QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
TS. BÙI QUANG XUÂN
QUAN HỆ PHÁP LUẬT HN&GĐ
Quan hệ pháp luật HN&GĐ là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình; được các quy phạm pháp luật HN&GĐ điều chỉnh.
Luật Hôn nhân & Gia đình
QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
TS. BÙI QUANG XUÂN





VỀ CHỦ THỂ
CÁ NHÂN VỚI CÁ NHÂN TRONG PHẠM VI GIA ĐÌNH.
GẮN BÓ VỚI NHAU BỞI YẾU TỐ TÌNH CẢM HOẶC HUYẾT THỐNG.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PL HN-GĐ
VỀ KHÁCH THỂ

LỢI ÍCH NHÂN THÂN VÀ TÌNH CẢM.

ĐÓNG VAI TRÒ CHỦ ĐẠO, CHIẾM ƯU THẾ.
VỀ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN
Bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản được pháp luật qui định trong đó:
+ Quyền và nghĩa vụ nhân thân quyết định việc xác lập, tồn tại, chấm dứt quyền và nghĩa vụ tài sản.
+ Quyền và nghĩa vụ tài sản chịu sự tác động và gắn liền với nhân thân chủ thể, không thể thay thế, chuyển giao cho người khác.
VỀ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN
Về thời gian: quan hệ PL HN&GĐ mang tính lâu dài, bền vững, không xác định trước thời hạn.
Về không gian: quan hệ PL HN&GĐ diễn ra trong không gian hẹp (chỉ trong phạm vi gia đình và giữa các thành viên của gia đình).
VỀ SỰ KIỆN PHÁP LÝ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PL HN&GĐ
LÀ NHỮNG SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT
MANG YẾU TỐ TÌNH CẢM HOẶC HUYẾT THỐNG.
YẾU TỐ TÌNH CẢM QUYẾT ĐỊNH
LẤY VÍ DỤ: ?
VỀ THỜI HIỆU THỰC HIỆN QUYỀN KHỞI KIỆN, QUYỀN YÊU CẦU
Được qui định cụ thể trong Tố tụng dân sự.
Lưu ý: Đối với trường hợp liên quan đến quyền nhân thân gắn với mỗi thành viên trong gia đình: không áp dụng thời hiệu
II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH QHPL HN-GĐ
1. CHỦ THỂ CỦA QHPL
Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là các bên tham gia vào quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ do pháp luật hôn nhân gia đình qui định.
Là khả năng chủ thể được hưởng quyền hoặc thực hiện nghĩa vụ hôn nhân và gia đình theo qui định của pháp luật.
Ví dụ:
Là khả năng của chủ thể bằng hành vi của mình, thực hiện quyền và nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình.
Ví dụ:
CHỦ THỂ
NĂNG LỰC PHÁP LUẬT HN&GĐ
NĂNG LỰC HÀNH VI HN&GĐ
KHÁCH THỂ CỦA QHPL
Khách thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là những lợi ích mà khi tham gia vào quan hệ này các chủ thể hướng tới và mong muốn đạt được.
Đó là những lợi ích nhân thân, lợi ích tài sản và lợi ích hành vi.
NỘI DUNG CỦA QHPL
Nội dung quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là toàn bộ các nghĩa vụ và quyền của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này được các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình qui định.
III. THỰC HIỆN VÀ BẢO VỆ HN-GĐ
CHÚNG TA CÙNG CHIA SẺ …
Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới trong những trường hợp nào?
VỢ CHỒNG CHỊU TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
Theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới trong những trường hợp sau đây:
 a) Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện giữa vợ chồng trong các trường hợp sau:
- Trường hợp xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng;
- Trường hợp vợ chồng kinh doanh chung;
- Trường hợp đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng;
VỢ CHỒNG CHỊU TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
b) Vợ chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ chung đối với tài sản của vợ chồng sau đây:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
VỢ CHỒNG CHỊU TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
IV. CĂN CỨ PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT, PHỤC HỒI QHPL HN-GĐ
IV. CĂN CỨ PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT, PHỤC HỒI QHPL HN-GĐ
Khái niệm
Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt, phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là những sự kiện pháp lý mà khi những sự kiện này xuất hiện thì quan hệ pháp luật hôn nhân và gia có thể phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt
SỰ KIỆN PHÁP LÝ LÀ GÌ?
SỰ KIỆN PHÁP LÝ LÀ GÌ?
SỰ BIẾN PHÁP LÝ
HÀNH VI PHÁP LÝ
PHÂN LOẠI CĂN CỨ
PHÁT SINH
THAY ĐỔI
CHẤM DỨT
PHỤC HỒI
SỰ KIỆN PHÁP LÝ LÀM PHÁT SINH
Là những sự kiện mà khi chúng xuất hiện thì quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phát sinh.
Ví dụ: sự kiện kết hôn làm phát sinh quan hệ giữa vợ và chồng, sự kiện sinh đẻ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con
SỰ KIỆN PHÁP LÝ LÀM THAY ĐỔI
Là những sự kiện mà khi chúng xuất hiện thì quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thay đổi.
Ví dụ: khi có yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn tại Điều 84 là sự kiện làm thay đổi quan hệ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con trước đó.
SỰ KIỆN PHÁP LÝ LÀM CHẤM DỨT
Là những sự kiện mà khi chúng xuất hiện thì quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chấm dứt không còn tồn tại.
Ví dụ: sự kiện ly hôn làm chấm dứt quan hệ vợ chồng, hoặc bên có nghĩa vụ cấp dưỡng chết thì quan hệ cấp dưỡng sẽ chấm dứt,….
SỰ KIỆN PHÁP LÝ LÀM PHỤC HỒI
Là những sự kiện mà khi chúng xuất hiện thì quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phục hồi.
Ví dụ: khi một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết nhưng sau đó trở về mà vợ hoặc chồng của họ chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được phục hồi sau khi họ làm thủ tục xóa quyết định tuyên bố chết của Tòa trước đó theo qui định tại Điều 67.
CHÚNG TA CÙNG CHIA SẺ …
Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như thế nào?
GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ CỦA VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Theo Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì giải quyết hậu quả của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau:
a) Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ CỦA VIỆC NAM, NỮ CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
b) Trong trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta được quy định như thế nào?
Để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, Nhà nước ta cấm thực hiện những hành vi nào?
Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được quy định như thế nào?
Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như thế nào?
CHÚNG TA CÙNG CHIA SẺ …
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài này, chúng ta đã tìm hiểu một số nội dung cơ bản sau
Khái niệm về hôn nhân và các đặc điểm của hôn nhân; khái niệm và các chức năng cơ bản về gia đình;
Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam;
Khái niệm, đặc điểm và các vấn đề liên quan đến quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình;
Các vấn đề pháp lí liên quan đến kết hôn.
CHÚC THÀNH CÔNG
& HẠNH PHÚC
TS. BÙI QUANG XUÂN
LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
nguon VI OLET