Ch�o mừNG CáC THầY CÔ GIáO ĐếN Dự Giờ
Ngữ Văn LớP 10a6

Giáo viên thực hiện:Chảo Thị Tâm
Tổ: Ngữ văn
Trường THPT Hùng An





Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Em hãy đọc thuộc lòng đoạn trích "Nỗi thương mình" và nêu giá trị về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích ?






Đáp án:
-Nội dung:Qua đoạn trích ta thấy được nhân cách, phẩm chất cao đẹp của Kiều.
-Nghệ thuật: Nghệ thuật đối xứng, điệp từ, câu hỏi tu từ, nhịp thơ, độc thoại nội tâm.

CHÍ KHÍ ANH HÙNG
(Trích Truyện Kiều)
-NGUYỄN DU-
TIếT 85
I. GIƠI� THIỆU CHUNG
1/ Vị trí đoạn trích :
Từ câu 2213 đến 2230 của Truyện Kiều.
Bị bán vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp Từ Hải. Hai người tâm đầu ý hợp. Từ Hải bỏ tiền ra chuộc Kiều về làm vợ. Đoạn trích nói về việc Từ Hải dứt áo ra đi lập sự nghiệp anh hùng.
? Đây là đoạn do Nguyễn Du sáng tạo, không có trong Kim Vân Kiều truyện.
3/ Bố cục
Chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: 4 câu đầu (Từ Hải ra đi vì sự nghiệp lớn)
-Đoạn 2: 12 câu tiếp (lời đối thoại của Kiều và Từ Hải)
-Đoạn 3 : 2 câu cuối ( hình ảnh Từ Hải lúc ra đi)
II. ĐỌC - HIỂU
"Trông vời trời bể mênh mông"? Không gian ước lệ nâng tầm vóc vũ trụ của Từ Hải.
- Cảnh tiễn biệt :
Kiều xin đi theo, Từ ngồi trên mình ngựa nói những lời tiễn biệt.
? Từ Hải đã ở tư thế sẵn sàng lên đường, mạnh mẽ, dứt khoát.
So sánh cảnh tiễn biệt khác trong Truyện Kiều
- Lời Từ Hải nói với Kiều thể hiện rõ tính cách của nhân vật anh hùng này :
Khuynh hướng lí tưởng hoá nhân vậ�t.
Thể hiện qua :
- Cách dùng từ ngữ đậm chất ước lệ : trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường .
Hình ảnh chia tay nhanh, dứt khoát : thoắt, thẳng dong, dứt áo ra đi .
? Nguyễn Du đã gửi gắm lí tưởng anh hùng của mình vào nhân vật Từ Hải. Đó là ước mơ lãng mạn của đời ông , cũng là của những con người bị áp bức trong xã hội xưa.
III. TỔNG KẾT
Người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về các phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả.
LUYỆN TẬP
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du qua các đoạn trích đã học

- Trực tiếp thể hiện trước các tình huống.
- Diễn biến tâm lí tự nhiên có qui luật, phù hợp tình huống.
- Trạng thái tâm lí mang tính cá thể rất rõ.
Tiết 85- Hướng dẫn đọc thêm
Thề nguyền
(Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)


1.Em hãy nêu nhận xét dụng ý nghệ thuật của từ “vội, xăm xăm, băng” trong hai câu đầu?
- Vội, xăm xăm, băng:
-> tính từ + từ láy + động từ + Nhịp thơ ngắn gấp gáp.
-> Sự khẩn trương vội vã của nàng trong hành động táo bạo, đột xuất.

- Câu nói của Kiều:
+ Khoảng vắng đêm trường: biểu hiện của không gian và thời gian tâm lí .
+ Vì hoa nên …: vì tình yêu mãnh liệt nên Kiều phải chủ động sang nhà Kim Trọng
+ Lời thanh minh và dự cảm chẳng lành vì tương lai đen tối.
- Lí do:
+ Hiện thực: Kiều và Kim Trọng đến với nhau bằng tình yêu tự nhiên, nhất kiến chung tình.
+ Tâm linh: Kiều bị ám ảnh bởi định mệnh dành cho kẻ tài sắc.
HS thảo luận nhóm nhỏ
2.Em có nhận xét gì về hành động của Kiều? Hành động ấy có giá trị như thế nào trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ?
Nguyễn Du nhấn mạnh sự chủ động của Kiều, bất chấp sự hà khắc của luân lí, của dư luận, thể hiện ước mơ về tình yêu tự do – cái nhìn vượt thời đại.
Cảnh thề nguyền diễn ra trong
không gian và thời gian như thế nào?
Em có nhận xét gì về không gian này?
Không gian hư ảo, thiêng liêng. Không gian đêm ấy, thời khắc ấy như vượt qua những hữu hạn của thế giới thực tại để trở thành vĩnh cửu trong tâm khảm của hai người.
- Tác giả sử dụng ngôn ngữ như thế nào? Có tác dụng gì?
- Ngôn ngữ kể chuyện
- Ngôn ngữ miêu tả
- Ngôn ngữ nhân vật
=> ta có thể hình dung ra trước mắt khung cảnh và không khí huyền ảo, trang nghiêm của đêm thề nguyền vàng đá ấy, dường như tác giả là người chứng kiến trân trọng, nâng niu và chia sẻ niềm hạnh phúc ấy.
Thuý Kiều - Thuý Vân

3. Liên hệ với trích đoạn “Trao duyên” để chỉ ra tính lô gíc nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều?
Đêm thề nguyền thần tiên và thiêng liêng ấy đã để lại ấn tượng không bao giờ phai nhạt trong Kiều. Vì vậy khi “trao duyên” cho em, Kiều đã nhiều lần gợi lại hồi ức về đêm thề nguyền ấy: chén thề, bức tờ mây, phím đàn với mảnh hương nguyền . Đối với Kiều lời thề ấy rất thiêng liêng và ghi khắc suốt đời nên khi “phụ bạc” lời thề dù lí do bất khả kháng - Kiều luôn cảm thấy dày vò, day dứt. Với Kiều, tình yêu là thuỷ chung, sâu sắc, mãnh liệt và duy nhất.
Đoạn trích thể hiện rõ nét quan niệm của Thuý Kiều đối với tình yêu và hôn nhân. Đó là tình yêu và hôn nhân vượt ra ngoài khuôn khổ, khắt khe của giáo lí phong kiến đương thời. Nguyễn Du đã gửi gắm quan điểm tiến bộ của mình vào nhân vật Thuý Kiều mà ông hết lòng yêu mến. Đây là nét mới rất tiến bộ trong cách nhìn nhận tình yêu đôi lứa của Nguyễn Du, thể hiện ước mơ về tình yêu tự do.







Hướng dẫn học tập ở nhà
-Học thuộc lòng hai đoạn trích đã học.
-Nắm bắt được giá trị về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn trích.
-Đọc và soạn bài làm văn: Lập luận trong văn nghị luận.
Chân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các thầy cô giáo và các em học sinh
*****Xin chào và hẹn gặp lại*****
nguon VI OLET