Chào mừng các bạn và cô đến với buổi sinh hoạt chủ nhiệm tháng 12
*thả tim*
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2016


Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 12
Thanh niên với sự nghiệp 
xây dựng và bảo vệ tổ quốc


Phần 1: Thanh niên cần làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Thanh niên cần làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? 
Ra sức học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật
Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng phát triển các năng lực 
Có ý thức rèn luyện sức khoẻ, tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, lao động sản xuất để góp phần xây dựng tổ quốc.

Luyện tập quân sự, tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường và nơi tham gia cư trú. 
Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình thực hiện nghĩa vụ quân sự
Phần 2 Lịch sử Việt Nam
Việt nam thời bắc thuộc
Nhà Hán
 Một cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ , tiếp theo sau đó là các quận Cửu Chân, Nhật Nam,Hợp Phố và các địa phương khác của vùng Lĩnh Nam (mà theo cổ sử Việt ghi nhận là có tất cả 65 thành trì) hưởng ứng trong năm 40. Sau đó nhà Hán phái tướng Mã Viện sang đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Sau ba năm giành độc lập, cuộc khởi nghĩa bị tướng Mã Viện đàn áp. Do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên Hai Bà Trưng không đủ sức chống cự lại quân do Mã Viện chỉ huy. Hai Bà Trưng đã tự vẫn trên dòng sông 
Giành độc lập ngắn ngủi sau nhà Hán
Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc kế tiếp khác như Đông Ngô, nhà Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương lần lượt thay nhau đô hộ Việt Nam, người Việt cũng đã nhiều lần nổi dậy chống lại sự cai trị của ngoại bang, tuy nhiên tất cả đều không thành công cho mục tiêu giành độc lập.
Các cuộc nổi dậy tiêu biểu như khởi nghĩa anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh vào thời thuộc Đông Ngô. Cuộc nổi dậy của anh em Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến  từ năm 468 TCN đến 485 TCN.
Năm 541, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, . Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước Vạn Xuân. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571 một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm cho đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602.
Nhà đường
Kế tiếp nhà Tùy, nhà Đường đô hộ Việt Nam gần 300 năm.
Trong thời kỳ thuộc nhà Đường, đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa chống bắc thuộc của người Việt như khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến, khởi nghĩa Mai Hắc Đế, khởi nghĩa Phùng Hưng và khởi nghĩa Dương Thanh từ cuối thế kỷ 7 đến thế kỷ 9.
Cuối thế kỷ 9 nhà Đường bị suy yếu trầm trọng sau cuộc nổi loạn của Hoàng Sào và các chiến tranh quân phiệt tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, năm 905, một hào trưởng địa phương người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm giữ thủ phủ Đại La, bắt đầu thời kỳ tự chủ của người Việt.
Thời phong kiến độc lập


Xây dựng đất nước


Năm 905, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt nhân khi nhà Đường suy yếu, đặt nền móng cho nền độc lập của Việt Nam.
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng trước quânNam Hán.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh xưng đế, lập nên nhà Đinh (968-980) và đặt tên nước là Đại Cồ Việt.
Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập nên nhà Tiền Lê (980-1009) Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập nên nhà Lý (1009-1225).
Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên thành Đại Việt.
 Nhà Trần (1226-1400),Nhà Hồ (1400-1407), Nhà Lê sơ (1428-1527), 
Nhà Mạc (1527-1592), Nhà Lê trung hưng (1533-1789), nhà Tây Sơn (1778-1802).

Tên nước qua các thời kỳ


Thời Hồng Bàng


Văn Lang: Thời Hùng Vương
Âu Lạc: Thời An Dương Vương
Thời Bắc thuộc

 Nam Việt: thời nhà Triệu
Giao Chỉ bộ: Bắc thuộc thời Hán,
 Giao Châu: Bắc thuộc từ thời Đông Ngô đến thời Đường,
Vạn Xuân: Giai đoạn độc lập ngắn dưới thời nhà Tiền Lý năm (542-602)
An Nam đô hộ phủ: Bắc thuộc thời Đường (618-866)
Tĩnh Hải quân: tiếp tục trong thời thuộc Đường qua thời Tự chủ tới hết thời nhà Ngô (866-967)
Thời phong kiến độc lập

Đại Cồ Việt: thời Nhà Đinh-nhà Tiền Lê và đầu thời Nhà Lý từ 968-1054
Đại Việt: thời Nhà Lý-Nhà Trần, từ 1054-1400
Đại Ngu: thời Nhà Hồ, từ 1400-1407
Đại Việt: thời Nhà Hậu Lê-Nhà Tây Sơn và 3 năm đầu thời nhà Nguyễn, từ 1428-1804
Việt Nam: thời Nhà Nguyễn, từ năm 1804-1839
Đại Nam: thời Nhà Nguyễn, từ năm 1839-1945
Giai đoạn từ năm 1945 đến nay

Đế quốc Việt Nam: tháng 4 năm 1945 - tháng 8 năm 1945 dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: từ 2 tháng 9 năm 1945 đến 2 tháng 7 năm 1976
Quốc gia Việt Nam dựng lên từ 1949 đến 1955 với quốc trưởng Bả Đại bởi chính quyền Pháp
Việt Nam Cộng hòa: tồn tại với danh nghĩa kế tục Quốc gia Việt Nam từ 1955 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại miền Nam
Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam sau là Cộng hoà Miền Nam Việt Nam: từ 8 tháng 6 năm 1960 đến 2 tháng 7 năm 1976
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: từ ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến nay.
cảm ơn các bạn và cô đã lắng nghe
nguon VI OLET