Sở gd&đt đăk nông nxb giáo dục việt nam
công ty cp sách giáo dục tại tp.hà nội

TẬP HUẤN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÁC MÔN HỌC Ở BẬC THCS

TS. PHẠM QUỲNH 0925465888
Ths. NGUYỄN HỒNG LIÊN 0979010128



Gia Nghĩa, 26/27 tháng 7 năm 2017

1
GIỚI THIỆU
Lớp tập huấn này giới thiệu phương pháp giáo dục trải nghiệm (experiential education), đây là một phương pháp tiếp cận (approach) chính cho việc học tập lấy học sinh làm trung tâm (student-centred learning) theo định hướng phát triển năng lực.
2
MỤC TIÊU CỦA LỚP TẬP HUẤN
Đánh giá đúng giá trị của phương pháp học qua trải nghiệm lấy học sinh làm trung tâm  
Phân tích các nội dung trong phương pháp học qua trải nghiệm
Xây dựng hướng dẫn cho việc giảng dạy sử dụng phương pháp trải nghiệm (experiential approaches), và
Liên hệ phương pháp học qua trải nghiệm trong các môn học ở trường PTCS với giáo dục định hướng phát triển năng lực.
3
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
Đặc điểm của phương pháp học qua trải nghiệm
Quy trình học qua trải nghiệm
Phân tích quy trình học qua trải nghiệm
Hiểu rõ tầm quan trọng của bước tổng quát hóa/ khái quát hóa (debriefing)
Hoạt động tổng quát
Thực hành vận dụng trong giảng dạy
4
HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Câu hỏi 1: Thầy/ cô hãy kể ngắn gọn một quan trọng trải nghiệm gần đây.
Câu hỏi 2: Thầy/cô đã học được những gì từ trải nghiệm đó?
Câu hỏi 3: Thầy/cô có nghĩ là thầy/cô sẽ nhớ bài học đó lâu không? Tại sao có? Tại sao không?
5
HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
CHÚNG TA HỌC TỪ NHỮNG TRẢI NGHIỆM?
Thực tế cho thấy, chúng ta ngay từ nhỏ đã học qua trải nghiệm và phương pháp này còn theo chúng ta suốt cuộc đời. Ví dụ, một đứa trẻ có thể sợ chạm tay vào bếp lò nếu như trước đó bé đã bị bỏng ngón tay vì chạm vào một chiếc khay vẫn còn nóng.
6
HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
CHÚNG TA HỌC TỪ NHỮNG TRẢI NGHIỆM?
Khi trưởng thành, những trải nghiệm mà chúng ta học được trở nên ít “cụ thể” hơn. Trên thực tế, nhiều trải nghiệm học tập của chúng ta có thể rất trừu tượng, ví dụ như khi lắng nghe một bài giảng hoặc xem một bộ film…. Chúng ta sẽ đề cập đến các loại trải nghiệm này ở phần sau.
Tuy nhiên, điều cốt lõi của việc học đó là sự trải nghiệm một điều gì đó và, quan trọng hơn hết, là sự phân tích/chiêm nghiệm của chúng ta từ những trải nghiệm đó.
7
HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
PHÂN TÍCH/CHIÊM NGHIỆM (REFLECTION)?
Sự phân tích/chiêm nghiệm chính là chìa khóa của việc học qua trải nghiệm, bởi vì nó giúp chúng ta tập trung ý thức, và hướng sự chú ý tới những gì đã học được và qua đó củng cố chúng.
Câu hỏi 4: Theo thầy/cô, tại sao hoạt động này lại bắt đầu với ba câu hỏi trên? Và thầy/cô đã dùng những kĩ năng tư duy nào để trả lời chúng?
Câu hỏi 5: Tính đến thời điểm này, thầy/cô sẽ định nghĩa thế nào là phương pháp học qua trải nghiệm? (Định nghĩa cần bao gồm cả mục đích của phương pháp và những điều mà thầy/cô cho rằng có liên quan)
8
HOẠT ĐỘNG 2: QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Cả lớp cùng tham gia chơi trò chơi “CHUYẾN PICNIC CỦA CHUỘT LÔNG VÀNG”. Trò chơi này được thiết kế để minh họa mối quan hệ giữa trải nghiệm và chiêm nghiệm trong quá trình học qua trải nghiệm.
9
BỐI CẢNH của trò chơi
"CHUỘT LÔNG VÀNG" được một doanh nghiệp đưa vào VIỆT NAM từ nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp da. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, doanh nghiệp này bị thua lỗ, những con chuột này bị thả ra ngoài môi trường, khiến số lượng của chúng đã nhanh chóng tăng đột biến.
10
BỐI CẢNH của trò chơi
"CHUỘT LÔNG VÀNG" là loài phàm ăn, chúng có thể ăn nhiều loại thức ăn nhưng chúng thích nhất là những lá non trên tán. Và thực tế là chúng ăn những chiếc lá này nhanh hơn thời gian cây cần để mọc lại.
Kết quả là cây cối trong rừng trở nên trơ trụi – dấu hiệu của một hệ sinh thái mất cân bằng.
11
Trò chơi
"Chuyến picnic của CHUỘT LÔNG VÀNG"
12
Cách chơi (Lần chơi thứ nhất)
Hai "CHUỘT LÔNG VÀNG" sẽ được thả vào giữa rừng cây, nắm tay nhau và bắt đầu chạy vòng quanh để cố gắng chạm vào những cái cây khác bằng tay còn lại.
Những cây bị chạm vào sẽ "chết" và trở thành "CHUỘT LÔNG VÀNG". Vẫn nắm tay nhau để tạo thành một hàng dài, nhóm "CHUỘT LÔNG VÀNG" này sẽ chạy đến để bắt những cây còn lại.
Lưu ý: Chỉ có hai người ở đầu và cuối hàng mới có thể chạm vào cây.
Khi hàng CHUỘT LÔNG VÀNG trở nên ngày càng lớn hơn và chiếm một khu vực lớn, số lượng cây sẽ giảm cho đến khi không còn cây nào.
13
Phân tích/Xử lí trải nghiệm
Chúng ta cùng thảo luận một số vấn đề sau:
Điều gì sẽ xảy ra nếu CHUỘT LÔNG VÀNG không được kiểm soát?
Làm thế nào để có thể kiểm soát loài thú nhỏ này?
14
Các phương án lựa chọn có thể bao gồm:
Đặt bẫy
Săn bắn
Đặt bả độc
Bao bọc bảo vệ cây.
15
Chơi lại trò chơi bằng những cách sau đây (lần chơi thứ hai)

Cách 1: 1 thầy/cô đóng vai là người đặt bẫy;
* Nếu người đặt bẫy chạm vào CHUỘT, CHUỘT sẽ chết và biến trở lại thành CÂY.
* CHUỘT còn lại vẫn chạm vào “CÂY” nào cây ấy lại thành CHUỘT và tiếp tục nắm tay đi phá hoạ các CÂY khác.
(Trò chơi diễn ra trong 5 phút)
16
Chơi lại trò chơi bằng những cách sau đây (lần chơi thứ hai)
Cách 2: 1 thầy/cô đóng vai là người đặt bả độc; Người đặt bả độc đặt một đĩa nhỏ trong khu vực chơi.
* Nếu CHUỘT dẫm lên hoặc chạy qua cái đĩa đó, CHUỘT sẽ chết và trở lại thành CÂY.
* CHUỘT vẫn tiếp tục chạm vào CÂY để biến CÂY thành CHUỘT, tiếp tục phá hoại CÂY còn lại.
(Trò chơi diễn ra trong 5 phút)

17
Chơi lại trò chơi bằng những cách sau đây (lần chơi thứ hai)

Cách 3: 1 thầy/cô đóng vai là người thợ săn. Người săn bắn sẽ ném một quả bóng nhỏ vào CHUỘT.
* Nếu quả bóng trúng CHUỘT, CHUỘT sẽ chết và trở thành CÂY.
* CHUỘT vẫn tiếp tục chạm vào CÂY, biến CÂY thành CHUỘT phá hoại cây còn lại.
(Trò chơi diễn ra trong 5 phút)
18
Chơi lại trò chơi bằng những cách sau đây (lần chơi thứ hai)

Cách 4: 1 thầy/cô đóng vai là kiểm lâm; Cán bộ kiểm lâm đặt một vòng đeo nhỏ trên cánh tay của người đóng vai cây cối.
* Vòng đeo đó bảo vệ CÂY không bị CHUỘT bắt.
* CHUỘT vẫn tiếp tục phá hoại CÂY không được bảo vệ.
(Trò chơi diễn ra trong 5 phút)
19
Phân tích/Xử lí trải nghiệm
Chúng ta cùng thảo luận một số vấn đề sau:
Những người đặt bẫy, săn bắn, đặt bả độc và cán bộ kiểm lâm đóng vai trò gì?
Họ có mất công sức khi chạy quanh hàng rào khu vực chơi không?
Vai trò [của từng cách trên] đó có cần thiết không?
Tại sao?
Chúng ta phải đối mặt với vấn đề gì từ những loài ngoại lai?
Có những cách nào để bảo vệ rừng một cách hiệu quả cho tương lai?
20
Kết luận qua lần chơi thứ hai bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
Câu hỏi 6: Miêu tả sự tàn phá đối với khu rừng trong suốt trò chơi?
Câu hỏi 7: Trong số những cách mà thầy/cô học được, những cách chơi nào là thành công nhất trong việc giảm mức độ rừng bị phá hoại?
21
HỌC TỪ TRẢI NGHIỆM 2 (LẦN CHƠI THỨ BA)
Hãy chơi lần thứ ba này của trò chơi “Chuyến picnic của CHUỘT LÔNG VÀNG” – (Như lần chơi thứ hai, nhưng cùng lúc sử dụng cả bốn cách): Đánh bả độc; Đặt bẫy; Săn bắn; Treo vòng.
Lần chơi này cần 4 người cùng tham gia.- 5 p

22
Kết luận qua lần chơi thứ BA bằng cách trả lời những câu hỏi sau
Câu hỏi 8: Miêu tả sự tàn phá đối với khu rừng trong lần chơi này.?
Câu hỏi 9: Thầy/cô đã học được những gì sau khi chơi hai phiên bản của trò chơi “Chuyến picnic của CHUỘT LÔNG VÀNG”?
23
Phân tích/Xử lí trải nghiệm
Phân tích/Chiêm nghiệm về trò chơi là một phần rất quan trọng của việc học. Việc phân tich/chiêm nghiệm giúp học sinh xử lí những hoạt động đã trải nghiệm và khái quát hóa chúng.
Hai câu hỏi tiếp theo sẽ hướng thầy/cô suy ngẫm về trò chơi "Chuyến picnic CHUỘT LÔNG VÀNG" theo hai cách:
Giá trị của trò chơi với vai trò là một hoạt động học tập cho học sinh
Giá trị của trò chơi với vai trò là một phương pháp dạy học.
24
Phân tích/Xử lí trải nghiệm
Câu hỏi 10: Nếu học sinh vừa được thầy/ cô cho trải nghiệm qua trò chơi "Chuyến Picnic của CHUỘT LÔNG VÀNG" thì các em có thể học được những kiến thức như thế nào? Tại sao?


25
Phân tích/Xử lí trải nghiệm

Chẳng hạn như: (gợi ý)
Những tác động có thể xảy ra như thế nào khi du nhập một loài mới vào một hệ sinh thái nào đó?
Những nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái có tác động như thế nào?
Những phương pháp/cách tiếp cận hiệu quả nào để duy trì bền vững tương lai của hệ sinh thái?
Câu 10 xác định giá trị của trò chơi với vai trò là một hoạt động học tập cho học sinh
26
Phân tích/Xử lí trải nghiệm
Câu hỏi 11: Dựa vào trải nghiệm của thầy/cô trong trò chơi, hãy nêu ra những điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp học qua trải nghiệm so với những phương pháp đặt giáo viên làm trung tâm? (Giá trị của trò chơi với vai trò là một phương pháp dạy học)
Câu hỏi 12: Thầy/cô hãy tổng kết, chiêm nghiệm được những gì kinh nghiệm sau khi chơi và học từ "Chuyến Picnic của CHUỘT LÔNG VÀNG” ?
27
Phân tích/Xử lí trải nghiệm
Câu hỏi 13: Sử dụng định nghĩa dưới đây để xác định các yếu tố chính của phương pháp học qua trải nghiệm.
Học tập qua trải nghiệm là một quá trình phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ dựa trên những suy nghĩ có ý thức về trải nghiệm đó. Vì vậy, phương pháp này bao gồm những trải nghiệm cá nhân mang tính trực tiếp và chủ động, kết hợp với sự phân tích/chiêm nghiệm và phản hồi.
Học tập qua trải nghiệm về bản chất mang tính chất cá nhân và có tính hiệu quả, tác động cả tới tình cảm và cảm xúc cũng như nâng cao kiến thức và kĩ năng.
28
Phân tích/Xử lí trải nghiệm
Câu hỏi 14: Định nghĩa đó có khác, định nghĩa ban đầu của thầy/ cô không? Hãy tự chỉnh sửa lại định nghĩa ban đầu của thầy/cô về phương pháp học qua trải nghiệm (câu hỏi 5) sao cho bao hàm các yếu tố trên.
Câu hỏi 15: Thầy/cô có thể sử dụng trò chơi này trong lớp, trường minh như thế nào? Ví dụ: sự du nhập của Ốc bươu vàng, Tôm hùm đỏ, Rùa tai đỏ, Gián đất TQ, Sâu róm TQ… ở địa phương thầy/ cô
29
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Học qua trải nghiệm thường được coi như là một quy trình học tập, trong đó hai bước đầu tiên là trải nghiệm và phân tích/chiêm nghiệm.
1. Khái niệm “Trải nghiệm” dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo một số ý nghĩa sau:
Trải nghiệm là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy;
30
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà HS nhận được bên ngoài các cơ sở giáo dục: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường…
Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể.
31
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Phương pháp học qua trải nghiệm còn rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy phản biện (critical thinking), giải quyết vấn đề (problem solving) và ra quyết định (decision making) trong những hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp này cũng tạo ra những cơ hội để các HS khái quát (debrief) và củng cố lại những ý tưởng và kĩ năng của mình thông qua việc phản hồi (feedback), phân tích/chiêm nghiệm (reflection), cũng như vận dụng (application) những ý tưởng và kĩ năng đã tiếp thu trong những tình huống mới.
32
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
* Nếu xem xét thuật ngữ trải nghiệm qua khái niệm “thực hành” (practice), nghĩa là, xem xét nó trong quá trình đào tạo, cũng như kết quả của nó, thì theo nghĩa rộng, trải nghiệm được hiểu là sự thực hành trong quá trình đào tạo và giáo dục. Phân định sự khác biệt giữa trải nghiệm và thực hành, thì trải nghiệm mang hàm nghĩa rộng hơn thực hành vì nó đóng một vai trò là nền tảng của tri thức và là tiêu chí để nhận biết sự thật, nhận biết tính đúng/sai.


33
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Thực hành (practice, practicum), thực tập (tập làm, learning by doing); trải nghiệm (experiencing) đều là những phương thức học tập gắn với thực tiễn, là những phương thức học tập hiệu quả. Tuy nhiên, việc học trong 3 dạng hoạt động này không hoàn toàn giống nhau, mặc dù liên quan đến nhau.



34
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
35
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Ý tưởng về quy trình học qua trải nghiệm do những nhà giáo dục lỗi lạc như Jean Piaget, John Dewey và David Kolb đưa ra.
Quy trình học qua trải nghiệm gồm có 4 giai đoạn:
Trải nghiệm – KINH NGHIỆM CỤ THỂ
Tham gia vào trải nghiệm một tình huống cụ thể nào đó và theo dõi những ảnh hưởng của nó. Đó là những kinh nghiệm cụ thể của bản thân hoặc của người khác.


36
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Xử lí trải nghiệm/chiêm nghiệm – QUAN SÁT, PHẢN CHIẾU
Tìm hiểu những điều ta đã làm, đã suy nghĩ và cảm nhận được trong khi trải nghiệm.
Tổng quát hóa/khái quát hoá – KHÁI NIỆM TRỪU TƯỢNG
Hiểu những quy tắc chung (được gọi là sự tổng quát hóa) đằng sau mối quan hệ giữa hành động và những tác động của nó.
37
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Vận dụng – THỬ NGHIỆM TÍCH CỰC
Ứng dụng những quy tắc, nguyên lý, định lý… chung vừa được tổng quát/khái quát trong tình huống mới.
4 giai đoạn trong quy trình học qua trải nghiệm được miêu tả bằng sơ đồ sau:

38
KháI QUáT TRI THỨC






39
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
2. Các loại trải nghiệm
Người ta phân biệt các trải nghiệm khác nhau như trải nghiệm vật chất, trí truệ, tình cảm, tinh thần, gián tiếp và mô phỏng.

40
TRẢI NGHIỆM
Trải nghiệm vật chất (Physical Experiences)
Trải nghiệm tinh thần (Mental Experiences)
Trải nghiệm xúc cảm (Emotional Experiences)
Trải nghiệm tâm thần (Spiritual Experiences)
Trải nghiệm xã hội (Social Experiences)
Trải nghiệm mô phỏng (Virtual and Simulation Experiences)
Trải nghiệm chủ quan (Subjective Experiences)
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
* Trải nghiệm vật chất (Physical Experiences)
Trải nghiệm vật chất xảy ra bất cứ khi nào đối tượng hay môi trường thay đổi. Nói cách khác, trải nghiệm vật chất liên quan đến những trải nghiệm có thể quan sát được. Nó là hình thức bên ngoài của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng. Triết lí “trăm nghe không bằng một thấy” hay “Đi một đàng học một sàng khôn” theo chúng tôi là đề cao trải nghiệm của con người và có thể xếp vào loại Trải nghiệm vật chất..
* Trải nghiệm tinh thần (Mental Experiences)
Trải nghiệm tinh thần liên quan đến các khía cạnh trí tuệ và ý thức, là sự kết hợp giữa tư duy, nhận thức, trí nhớ, cảm xúc, ý chí và tưởng tượng.






41
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Trải nghiệm tinh thần bao gồm cả các quá trình nhận thức vô thức. Trải nghiệm này thường được sử dụng trong việc học tập các môn học (đặc biệt là các môn khoa học) hoặc việc học được một khái niệm nào đó không có chủ định (Ví dụ như làm nhiều một dạng bài toán nào đó rồi tự dưng phát hiện ra nguyên lí chung của việc giải những bài toán này).
Có thể nói, trải nghiệm tinh thần là hình thức bên trong của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng.
* Trải nghiệm xúc cảm (Emotional Experiences)
Trải nghiệm tình cảm được diễn ra khi yêu hay kết bạn. Yêu là trải nghiệm tình cảm. Khái niệm trải nghiệm tình cảm cũng xuất hiện trong khái niệm đồng cảm.
Theo chúng tôi, học các môn học thuộc các lĩnh vực giáo dục nghệ thuật, giáo dục đạo đức, lối sống, trẻ cần được trải nghiệm tình cảm thì hiệu quả mới tốt.








HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
* Trải nghiệm tâm thần (Spiritual Experiences)
Trải nghiệm tâm thần diễn ra khi có sự cố như sốt cao, viêm màng não, thiếu ngủ, thiếu ô xy, rối loạn tâm thần, tai nạn chấn thương… Con người cũng có thể có được trải nghiệm như vậy bằng cách thôi miên, thiền, thần chú, yoga… hoặc một số trải nghiệm tâm thần có được bằng cách uống thuốc, uống rượu, chích thuốc phiện…
* Trải nghiệm xã hội (Social Experiences)
Lớn lên, sinh sống trong xã hội, con người hình thành trải nghiệm xã hội. Trải nghiệm xã hội cho con người kĩ năng và thói quen cần thiết để sống trong xã hội của mình, chia sẻ kinh nghiệm, hình thành các chuẩn mực, phong tục, truyền thống, giá trị, vai trò xã hội, biểu tượng và ngôn ngữ.
Trong học tập, việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động thực tế tại nhà máy, trang trại, câu lạc bộ, hoạt động trao đổi, thảo luận… giúp trẻ có trải nghiệm xã hội, hình thành nhân cách. Hoạt động này mang tính chất thuần tuý người, đặc trưng cho phạm trù người. Lúc này, hoạt động của cá nhân không còn là của riêng một cá nhân, mà là của một cộng đồng người, trong một thời điểm xác định.
 








HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
* Trải nghiệm mô phỏng (Virtual and Simulation Experiences)
Sử dụng máy tính cũng có thể giúp con người có trải nghiệm. Đóng vai cũng giúp ta trải nghiệm. Sử dụng trò chơi video cũng giúp trải nghiệm, trải nghiệm có tính chất  mô phỏng cuộc sống thực.
Loại trải nghiệm này thể hiện phương thức trải nghiệm, còn nội dung trải nghiệm là các tình huống giả định với cuộc sống thực nhằm giúp trẻ giải quyết các vấn đề đặt ra.
* Trải nghiệm chủ quan (Subjective Experiences)
Trải nghiệm chủ quan liên quan đến trạng thái, cảm nhận chủ quan của người nào đó về hiện thực, một hiện thực mà dựa trên sự tương tác của cá nhân người đó với môi trường. Trải nghiệm chủ quan dựa vào năng lực của cá nhân để xử lí tình huống trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân từng học sinh.
 
 








HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Thuật ngữ “experience” là động từ thì mang nghĩa “trải nghiệm”, là danh từ thì mang nghĩa “kinh nghiệm”. Kinh nghiệm có được có hai loại: Kinh nghiệm nói lên bản chất của sự vật, hiện tượng hoặc kinh nghiệm chỉ miêu tả được những dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Quá trình diễn ra trải nghiệm có thể cho sản phẩm chắc chắn hay không, có chiếm lĩnh được đối tượng hay không phụ thuộc vào quá trình trải nghiệm. Có thể có trải nghiệm theo phương pháp mày mò, thử và sai. Có thể có trải nghiệm chủ động, mục đích rõ ràng và có các thao tác cụ thể đi đến mục đích, từ thao tác vật chất đến thao tác mô hình hóa, bằng lời nói và cụ thể hóa. Có thể có những trải nghiệm bị động mà sau khi trải nghiệm con người mới rút ra được bài học cho mình. Theo chúng tôi, Trải nghiệm chủ động có thể tương đồng với khái niệm Hoạt động.








HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
1.3. Khái niệm “sáng tạo”
Thông thường, sáng tạo được chia thành các lĩnh vực: trí tuệ, nghệ thuật , thủ công, ứng dụng … Các hoạt động sáng tạo trí tuệ được chia thành hoạt động tìm kiếm và hoạt động nghiên cứu. Các yếu tố của hoạt động sáng tạo xuất hiện trong các vấn đề khác nhau, ở các mức độ khác nhau. Hoạt động sáng tạo đặc điểm của như sau:
Có năng lực vận dụng những kiến thức đã biết để ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có.
Có năng lực nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự.
Có khả năng độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng.
Có năng lực tìm kiếm và phân tích các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó.
Có khả năng độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế.








HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Có khả năng kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề.
* Những dấu hiệu sang tạo được xác định dựa trên những hoạt động sau đây của học sinh:
Học sinh sử dụng thiết bị đã được học hoặc thực hiện chúng với các tương tác khác (cấu trúc lại, kết hợp với các thiết bị khác);
Sử dụng các vật liệu trực quan như một yếu tố bài tập, hoặc thực hiện chúng với các tương tác khác (phân tích, thay đổi trong tư duy), mà không làm thay đổi cách tiếp nhận.
Sự sáng tạo có thể giáo dục được, nhưng phải theo một cách khác với con đường truyền tải kiến thức và hình thành kỹ năng.
Có được kiến thức và kĩ năng, con người mới có thể sáng tạo. Tuy nhiên, dù có được lượng kiến thức và kỹ năng đã được quy chuẩn thì cũng không thể đảm bảo sự phát triển khả năng sáng tạo của con người được. 









  
3. Đặc điểm của học qua trải nghiệm
3.1. Học tập được tiếp nhận tốt nhất trong quá trình, không phải ở kết quả
- Học tập là một quá trình mà khái niệm được rút ra, chỉnh sửa một cách liên tục thông qua kinh nghiệm. Không bao giờ chỉnh sửa ý tưởng và thói quen là kết quả kinh nghiệm không được thích nghi.
- Mục tiêu của giáo dục là thúc đẩy quá trình thắc mắc và kỹ năng trong quá trình tìm kiếm tri thức, không phải để nhớ bản thân tri thức: “tri thức là quá trình, không phải là sản phẩm”.
- Tri thức chỉ có thể có thông qua phát minh và tái phát minh, thông qua làm việc chăm chỉ, kiên nhẫn, liên tục và gợi mở hi vọng con người chiếm lĩnh thế giới, với thế giới và với nhau. (Friere, 1974:58).










HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
  
3.2. Học tập là quá trình liên lục khởi nguồn từ kinh nghiệm
- Tri thức được tiếp nhận và thử nghiệm liên tục qua kinh nghiệm của người học. Học là quá trình liên tục trên nền tảng kinh nghiệm. Tất cả học tập là quá trình học lại.
3.3. Quá trình học tập đòi hỏi giải pháp cho những mâu thuẫn (xung đột) về sự thích nghi của các phương thức đối lập biện chứng với thế giới
Học tập là kết quả của sự giải quyết các mâu thuẫn (xung đột) giữa kinh nghiệm rời rạc và các khái niệm trừu tượng, và mâu thuẫn giữa quan sát và hành động. Nói cách khác, là giải quyết xung đột giữa mô hình lý thuyết với cuộc sống thực tiễn.









HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
  
3.4. Học tập trải nghiệm là quá trình thích ứng với thế giới
2.5. Học tập trải nghiệm bao gồm các tương tác giữa Con người và Môi trường
2.6. Học tập trải nghiệm là quá trình làm ra tri thức
Học tập là quá trình kiến tạo ra tri thức, nó là kết quả của sự chuyển hóa giữa kiến thức xã hội và kiến ​​thức cá nhân.








HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
Câu hỏi 16: Phân tích/Chiêm nghiệm lại trò chơi "Chuyến picnic của CHUỘT LÔNG VÀNG" và xác định thầy/cô đã làm gì trong mỗi giai đoạn của quy trình học qua trải nghiệm đó?
Câu hỏi 17: Thầy/ cô có thể đưa ra một số hướng dẫn để giúp việc học của học sinh trong từng giai đoạn của 4 giai đoạn trên được không?










HƯỚNG DẪN HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
1. Trải nghiệm
Tổ chức hoạt động và đưa ra các hướng dẫn rõ ràng
Trao đổi rõ ràng mọi rủi ro
Tạo một môi trường an toàn về cả thể chất và tinh thần cho học sinh
Trả lời các câu hỏi, thắc mắc trước và trong khi diễn ra hoạt động
Di chuyển quanh lớp học để chủ động hướng dẫn học sinh, cùng hợp tác với các em và tạo điều kiện để các em tự định hướng khi học.
HƯỚNG DẪN HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
2. Phân tích/Xử lí trải nghiệm
Thầy/cô tạo cần chắc chắn tạo ra sự tương tác giữa người học với người học, người học với nội dung bài học, người học với người hướng dẫn và người hướng dẫn với nội dung bài học. Hãy nghĩ những câu hỏi có thể đưa ra
Quan sát những phản ứng và hành động của các em học sinh trong quá trình trải nghiệm
Cho học sinh thời gian tự phân tích/chiêm nghiệm lại trong khi diễn ra hoạt động.
HƯỚNG DẪN HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
3. Tổng quát hoá/Khái quát hóa
Yêu cầu từng học sinh miêu tả những điều đã trải nghiệm và phân tích những ý nghĩa của các trải nghiệm đó cho bản thân các em
Đưa ra phản hồi, đánh giá một cách tích cực và cởi mở
Yêu cầu học sinh nêu lên những điều mà các em quan tâm hơn là nói với chúng những điều thầy/cô mong đợi.
HƯỚNG DẪN HỌC QUA TRẢI NGHIỆM
4. Vận dụng
Yêu cầu học sinh nêu những cách thức áp dụng những điều vừa mới học
Hướng dẫn các em xác định bất kỳ thay đổi hành vi nào mà các em có thể làm sau hoạt động trải nghiệm này
Tạo thêm những cơ hội để các em có thể áp dụng hoặc bàn luận những điều các em học được với những người khác.
Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm
HOẠT ĐỘNG 4: HIỂU ĐƯỢC TẦM QUAN TRỌNG CỦA BƯỚC TỔNG QUÁT HÓA/KHÁI QUÁT HÓA (DEBRIEFING)
Phân tích/Chiêm nghiệm là một phần của quá trình tổng quát/khái quát (debriefing). Tổng quát/ khái quát là tên gọi dùng để chỉ những hoạt động giáo viên sẽ làm trên lớp học nhằm giúp học sinh phân tích thông tin và tổng quát hóa những kinh nghiệm từ những trải nghiệm của các em.
Tổng quát hóa/ khái quát hóa là một bước quan trọng của phương pháp học qua trải nghiệm vì nó giúp các em học sinh:
Học thông qua sự phân tích/chiêm nghiệm về những việc các em đã làm;
Đúc kết những quan điểm, lý thuyết, định lý, quy luật… và sự khái quát của các em về chủ đề được học thông qua quá trình phân tích/chiêm nghiệm với sự hướng dẫn của giáo viên, và
Áp dụng những điều các em vừa học vào những tình huống mới.









TỔNG QUÁT TỪ TRÒ CHƠI "CHUYẾN PICNIC CỦA CHUỘT LÔNG VÀNG"
Câu hỏi 15 trên của thầy/cô là bước đầu của giai đoạn tổng kết trong việc sử dụng phương pháp học tập qua trải nghiệm làm phương pháp dạy học. Câu hỏi đó yêu cầu thầy/cô nghĩ ra một tình huống dạy học mà có thể sử dụng trò chơi "Chuyến pinic của CHUỘT LÔNG VÀNG".
Nhắc lại Câu hỏi 15: Thầy/cô có thể sử dụng trò chơi "Chuyến picnic của CHUỘT LÔNG VÀNG" trong lớp học như thế nào? Loài ngoại lai nào sẽ phù hợp hơn đối với môi trường của địa phương thầy/cô? Ví dụ: Ốc bươu vàng, Tôm hùm đỏ, Rùa tai đỏ, Gián đất TQ, Sâu róm TQ…
TỔNG QUÁT TỪ TRÒ CHƠI "CHUYẾN PICNIC CỦA CHUỘT LÔNG VÀNG"
Câu hỏi 18: Độ tuổi nào và môn học nào phù hợp để chơi trò "Chuyến picnic của CHUỘT LÔNG VÀNG"?
Câu hỏi 19: Thầy/cô sẽ đặt câu hỏi gì cho học sinh để giúp các em suy nghĩ về những điều đã học từ trò chơi "Chuyến pinic của CHUỘT LÔNG VÀNG", hoặc một ví dụ thầy/cô biên soạn lại từ trò chơi này?
TỔNG KẾT TỪ TRÒ CHƠI "CHUYẾN PICNIC CỦA CHUỘT LÔNG VÀNG"
Gợi ý: chẳng hạn các câu hỏi như
1. Có bất kỳ loại thiên địch nào khác ở địa phương gây ra vấn đề tương tự không?
2. Có bất kỳ cách nào mà các em có thể đóng góp để giải quyết vấn đề này không?
3. Có thể làm gì để giảm bớt vấn đề này?
TỔNG QUÁT TỪ TRÒ CHƠI "CHUYẾN PICNIC CỦA CHUỘT LÔNG VÀNG"
Câu hỏi 20: Thầy/cô sẽ làm thế nào để giúp học sinh khái quát hóa những điều các em học từ trò chơi "Chuyến pinic của CHUỘT LÔNG VÀNG", hoặc một ví dụ thầy/cô biên soạn lại từ trò chơi này?
TỔNG QUÁT TỪ TRÒ CHƠI "CHUYẾN PICNIC CỦA CHUỘT LÔNG VÀNG"


Gợi ý: Chẳng hạn các câu hỏi như:
Em đã học được gì về môi trường từ hoạt động này?
2. Em có biết những loài khác ở nước ta?
3. Những loài này đến từ đâu và tại sao?
TỔNG QUÁT TỪ TRÒ CHƠI "CHUYẾN PICNIC CỦA CHUỘT LÔNG VÀNG"
Câu hỏi 21: Thầy/cô sẽ làm thế nào để giúp học sinh vận dụng những kiến thức từ trò chơi "Chuyến picnic của CHUỘT LÔNG VÀNG" hoặc một ví dụ thầy/cô biên soạn lại từ trò chơi này vào các chủ đề khác? Thầy/cô có thể dùng phương pháp dạy học nào?
TỔNG QUÁT TỪ TRÒ CHƠI "CHUYẾN PICNIC CỦA CHUỘT LÔNG VÀNG"
Gợi ý: Chẳng hạn các câu hỏi như:
1. Chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn những điều này xảy ra lần nữa?
2. Một số chủ đề vận dụng kiến thức môn học chúng ta sẽ đề cập ở phần sau.
Vận dụng
Câu 22. Thầy/cô đã từng tổ chức hoạt động sáng tạo cho (HĐTNST) học sinh ở lớp/ trường mình chưa? Cách thức tổ chức như thế nào?
Câu 23. Vậy, các hoạt động đó là hoạt thực hành hay hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp hay HĐTNST?
Câu 24. Thầy/cô sẽ tổ chức HĐTNST trong môn học của mình như thế nào?
65
Vận dụng
  
NHIỆM VỤ 1. Thầy cô hãy nghiên cứu và báo cáo về các chủ đề TNST trong bộ sách Bộ sách Hoạt động TNST trong các môn học lớp 6, 7, 8, 9, trình bày trên giấy A0:
- Nội dung các chủ đề từng lớp
- Cấu trúc mỗi chủ đề
Thời gian: 30 phút
Yêu cầu:
Mỗi nhóm cử một đại diện lên báo cáo;
Mỗi báo cáo không quá 5 phút.











Vận dụng
NHIỆM VỤ 2. Thầy/ cô hãy chia nhóm, thực hành theo các bước đã được hướng dẫn trong từng chủ đề trong bộ sách Hoạt động TNST trong các môn học lớp 6, 7, 8, 9.
Thời gian: 60 phút, sau đó các nhóm báo cáo kết quả.
Yêu cầu:
Mỗi nhóm cử một đại diện lên báo cáo.
Trong báo cáo gồm:
Phân công nhiệm vụ của từng người trong nhóm;
Quá trình thực hiện (Gồm các bước? Thất bại? Thành công? Có sự giải thích cho thất bại hay thành công đó.)
Trưng bày sản phầm chung của cả nhóm
67
Vận dụng
CHIA THÀNH 9 NHÓM, MỖI NHÓM 10 NGƯỜI
BÊN TAY TRÁI LÀ CÁC NHÓM MÔN TỰ NHIÊN: TOÁN, LÝ, HÓA, SINH, TIN
BÊN TAY PHẢI LÀ NHÓM CÁC MỘ XÃ HỘI: VĂN, SỬ, ĐỊA, CÔNG DÂN
RIÊNG NGOẠI NGỮ (ANH VĂN) NGỒI RIÊNG THÀNH MỘT NHÓM
Pass wifi: HEADMASTER@123
68
HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TỔNG quát
Câu hỏi 25: Thầy/cô có thể sử dụng phương pháp học qua trải nghiệm như thế nào trong công việc giảng dạy môn học của thầy/cô?
Câu hỏi 26: Thầy/cô hãy chỉ ra một số kĩ năng mà thầy/cô có được sẽ hữu ích cho việc giảng dạy áp dụng phương pháp học qua trải nghiệm này?
Câu hỏi 27: Thầy/cô hãy chỉ ra một số kĩ năng mà thầy/cô thấy mình cần nâng cao hơn nữa để có thể sử dụng phương pháp học qua trải nghiệm một cách hiệu quả?






HOẠT ĐỘNG 5: HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT
Câu hỏi 28: Phương pháp học tập qua trải nghiệm có liên quan như thế nào đến giáo dục theo định hướng phát triển năng lực?
Câu hỏi 29: Phương pháp học tập qua trải nghiệm có những đóng góp nổi bật nào với giáo dục theo định hướng phát triển năng lực?




HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
71
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY?
72
73
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO?
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
74
Giáo viên tổ chức, đặt mục tiêu cho các hoạt động và đánh giá kết quả học tập, hoạt động
Việc đánh hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ yếu thông qua quan sát hành vi, thái độ và sản phẩm học tập của học sinh
Công văn 4325 Bộ GD&ĐT
Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh, đánh giá qua
+ Hoạt động trên lớp;
+ Hồ sơ học tập, vở học tập;
+ Học sinh báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm;
+ Bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
ĐÂU LÀ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY?
75
ĐỊNH HƯỚNG hđTNST GẮN VỚI BỐI CẢNH ĐỊA PHƯƠNG HỌC SINH, NHÀ TRƯỜNG, CƠ SỞ
Theo công văn 791 của Bộ GD&ĐT: Chương trình nhà trường gắn với phát triển nghề nghiệp, gắn với định hướng nghề nghiệp, kĩ năng sống của học sinh
Xây dựng các chủ đề dạy học liên môn với nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để bổ sung vào kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường
Gắn với nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong các trường trung học
Chỉ thị số 3031 năm 2016 Bộ GD&ĐT
Gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương
Gắn với ngành nghề tiêu biểu của địa phương, nghề truyền thống của gia đình
Gắn với văn hóa, đời sống, xã hội và đặc điểm truyền thống của địa phương
Công văn số 4325 năm 2016 Bộ GD&ĐT
Các sở/phòng GD&ĐT tăng cường giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ
Tăng cường thời lượng cho các hoạt động phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với đối tượng học sinh
Đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
76
Công văn số 1290 năm 2016 Bộ GD&ĐT về hoạt động NCKH cho HS
Công văn 5555 năm 2014 về xây dựng chủ đề dạy học
CHÚNG TA ĐÃ CÓ GÌ CHO HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÁC MÔN HỌC?
77
KHỐI LỚP 6
78
KHỐI LỚP 7
79
KHỐI LỚP 8
80
KHỐI LỚP 9
81
82
THỜI LƯỢNG, KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH?
83
chân thành CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE
THẢO LUẬN VỀ

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG
84
NỘI DUNG THẢO LUẬN
2. Thực tiễn HĐTNST trong nhà trường hiện nay là như thế nào?
3. Kế hoạch tổ chức, kế hoạch dạy học, chương trình HĐTNST như thế nào?
4. Sở/Phòng/Trường/Tổ bộ môn đã chỉ đạo việc tổ chức HĐTNST như thế nào?
5. Những khó khăn và vướng mắc gì trong tổ chức thực hiện HĐTNST trong nhà trường THCS?
1. Hoạt động TNST là gì? Khác gì với HĐNGLL? Khác gì với hoạt động thực hành thí nghiệm?
THẢO LUẬN VỀ
THỰC TIỄN, KHÓ KHĂN, ĐÁNH GIÁ, TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TRONG CÁC MÔN HỌC
1. Cấu trúc chủ đề?
2. Phù hợp với môn học?
3. Phù hợp với chương trình nhà trường?
4. Kế hoạch tổ chức dạy học trong nhà trường có bị ảnh hưởng?
5. Giáo án, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch tổ chuyên môn đối với giáo viên, tổ chuyên môn?
6. Đổi mới phương pháp dạy – học, kiểm tra, đánh giá học sinh?
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN
87
88
CÁC CÂU HỎI THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
89
CAM KẾT HỖ TRỢ VÀ THỰC HIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CÁC MÔN HỌC
90
VÌ:
+ Nó là phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực
+ Học sinh là trung tâm
+ Học qua làm, qua sự trải nghiệm của bản thân học sinh
+ Bồi dưỡng, phát huy năng lực sáng tạo của học sinh
+ Phát triển toàn diện năng lực của học sinh
+ Phù hợp với thực tiễn địa phương, gắn với định hướng nghề nghiệp
+ Phù hợp với chương trình nhà trường
+ Không phát sinh nhân sự, kinh phí tổ chức thực hiện
+ Đảm bảo mục tiêu môn học, mục tiêu giáo dục phổ thông
+….
91
Hỗ trợ và trao đổi theo địa chỉ
Điện thoại liên hệ ban tổ chức:
Nguyễn Quang Huy: 0983513868
Hà Sỹ Tuyển: 0913587156
Chuyên môn
Trải Nghiệm Sáng Tạo
Tưởng Duy Hải: 0912717893
Phạm Quỳnh: 0945968686
Mỹ Thuật
Nguyễn Thị Nhung: 0902118812
Nguyễn Tuấn Cường: 098993696
Địa chỉ:
Email: sachdoimoi@gmail.com
Facebook: Trải nghiệm sáng tạo THCS
https://www.facebook.com/sach.doimoi
nguon VI OLET