KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ

Họ và tên giáo viên : Mai Thị Hoa
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Lịch sử
Tổ chuyên môn: KHXH – NN
Trường: THPT Hồng Quang
“TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ
TẠI TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG”
NỘI DUNG
Hiện nay bỏ học là hiện tượng nan giải nhất là các trường miền núi
Để giữ vững danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia, trường THPT Hồng Quang đã đưa ra nhiều biện pháp để duy trì sĩ số. Tuy nhiên tỉ lệ học sinh có giảm song vẫn còn cao: đến giữa HK II đã có 10 hs bỏ học, có lớp bỏ tới 3 hs như 11A4, 10A2 ...
Để có một lớp học vừa tốt về học tập, đạo đức vừa duy trì tốt sĩ số trong cả một năm học là rất khó khăn vì mỗi em có một tính cách riêng, hoàn cảnh riêng.
Tăng cường công tác duy trì sĩ số tại trường THPT Hồng Quang
Góp phần giảm tỉ lệ hs bỏ học trong nhà trường -> giữ vững danh hiệu Trường THPT Hồng Quang chuẩn Quốc gia
Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước, giảm thiểu các tai tệ nạn xã hội.
Nhằm duy trì tốt sĩ số tại lớp chủ nhiệm (11A4, nay là 12A4). Tạo không khí vui vẻ, sự thân thiện giữa thầy và trò, sự chủ động, sẵn sàng học tập ở hs.
“TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ
TẠI TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG”
1. Tìm hiểu hs lớp chủ nhiệm
2. Giải pháp kiềm chế học sinh bỏ học (quan trọng nhất)
3. Quản lí lớp chủ nhiệm
Đối với các em nhận thức chậm
Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn
Đối với gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa
Đối với học sinh ham chơi, hay trốn học
“TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DUY TRÌ SĨ SỐ
TẠI TRƯỜNG THPT HỒNG QUANG”
Ngay từ khi nhận lớp chủ nhiệm, tôi cho học sinh làm lý lịch ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp cha mẹ, hoàn cảnh sinh sống của gia đình, thu nhập của các thành viên trong gia đình, công việc thường ngày của các em ở nhà, sở thích, sở trường, số điện thoại của cá nhân, số điện thoại của phụ huynh …..
Tôi còn thường xuyên trao đổi với GVCN năm học trước để nắm bắt thêm điểm mạnh, điểm yếu, tính cách của mỗi em.
Tìm hiểu qua hồ sơ, học bạ để biết được kết quả học tập, hạnh kiểm và thành tích nổi bật của mỗi em.
1. Tìm hiểu hs lớp chủ nhiệm
Từ đó có giải pháp phân luồng học sinh theo nhóm như: nhóm học sinh chậm tiến hay trốn học, nhóm học sinh có gia đình khó khăn, nhóm học sinh ham chơi …
2.1. Đối với các em nhận thức chậm
Tìm ra sự tiến bộ của các em để tuyên dương trước lớp, khích lệ tinh thần, lần sau tiếp tục cố gắng.
2. Giải pháp kiềm chế học sinh bỏ học (quan trọng nhất)
Xây dựng đôi bạn cùng tiến, bạn giỏi kèm bạn yếu ...
Ngoài việc nhà trường tổ chức dạy học phụ đạo cho học sinh trung bình, yếu, tôi còn nhờ giáo viên bộ môn đặc biệt quan tâm đến những học sinh này, cầm tay chỉ việc từng bước. Như cô giáo Nguyễn Thị Lan Huệ ....
Trao đổi với gia đình về tình hình học tập và sự tiến bộ của học sinh.
KQ nhiều HS có sự tiến bộ vượt bậc và chuyên cần hơn: Phùng Kim Niên, Đặng Việt Đôn, Triệu Văn Đồn đạt HSTT HK I lớp 12.
2.2. Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn
Giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, hoạn nạn như trích quỹ lớp hay vận động quyên góp mua cặp sách, mua đôi giày, hay bộ quần áo, miễn quỹ lớp, … Vật chất không đáng kể nhưng sức mạnh tinh thần rất lớn, không để hs nghèo bị lạc lõng, chán nản mà bỏ học.
2. Giải pháp kiềm chế học sinh bỏ học (quan trọng nhất)
Ngoài hoạt động của Hội chữ thập đỏ nhà trường, GVCN kết hợp với chi hội phụ huynh lớp và cán bộ lớp đến thăm, thông báo và hướng dẫn cụ thể chế độ của nhà nước …
Như Đặng Việt Đôn ….
2.3. Đối với học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa
Trường hợp để con ở nhà với ông bà (như hs Trương Hải Anh) hay để con tự sống một mình (như Giáp Thị Thu Hảo), lại thuộc diện không được hưởng chế độ an sinh, dễ xảy ra tình trạng con lười học, bị rủ rê sa ngã vào tệ nạn xã hội thì GVCN phải luôn quan tâm, tâm sự với học sinh, chia sẻ những gì học sinh còn gặp khó khăn, phải liên hệ với phụ huynh để cùng giáo dục học sinh.
2. Giải pháp kiềm chế học sinh bỏ học (quan trọng nhất)
Trường hợp bố mẹ bắt con nghỉ học để đi làm cùng, GVCN tìm cách khuyên can, đồng thời báo với BGH để kết hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, ngăn chặn.
Kết quả hai học sinh này đều là học sinh tiến tiến, đạo đức tốt, chuyên cần đạt gần như 100% kể cả trong giờ học phụ đạo.
2.4. Đối với học sinh ham chơi hay trốn học
Phối hợp với Đoàn trường tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh để thu hút học sinh “học mà chơi, chơi mà học” như câu lạc bộ bóng chuyền, nghệ thuật vẽ tranh, hát cho nhau nghe...
2. Giải pháp kiềm chế học sinh bỏ học (quan trọng nhất)
Lập danh bạ số điện thoại của hs và phụ huynh dán tại lớp. Nếu học sinh nào đi muộn hay trốn học thì giáo viên cần gọi ngay cho phụ huynh.
Những học sinh ham chơi cũng có tâm sự riêng, có mong muốn tương lai, cũng gặp những khó khăn trong cuộc sống ... nên GVCN vừa nghiêm khắc vừa phải nắm bắt tâm lí chia sẻ với học sinh. Nếu tháo gỡ được khó khăn nào đó thì học sinh sẽ rất tin thầy cô và sẽ học tập tiến bộ hơn.
Cập nhật thường xuyên số ngày nghỉ thông báo cho hs và gia đình về những hệ luỵ của việc nghỉ học nhiều. Tuyệt đối không để hs nghỉ quá số buổi quy định mới biết. VD hs Phùng Kim Niên nghiện game, Triệu Tuấn Anh nghiện bi- a, nhiều lần đi chơi qua đêm không về nhà ... Nay đã đi học đều hơn.
3. Công tác quản lí lớp chủ nhiệm
Có sơ đồ lớp kèm danh bạ điện thoại của học sinh và phụ huynh để giáo viên bộ môn tiện theo dõi và trực tiếp liên lạc.
Đội ngũ cán bộ lớp là cánh tay đắc lực của GVCN, theo dõi sát sao nhất những hành vi của các bạn trong lớp, cần phát huy hiệu quả hoạt động của cán bộ lớp.
GVCN thường xuyên lên lớp đầu giờ nhắc nhở, quán xuyến lớp. Xử lí ngay những học sinh vi phạm nề nếp, nhất là đi học muộn, thái độ không tốt.
Thông báo kết quả học lực, hạnh kiểm cũng như số buổi nghỉ học giữa kì, cuối kì, cuối năm cho học sinh và phụ huynh biết để cố gắng hơn.
Lập nhóm zalo, fabook để thông báo những việc đột xuất.
Cách thức thực hiện
+ Bám sát kế hoạch của nhà trường và kế hoạch chủ nhiệm đã xây dựng từ đầu năm.
+ Nắm vững Luật giáo dục, quyền và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm cũng như quyền và nhiệm vụ của học sinh.
+ Bám sát nội quy, quy định của nhà trường.
+ Thực hiện đồng thời các biện pháp và thực hiện thường xuyên, linh hoạt, khéo léo trong việc giải quyết các tình huống, nhất là phải phù hợp từng đối tượng hs.
Điều kiện thực hiện
+ Về cơ sở vật chất: cơ bản nhà trường đã đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt tập thể.
+ Ban giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường đã quan tâm tạo mọi điều kiện để dạy và học tốt, giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm khi gặp tình huống khó giải quyết.
Tính mới, sự khác biệt của biện pháp
Sự phát hiện kịp thời những biểu hiện muốn bỏ học của học sinh, để có những biện pháp kiềm chế trước khi học sinh có ý định bỏ học, chứ không phải đợi học sinh bỏ rồi mới đi vận động.
III. Khả năng áp dụng của biện pháp
Biện pháp có thể áp dụng rộng rãi ở các lớp trong nhà trường, cả lớp đại trà và lớp chọn.
Không chỉ áp dụng ở cấp THPT mà có thể áp dụng với công tác chủ nhiệm ở cấp THCS và tiểu học ở trong địa bàn tỉnh Yên Bái.
IV. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng biện pháp
Giáo viên biết vận dụng và kết hợp tốt nhiều phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh (trung bình, yếu) tạo hứng thú học tập của học sinh, các em đều thể hiện sự cố gắng vươn lên trong học tập.
Với những biện pháp nêu trên trong quá trình thực hiện công tác chống lưu ban, bỏ học, lớp chủ nhiệm (11A4 nay là 12A4) đã có nhiều chuyển biến tốt, sĩ số tiếp tục giữ vững. Tỷ lệ chuyên cần lớp theo chiều hướng tiến bộ.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
nguon VI OLET