QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH K23 TẠI GIA LAI
TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
Tài chính công là một phạm trù kinh tế gắn với thu nhập và chi tiêu của Nhà nước.
Tài chính công vừa là nguồn lực để Nhà nước thực hiện các chức năng vốn có của mình, vừa là công cụ để Nhà nước chi phối, điều chỉnh các hoạt động khác của xã hội.
Tài chính công là công cụ quan trọng của Nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
TÀI CHÍNH LÀ GÌ ?
Biểu hiện bên ngoài của tài chính:
Các hiện tượng thu vào bằng tiền
Các hiện tượng chi ra bằng tiền


Hình thức biểu hiện bên ngoài của tài chính là sự vận động của nguồn tài chính.
QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA CÁC
NGUỒN TÀI CHÍNH
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH PHẢN ÁNH MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA CÁC CHỦ THỂ
BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH
Tài chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH K23 TẠI GIA LAI
TS. BÙI QUANG XUÂN
1. KHÁI NIỆM VÀ PHẠM VI TÀI CHÍNH CÔNG
TÀI CHÍNH CÔNG
Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do nhà nước tiến hành,
Nó phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng, các quỹ tiền tệ công
Nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.
Tài chính công
Tài chính quốc tế
Tài chính dân cư
Tổ chức XH
Tài chính DN
THỊ
TRƯỜNG
TÀI
CHÍNH
Tài chính
"công"
SỞ HỮU CÔNG
LỢI ÍCH
CÔNG CỘNG
KHÔNG VÌ
LỢI NHUẬN
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
Là hoạt động của các chủ thể quản lý tài chính công
Thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý
Để tác động và điều khiển hoạt động của tài chính công
Nhằm đạt được các mục tiêu đã định.
MỤC TIÊU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
Bảo đảm huy động các nguồn lực tài chính một cách hợp lý nhằm cân đối với nhu cầu chi tiêu của nhà nước để đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
Bảo đảm phân bổ nguồn lực tài chính của nhà nước một cách có hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
MỤC TIÊU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
Thông qua chức năng phân phối lại, quản lý tài chính công hướng đến bảo đảm công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội.
Bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô trên cơ sở ban hành và thực thi các chính sách tài khóa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn nhất định.
Các hoạt động thu và chi bằng tiền của Nhà nước
Phản ánh các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước
Nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước đối với xã hội
TÀI CHÍNH CÔNG LÀ GÌ ?
CHÚNG TA CÙNG CHIA SẺ …
Sự khác biệt cơ bản giữa tài chính nói chung và tài chính công là gì?
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TÀI CHÍNH NÓI CHUNG # TÀI CHÍNH CÔNG
Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội
Tài chính công thể hiện sự vận động của vốn tiền tệ gắn với chủ thể là Nhà nước.
CÁC CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH CÔNG
TẠO LẬP VỐN
PHÂN PHỐI VÀ PHÂN BỔ
GIÁM ĐỐC VÀ ĐIỀU CHỈNH
Cơ cấu tài chính công
QUỸ
NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
QUỸ TÀI CHÍNH CÔNG
NGOÀI NSNN
TÀI CHÍNH
CƠ QUAN
NHÀ NƯỚC
TÀI CHÍNH
ĐƠN VỊ
CUNG ỨNG DVC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG LÀ GÌ ?
Quản lý tài chính công là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát hoạt động thu chi của Nhà nước
Nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng , nhiệm vụ của Nhà nước một cách hiệu quả nhất.
NHÀ NƯỚC
CÁC TỔ CHỨC THUỘC
NHÀ NƯỚC
CÁC HOẠT ĐỘNG TCC
Quốc hội
Chính phủ
Bộ Tài chính
Các tổ chức
của Nhà nước
Các cấp chính quyền
Các cơ quan hành chính
Các đơn vị sự nghiệp
Các tổ chức quản lý các
Quỹ ngoài NS
Hoạt động thu chi NS
Phân cấp quản lý NS
Chu trình NS
Các quỹ TCC ngoài NS
CHỦ THỂ QUẢN LÝ
ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ
KHÁCH THỂ QUẢN LÝ
BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH CÔNG
Quản lý tài chính công không phải là vấn đề mang tính kỹ thuật thuần tuý.
Quan trọng hơn, đó là sự lựa chọn chính sách của Chính phủ được phản ánh dưới khía cạnh tài chính.
Kỷ luật tài chính
Phân bổ và huy động các nguồn lực
Mục tiêu của quản lý
tài chính công
Hiệu suất hoạt động
Tại sao tài chính công
là một nội dung
của CCHC ?
Cải cách hành chính là gì?
Là quá trình biến đổi có chủ định tổ chức bộ máy, phương thức và cơ chế hoạt động của nhà nước.
TÀI CHÍNH CÔNG & NHÀ NƯỚC
Tài chính công phản ánh khía cạnh tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước.
Quản lý tài chính công là trách nhiệm của tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Quốc hội
Chính phủ
Các
bộ,
ngành
HĐND và
UBND tỉnh
Tổng cục thuế
Kho bạc Nhà nước
Tổng cục Hải quan
Cục quản lý công sản
Cục giá
Cục dự trữ quốc gia
HĐND và
UBND huyện
HĐND và
UBND cấp xã
Bộ Tài chính
Kiểm toán nhà nước
Bộ
Kế hoạch
và đầu tư
Tài chính công và cải cách hành chính
Cải cách tài chính công có tác động làm biến đổi hoạt động của bộ máy nhà nước.
NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc hiệu quả
Nguyên tắc thống nhất
Nguyên tắc công khai, minh bạch
CHÚNG TA CÙNG CHIA SẺ …
1. Anh (chị) nhận thức như thế nào về mục tiêu và các nguyên tắc quản lý tài chính công?
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
II. QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH K23 TẠI GIA LAI
TS. BÙI QUANG XUÂN
1. KHÁI NIỆM CHI TIÊU CÔNG
KHÁI NIỆM CHI TIÊU CÔNG
Chi tiêu công là các khoản chi tiêu từ các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
Chi tiêu công bao gồm chi ngân sách nhà nước và chi tiêu từ các quỹ ngoài ngân sách
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI TIÊU CÔNG
Chi tiêu công phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay ở phạm vi quốc gia.
Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước thực hiện.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI TIÊU CÔNG
Chi tiêu công mang tính chất công cộng, tương ứng với những đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI TIÊU CÔNG
Chi tiêu công mang tính chất không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp và thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công.
3. VAI TRÒ CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Chi tiêu công có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư của khu vực tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện thông qua các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
3. VAI TRÒ CỦA CHI TIÊU CÔNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Chi tiêu công góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế. Chi tiêu công hình thành nên một thị trường đặc biệt.
Chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội.
4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG
Tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể
Phân bổ nguồn lực tài chính theo những ưu tiên chiến lược
Kết quả hoạt động: Tính hiệu lực và hiệu quả
2. Vai trò của chi tiêu công?
Những vấn đề đang đặt ra trong quản lý chi tiêu công ở VN ?
CHÚNG TA CÙNG CHIA SẺ …
III. QUẢN LÝ THU NHẬP CÔNG
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH K23 TẠI GIA LAI
TS. BÙI QUANG XUÂN
KHÁI NIỆM THU NHẬP CÔNG VÀ QUẢN LÝ THU NHẬP CÔNG
TIỀN VÀO & TIỀN RA
KHÁI NIỆM THU NHẬP CÔNG
Thu nhập công là các khoản thu hình thành các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Thu ngân sách nhà nước là phần chủ yếu của thu nhập công.
CÁC NGUỒN THU NHẬP
KHÁI NIỆM QUẢN LÝ THU NHẬP CÔNG
Quản lý thu nhập công là sự tác động, điều hành của các cơ quan làm nhiệm vụ thu các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật vào ngân sách nhà nước và các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm bảo đảm huy động một cách hợp lý, đầy đủ nguồn lực tài chính phục vụ các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
CƠ CẤU THU NHẬP CÔNG
Thứ nhất, các khoản thu thường xuyên có tính chất bắt buộc: Thuế, phí, lệ phí
Thứ hai, các khoản thu không thường xuyên bao gồm thu từ kinh tế nhà nước; thu từ hoạt động sự nghiệp; tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước; các khoản thu khác.
Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN
Nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ?
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BAO GỒM
Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc:
Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BAO GỒM
Nhóm thu không thường xuyên có tính chất bắt buộc:
Các khoản thu từ kinh tế của Nhà nước
Thu từ hoạt động sự nghiệp
Tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Các khoản thu khác

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Thu nhập bình quân đầu người
Tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế.
Hoạt động đối ngoại của Nhà nước
Phạm vi chi phí của Nhà nước
Tổ chức bộ máy thu nộp
Quản lý thu NSNN ?
- Đề ra chính sách thu hợp lý.
-Tổ chức thu ngân sách
- Thanh tra, kiểm soát quá trình thu NS
Khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nguồn thu NS ngày càng lớn
Đảm bảo tập trung nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhà nước
Yêu cầu quản lý
thu NSNN
Bảo đảm hạch toán đầy đủ các khoản thu vào NSNN
Thực hiện các chính sách, chế độ thu theo quy định của Nhà nước
Yêu cầu quản lý
thu NSNN
Bảo đảm công bằng xã hội
QUẢN LÝ THUẾ
THUẾ
Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước nhằm tập trung một bộ phận nguồn lực của cải xã hội vào ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đời sống xã hội.
THUẾ CÓ CÁC ĐẶC ĐIỂM
Tính cưỡng chế và pháp lý cao
Thuế là khoản đóng góp không mang tính tự nguyện mà là bắt buộc đối với các thể nhân pháp nhân trong diện mà Nhà nước quy định phải có nghĩa vụ thuế.
Do tầm quan trọng của mình nên công tác quản lý thuế luôn được thể hiện dưới dạng các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất như luật, pháp lệnh do Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.
THUẾ CÓ CÁC ĐẶC ĐIỂM
Tính không hoàn trả trực tiếp:
Việc nộp thuế không gắn với lợi ích cụ thể của người nộp thuế mà họ hưởng lợi ích gián tiếp thông qua việc sử dụng các hàng hóa và dịch vụ công do nhà nước cung cấp.
Giá trị các hàng hóa, dịch vụ mà họ được hưởng không tương ứng với số thuế mà họ phải nộp.
PHÍ VÀ LỆ PHÍ
PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Phí và lệ phí là các khoản thu tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng thu của ngân sách nhà nước, song vẫn là một nguồn thu quan trọng để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của Nhà nước.
PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Phí là khoản thu mang tính chất bù đắp một phần chi phí thường xuyên và bất thường về các dịch vụ công.
Lệ phí là khoản thu nhỏ, có tính ước lệ về việc cung cấp các dịch vụ công do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhằm tạo ra sự công bằng giữa những người sử dụng dịch vụ và những người không sử dụng dịch vụ.
PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Phí và lệ phí là khoản thu bắt buộc, có điều kiện, phát sinh thường xuyên, mang tính chất hoàn trả gắn trực tiếp với việc hưởng thụ các hàng hóa, dịch vụ công do nhà nước đầu tư cung cấp theo quy định của pháp luật.
THUẾ – NGUỒN THU CHỦ YẾU CỦA NSNN
Thuế là khoản nộp bắt buộc theo luật định của các tổ chức kinh tế và dân cư cho Nhà nước bằng một phần thu nhập của mình.
CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA THUẾ
- Là hình thức động viên mang tính bắt buộc trên nguyên tắc luật định (nghĩa vụ).
- Là khoản đóng góp không hoàn trả trực tiếp cho người nộp (tách rời nhau về cả thời gián, không gian và chủng loại).
- Thuế là một hình thức phân phối lại
TÁC ĐỘNG ĐÁNH VÀO THUẾ
- Góp phần động viên, khai thác các nguồn thu vào NSNN.
- Góp phần điều hoà thu nhập xã hội.
- Bảo vệ và hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng.
- Khuyến khích giao lưu và hợp tác kinh tế với các nước khác.
- Điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
QUẢN LÝ THUẾ
Quản lý thuế là quá trình tác động, điều hành của Nhà nước đến hoạt động thu, nộp thuế nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước một cách hiệu quả nhất.
ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ THUẾ
Quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật và theo kế hoạch
Quản lý thuế đặc biệt coi trọng phương pháp hành chính.
Quản lý thuế xét ở tầm vi mô là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ
MỤC TIÊU QUẢN LÝ THUẾ
Một là, đảm bảo nguồn thu từ thuế được tập trung nhanh chóng, thường xuyên, ổn định cho ngân sách quốc gia.
Hai là, quản lý thuế phải nhằm mục tiêu tối thiểu hóa chi phí thu thuế của cơ quan thu thuế cũng như là chi phí của các đối tượng nộp thuế.
MỤC TIÊU QUẢN LÝ THUẾ
MỤC TIÊU QUẢN LÝ THUẾ
Ba là, nâng cao hiệu lực của quản lý thuế.
Bốn là, đảm bảo thi hành nghiêm pháp luật về thuế, chống trốn, tránh thuế
Năm là, phát huy vai trò tích cực của hệ thống thuế trong đời sống kinh tế xã hội.
NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ
NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ
Một là, hoạch định xây dựng hệ thống thuế.
Hai là, tổ chức quy trình quản lý thu thuế.
Ba là, hệ thống tổ chức bộ máy ngành thuế cùng với việc xác lập những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong ngành thuế.
4. QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Quản lý phí và lệ phí là việc Nhà nước tổ chức, điều hành việc thu và sử dụng các khoản thu từ phí và lệ phí nhằm phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ công của Nhà nước.
Đó là quá trình xây dựng, thiết lập hệ thống phí, lệ phí, tổ chức thực thi các biện pháp thu và quản lý phí, lệ phí trong thực tiễn
ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Bảo đảm tính thống nhất giữa quy mô, cơ cấu các dịch vụ công với mức độ, cơ cấu các loại phí.
Bảo đảm tính thống nhất trong chỉ đạo ban hành các loại phí, lệ phí đi đôi với việc phân cấp thẩm quyền quy định phí và lệ phí.
ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Thống nhất việc áp dụng các biện pháp quản lý thu, nộp các loại phí, lệ phí.
Bảo đảm cho số thu phí và lệ phí phải lớn hơn chi phí bỏ ra để thu phí và lệ phí.
ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Bảo đảm sự công bằng giữa các thể nhân, pháp nhân trong việc thụ hưởng những lợi ích từ một số dịch vụ công do Nhà nước đầu tư cung cấp.
ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ PHÍ VÀ LỆ PHÍ
Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với các giá trị vật chất, tinh thần của cộng đồng, tránh tình trạng sử dụng lãng phí các dịch vụ công.
MỨC THU LỆ PHÍ
Mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với từng công việc quản lý nhà nước, mức thu không nhằm mục đích bù đắp chi phí do xuất phát từ chỗ nó mang ý nghĩa quản lý nhiều hơn vì NSNN đã bố trí, đảm bảo cho việc thực hiện chức năng QLNN.
XÁC ĐỊNH MỨC THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ
LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ
Lệ phí trước bạ, mức thu được tính trên tỷ lệ % giá trị tài sản khoản lệ phí đăng ký, quản lý quyền sở hữu, sử dụng tài sản.
3. Xác định các khâu yếu kém hiện nay trong quản lý thuế, phí ở địa phương nơi anh (chị) công tác và đề xuất hướng giải quyết?
quản lý thuế, phí ở địa phương
Thực trạng công tác kiểm toán thuế trong thời gian qua
Nguyên nhân của những tồn tại
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thuế trong thời gian tới
IV. QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH K23 TẠI GIA LAI
TS. BÙI QUANG XUÂN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quyết định và được thực hiện trong một năm
Để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước

VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TS. BÙI QUANG XUÂN
buiquangxuandn@gmail.com
0913 183 168
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH K23 TẠI GIA LAI
TS. BÙI QUANG XUÂN
VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Vai trò của một ngân sách tiêu dùng: Bảo đảm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước
Vai trò của ngân sách phát triển: Là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mô của Nhà nước
VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội
Trong việc thực hiện công bằng
Giảm bớt thu nhập cao
Nâng đỡ các đối tượng có thu nhập thấp
Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội
3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH K23 TẠI GIA LAI
TS. BÙI QUANG XUÂN
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Nguyên tắc thống nhất
Nguyên tắc dân chủ
Nguyên tắc cân đối ngân sách
Nguyên tắc công khai, minh bạch
 4. QUẢN LÝ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH K23 TẠI GIA LAI
TS. BÙI QUANG XUÂN
QUẢN LÝ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NSNN được Nhà nước quản lý theo năm ngân sách (còn gọi là năm tài chính hay năm tài khóa).
Năm ngân sách được hiểu là khoảng thời gian mà hoạt động thu chi NSNN được thực hiện.
Thời điểm bắt đầu và kết thúc năm ngân sách ở các nước có sự khác nhau.
LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Mục tiêu của lập dự toán NSNN
Phương pháp lập dự toán
Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước
LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
MỤC ĐÍCH QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH
Mục đích của quyết toán ngân sách là việc tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình hoạt động thu, chi ngân sách trong một năm ngân sách, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về quản lý điều hành thu chi trong năm ngân sách đã qua của đơn vị mình cho các cơ quan quản lý cấp trên và các đối tượng liên quan.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH
Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ.
Số liệu trên sổ kế toán của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp đúng với chứng từ thu, chi ngân sách
Mẫu biểu báo cáo quyết toán phải theo quy định của Bộ Tài chính
5. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TS. BÙI QUANG XUÂN
buiquangxuandn@gmail.com
0913 183 168
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN CHÍNH K23 TẠI GIA LAI
TS. BÙI QUANG XUÂN
1. KHÁI NIỆM PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân
MÔ HÌNH NHÂN SÁCH LỒNG GHÉP
NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Quan hệ giữa các cấp chính quyền về chính sách chế độ
Quan hệ giữa các cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi
Quan hệ giữa các cấp về quản lý chu trình ngân sách nhà nước
CHÚNG TA CÙNG CHIA SẺ …
1. Anh (chị) nhận thức như thế nào về mục tiêu và các nguyên tắc quản lý tài chính công?
2. Vai trò của chi tiêu công? Những vấn đề đang đặt ra trong quản lý chi tiêu công ở Việt Nam?
3. Xác định các khâu yếu kém hiện nay trong quản lý thuế, phí ở địa phương nơi anh (chị) công tác và đề xuất hướng giải quyết?
4. Nêu các vấn đề đang đặt ra trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa phương ở Việt Nam?
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội dung sau:
Những vấn đề chung về quản lý tài chính công
Quản lý chi tiêu công
Quản lý thu nhập công
Quản lý ngân sách nhà nước
CHÚC THÀNH CÔNG
& HẠNH PHÚC
TS. BÙI QUANG XUÂN
nguon VI OLET