CHƯƠNG IV:HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
I.CẢM GIÁC
1. Định nghĩa cảm giác.









.
Cảm giác là một quá trình tâm lí phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Khi chúng đang tác động trực tiếp vào giác quan của ta
Ví dụ:
Chạm vật nhọn vào da sẽ thấy đau
Tay chạm vào đá thấy lạnh
2. Phân loại cảm giác
CẢM GIÁC
Cảm giác trong
Thị giác
Thính giác
Khứu giác
Vị giác
Mạc giác
Vận động và sờ mó
Rung
Cơ thể
Thăng bằng
Cảm giác ngoài
a) Cảm giác ngoài:
+ Cảm giác nhìn ( thị giác): cho ta biết hình thù, khối lượng, độ sâu, độ xa, màu sắc của sự vật.
+ Cảm giác nghe ( thính giác): phản ánh những thuộc tính của âm thanh: cao độ, cường độ và âm sắc.
+ Cảm giác ngửi ( khứu giác): cho ta biết tính chất của mùi.
+ Cảm giác nếm (vị giác): gồm 4 loại: cảm giác ngọt, cảm giác chua, cảm giác mặn và cảm giác đắng.
+ Cảm giác da ( mạc giác): gồm 5 loại: cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm nóng, cảm giác lạnh và cảm giác đau.
2. Phân loại cảm giác
b) Cảm giác trong:
+ Cảm giác vận động và sờ mó
+ Cảm giác thăng bằng: Phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu. Cơ quan của cảm giác thăng bằng nẳm ở tai trong. Khi cơ quan này bị kích thích quá mức sẽ gây hiện tượng chóng mặt và buồn nôn.
+ Cảm giác rung: Phản ánh sự rung động của các sự vật.
+ Cảm giác cơ thể: Cho ta biết tình trạng của các cơ quan nội tạng như cảm giác đói, no, khát; các cảm giác có liên quan đến quá trình hô hấp, tuần hoàn và các cảm giác đau trong cơ thể.
3. Vai trò của cảm giác:
Là hình thức định hướng đầu tiên của con người (và con vật) trong hiện thực khách quan hình thức định hướng đơn giản nhất.
Là nguồn gốc cung cấp những nguyên vật liệu cho chính các hình thức nhận thức cao hơn.
Là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động (trạng thái hoạt hoá) của vỏ não đảm bảo hoạt động tinh thần của con người được bình thường.
Là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với những người bị khuyết tật.
4. Các quy luật cơ bản của cảm giác
4.1 Quy luật ngưỡng cảm giác

KN: Ngưỡng cảm giác là giới hạn của cường độ mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác.

Vùng cảm giác được
Cường độ kích thích tối thiểu để gây được cảm giác
Ngưỡng cảm giác phía dưới
Cường độ kích thích tối đa vẫn gây được cảm giác
Ngưỡng cảm giác phía trên
Ngưỡng phân biệt: là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt được hai kích thích đó.
Nội dung quy luật của ngưỡng cảm giác:
+ Ngưỡng cảm giác phía dưới ( ngưỡng tuyệt đối ) tỉ lệ nghịch đối với độ nhạy cảm của cảm giác.
Ngưỡng dưới càng thấp thì độ nhạy cảm càng cao.
+ Ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm sai biệt của cảm giác.
Ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao.
4.2 Quy luật thích ứng cảm giác:

KN : Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi cường độ kích thích.
Nội dung quy luật: Giảm độ nhạy cảm khi cường độ kích thích mạnh và lâu, tăng độ nhạy cảm khi gặp kích thích yếu.
4.3 Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác
+ KN: Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới ảnh hưởng của một cảm giác kia.

Nội dung quy luật

Sự kích thích yếu lên một giác quan này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của giác quan kia

Sự kích thích mạnh lên một giác quan này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của giác quan kia

Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hoặc nối tiếp trên các cảm giác cùng loại hay khác loại
Do đó có 2 loại tương phản: Tương phản đồng thời, tương phản nối tiếp

5. Tính nhạy cảm là thuộc tính của nhân cách
Tính nhạy cảm là khả năng cảm giác nhạy bén, tinh vi, chính xác của con người. Tính nhạy cảm phát triển ở mỗi người với những mức độ khác nhau.
Tính nhạy cảm phụ thuộc vào rèn luyện và giáo dục.
=> Thuộc tính nhân cách.
Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe
nguon VI OLET