng nước nhưng làm thay đổi thời gian nước di chuyển xuống hạ nguồn. Trong những năm bị tác động bởi hiện tượng El Nino, mưa ít, các nhà máy thủy điện phải tăng cường tích nước. Những năm khô hạn thiếu nước, nước qua một chuỗi các đập này phải mất nhiều thời gian.
Việc tích nước của đập thủy điện ở Trung Quốc diễn ra vào đúng thời điểm hạn hán đang diễn ra ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông. Điều này sẽ khiến tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL dự báo là rất nghiêm trọng.
Đối với các cửa sông tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào các sông xảy ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô. Khi đó lượng nước từ sông đổ ra biển giảm, thủy triều từ biển sẽ mang nước mặn lấn sâu vào lòng sông làm cho nước sông bị nhiễm mặn.
Hoạt động kinh tế con người
Nhu cầu sử dụng nước ngọt vào mùa khô tăng sẽ làm giảm nguồn nước ngầm, làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn.
nguon VI OLET