CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

Thời gian: Từ ngày 06 / 10 đến ngày 31/ 11 / 2014

 

I.MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

1. Phát triển thể chất:

  - Hình thành ý thức và một số kỹ năng giữ gìn đồ dùng đồ chơi của trong gia đình sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp.

- Ăn uống hợp lý và đúng giờ.

- Tập luyện và giữ gìn sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.

2. Phát triển nhận thức:

  - Trẻ hiểu được mối qua hệ và công việc của mỗi thành viên trong cuộc sống giađình.

 - Biết được trong gia đình có những ai, sở thích của từng người trong gia đình.

- Trẻ hiểu về nhu cầu gia đình (Nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu giải trí, quan tâm lẫn nhau.)

- Trẻ nhận biết một số quy tắc đơn giản của gia đình.

3. Phát triển ngôn ngữ:

  - Trẻ biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn của mình bằng ngôn ngữ, nhu cầu của mình.

  - Biết lắng nghe và trả lời câu hỏi.

  - Bước đầu hình thành kỹ năng giao tiếp, chào hỏi phù hợp với chuẩn mực văn hóa gia đình.

4. Phát triển thẩm mỹ:

- Trẻ thích hát, thích nghe nhạc, nghe hát, vận động theo nhạc các bài hát có nội dung về gia đình.

- Trẻ biết yêu cái đẹp, biết vệ sinh ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng.

- biết tạo ra các sản phẩm: Vẽ, năn dán theo nội dung chủ đề.

- Biết ăn mặc gọn gàng.

- Biết nói năng lễ phép.

- Cảm nhận được vể đẹp trong cử chỉ lời nói.

5. Phát triển tình cảm xã hội:

- Trẻ có ý thức tôn trọng và giúp đỡ  các thành viên trong gia đình.

- Nhận biết cảm xúc của người khác, biểu lộ cảm xúc của bản thân với các thành viên trong gia đình.

- Hình thành một số kỹ năng ứng xử, tôn trọng theo truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

II .NỘI  DUNG GIÁO DỤC

1.Tuần 1 :Gia đình và những người thân của bé. 

- Biết tên các thành viên trong gia đình: Bố, mẹ, anh chị em...

- Biết một vài đặc điểm nổi bật, sở thích của từng thành viên gia đình.

- Công việc của các thành viên trong gia đình.

- Tình cảm của những người thân trong gia đình với nhau: yêu thương, kính trọng, giúp đỡ, nhường nhịn, chia sẻ, động viên, ...

-  Những ngày kỷ niệm của gia đình.

- Những thay đổi trong gia đình: người chuyến đên, người sinh ra, người mất đi

2.Ngôi nhà gia đình bé

- Biết địa chỉ gia đình.

- Nhà là nơi để các thành viên trong một gia đình cùng hội tụ về nghỉ ngơi, trò truyện sau một ngày làm việc và học tập vất vả.

- Nhà là nơi  mọi người thân trong gia đình cùng chung sống hòa thuận, yêu thương, đùm bọc nhau. Tất cả cùng nhau ở, dọn dẹp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ.

- Có nhiều kiểu nhà khác nhau: nhà xây, nhà gỗ, nhà 1 tầng, 2- 3 tầng, ...

- Người ta dùng nhiều vật liệu khác nhau để làm nhà.

- Những người thợ xây, kỹ sư, thợ mộc…là những người làm lên ngôi nhà thân yêu.

3.Một số đồ dùng trong gia đình

- Đồ dùng gia đình ( tên gọi, đặc điểm, màu sắc, chất liệu, công dụng, ... )

- Cách sử dụng và giữ gìn đồ dùng khi sử dụng.

- Phương tiện đi lại của gia đình.

- Biết những đồ dùnh gì mình có thể làm được và những đồ dùng gì cần phải có sự giúp đỡ của người lớn.

4. Nhu cầu của gia đình

- Các loại thực phẩm cần thiết giành cho gia đình.

- Biết một số món ăn và dinh dưỡng của nó đối với cơ thể.

- Biết những nhu cầu cần thiết của gia đình ( ăn, uống, ngủ, giải trí...)

- Sử dụng tiết kiệm và ăn uống hợp lý các món ăn.

- Cần ăn uống hợp vệ sinh.

- Cách giữ gìn quần áo sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Biết bản thân có những nhu cầu gì?

III.HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

  1. Phát triển thể chất

-         PTVĐ

  + Đi trong đường hẹp.

  + Chạy theo đường zíc zắc.

   + Bật nhảy tách - khép chân.

   + Ném xa bằng 2 tay.

 - Trò chơi: tự chọn.

2. Phát triển nhận thức

     - PTNT

+ So sánh Cao hơn - Thấp hơn (So sánh chiều cao của 2 đối tượng)

+ So sánh chiều cao 3 đối tượng. Sắp xếp thứ tự nhiều cao.

+ Nhận biết; So sánh độ dài 2 đối tượng.

+ Xếp tương úng 1 - 1, ghép đôi. Nhận biết chữ số 1. 

 - KPKH:

+ Gia đình và những người thân của bé.

+ Nhà của bé.

+ 1 số đồ dùng trong gia đình.

+ Trò chuyện về bữa ăn trong gia đình.

  1. Phát triển ngôn ngữ

   - Nghe.

- Các từ chỉ tên gọi, đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm.

- Nghe các bản nhạc khác nhau về gia đình.

- Nói.

- Trả lời các câu hỏi : Khi nào? Để làm gì? Thế nào?

- Biết thể hiện nhu cầu, cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ.

- Văn học:

+ Thơ: Mẹ và cô; Em yêu nhà em; Thăm nhà bà.

+ Truyện: Gấu con chia quà. Tích chu

3.Phát triển thẩm mĩ

-         TH

+ Trang trí khăn mặt của bé

+Tô màu tranh  người thân trong gia đình.

+ Vẽ ngôi nhà. Dán ngôi nhà. Nặn cái bát.

   - Âm nhạc:

+ Dạy hát: Múa cho mẹ xem; Nhà của tôi; Đôi dép; Cả nhà thương nhau.

+ Nghe hát: Ru em; Bàn tay mẹ; Cho con; Chỉ có một trên đời, ...

+ Trò chơi: Tự chọn

- Ca dao: Cái cò đi đón cơn mưa; Công cha như núi thái sơn, ...

4.Phát triển  TCXH

- Tình cảm của những người thân với bé.

- Tình cảm của bé với gia đình.

- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

IV. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

1 . Chuẩn bị, đồ dùng , đồ chơi ,học liệu:

Trang trí lớp theo chủ đề ‚“Gia đình”

- Các loại tranh ảnh về cảnh sinh hoạt gia đình: Ăn uống, vui chơi, làm việc.

- Giấy,  bút sáp màu, hồ, keo, các loại đồ dùng, đồ chơi.

- Các loại thực phẩm chế biến trong gia đình.

- Tranh về các loại thực phẩm.

- Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chủ đề.

- Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề.

- Các bài thơ, bài hát về chủ đề.

- Giấy vẽ, bút màu cho trẻ

2.PH Phụ huynh:

- Nói cho trẻ biết tên, sử thích, công việc của các thành viên trong gia đình.

- Dạy trẻ cách xưng hô ứng sử, nói đủ câu, đủ từ phù hợp với các thành viên trong gia đình.  

- Chăm sóc, tuyên truyền về kiến thức dinh dưỡng sức khỏe cho các bậc phụ huynh

- Trao đổi về cách dạy trẻ mặc quần áo phù hợp, đúng mùa.

- Cho trẻ mang ảnh của trẻ và gia đình đến lớp.

 

KẾ HOẠCH TUẦN 1: GIA ĐÌNH & NHỮNG NGƯỜI THÂN CỦA BÉ.

Từ ngày 06 / 10  đến ngày 10/ 10/ 2014

 

Hoạt động

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

 

 

Đón trẻ

 

- Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở đưa trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề Gia đình.

- Hướng dẫn trẻ vào các nhóm chơi và chơi tự chọn.

- Điểm danh trẻ vắng mặt để báo ăn.

- TDS: Trẻ tập với các động tác thể dục.

 

Hoạt động

chủ đích

* KPKH

- Gia đình và những người thân của bé.

 

* PTTC

- Đi trong đường hẹp.

.

* PTNT

- So sánh Cao hơn - Thấp hơn (So sánh chiều cao của 2 đối tượng)

* PTNN

- Thơ: Mẹ và cô.

* PTTM

- Hát + múa: Múa cho mẹ xem.

- NH: Bàn tay mẹ.

- TC: Đoán tên bạn hát?

 

Hoạt động ngoài trời

 

- Tham quan nhà bếp, đồ dùng gia đình, thực phẩm gia đình, ...

- Quan sát vườn hoa, vườn rau, cây xanh trong vườn trường.

- TC: Về đúng nhà, nhảy vào nhảy ra, chồng nụ chồng hoa, Bánh xe quay, lắc vòng, gieo hạt, tung bắt bóng, .....

- Chơi tự chọn, chơi với thiết bị, đồ chơi ngoài trời.

- Nhặt lá vàng, vệ sinh sân trường, nhặt lá xâu hoa, ...

 

Hoạt động góc

 

 

 

 

Vệsinh ăn trưa nhủ trưa

Góc phân vai: Nấu ăn – Bán hàng.

Góc XD: Xây ngôi nhà của bé.

Góc TH: Vẽ tô màu tranh về gia đình.

Góc sách: Đọc truyện xem tranh về gia đình.

Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây

 

 

 

-Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Rèn cho trẻ ngủ đúng giờ.

- Trẻ ngủ dậy, cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng và chuẩn bị vận động nhẹ ăn quà chiều

 

Hoạt động chiều

* PTTM

Tô màu tranh người thân trong gia đình

 Làm quen truyện: Gấu con chia quà, Tích chu, khi mẹ vắng nhà, cây khế..

- Nghe kể, xem băng đĩa các câu truyện có nội dung theo chủ đề.

- Làm album ảnh để cho trẻ tự giới thiệu về gia đình mình.

- Biểu diễn văn nghệ, đọc thơ diễn cảm, ca dao - đồng dao.

- Ôn luyện củng cố các trò chơi cũ và tập luyện các trò chơi mới.

- Ôn luyện các hoạt động có chủ đích, các vận động.

- Nêu gương - bình cờ. Vệ sinh - trả trẻ.


…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

SOẠN CHUNG CHO CẢ TUẦN

 

Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh.

1. Đón trẻ.

- Cô đón trẻ vào lớp với thái độ niềm nở, vui vẻ.

- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Hướng dẫn trẻ vào nhóm chơi, ổn định lớp, chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày.

2. Trò chuyện.

- Cô gợi ý cho trẻ trò chuyện về chủ đề bản thân.

- Quan sát tình trạng sức khoẻ của trẻ để có biện pháp xử lí kịp thời.

3. Chơi tự do.

- Cho trẻ tự chọn hoạt động chơi mình thích dưới sự quan sát của cô.

4. Điểm danh.

- Cô điểm danh số trẻ có mặt.

- Ghi tên những trẻ vắng mặt để tìm hiểu lí do vắng.

Thể dục sáng.

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ tập đúng và đều các động tác theo cô và các bạn.

- Rèn cho trẻ có kỹ năng vận động, sự mạnh dạn tự tin khi đứng trước nhiều người.

- Giáo dục: trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh.

II. Chuẩn bị.

- Sân tập sạch sẽ.

- Cô và trẻ gọn gàng.

- Nơ và hoa tay cho trẻ.

III. Tổ chức hạt động.

1. Hoạt động 1. Khởi động.

- Cho trẻ xếp và đi theo hàng.

- Tạo thành vòng tròn. Kết hợp các kiểu đi ,chạy sen kẽ nhau: Đi thường - Đi bằng gót chân - Đi thường - Đi bằng mũi chân - Đi thường - Chạy chậm - Chay nhanh - Chạy chậm - Đi thường - Về ga.

- Cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang.

2. Hoạt động 2: Trọng động.

- Để cho cơ thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn sảng khoái bước vào một ngày học tập chúng ta cùng nhau luyện tập thể dục nhé.

- Cho trẻ tập giống cô.

 

+ Hô Hấp: Thổi nơ  ( 4l )

+ Tay : Co và duỗi tay, bắt chéo hai tay trước ngực  ( 2l x 8n)

+ Chân : Đứng lên - ngồi xổm ( 3l x 8n )

+ Bụng - lườn: Quay sang trái sang phải kết hợp, tay chống hông. (2l x 8n )                         

+ Bật : Bật về phía trước ( 3l x 8n )

-> Cô và trẻ cùng tập, trong quả trình trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai.

3. Hoạt động 3: Trò chơi hồi tĩnh.

- Trò chơi: Gieo hạt, con muỗi, ...

- Tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần.

- Cô bao quát động viên trẻ.

4. Hoạt động 4: Kết thúc.

- Cô nhận xét giờ học .

- Cho trẻ vào lớp.

Hoạt động góc

1.Góc PV: Nấu ăn - Bán hàng

* Yêu cầu:

  - Trẻ biết đóng vai các thành viên trong gia đình; Biết cách xưng hô giữa các thành viên, ông bà, bố mẹ. Biết xưng hô với người bán hàng.

* Chuẩn bị

Các đồ dùng dụng cụ phục vụ nấu ăn, các loại hoa quả, bánh kẹo.

* Tiến hành:

- Cô giới thiệu góc chơi rồi cho trẻ về góc chơi.

+ Trẻ nhận vai chơi và phân chia vai chơi.

+ Cho trẻ tự trò chuyên, tự đàm thoại về nội dung sự việc.

+ Cô đến hỏi trẻ về các vai trẻ đóng và đã làm được những công việc gì.

2. Góc XD: Xây ngôi nhà của bé.

* Yêu cầu:

Trẻ xây dựng được nhà cấp 4( nhà ngói), nhà tầng, nhà mái bằng.

* Chuẩn bị:

- Các khối gỗ, cầu, trụ, vuông, chữ nhật, tam giác, cây cỏ hoa lá, đồ dùng gia đình.

* Tiến hành:

Cho trẻ về góc tự thoả thuận vai chơi của mình.

- Trẻ xem tranh và nhận xét về các kiểu nhà và bắt trước xếp thành những ngôi nhà đó.

Cô đến hỏi trẻ và gợi ý cho trẻ xây dựng được nhiều kiểu nhà.

Hỏi trẻ tên ngôi nhà mà trẻ đã xây dựng được.

3. Góc TH: Vẽ, tô màu tranh về gia đình.

* Yêu cầu:

Trẻ biết chon bút màu để tô bức tranh về gia dình.

* Chuẩn bị:

Giấy màu, bút.

* Tiến hành:

- Cô kể cho trẻ nghe hoặc hỏi trẻ về sinh hoạt hàng ngày của gia đình trẻ (lúc ăn cơm, lúc đi chơi, lúc làm việc, lúc tụ họp)

 - Cho trẻ về góc nhớ lại và tưởng tượng thành 1 gia đình để vẽ, tô màu cho phù hợp.

- Cô hỏi trẻ về nội dung bức tranh.

4. Góc sách: Đọc truyện xem tranh về gia đình.

* Yêu cầu:

Trẻ xem và hiểu, biết nội dung câu truyện, bức tranh đó.

* Chuẩn bị:

Truyện tranh ảnh về gia đình.

* Tiến hành

Cho trẻ về góc tự xem tranh và nói lên cảm nhận suy nghĩ của mình về những bức tranh, câu chuyện đó.

* LƯU Ý: Khi trẻ thực hiện chơi ở các góc cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi ngoan, đoàn kết, dàn xếp để trẻ chơi ở các góc cố số lượng trẻ hợp lý.

- Cuối buổi chơi cô gợi ý để trẻ nhận xét các góc chơi, rút kinh nghiệm giờ chơi sau.

- Cô và trẻ thu dọn, cất đồ chơi vào nơi quy địnhthu dọn đồ dùng đồ chơi rồi ra chơi.

Thứ hai, ngày 06 tháng 10 năm 2014.

 

A. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

 

KPKH : GIA ĐÌNH & NHỮNG NGƯỜI THÂN CỦA BÉ

 

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết được địa chỉ, nơi ở của gia đình.

- Biết trong gia đình có những ai và công việc của những người trong gia đình (Tên, nghề nghiệp, công việc ở nhà, sở thích...).                

- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ và ghi nhớ có chủ định.

- Ôn kỹ năng chọn và tô màu tranh, đếm, Hát bài hát trong chủ đề,

- Giáo dục trẻ yêu quý mội người trong gia đình, biết giúp đỡ bố mẹ, ...

II. Chuẩn bị.

- Cô: Tranh gia đình, que chỉ.

- Trẻ: tranh tô màu, sáp màu.

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức

- Cô và trẻ hát bài: Cả nhà thương nhau.

? Cô và chúng mình vừa hát bài gì.

? Bài hát nói về gì.

? Gia đình trong bài hát có những ai.

-> Củng cô và giới thiệu bài: Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về gia đình của bé

2. Hoạt động 2: Trò chuyện với trẻ về gia đình.

a) Quan sát tranh và đàm thoại:

* Tranh gia đình bạn Hùng.

+ Cho trẻ chơi trò chơi: Cốn cô - Cô treo tranh.

+ Cho trẻ quan sát và nhận xét tranh

? Cô có tranh vẽ gì.

? Gia đình nhà bạn Hùng có bao nhiêu người.

? Đó là những ai.

? Bố (mẹ, chị, ...) bạn Hùng làm công việc gì.

+ Cho Hùng giới thiệu địa chỉ, nơi ở của gia đình, công việc của từng người trong gia đình mình.

-> Củng cố nội dung tranh.

? Bố mẹ bạn Hùng có mấy người con.

-> Củng cố: Gia đình bạn Hùng có 2 người con đó là chị của Hùng và Hùng.

*  Tranh gia đình bạn Hồng Ngọc.

? Cô có tranh vẽ gia đình bạn nào.

? Trong bức tranh có những ai.

? Gia đình nhà bạn có bao nhiêu người.

-> Cô củng cố, cho trẻ đếm số người trong gia đình.

+ Cô gợi ý và cùng trẻ nhận xét về địa chỉ, nơi ở của gia đình, trang phục, công việc của những người trong tranh.

+ Cho bạn Hồng Ngọc lên và cô gợi ý để trẻ giới thiệu công việc của những người trong nhà mình.

=> Cô củng cố lại nội dung bức tranh.

b) Tìm hiểu về gia đình lớn và gia đình nhỏ.

- Cô cho trẻ xem 2 bức tranh về gia đình: Gia đình bạn Hùng và bạn Phượng Anh.

? Hai bức tranh có gì khác nhau.

- Cô gợi ý và củng cố.

=> Cô cho trẻ biết gia đình  chỉ có bố mẹ và con cái gọi là gia đình nhỏ, gia đình có ông bà, bố mẹ, con cái là gia đình có nhiều người gọi là gia đình lớn.

+ Các gia đình có 1- 2 con gọi là gia đình ít con, gia đình có từ 3 con trở lên gọi là gia đình nhiều con.

c) Cho 1 số trẻ kể về gia đình của trẻ:

? Nơi ở, trong gia đình nhà con có những ai.

? Công việc của từng người như thế nào.

? Gia đình con là gia đình đông con hay ít con.

? Hàng ngày ai đưa con đến lớp, đón con về nhà.

? Ông bà, bố mẹ có thương yêu, chăm sóc chúng mình không.

? Các con có yêu bố mẹ, ông bà không.

? Các con đã làm gì để thể hiện tình yêu thương của mình với mọi người trong nhà.

=> Cô gợi ý trẻ kể và củng cố, giáo dục: Trong gia đình có rất nhiều người,mọi người trong gia đình yêu thương và giúp đỡ nhau. Bố mẹ là người làm những công việc nặng nhọc vất vả để nuôi các con, bố mẹ rất yêu thương các con vì thế các con phải ngoan ngoan nghe lời bố mẹ, chăm ngoan học giỏi

d) Luyện tập: Tô màu người thân trong gia đình.

- Cô phát tranh và hướng dẫn trẻ nhận xét nội dung tranh.

- Gợi ý trẻ chọn màu để tô từng phần của bức tranh.

- Trẻ thực hiện, cô bao quát lớp.

3. Hoạt động 3.

- Nhận xét sản phẩm của trẻ. Nhắc nhở, khen trẻ.

- Cho trẻ thu dọn đồ dùng ra chơi.

 

- Hát to và rõ ràng.

- Trò chuyện cùng cô.

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- Quan sát tranh và nhận xét theo hướng dẫn của cô.

 

 

 

 

- Trẻ tự giới thiệu.

 

 

 

- Lắng nghe nhận xét.

- Trẻ đếm cùng cô.

- Chú ý nghe nhận xét.

 

- Quan sát và nhận xét tranh.

 

 

 

- Trẻ đếm số người trong bức tranh.

 

- Trẻ giới thiệu theo hướng dẫn của cô.

 

- Trẻ lên giới thiệu.

 

 

- Quan sát và nhận xét.

 

 

 

- Lắng nghe cô củng cố.

 

 

- 2 - 3 trẻ kể về gia đình của mình theo gợi ý của cô.

 

 

 

 

- Trả lời theo suy nghĩ.

 

 

- Có ạ!

- Có ạ!

 

- 3 - 4 trẻ trả lời.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- Nhận xét tranh.

 

 

- Tô tranh

 

 

 

- Lắng nghe cô nhận xét.

- Cất đồ dùng và ra chơi.

 

C. Hoạt động ngoài trời.

              Quan sát có mục đích: Một gia đình ở gần trường.

              Trò chơi vận động: Tung bắt bóng.

              Chơi theo ý thích: Chơi tự do.

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết vị trí của gia đình đó, biết một vài đặc điểm của gia đình đó và những đồ dùng trong gia đình.

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ,phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ của trẻ.

- Trẻ yêu quý gia đình và biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

II. Chuẩn bị.

- Liên hệ mượn địa điểm quan sát.

- Bóng nhựa, trang phục cô và trẻ gọn gàng.

- Hột hạt, rổ đựng, phấn, que, ...

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định

- Cho trẻ đến địa điểm quan sát, trẻ đứng xung quanh cô.

? Đây là nhà ai.

- Củng cố và giới thiệu nội dung quan sát.

2. Hoạt động 2:  Quan sát

- Cho trẻ quan sát và gợi ý trẻ nhận xét:

? Đây là ngôi nhà của gia đình ai

? Nhà nằm gần trường học nào.

? Nhà to hay nhỏ? Nhà mấy tầng.

? Nhà có đặc điểm gì? ( mái, tường, nền nhà, ...)

-> Cô củng cố các đặc điểm của ngôi nhà.

? Nhà có tác dụng gì.

- Ngôi nhà là nơi cư trú của các thành viên trong gia đình sau một ngày lao động vất vả. Trong nhà cần có rất nhiều đồ dùng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Chúng mình cùng đi vào trong tìm hiểu nhé.

- Gợi ý trẻ kể tên các đồ dùng trong gia đình và nêu lên đặc điểm, chất liệu, công dụng của một số đồ dùng đó.

? Đây là cái gì

? Đồ dùng đó làm bằng gì

? Sử dụng đồ dùng đó để làm gì

? Cần sử dụng ntn để chúng không nhanh bị hỏng.

-> Củng cố, giáo dục trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Giới thiệu tên trò chơi: Tung bắt bóng

- Nhắc lại cách chơi và luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.

-> Cô tổ chức, động viên, khen trẻ kịp thời.

4. Hoạt động 4: Chơi theo ý thích

- Giới thiệu các nội dung chơi: xếp hình người trong gia đình bằng hột hạt, que, vẽ hình người thân, ....

- Cho trẻ chơi tự do ngoài sân theo nhóm nhỏ.

-> Cô bao quát và gợi ý hoạt động.

5. Hoạt động 5: Kết thúc

- Nhận xét, rửa chân tay, vào lớp.

 

- Cùng cô đến địa điểm quan sát.

 

 

- Quan sát và nhận xét theo hướng dẫn và gợi ý.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Kể tên và nhận xét đồ dùng trong gia đình.

 

 

 

 

- Lắng nghe cô nói.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

- Choi theo yêu cầu.

 

 

- Chú ý nghe.

 

- Hoạt động tự do.

 

- Vệ sinh tay chân, vào lớp.

C. Hoạt động góc:

Góc phân vai: Nấu ăn – Bán hàng.

Góc XD: Xây ngôi nhà của .

Góc TH: Vẽ tô màu tranh về gia đình.

Góc sách: Đọc truyện xem tranh về gia đình

Đ. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

E. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

* ÔN TẬP:   Trò chuyện về gia đình & những người thân của bé.

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết được địa chỉ, nơi ở của gia đình.

- Biết trong gia đình có những ai và công việc của những người trong gia đình (Tên, nghề nghiệp, công việc ở nhà, sở thích...).

- Giáo dục trẻ yêu quý mội người trong gia đình, biết giúp đỡ bố mẹ, ...

II. Chuẩn bị.

- Cô: Tranh, hình ảnh gia đình, que chỉ.

III. Tổ chức hoạt động.

- Xem và nhận xét tranh, hình ảnh về gia đình.

- Trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ.

- Làm album ảnh để cho trẻ tự giới thiệu về gia đình mình.

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh - trả trẻ (Cho trẻ chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn).

 

Ê. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

 

1.Tr đến lớp:……………………………………………………………………..……

 2. Hoạt động  học:……………...……………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

3. Các hoạt động khác: ………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ………………………………………………………………………………………………….

5. Những điều cần lưu ý: ………………………………………………………………………………………………….

Thứ ba, ngày 07 tháng 10 năm 2014.

 

A. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

 

PTTC : ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP

 

I. Mục đích yêu cầu.

- Kiến thức.

+ Trẻ biết tên bài tập vận động “Đi trong đường hẹp”

+ Trẻ đi được trong đường hẹp & biết giữ thăng bằng theo hướng dẫn của cô.

+ Trẻ biết chơi trò chơi “Trời mưa”

- Kỹ năng.

+ Trẻ đi tự nhiên, khi đi không chạm vào vạch, nhanh nhẹn khi tham gia chơi trò chơi.

+ Rèn luyện kỹ năng khéo léo và định hướng không gian cho trẻ.

- Thái độ: Trẻ thích tập thể dục, hứng thú tham  gia hoạt động.

II.Chuẩn bị.

- Đài băng đĩa nhạc có các bài hát “Cả nhà thương nhau”, ''Múa cho mẹ xem'', “Cháu yêu bà”

- Hai đường hep có chiều rộng 20 cm, chiều dài từ 3m - 3,5m.

- 2 cái ô làm mái nhà, 10 ghế nhựa cho trẻ chơi trò chơi.

- Địa điểm: Trong lớp.

III. Tiến hành hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1. Ổn định, giới thiệu bài.

- Xúm xít.

- Cô giới thiệu đại biểu.

- Hát tặng đại biểu bài hát: Cháu yêu bà.

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề, dẫn dắt trẻ  vào bài.

2. Hoạt động 2. Khởi động.

- Cho trẻ đi - chạy khởi động các kiểu chân theo đội hình vòng tròn.

- Chuyển 3 hàng ngang tập BTPTC:

3. Hoạt động 3. Trọng động.

* Bài tập phát triển chung.

- Tập theo nhạc bài hát: Múa cho mẹ xem.

+ Tay 2: Hai tay đưa sang ngang – lên cao.

+ Chân: Đứng dậm chân tại chỗ.

+ Bụng: Đứng quay sang 2 bên.

+ Bật: Bật tại chỗ.

- Vừa rồi cô thấy các con tập luyện rất tốt, bây giờ các con nhẹ nhàng xếp thành 2 hàng dọc trước vạch kẻ màu đỏ nào.

* Vận động cơ bản: “Đi trong đường hẹp”.

- Cô giới thiệu tên vận động.

- Tập mẫu vận động cho trẻ xem.

+ Lần 1: không phân tích.

+ Lần 2: Cô vừa tập vừa phân tích.

            Từ đầu hàng cô đi đến trước vạch chuẩn ở đầu con đường, khi có hiệu lênh “chuẩn bị” 2 tay cô chống hông, khi có hiệu lệnh “đi” cô bước đi tự nhiên trong đường hẹp, mắt nhìn thẳng về phía trước, đầu không cúi, chân không chạm vào vạch, đi hết đường hẹp, cô đi về cuối hàng đứng.

+ Lần 3: Mời 1 trẻ lên đi cùng cô.

- Trẻ thực hiện:

+ Lần lượt cho 2 trẻ thực hiện đến hết lớp.

- Khi trẻ thực hiện cô cho trẻ nhận xét xem bạn đi thế nào, đi có bị chạm vào vạch không.

+ Cho 2 tổ thi đua.

- Hỏi lại tên bài tập.

* Trò chơi: “Trời mưa”

- Giới thiệu tên trò chơi: “Trời mưa”.

         Cô đã chuẩn bị 2 cái ô làm ngôi nhà, mỗi ngôi nhà cô xếp 5 cái ghế.

- Cách chơi: Cả lớp đi vòng tròn vừa đi vừa hát, khi cô nói trời mưa thì các con phải chạy nhanh về  nhà.

- Luật chơi: Mỗi bạn phải tìm cho mình 1 cái ghế để ngồi, nếu không tìm được ghế thì sẽ phải nhảy lò cò. Các con đã hiểu rõ cách chơi chưa.

- Cho trẻ chơi thử 1 lần. Cô nhận xét, sửa sai.

- Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần, động viên trẻ kịp thời.        

4. Hoạt động 4. Hồi tĩnh, kết thúc.

- Cho trẻ đi quanh lớp 1 - 2 vòng trên nền nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”. 

- Cô nhận xét giờ học, giáo dục trẻ biết thường xuyên tập luyện thể dục để có cơ thể khỏe mạnh, ...

- Cất đồ dùng, cho trẻ ra chơi.  

 

 

- Trẻ chào

- Hát to, rõ ràng.

- Trò chuyện cùng cô.

 

 

- Trẻ đi - chạy khởi động nhanh nhẹn theo hiệu lệnh của cô.

- Xếp 3 hàng ngang.

 

 

- Trẻ nghe nhạc & tập các động tác cùng cô.

 

 

 

- Trẻ chuyển đội hình 2 hàng dọc.

 

 

 

- Trẻ chú ý lên cô.

- Quan sát cô làm mẫu.

- Quan sát & lắng nghe cô tập mẫu.

 

 

 

 

 

- 1 Trẻ thực hiện cùng cô.

 

- Trẻ thực hiện

- Trẻ nhận xét.

 

- Trẻ thi đua 2 tổ.

- Trẻ nói tên bài tập

 

 

- Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.

 

 

 

 

 

- Một nhóm trẻ lên chơi thử.

-Trẻ hứng thú tích cực tham gia.

- Trẻ đi nhẹ nhàng, thả lỏng chân tay.

- Lắng nghe cô nhận xét.

 

- Ra chơi.

 

C. Hoạt động ngoài trời.

                Quan sát có mục đích:  Sân chơi của bé.

                Trò chơi vận động: Ném bóng vào rổ; Lộn cầu vồng.

                Chơi theo ý thích: Chơi tự do.

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ quan sát và kể được một vài đặc điểm của sân chơi lớp mình.

- Biết chơi trò chơi, hứng thú khi chơi.

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát.

- Giáo dục trẻ thêm yêu trường lớp.

II. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát.

- Một số đồ dùng, đồ chơi.

III. Tổ chức hoạt động.

 

Hoạt động của cô

 

Hoạt động của trẻ

 

1. Hoạt động 1:

- Ổn định, cho trẻ xếp hàng đi ra sân.

2. Hoạt động 2: Quan sát sân chơi của bé.

- Giới thiệu nội dung quan sát: Sân chơi.

- Cô và trẻ chơi một số trò chơi mà trẻ thích: Gieo hạt, ồ sao bé không lắc.

- Cho trẻ quan sát và tiến hành đàm thoại.

? Các con vừa chơi trò chơi gì.

? Chúng mình chơi ở đâu.

? Các con thấy sân trường có đặc điểm gì.

? Trên sân trường có gì.

? Xung quanh sân trường có gì.

? Sân chơi rộng hay hẹp.

? Có bằng phẳng không.

? Các con thường làm gì trên sân.

? Khi chơi trên sân các con cần chú ý điều gì.

-> Cô củng cố lại và giáo dục trẻ yêu quý trường lớp và bạn bè, kính trọng cô giáo.

 

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Ném bóng vào rổ; 

                                             Lộn cầu vồng.

- Hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2 - 3 lần.

-> Cô quan sát, động viên, khuyến khích trẻ.

4. Hoạt động 4: Chơi theo ý thích

- Cô giới thiệu các nội dung chơi.

- Chơi tự do với đồ chơi.

- Cô bao quát trẻ chơi.

5. Hoạt động 5: Kết thúc

- Nhận xét và cho trẻ vệ sinh cá nhân, ra chơi.

 

- Xếp hàng ra sân.

 

 

- Chơi các trò chơi.

 

- Quan sát và nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

- Chú ý nghe cô hướng dẫn.

- Chơi theo yêu cầu.

 

 

 

 

- Hoạt động theo ý thích.

 

 

- Rửa chân tay, ra chơi.

D. Hoạt động Góc.

Góc phân vai: Nấu ăn – Bán hàng.

Góc XD: Xây ngôi nhà của bé.

Góc TH: Vẽ tô màu tranh về gia đình.

Góc sách: Đọc truyện xem tranh về gia đình.

Đ. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

E. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

PTTM: TÔ MÀU TRANH NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH BÉ

1. Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết cách cách cầm bút để tô màu tranh vẽ về những người thân trong gia đình của bé.

Rèn kỹ năng tô màu và cách chọn màu, trẻ t­ưởng t­ượng sáng tạo về cách chọn màu

2. Chuẩn bị :

+ Đồ dùng : Tranh vẽ về những người thân trong gia đình của bé, sáp màu.

 + Nội dung :

            - Nội dung chính : Tô màu những người thân trong gia đình của bé.

     - Nội dung tích hợp :

             + GDÂN  : Bài hát ": Cả nhà thương nhau."

            + MTXQ : Trò truyện với trẻ về những người thân trong GĐ của bé.

+ Phối hợp với phụ huynh :

- Trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình của bé.

3. Tổ chức hoạt động :                                                

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

  * Hoạt động 1: - Hát động theo bài hát: Cả nhà thương nhau.

  + Tr­ò chuyện với trẻ về chủ đề.

   + Ai có thể kể về gia đình của mình? Cho trẻ kể về những người thân trong gia đình.

Tên, công việc, sở thích…

  +  Các con có yêu tr­ường gia đình của mình không?

Để thể hiện lòng yêu quý với gia đình, chúng mình cùng tô màu những bức tranh về những người thân trong gia đình cho thật đẹp nhé!

* Hoạt động 2: Các con cùng quan sát cô tô mẫu nào

  (Cô đặt câu hỏi để trẻ nhận xét bức tranh và gợi hỏi ý tư­ởng của trẻ rồi cho trẻ tô ).

   - Trẻ thực hiện: (Cô đến  từng trẻ hỏi về cách  tô sao cho đẹp không bị ch­ờm ra ngoài và giúp đỡ những trẻ còn lúng túng)

 * Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm:

 Trẻ nào vẽ xong tr­ước cô cho lên tr­ưng bày trước.

       + Cô gợi ý để trẻ nhận xét các bài

          * Con thích bài nào nhất?

          * Vì sao con thích?

          * Bạn tô như­ thế nào?

    - Cô nhận xét thêm 1 số bức tranh đẹp khác về cách chon màu và tô màu. Động viên những trẻ tô chưa đẹp cố gắng ở lần sau.

- Hát múa tập thể.

 

 

 

 

 

 

- Có ạ

 

 

 

 

- Quan sát cô tô mẫu

 

 

- Trẻ thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhận xét theo câu hỏi gợi ý của cô.

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh - trả trẻ (Cho trẻ chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn).

Ê. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp: ............................................................................................................

2. Hoạt động học:

.....................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác: .....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: …………………….......................................

5. Những điều cần lưuý:…………

Thứ tư, ngày 08 tháng 10 năm 2014.

 

A. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS

 

PTNT :SO SÁNH CAO HƠN - THẤP HƠN

 (So sánh chiều cao của 2 đối tượng)

 

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết nhận biết, so sánh sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng.

- Rèn luyện các kỹ năng quan sát, hoạt động với đồ vật.

- Phát triển ngôn ngữ, tư duy của trẻ.

- Trẻ biết hát cùng cô bài: Cháu yêu bà.

- Biết đọc cùng cô bài thơ: Thăm nhà bà.

- Củng cố nhận biết của trẻ về gia đình & các thành viên trong gia đình của bé.

- Biết yêu quý và giữ gìn ngôi nhà của mình. Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.

II. Chuẩn bị.

- Mỗi trẻ có 3 ngôi nhà bằng đồ chơi trong đó có 2 ngôi nhà cao bằng nhau, ngôi nhà còn lại cao hơn, băng giấy.

- Các khối hình học vuông, chữ nhật, tam giác.

- Các đồ dùng - đồ chơi có độ cao chênh lệch hoặc bằng nhau xếp bày xung quanh lớp.

- Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước hợp lí.

- Chiếu ngồi, rổ đựng, ...

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

 

1. Hoạt động 1. Trò chuyện gây hứng thú.

- Cô và trẻ hát bài: Cháu yêu bà.

- Cho trẻ kể tên, công việc, 1 vài đặc điểm của các thành viên trong nhà của mình.

+ Mọi người trong gia đình sống ở đâu?

- Củng cố, cho trẻ trò chuyện về các kiểu nhà mà trẻ biết.

-> Cô củng cố, giới thiệu một vài kiểu nhà cho trẻ biết.

? Để cho ngôi nhà luôn sạch sẽ các con cần làm gì

-> Giáo dục: trẻ biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho ngôi nhà thân yêu và xung quanh ngôi nhà.

2. Hoạt động 2. Nhận biết, so sánh sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng.

* Ôn tập nhận biết sự sự khác nhau về chiều cao của 2 đối tượng.

- Cô hướng trẻ về đối tượng cần ôn.

- Cho trẻ quan sát và nhận xét 2 con búp bê trên sàn nhà.

? Búp bê nào cao hơn, búp bê nào thấp hơn.

- Cho trẻ nhận xét 2 cái giường đồ chơi

? Cái nào cao hơn, cái nào thấp hơn.

- Cho trẻ nhận xét 2 cái ghế.

? Cái nào cao hơn, cái nào thấp hơn.

=> Cô gợi ý trẻ nhận xét một số đồ dùng khác và củng cố lại.

* So sánh chiều cao của 2 đối tượng.

- Cho trẻ lấy rổ đồ chơi đặt ra trước mặt

? Trong rổ của con có những gì.

? Có tất cả mấy ngôi nhà.

? Đó là những kiểu nhà gì.

-> Củng cố.

- Cho trẻ lấy 2 ngôi nhà cao bằng nhau ra đặt cạnh nhau

- Cô xếp mẫu để trẻ làm theo.

- Gợi ý trẻ quan sát và so sánh 2 ngôi nhà.

? Kiểu nhà gì? Màu sắc thế nào.

? Độ cao của 2 ngôi nhà này thế nào.

? Vì sao con biết.

- Cho trẻ dùng băng giấy đặt ngang trên nóc 2 ngôi nhà và nhận xét độ chênh lệch của băng giấy.

=> Cô củng cô kết quả phép so sánh & cho trẻ nhắc lại.

- Cất một ngôi nhà và lấy ngôi nhà còn lại trong rổ ra đặt cạnh nhau.

? Ngôi nhà nào cao hơn? Vì sao con biết.

? Ngôi nhà nào thấp hơn? Vì sao.

- Cô và trẻ cùng đặt băng giấy lên nóc 2 ngôi nhà. Nhận xét độ chênh lệch 2 đầu băng giấy.

=> Đưa ra kết luận về chiều cao của hai ngôi nhà.

- Tương tự cho trẻ quan sát 2 - 3 nhóm đồ vật khác và so sánh chiều cao của chúng với nhau.

* Trò chơi luyện tập:

- Cho trẻ tìm các nhóm đồ dùng có số lượng 2 đặt xung quanh lớp. So sánh chiều cao của 2 đồ vật đó.

- Cho trẻ xếp hình các ngôi nhà cao - thấp.

-> Cô gợi ý, hướng dẫn và nhận xét kết quả thực hiện.

3. Hoạt động 3. Kết thúc.

- Nhận xét giờ học, cho trẻ cất đồ dùng.

- Cho trẻ đọc bài thơ: Thăm nhà bà và ra chơi.

 

 

- Hát cùng cô

- Kể tên và đặc điểm của mọi người trong gia đình mình.

- Sống trong ngôi nhà.

- Nhận xét về vài kiểu nhà khác.

 

- Chú ý quan sát.

 

- Trả lời.

- Chú ý nghe.

 

 

 

 

 

 

- Quan sát và nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- Chú ý nghe.

 

 

 

- Lấy đồ dùng và nhận xét.

 

 

 

 

- Thực hiện yêu cầu.

 

 

- Nhận xét.

 

 

 

 

 

- Nghe cô nhận xét & nhắc lại kết quả.

- Thực hiện yêu cầu.

 

- Quan sát và thử ngiệm.

 

- Đặt bang giấy để đo & đưa ra nhận xét.

 

- Quan sát các cặp đồ vật & so sánh chiều cao của chúng.

 

- Thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn.

 

- Xếp hình theo yêu cầu của cô.

- Chú ý nghe.

 

- Nghe nhận xét và cất đồ dùng.

- Đọc thơ, ra chơi nhẹ nhàng.

 

C. Hoạt động ngoài trời.

                         Quan sát có mục đích: Một gia đình ở gần trường.

              Trò chơi vận động: Ném bóng vào rổ.

              Chơi theo ý thích: Chơi tự do.

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết vị trí của gia đình đó, biết một vài đặc điểm của gia đình đó và những đồ dùng trong gia đình.

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ,phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ của trẻ.

- Trẻ yêu quý gia đình và biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

II. Chuẩn bị.

- Liên hệ mượn địa điểm quan sát.

- Bóng nhựa, trang phục cô và trẻ gọn gàng.

- Hột hạt, rổ đựng, phấn, que, ...

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định

- Cho trẻ đến địa điểm quan sát, trẻ đứng xung quanh cô giữ trật tự.

? Chúng mình có biết đây là nhà ai không.

-> Củng cố và giới thiệu nội dung quan sát.

2. Hoạt động 2:  Quan sát

- Cho trẻ quan sát và gợi ý trẻ nhận xét:

? Đây là ngôi nhà của gia đình ai

? Nhà nằm gần trường học nào.

? Nhà to hay nhỏ? Nhà mấy tầng.

? Nhà có đặc điểm gì? ( mái, tường, nền nhà, ...)

-> Cô củng cố các đặc điểm của ngôi nhà.

? Nhà có tác dụng gì.

- Ngôi nhà là nơi cư trú của các thành viên trong gia đình sau một ngày lao động vất vả. Trong nhà cần có rất nhiều đồ dùng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Chúng mình cùng đi vào trong tìm hiểu nhé.

- Gợi ý trẻ kể tên các đồ dùng ở phòng khách của gia đình đó và nêu lên đặc điểm, chất liệu, công dụng.

? Đây là cái gì

? Đồ dùng đó làm bằng gì

? Sử dụng đồ dùng đó để làm gì

? Cần sử dụng ntn để chúng không nhanh bị hỏng.

? Ngoài các đồ dùng phóng khách còn treo gì.

- Cho trẻ quan sát và nhận xét những người trong ảnh.

? Các con đoán xem trong ảnh có những ai.

? Vì sao con biết.

? Kiểu tóc, trang phục của người đó ra sao.

-> Củng cố, giáo dục trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Giới thiệu tên trò chơi: Ném bóng vào rổ.

- Nhắc lại cách chơi và luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.

-> Cô tổ chức, động viên, khen trẻ kịp thời.

- Kiểm tra kết quả sau mỗi lần chơi.

4. Hoạt động 4: Chơi theo ý thích

- Giới thiệu các nội dung chơi: xếp hình người trong gia đình bằng hột hạt, que, vẽ hình người thân, ....

- Cho trẻ chơi tự do ngoài sân theo nhóm nhỏ.

-> Cô bao quát và gợi ý hoạt động.

5. Hoạt động 5: Kết thúc

- Nhận xét giờ hoạt động.

- Cho trẻ rửa chân tay, vào lớp.

 

- Cùng cô đến địa điểm quan sát.

 

 

 

 

- Quan sát và nhận xét theo hướng dẫn và gợi ý.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Kể tên và nhận xét đồ dùng trong gia đình.

 

 

 

 

 

- Nhận xét theo câu hỏi gợi ý của cô.

 

- Quan sát, gọi tên các thành viên trong gia đình.

- Lắng nghe cô nói.

 

- Lắng nghe cô giới thiệu.

- Chú ý nghe cô phổ biến.

- Chơi theo yêu cầu & hướng dẫn của cô.

 

- Quan sát & lắng nghe cô hướng dẫn.

 

- Hoạt động tự do.

 

 

- Lắng nghe cô nhận xét.

- Vệ sinh tay chân, vào lớp

D. Hoạt động Góc.

Góc phân vai: Nấu ăn – Bán hàng.

Góc XD: Xây ngôi nhà của bé.

Góc TH: Vẽ tô màu tranh về gia đình.

Đ. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

E. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

* ÔN TẬP: So sánh cao hơn - thấp hơn (So sánh chiều cao 2 đối tượng)

-> Cô gợi ý, hướng dẫn thực hiện.

- Ôn tập với vở: Bé làm quen với toán.

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh - trả trẻ (Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn).

Ê. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp:.............................................................................................................

2. Hoạt động học : ..................................................................................................................................... 3. Các hoạt động khác:................................................................................................

.....................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặcbiệt:...............................................................................

 

Thứ năm, ngày 09 tháng 10 năm 2014.

 

A. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

 

PTNN  : MẸ VÀ CÔ

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả. Hiểu được nội dung bài thơ.

- Trẻ thuộc thơ và biết đọc diễn cảm.

- Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, phát triển ngôn ngữ.

- Củng cố nhận biết của trẻ về những người trong gia đình.

- Ôn luyện kỹ năng tô màu.

- Củng cố kỹ năng đếm trong phạm vi 3.

- Giáo dục: trẻ yêu quý, kính trọng, biết ơn mẹ và cô giáo. Biết đoàn kết, yêu thương mọi người trong gia đình mình.

II. Chuẩn bị.

- Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.

- Nhạc hình bài hát: Mẹ yêu không nào.

- Bút sáp, tranh vẽ cô và mẹ chưa tô màu.

- Vòng thể dục.

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1. Trò chuyện gây hứng thú.

- Trò chơi: ''Chốn cô'' - Xuất hiện tranh.

- Cô giới thiệu tranh vẽ những người trong gia đình bạn Tý.

- Cho trẻ nhận xét tranh

? Gia đình bạn Tý có bao nhiêu người.

? Đó là những ai? Vì sao con biết.

? Trang phục của từng người như thế nào.

-> Cô củng cố nội dung tranh.

- Cho trẻ kể về những người trong gia đình mình

? Hàng ngày mẹ thường làm những công việc gì.

? Mẹ chăm sóc các con thế nào.

? Hàng ngày ai đưa các con đi học, đón con về.

? Đến lớp con được làm gì? Học gì.

? Ai dạy các con.

? Cô  và mẹ có yêu thương các con không.

=> Củng cố, giới thiệu bài thơ: Cô và mẹ sáng tác Trần Quốc toàn.

2. Hoạt động 2. Dạy trẻ.

a) Đọc diễn cảm:

- Đọc lần 1: Đọc diễn cảm nội dung không có tranh.

- Đọc lần 2: Sử dụng tranh, hình minh hoạ.

b) Trích dẫn, giảng giải nội dung bài thơ:

? Cô vừa đọc bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác.

? Bài thơ có những nhân vật nào.

-> Củng cố.

? Buổi sáng bé chào ai.

? Bé chạy đến ôm cổ ai.

? Buổi chiều bé chào ai.

? Rồi bé sà vào lòng ai.

-> Giảng: Buổi sáng bé chào mẹ để vào lớp học với cô và chơi với các bạn. Còn đến chiều bé chào tạm biệt cô và các bạn để về nhà với mẹ, với ba và những người yêu thương bé.

- Trích: '' Buổi sáng bé chào mẹ ....

                Rồi sà vào lòng mẹ ''

? Hai chân trời của bé là ai.

? Qua bài thơ các con thấy bạn nhỏ có yêu mẹ và cô giáo không? Vì sao.

? Còn các bạn lớp mình các con có yêu quý mẹ và cô giáo của mình không.

? Để thể hiện tình cảm của mình dành cho mẹ và cô các con cần làm gì.

=> Củng cố, giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng cô giáo và mẹ vì cô và mẹ cùng rất yêu thương, dạy dỗ và chăm sóc cho các con.

c) Dạy trẻ đọc thơ.

- Cả lớp đọc bài thơ 2 - 3 lần.

- Các tổ thi đua đọc hoặc đọc luân phiên theo tổ.

- Cho 1 - 3 nhóm lên đọc thơ.

- Cho 1 - 2 cá nhân trẻ lên đọc.

-> Cô bao quát, sửa sai cho trẻ và động viên, khích lệ trẻ kịp thời.

3. Hoạt động 3. Kết thúc.

- Trò chơi: Tay ai khéo.

- Cách chơi: 3 bạn đại diện cho 3 đội bật qua 3 chiếc vòng đội mình lên phía trên và tô màu tranh. Đội nào tô đẹp, không chờm ra ngoài, màu sắc phù hợp đội đó giành giải nhất trong trò chơi.

- Thời gian trò chơi: Bản nhạc bài hát: Mẹ yêu không nào. Khi hết nhạc là thời gian của trò chơi kết thúc.

- Tổ chức cho 3 đội thi đua.

=> Kiểm tra kết quả và cho trẻ cùng cô nhận xét sảm phẩm từng đội.

- Cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng.

 

 

 

 

- Quan sát và nhận xét.

 

 

 

- Lắng nghe.

- 1 - 2 giới thiệu về gia đình.

- Trả lời.

 

 

 

 

 

- Nghe cô nhận xét, giới thiệu.

 

 

 

- Lắng nghe cô đọc và quan sát.

 

- Lắng nghe & quan sát.

 

- Trả lời.

 

 

- Trả lời các câu hỏi của cô.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

- Trả lời.

 

 

 

- Trả lời theo tư duy của bản thân.

 

 

- Lắng nghe nhận xét.

 

 

 

- Đọc diễn cảm.

- Thực hiện theo yêu cầu, hướng dẫn của cô.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe cô phổ biến.

 

 

 

 

 

 

 

- Chơi hứng thú.

- Cùng cô nhận xét kết quả.

 

- Cất đồ dùng, ra chơi.

 

C. Hoạt động ngoài trời.

                      Quan sát có mục đích: Quan sát cây hoa ban.                         

                      Trò chơi vận động: Trồng nụ, trồng hoa.       

                     Chơi tự do: Chơi với lá, hoa, quả, hột hạt, ...

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhận biết các đặc điểm của cây hoa ban. Biết tác dụng của cây tới môi trường và sức khỏe con người.                                           

- Phát triển kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, óc sáng tạo.     

- Chơi đoàn kết với bạn. Biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

II. Chuẩn bị.

- Trang phục gọn gàng phù hợp. 

- Cây hoa ban.   

- Bóng, phấn, vòng, lá, hoa quả, hột hạt, rổ đựng, ...

- Sân bằng phẳng sạch sẽ, an toàn.

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1. Ổn định, gây hứng thú.                         - Cô giới thiệu hoạt động: Cơ thể các con lớn lên và khỏe mạnh là do các con được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó là việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, tập luyện thể dục là yếu tố không thể thiếu giúp các con có thêm sức khỏe tốt. Cô bật mí cho chúng mình biết môi trường xanh - sạch cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra không khí trong lành cho các con thở. Để có không khí trong lành cần có nhiều loại cây xanh, vì vậy hôm nay cô và chúng mình cùng tìm hiểu về cây Ban nhé!

- Ổn định tổ chức dặn dò trẻ trước khi đi ra sân trường.

2. Hoạt động 2. Quan sát có mục đích.

- Dẫn trẻ đến nơi quan sát.

? Đây là cây gì.                      

- Cô cùng trẻ nhận xét về các đặc điểm của cây hoa ban.                       

? Con có nhận xét gì về cây hoa ban.

? Thân cây, cành cây như thế nào.

? Màu sắc ra sao.

? Lá cây có đặc điểm gì? Lá màu gì.

-> Cô củng cố các đặc điểm của cây: thân, cành, lá, màu sắc, kích thước, ...

- Cô chỉ vào và hỏi:

? Đây là gì? Hoa ban có màu gì.

? Bông hoa to hay nhỏ.

? Cánh hoa có đặc điểm ra sao.

-> Cô chốt lại.

? Cây hoa ban đem lại ích lợi gì cho con người.

? Để cho cây lớn nhanh và xanh tốt cần làm gì.

-> Giáo dục: trẻ biết cây xanh làm cho môi trường trong lành, không khí mát mẻ rất tốt cho cuộc sống của con người vì vậy cần giữ gìn và bảo vệ cây xanh.                   

3. Hoạt động 3. Trò chơi.

* Trò chơi vận động: ''Chồng nụ, chồng hoa''.             

- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cho vài trẻ lên cùng cô chơi mẫu.

- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

- Cô quan sát, bao quát trẻ chơi.

=> Nhận xét sau khi chơi.

* Chơi tự do:

- Giới thiệu các nội dung chơi và cho trẻ chơi.

- Cho trẻ chơi xếp hình, vẽ người thân, ...

-> Cô bao quát lớp và đảm bảo an toàn cho trẻ.

4. Hoạt động 4. Kết thúc.

- Nhận xét buổi quan sát.

- Cất đồ dùng và ra chơi.

 

 

- Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đi đến nơi quan sát.   

 

- Nhận xét dựa vào gợi ý của cô.

 

 

- Trẻ nêu nhận xét.

- Thân to, cành nhỏ hơn.

 

- Lá to, tròn, có màu xanh.

 

- Lắng nghe.

 

- Hoa ban, có màu trắng.

- Bông hoa to.

- Cánh hoa dài.

- Nghe nhận xét.

- 2 - 3 trẻ nhận xét.

 

 

- Nghe cô giáo dục.

 

 

 

 

- Lắng nghe cô phổ biến.

- Quan sát các bạn chơi mẫu.

- Chơi theo hướng dẫn.

 

- Nghe cô nhận xét trò chơi.

 

- Lắng nghe cô giới thiệu.

- Hoạt động theo ý thích.

 

 

- Chú ý nghe nhận xét.

- Cất đồ chơi, chuyển hoạt động.

 

D. Hoạt động Góc.

Góc phân vai: Nấu ăn – Bán hàng.

Góc XD: Xây ngôi nhà của bé.

Góc TH: Vẽ tô màu tranh về gia đình.

Đ. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

E. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

* ÔN TẬP: Thơ MẸ VÀ CÔ

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả. Hiểu được nội dung bài thơ.

- Trẻ thuộc thơ và biết đọc diễn cảm.

2. Chuẩn bị.

- Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.

3. Tổ chức hoạt động.

- Xem tranh ảnh, trò chuyện về các thành viên trong gia đình.

- Cho trẻ tự giới thiệu về gia đình mình.

- Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả.

- Cho trẻ đọc thơ: Tập thể cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.

- Cô đặt câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thơ & gợi ý để trẻ trả lời.

- Cô sửa sai cho trẻ sau mỗi lần đọc thơ.

* LÀM QUEN BÀI MỚI: Hát Múa cho mẹ xem

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh - trả trẻ (Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn).

Ê. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp:............................................................................................................

2. Hoạt động học :.................................................................................................... 3. Các hoạt động khác:…………………....................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:..............................................................................

Thứ sáu, ngày 10 tháng 10 năm 2014.

Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS

PTTM : MÚA CHO MẸ XEM

                                       Nghe hát: Bàn tay mẹ.

                                        Trò chơi: Đoán tên bạn hát?

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.

- Biết hát thuộc lời và múa theo lời bài hát.

- Rèn kỹ năng âm nhạc cho trẻ, luyện giọng, khả năng biểu diễn khi hát.

- Ôn luyện bài thơ: Cô và mẹ.

- Củng cố kỹ năng đếm số lượng theo khả năng của trẻ.

- Giáo dục trẻ yêu âm nhạc, yêu quý những người trong gia đình.

II. Chuẩn bị.

- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.

- Mũ múa, sắc xô

- Máy tính, vi deo ca nhạc bài hát cho trẻ nghe.

III. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

 

1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:

- Cô và trẻ đọc thơ: Cô và mẹ.

- Trò chuyện về nội dung bài thơ và gia đình.

? Cô và các con vừa đọc bài thơ gì

? Bài thơ nói về điều gì? Bạn nhỏ có ngoan không.

? Mẹ và cô giáo có yêu thương các con không.

? Mẹ (Cô) yêu thương, chăm sóc chúng mình như thế nào.

-> Củng cố, giới thiệu bài hát.

2. Hoạt động 2: Dạy hát

- Cô hát mẫu:

+ Lần 1: Cô hát thể hiện đúng giọng điệu bài hát.

+ Lần 2 + 3: Cô hát kết hợp vận động múa theo nhịp bài hát.

- Dạy trẻ hát:

+ Cả lớp hát  cùng cô 2 - 3 lần; kết hợp vận động vào lần 2, 3.

+ Tổ, nhóm hát múa (đếm có bao nhiêu bạn hát)

+ Cá nhân hát múa 2 - 3 trẻ.

=> Cô điều khiển, tổ chức, sửa sai và động viên trẻ kịp thời.

3. Hoạt động 3. Nghe hát.

- Cô giới thiệu: Bài hát ''Bàn tay mẹ'' - Nhạc: Bùi Đình Thảo, lời thơ: Tạ Hữu Yên.

- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần.

- Cho trẻ xem băng hình vi deo ca nhạc.

4. Hoạt động 4: Trò chơi

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Đoán tên bạn hát?

- Nhắc lại cách chơi, luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.                                                                                          -> Cô tổ chức, bao quát, động viên trẻ chơi.

5. Hoạt động 5: kết thúc

- Nhận xét, nhắc nhở trẻ

- Cho trẻ ra chơi.

 

 

- Đọc diễn cảm

- Trò chuyện với cô.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

- Lắng nghe cô hát.

- Lắng nghe & quan sát cô múa.

 

 

- Thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

- Trẻ nghe và hưởng ứng cùng cô.

- Nghe và xem băng hình.

 

- Lắng nghe.

 

- Chơi hứng thú.

 

- Lắng nghe cô dặn dò.

- Chuyển hoạt động.

C. Hoạt động ngoài trời.

                    Quan sát có mục đích: Thiên nhiên, thời tiết.

                    Trò chơi vận động: Tung & bắt bóng; gieo hạt.                            

                    Chơi theo ý thích: Chơi tự do.

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết đặc điểm bầu trời, khí hậu, cây cối, con người, quang cảnh xung quanh. Biết chơi trò chơi.

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

II. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát, sân chơi.

- Rổ đựng, phấn, bóng, vòng, ...

III. Tổ chức hoạt động.

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

 

1. Hoạt động 1: Ổn định

- Cho trẻ đi theo hàng dạo một vòng xung quang khu vực trường.

- Giới thiệu đối tượng quan sát: Các con vừa đi dạo và ngắm cảnh thiên nhiên.

2. Hoạt động 2: Quan sát.

- Cùng trẻ quan sát 2 -> 4 phút.

- Tiến hành đàm thoại cùng trẻ nhận xét về những gì trẻ quan sát được.

? Các con thấy bầu trời bây giờ thế nào.

? Trên trời có gì? Mây có màu gì.

? Ông mặt trời có màu sắc và hình dáng thế nào.

-> Củng cố.

? Khí hậu bây giờ ra sao.

? Cây cối có đặc điểm gì.

? Mọi người xung quanh đang làm gì.

? Quang cảnh sự vật xung quanh như thế nào.

-> Củng cố.

? Thiên nhiên có trong lành không

? Có ích lợi gì với con người.

? Để thiên nhiên trong lành, thời tiết mát mẻ cần làm gì.

-> Giáo dục trẻ: Biết giữ vệ sinh môi trường trong sạch như không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành bứt lá cây, không đại tiểu tiện bừa bãi, ... để giúp phần tạo ra môi trường có không khí trong lành, sạch sẽ, ... giúp con người sống tốt, sống khỏe.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Tung & bắt bóng; gieo hạt.

- Hướng dẫn cách chơi và phổ biến luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi lần lượt từng trò chơi.

-> Cô quan sát, động viên trẻ.

4. Hoạt động 4: Chơi theo ý thích

- Cô giới thiệu các nội dung chơi

- Chơi tự do ngoài sân chơi.

-> Cô bao quát và gợi ý trẻ hoạt động.

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Nhận xét giờ quan sát.

- Cho trẻ cất đồ dùng và ra chơi nhẹ nhàng.

 

 

- Đi dạo cùng cô.

 

- Chú ý nghe.

 

 

- Quan sát và nhận xét đối tượng quan sát cùng cô.

 

- Trẻ trả lời.

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- Trả lời.

 

- Suy nghĩ để trả lời.

 

 

- Lắng nghe & cảm nhận.

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe cô phổ biến.

- Chơi theo yêu cầu.

 

 

- Chú ý nghe và quan sát.

- Chơi theo ý thích.

 

 

- Lắng nghe cô nhận xét.

- Cất đồ dùng, ra chơi.

 

D. Hoạt động Góc.

Góc phân vai: Nấu ăn – Bán hàng.

Góc XD: Xây ngôi nhà của bé.

Góc TH: Vẽ tô màu tranh về gia đình. 

Đ. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

E. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

* VĂN NGHỆ CUỐI TUẦN:   Chủ đề: Gia đình của bé

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh - trả trẻ.

* Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn.

Ê. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đếnlớp:.............................................................................................................

2. Hoạt động học : .....................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác: .....................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ………………………………….................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

               KẾ HOẠCH TUẦN 2:  NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH BÉ   

Từ ngày:  12/ 10  đến ngày 16/ 10/ 2015

 

Hoạt động

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

 

 

Đón trẻ

- Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở đưa trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề Gia đình. 

- Điểm danh trẻ vắng mặt để báo ăn.

- TDS: Trẻ tập với các động tác thể dục.

Hoạt động

chủ đích

* KPKH:

- Nhà của bé.

* PTTC:

- Chạy theo đường zíc zắc.

.

* PTNT

- So sánh chiều cao 3 đối tượng. Sắp xếp thứ tự nhiều cao.

* PTNN:

- Thơ:Thăm nhà bà.

*PTTM:

- Dạy hát: Nhà của tôi.

- NH: Ru em.

- TC: Tiếng hát ở đâu.

Hoạt động ngoài trời

HĐCMĐ: Quan sát 1gia đình ở gần trường

- TCVĐ: Lộn cầu vồng

- Chơi tự do

- HĐCMĐ: Quan sát bầu trời

- TCVĐ: Gieo hạt

- Chơi tự do

- HĐCMĐ: Quan sát cây hoa ban

- TCVĐ: trồng nụ trồng hoa

- Chơi tự do

- HĐCMĐ: Quan sát 1gia đình ở gần trường

- TCVĐ: Về đúng nhà

- Chơi tự do

-HĐCMĐ: Quan sát thiên nhiên, thời tiết

- TCVĐ: Mèo đuổi chuột

- Chơi tự do

Hoạt động góc

 

Góc phân vai: Nấu ăn – Bán hàng.

Góc XD: Xây, lắp ghép các kiểu nhà.

Góc TH: Vẽ tô màu tranh ngôi nhà của bé.

Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh

Vệ sinh ăn trưa ngủ trưa

-Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Rèn cho trẻ ngủ đúng giờ.

- Trẻ ngủ dậy, cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng và chuẩn bị vận động nhẹ ăn quà chiều

Hoat động chiều

 

 

- chơi ở các góc chơi

- Bình cờ

- Chơi tự do

*PTTM: Vẽ ngôi nhà

- chơi ở các gócchơi

- Bình cờ

- Chơi tự do

-Làm quen kiến thức mới

- Bình cờ

- Chơi tự do

Hát các bài hát về chủ đề

- Bình cờ

- Chơi tự do

- Vệ sinh - trả trẻ.

- Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn.

..........................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................................................

SOẠN HOẠT ĐỘNG CHI TIẾT CHO CẢ TUẦN

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh.

1. Đón trẻ.

- Cô đón trẻ vào lớp với thái độ niềm nở, vui vẻ.

- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Hướng dẫn trẻ vào nhóm chơi, ổn định lớp, chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày.

2. Trò chuyện.

- Cô gợi ý cho trẻ trò chuyện về chủ đề bản thân; Nhánh: Cơ thể tôi.

- Quan sát tình trạng sức khoẻ của trẻ để có biện pháp xử lí kịp thời.

3. Chơi tự do.

- Cho trẻ tự chọn hoạt động chơi mình thích dưới sự quan sát của cô.

4. Điểm danh.

- Cô điểm danh số trẻ có mặt.

- Ghi tên những trẻ vắng mặt để tìm hiểu lí do vắng.

Thể dục sáng.

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ tập đúng và đều các động tác theo cô và các bạn.

- Rèn cho trẻ có kỹ năng vận động, sự mạnh dạn tự tin khi đứng trước nhiều người.

- Giáo dục: trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh.

II. Chuẩn bị.

- Sân tập sạch sẽ.

- Cô và trẻ gọn gàng.

- Nơ và hoa tay cho trẻ.

III. Tổ chức hoạt động.

1. Hoạt động 1. Khởi động.

- Cho trẻ xếp và đi theo hàng.

- Tạo thành vòng tròn. Kết hợp các kiểu đi ,chạy sen kẽ nhau: Đi thường - Đi bằng gót chân - Đi thường - Đi bằng mũi chân - Đi thường - Chạy chậm - Chay nhanh - Chạy chậm - Đi thường - Về ga.

- Cho trẻ xếp thành 2 hàng ngang.

2. Hoạt động 2: Trọng động.

- Để cho cơ thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn sảng khoái bước vào một ngày học tập chúng ta cùng nhau luyện tập thể dục nhé.

- Cho trẻ tập giống cô.

+ Hô Hấp: Thổi nơ  (4l)

+ Tay: Đưa 2 tay ra phía trước, sau và vỗ vào nhau  (2l x 8n)

+ Chân: Đứng, nhún chân, khuỵu gối (3l x 8n)

+ Bụng - lườn: Nghiêng người sang hai bên (2l x 8n)                         

+ Bật: Bật đổi chân (3l x 8n)

-> Cô và trẻ cùng tập, trong quá trình trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai.

3. Hoạt động 3: Trò chơi hồi tĩnh.

- Trò chơi: Chim bay.

- Tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần.

- Cô bao quát động viên trẻ.

4. Hoạt động 4: Kết thúc.

- Cô nhận xét giờ học .

- Cho trẻ vào lớp.

Hoạt động góc

Góc phân vai: Gia đình, khám bệnh - Bán hàng.

Góc XD: Xây, lắp ghép các kiểu nhà.

Góc TH: Vẽ tô màu tranh ngôi nhà của bé.

Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.

a.Góc PV: Trò chơi gia đình - khám bệnh- bán hàng.

* Yêu cầu:

  Trẻ biết đóng vai các thành viên trong gia đình; Biết cách xưng hô giữa các thành viên trong gia đình, xưng hô với người bán hàng, bác sỹ khám bệnh.

 * Chuẩn bị: Đồ dùng đồ chơi gia đình, đồ chơi bán hàng, bác sỹ.

+ Cho trẻ tự trò chuyên, tự đàm thoại về nội dung công việc của các thành viên trong gia đình

+ Cô đến hỏi trẻ về các vai trẻ đóng và đã làm được những công việc gì.

b. Góc XD: Xây, lắp ghép các kiểu nhà.

* Yêu cầu: Trẻ xây dựng được nhà cấp 4( nhà ngói), nhà tầng, nhà mái bằng

* Chuẩn bị:

Các khối gỗ, cầu, trụ,vuông,chữ nhật, tam giác, cây cỏ hoa lá, đồ dùng gia đình.

* Tiến hành:

Cho trẻ về góc tự thoả thuận vai chơi của mình

Trẻ xem tranh và nhận xét về các kiểu nhà và bắt trước xếp thành những ngôi nhà đó

Cô đến hỏi trẻ và gợi ý cho trẻ xây dựng được nhiều kiểu nhà

Hỏi trẻ tên ngôi nhà mà trẻ đã xây dựng được.

c. Góc TH: Vẽ, tô màu ngôi nhà.

* Yêu cầu: Trẻ biết vẽ, tô màu để tạo thành 1 bức tranh về ngôi nhà.

* Chuẩn bị: Giấy, bút màu.

 * Tiến hành: Cô gợi ý cho trẻ về góc nhớ lại và tưởng tượng ngôi nhà 1 tầng, nhà nhiều tầng để vẽ, tô màu cho phù hợp.

Cô hỏi trẻ về nội dung bức tranh.

Cô khuyến khích, động viên trẻ.

d.Góc thiên nhiên:

* Yêu cầu:

Trẻ biết tưởng tượng lại công việc chăm sóc cây xanh của ông, bà, bố mẹ để chăm sóc cây xanh.

* Chuẩn bị: Một số loại cây xanh, cây cảnh ở góc thiên nhiên.

* Tiến hành:

 Cô gợi hỏi trẻ công việc chăm sóc cây xanh ở gia đình.

Dạy trẻ cách chăm sóc: Tưới nước, lau lá cho cây.

Nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng không làm đổ nước ra sàn nhà.

* LƯU Ý: Khi trẻ thực hiện chơi ở các góc cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi ngoan, đoàn kết, dàn xếp để trẻ chơi ở các góc cố số lượng trẻ hợp lý.

- Cuối buổi chơi cô gợi ý để trẻ nhận xét các góc chơi, rút kinh nghiệm giờ chơi sau.

- Cô và trẻ thu dọn, cất đồ chơi vào nơi quy định.

 

 

Thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2015.

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

II.Hoạt đông có chủ đích

 

KPKH : NHÀ CỦA BÉ

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết kể về một vài đặc điểm của ngôi nhà mà trẻ đang sống.

- Trẻ nói được địa chỉ gia đình mình.

- Trẻ biết so sánh nhà 1 tầng với nhà nhiều tầng.

- Trẻ thuộc lời, hát đúng nhạc bài hát Nhà của tôi.

- Củng cố nhận biết các hình tam giác, vuông, chữ nhật. Nhận biết màu sắc qua đặc điểm của ngôi nhà.

- Biết quý trọng và giữ gìn ngôi nhà của mình.

2. Chuẩn bị.

- Băng đĩa nhạc có bài hát Nhà của tôi.

- Mô hình làm từ hộp cát tông, gỗ kiểu nhà 1, 2 tầng, tranh nhà nhiều tầng.

- Thẻ 1, 2 và nhiều chấm tròn.

3. Tổ chức hoạt động.

 

 

Hoạt động của cô

 

Hoạt động của trẻ

 

1. Hoạt động 1. Trò chuyện gây hứng thú.

- Cô mở đĩa có bài hát: ''Nhà của tôi''

- Cô và trẻ hát theo đĩa.

- Trò chuyện về nội dung bài hát.

? Chúng mình vừa hát bài gì.

? Bài hát nói về gì.

? Ngôi nhà đó là nhà của ai.

? Bạn nhỏ trong bài hát có yêu ngôi nhà của mình không.

-> Củng cố, giáo dục trẻ biết bảo vệ, giữ gìn ngôi nhà.

2. Hoạt động 2. Nhà của bé.

- Giới thiệu: Mỗi bạn trong lớp mình đều có một ngôi nhà thân thương, trong ngôi nhà đó các con được ở gần những người thân yêu của mình, các con được làm nhiều việc để giúp đỡ mọi người. Hôm nay các con hãy nói về ngôi nhà của mình cho cô nghe nhé!

* Cho trẻ quan sát và nhận xét mô hình ngôi nhà của bạn Linh và bạn Dũng.

? Nhà bạn Linh là ngôi nhà như thế nào.

? Thân nhà, mái nhà là hình gì? Màu gì.

? Cửa ra vào, cửa sổ có dạng hình gì? Màu gì.

? Ngôi nhà của bạn linh cao hay thấp.

? Nhà cấp bốn rộng hay hẹp.

? Nhà nhỏ thì số phòng nhiều hay ít.

-> Củng cố đặc điểm nhà của bạn Linh.

- Cho trẻ nhận xét tương tự với nhà bạn Dũng.

? Con thấy nhà của hai bạn có gì khác nhau.

- Cô gợi ý trẻ so sánh sự khác nhau của 2 ngôi nhà về chiều cao, hình dạng, màu sắc, số phòng ở, ...

=> Củng cố.

* Trò chuyện với trẻ về một vài đặc điểm của ngôi nhà mà trẻ đang sống.

- Cô gợi ý cho 3 - 5 trẻ kể.

? Nhà của con ở khu mấy? Xã nào.

? Kiểu nhà của gia đình con là nhà gì.

? Tường nhà con có màu gì? Mái có màu gì.

? Nhà con có những ai.

? Trong nhà có những đồ dùng gì

? Xung quanh ngôi nhà có gì.

=> Cô củng cố lại đặc điểm ngôi nhà của trẻ.

? Các con có yêu ngôi nhà của mình không.

? Để bảo vệ và giữ gìn ngôi nhà chúng mình cần phải làm gì.

-> Củng cố, giáo dục trẻ biết yêu quý nhà của mình và mọi người trong gia đình. Không được vẽ bẩn lên tường nhà, thường xuyên quét, lau nhà sạch sẽ, dọn vệ sinh quanh nhà để môi trường luôn trong lành, .... Ngoài ra khi đi ra ngoài hay đi học chúng mình cũng cần phải giữ gìn vệ sinh môi trường trong sạch, không vẽ bẩn lên tường lớp học hay tường nhà các cơ quan và các ngôi nhà công cộng, ....

- Cho trẻ quan sát tranh nhà nhiều tầng.

- Mở rộng: Cô giới thiệu ngôi nhà nhiều tầng. Đây là kiểu nhà trung cư chỉ có ở các thành phố lớn. Nhà cao và có nhiều tầng, mỗi tầng có rất nhiều phòng ở, ....

* Trò chơi củng cố: Về đúng nhà.

- Cô nêu tên trò chơi.

- Phổ biến cách chơi: Cô đặt các ngôi nhà 1, 2, nhiều tầng xung quanh lớp. Trẻ cầm thẻ chấm tròn đi xung quanh lớp, khi có hiệu lệnh của cô thì trẻ chạy nhanh về ngôi nhà có số tầng trùng với số chấm tròn trên tay trẻ.

- Luật chơi: Bạn nào về nhầm nhà phải hát một bài hoặc đọc một bài thơ.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

-> Cô nhận xét, động viên trẻ.

3. Hoạt động 3. Kết thúc.

- Cô nhận xét và cho trẻ về góc nghệ thuật để xếp hình, vẽ và tô màu ngôi nhà của mình.

- Kết thúc giờ học.

 

 

- Hát to, rõ ràng.

- Trả lời câu hỏi của cô.

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- Chú ý nghe.

 

- Quan sát thật kỹ và nhận xét.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

- Nhận xét theo tư duy.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Trẻ giới thiệu về nhà của mình theo gợi ý của cô.

 

 

 

 

 

- Nghe cô củng cố.

 

 

- Trả lời.

 

 

 

- Lắng nghe cô dặn dò.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát và lắng nghe cô giới thiệu.

 

 

 

 

- Lắng nghe phổ biến.

 

 

 

 

 

 

- Chơi vui vẻ và thoải mái.

 

 

- Trẻ thực hiện yêu cầu của cô.

- Ra chơi nhẹ nhàng.

III. Hoạt động ngoài trời.

                           Quan sát có mục đích: Qsát một gia đình ở gần trường.

               Trò chơi vận động: Lắc vòng.

               Chơi theo ý thích

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết vị trí của gia đình đó.

- Biết một vài đặc điểm của gia đình đó và những đồ dùng trong gia đình.

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ.

- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ của trẻ.

- Trẻ yêu quý gia đình và biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

2. Chuẩn bị.

- Liên hệ mượn địa điểm quan sát.

- Vòng thể dục, trang phục cô và trẻ gọn gàng.

- Hột hạt, rổ đựng, phấn, que, ...

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định

- Cho trẻ đến địa điểm quan sát.

- Trẻ đứng xung quanh cô.

? Đây là nhà ai.

-> Củng cố và giới thiệu nội dung quan sát.

2. Hoạt động 2:  Quan sát

- Cho trẻ quan sát và gợi ý trẻ nhận xét:

? Đây là ngôi nhà của gia đình ai

? Nhà nằm gần trường học nào.

? Nhà to hay nhỏ? Nhà mấy tầng.

? Nhà có đặc điểm gì? ( mái, tường, nền nhà, ...)

-> Cô củng cố các đặc điểm của ngôi nhà.

? Nhà có tác dụng gì.

- Ngôi nhà là nơi cư trú của các thành viên trong gia đình sau một ngày lao động vất vả. Trong nhà cần có rất nhiều đồ dùng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Chúng mình cùng đi vào trong tìm hiểu nhé.

- Gợi ý trẻ kể tên các đồ dùng trong gia đình và nêu lên đặc điểm, chất liệu, công dụng của một số đồ dùng đó.

? Đây là cái gì

? Đồ dùng đó làm bằng gì

? Sử dụng đồ dùng đó để làm gì

? Cần sử dụng ntn để các đồ dùng đó không nhanh bị hỏng.

-> Củng cố, giáo dục trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Giới thiệu tên trò chơi: Lộn cầu vồng

- Nhắc lại cách chơi và luật chơi..

-> Cô tổ chức cho trẻ chơi.

4. Hoạt động 4: Chơi theo ý thích

- Cho trẻ chơi tự do ngoài sân theo nhóm nhỏ.

-> Cô bao quát và gợi ý hoạt động.

5. Hoạt động 5: Kết thúc

- Nhận xét, rửa chân tay.

- Cho trẻ vào lớp.

 

- Cùng cô đến địa điểm quan sát.

 

- Cả lớp trả lời.

 

- Quan sát và nhận xét theo hướng dẫn và gợi ý.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

- Kể tên và nhận xét đồ dùng trong gia đình.

 

 

 

 

- Lắng nghe cô nói.

 

- Lắng nghe.

 

- Chơi theo yêu cầu.

- Lắng nghe cô giới thiệu.

- Hoạt động tự do.

- Vệ sinh tay chân.

- Vào lớp nhẹ nhàng.

 

IV. Hoạt động Góc.

Góc phân vai: Gia đình, khám bệnh - Bán hàng.

Góc XD: Xây, lắp ghép các kiểu nhà.

Góc TH: Vẽ tô màu tranh ngôi nhà của bé.

Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa

VI. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

*Chơi ở các góc chơi

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh - trả trẻ.

* Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn.

VIII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp: ............................................................................................................

2.Hoạtđộnghọc:...........................................................................................................

.....................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác:................................................................................................

.....................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặcbiệt................................................................................

5. Những điều cần lưu ý:..............................................................................................

___________________________________________

 

Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2015.

 

I Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

II. Hoạt động có chủ đích

PTTC : CHẠY THEO ĐƯỜNG ZÍC ZẮC

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết  đi thay đổi hướng theo đường zíc zắc.

- Biết chuyển đội hình theo yêu cầu.

- Phát triển cơ  chân thông qua vận động đi và rèn kỹ năng giữ thăng bằng khi đi.

- Củng cố kỹ năng đếm số lượng.

- Biết hát cùng cô bài: Nhà của tôi.

- Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin khi thực hiện vận động.

2. Chuẩn bị.

- Vạch chuẩn, 4 - 5 ngôi nhà khác nhau, phấn vẽ, bóng nhựa.

- Cô và trẻ gọn gàng & sân tập an toàn.

3. Tổ chức hoạt động.

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Khởi động.

- Cô và trẻ cùng hát bài: Nhà của tôi.

- Trò chuyện về ngôi nhà của bé.

=> Củng cố, giới thiệu bài vận động. 

- Cô cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi chạy với tốc độ khác nhau.

- Cho trẻ về đội hình 2 hàng ngang.

2. Hoạt động 2: Trọng động.

a) Bài tập phát triển chung:

- Trẻ tập cùng cô các động tác:

- Tay: Hai tay giang ngang, ra trước (4l x 4n).

- Chân: Đưa ra trước, khụy gối (6l x 4n)

- Bụng: Đứng hai chân dang rộng, giơ hai tay lên cao.(4l x 4n)

- Bật: Đứng thẳng, hai tay chống hông. Bật tách khép chân tại chổ (4l x 4n)

b) Vận động cơ bản: 

- Đội hình: 2 hàng dọc.

- Giới thiệu bài: Chạy theo đường zíc zắc.

- Cô làm mẫu 2 lần:

+ Lần 1: Cô thực hiện hoàn chỉnh động tác.

+ Lần 2: Tập chậm kết hợp giải thích cách thực hiện rõ ràng.

Hai chân cô đứng sát vạch kẻ, khi nghe hiệu lệnh cô bắt đầu chạy đi nhẹ nhàng đến các ngôi nhà đã đặt cách nhau theo đường zíc zắc, sau khi đến ngôi nhà thứ nhất thì chạy vòng qua ngôi nhà & chạy tiếp đến ngôi nhà thứ 2 & cứ thế cho đến hết số ngôi nhà. khi chạy giữ thẳng người và mắt luôn nhìn thẳng.

- Trẻ thực hiện:

+ Cô mời 2 trẻ lên làm thử.

+ Lần lượt cho 2 trẻ/1lần lên tập cho đến hết.

+ Cô tổ chức thi đua giữa 2 tổ với nhau .

-> Cô chú ý sửa sai cho trẻ sau mỗi lần chơi, nhận xét, khen ngợi trẻ.

c) Trò chơi vận động: Chuyền bóng qua đầu.

- Cô giới thiệu tên trò chơi.

- Nêu cách chơi và luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi 1 lần.

=> Cô bao quát, tổ chức, hướng dẫn trẻ.

3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.

- Cho trẻ đi vòng tròn 2 - 3 vòng

? Hôm nay các con tập vận động gì.

- Củng cố tên bài học, nhận xét, giáo dục trẻ.

- Chuyển hoạt động.

 

- Hát to, rõ ràng.

- Trò chuyện với cô.

 

- Thực hiện theo yêu cầu.

 

- Xếp hàng ngang.

 

 

- Tập cùng cô.

 

 

 

 

 

 

 

- Xếp đội hình.

- Lắng nghe.

- Quan sát cô tập và chú ý nghe cô giải thích cách thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- Thực hiện vận động theo yêu cầu của cô.

- 2 tổ tập thi đua.

 

 

 

 

- Lắng nghe

- Chơi hứng thú.

 

 

- Đi lại nhẹ nhàng.

- Nhắc lại bài học.

- Ra chơi nhẹ nhàng.

III. Hoạt động ngoài trời.

                      Quan sát có mục đích: Quan sát Bầu Trời.

Trò chơi vận động:  Gieo hạt

  Chơi tự do:

1. Mục đích yêu cầu.

- Dạy trẻ biết được thời tiết, bầu trời của mùa thu.

- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.

- Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ.

- Giáo dục trẻ đoàn kết khi chơi, biết bảo vệ môi trường, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

2. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát bằng phẳng, sạch sẽ.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1:

- Học sinh ổn định, cùng cô đi ra sân và đứng quanh cô.

- Cô giới thiệu nội dung buổi quan sát: Bầu trời

2. Hoạt động 2: Quan sát có mục đích.

- Gợi ý trẻ các nội dung quan sát về bầu trời.

- Đặt các câu hỏi để trẻ nêu nhận xét:

? Chúng mình thấy bầu trời hôm nay như thế nào.

? Trên trời có gì? Mây có màu gì.

? Ông mặt trời thế nào.

? Thời tiết vào lúc này ra sao.

? Quang cảnh xung quanh có đặc điểm gì.

              ( Cây cối, nhà cửa, con người, ... )

-> Củng cố các đặc điểm trẻ và nhận xét.

? Để giữ gìn thiên nhiên trong lành, mát mẻ chúng mình cần làm gì.

- Cô nhận xét lại và giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi, ...

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Giới thiệu trò chơi: ' - Gieo hạt''

+ Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi

+ Tổ chức chơi: Cho cả lớp cùng chơi, chơi theo nhóm 3 - 4 lần từng trò chơi.

-> Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi.

- Nhận xét sau khi chơi: Cô nhận xét tuyên dương khích lệ trẻ

4. Hoạt động 4: Chơi tự do.

- Cô bao quát trẻ chơi an toàn, đoàn kết.

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi. 

- Trẻ vừa đi vừa hát - Vào lớp.

 

- Đến nơi quan sát.

 

- Lắng nghe.

 

 

 

- Quan sát và nhận xét dựa trên gợi ý của cô.

 

- Trả lời câu hỏi của cô.

 

 

 

- Qua sát, trả lời.

 

- Chú ý nghe.

- Trả lời theo hiểu biết tư duy của bản thân.

 

- Chú ý nghe.

 

 

- Chú ý nghe.

- Chơi theo yêu cầu, hướng dẫn.

- Lắng nghe nhận xét.

 

 

 

- Hoạt động theo ý thích.

- Vào lớp.

 

IV. Hoạt động Góc

Góc phân vai: Gia đình, khám bệnh - Bán hàng.

Góc XD: Xây, lắp ghép các kiểu nhà.

Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

 

PTTM : VẼ NGÔI NHÀ

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết vẽ ngôi nhà theo mơ ước của mình. Mái nhà là hình tam giác, khung nhà, cửa ra vào là hình chữ nhật, cửa sổ là hình vuông và chọn màu tô ngôi nhà theo ý thích hiện bố cục tranh cân đối.

- Biết đọc thơ cùng cô bài: Em yêu nhà em; nhận biết về gia đình.

- Giáo dục trẻ yêu quý, gắn bó với gia đình.

2. Chuẩn bị.

- Tranh vẽ mẫu, bảng quay đa năng.

- Rổ đựng, giấy A4, sáp màu, khăn lau, nước rửa tay.

3. Tổ chức hoạt động.

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.

- Giới thiệu bạn Búp bê đến thăm và tặng quà.

- Cô và trẻ đọc thơ tặn búp bê: Em yêu nhà em.

- Trò chuyện về ngôi nhà của trẻ.

-> Củng cố.

2. Hoạt động 2: Dạy trẻ.

a) Quan sát và nhận xét mẫu:

- Khám phá món quà của Búp bê tặng.

? Búp bê đã tặng cho các con gì nào.

-> Củng cố: Búp bê đã tặng cho các con 3 bức tranh vẽ về các ngôi nhà đấy!

- Quan sát và gợi ý trẻ nhận xét từng bức tranh:

? Đây là ngôi nhà cấp bốn hay nhà tầng.

? Ngôi nhà có những phần nào.

-> Củng cố.

- Gợi ý trẻ nhận xét đặc điểm từng phần của ngôi nhà.

? Mái nhà cô vẽ là hình gì? Tô màu gì.

? Khung nhà cô vẽ là hình gì? Tô màu gì.

? Cửa hình gì? Tô màu gì

? Của sổ cô vẽ như thế nào? Tô màu gì

? Xung quanh ngôi nhà cô vẽ thêm gì.

? Phía trên cô vẽ thêm những gì

=> Củng cố nội dung, hình dạng và màu sắc từng phần trong các bức tranh.

b) Trẻ thực hiện:

- Giới thiệu: Hôm nay chúng mình hãy vẽ lên những ngôi nhà mơ ước của các con nhé!

- Cô gợi ý cho trẻ nêu ý tưởng vẽ ngôi nhà của mình.

? Con định vẽ ngôi nhà của mình như thế nào.

? Phần mái nhà con vẽ hình gì? Tô màu gì.

? Phần thân nhà con vẽ là hình gì? Tô màu gì.

? Cửa ra vào và cửa sổ con vẽ là hình gì? Tô màu thế nào.

? Xung quanh ngôi nhà con vẽ thêm những gì.

=> Củng cố cách vẽ của trẻ.

- Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút, ...

- Tổ chức cho trẻ thực hiện.

-> Cô quan sát, hướng dẫn trẻ thực hiện và động viên khuyến khích trẻ thực hiện.

c) Trưng bày nhận xét  sản phẩm:

- Trẻ lên treo tranh theo tổ.

- Cho trẻ quan sát và nhận xét tranh của từng tổ.

? Các con thấy bức tranh nào đẹp nhất.

? Vì sao con cho rằng bức tranh ấy đẹp.

-> Cô củng cố lại và nhận xét sản phẩm của từng tổ. Động viên, khen ngợi tổ có nhiều tranh đẹp và động viên tổ có ít bài đẹp hơn, khích lệ để giờ sau trẻ thực hiện tốt hơn.

3. Hoạt động 3: Kết thúc.

- Cô nhận xét tiết học. Cho trẻ mang sản phẩm về trưng bày tại góc nghệ thuật.

- Cho trẻ ra chơi.

 

 

- Đọc to và rõ ràng.

- Trò chuyện cùng cô.

 

 

 

 

- Quan sát và nhận xét.

 

 

- Nhận xét đặc điểm các ngôi nhà qua từng bức tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe củng cố.

 

 

- Chú ý nghe.

 

- 3 - 5 trẻ nêu ý tưởng vẽ ngôi nhà của mình.

 

 

 

 

 

 

- Chú ý nghe.

- Nhắc lại tư thế đúng.

- Thực hiện trên vở tạo hình.

 

 

 

- Treo tranh và quan sát.

- Nhận xét bài vẽ của bạn.

 

 

- Chú ý nghe nhận xét.

 

 

 

 

- Mang sảm phẩm về treo ở góc chơi.

- Ra chơi nhẹ nhàng.

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh - trả trẻ (Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn).

VII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1.Trẻ đến lớp...............................................................................................................

2. Hoạt động học..........................................................................................................

.....................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác:...............................................................................................

.....................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt..............................................................................

5. Những điều cần lưu ý:.............................................................................................

 

Thứ tư, ngày 14 tháng 10 năm 2015.

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

II.Hoạt động có chủ đích

PTNT : SO SÁNH CHIỀU CAO 3 ĐỐI TƯỢNG.

SẮP XẾP THỨ TỰ CHIỀU CAO.

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhận biết, so sánh và diễn đạt được mối quan hệ về chiều cao giữa 3 đối tượng " Cao nhất, thấp hơn, thấp nhất"

- Biết sắp xếp thứ tự các đối tượng từ thấp đến cao và ngược lại.

- Phát triển ngôn ngữ và cung cấp từ mới cho trẻ.

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, di màu.

- Ôn luyện bài hát: Nhà của tôi; Bài thơ: Em yêu nhà em.

- Củng cố nhận biết của trẻ về ngôi nhà của mình.

- Ôn luyện kỹ năng bật qua vòng thể dục cho trẻ.

- Giáo dục: Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, có ý thức trong giờ học.

2. Chuẩn bị.

- Mô hình khu nhà ở.

- Rổ đựng, 3 ngôi nhà cao thấp khác nhau, 3 chú thỏ, 3 cái ghế, 3 cây nấm đủ cho cô và trẻ.

- Bảng quay, sáp màu, tranh tô màu cho 3 đội chơi.

- Vòng thể dục.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện về ngôi nhà của bé.

- Cô và trẻ hát bài: Nhà của tôi.

- Trò chuyện về ngôi nhà của bé

? Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về gì

-> Củng cố: Cô và chúng mình vừa hát bài Nhà của tôi. Bài hát nói về tình cảm của một bạn nhỏ với ngôi nhà của mình.

? Các con hãy kể về ngôi nhà của mình.

? Ngoài ra con còn biết những kiểu nhà nào khác.

-> Cô gợi ý trẻ kể và củng cố lại: Có rất nhiều kiểu nhà khác nhau: nhà cấp bốn, nhà hai tầng, nhà 3 tầng, nhà nhiều tầng, nhà gỗ, nhà xây, nhà to, nhà bé, nhà cao, nhà thấp, ...

2. Hoạt động 2. Dạy trẻ.

a) Ôn so sánh chiều cao của 2 đối tượng.

- Hôm nay gia đình bác Gấu và gia đình bạn Thỏ mời cô cháu mình cùng đến thăm quan khu nhà của họ đấy.

- Cho trẻ đi thăm mô hình các khu nhà.

- Quan sát, nhận xét các đối tượng trên mô hình.

? Khu nhà của Bác gấu và bạn thỏ có những gì.

- Cho trẻ nhận xét, so sánh chiều cao của 2 đồi tượng trên mô hình (Nhà, cây, bàn, cốc, ...)

? Ngôi nhà của bác gấu và nhà bạn thỏ nhà nào cao hơn? Nhà nào thấp hơn.

? Vì sao con biết.

-> Gợi ý trẻ trả lời và củng cố lại.

b) So sánh cao nhất, thấp hơn, thấp nhất. Sắp xếp thứ tự chiều cao.

- Tạo tình huống: Các con có nghe tiếng ai nói gì mà ồn vậy. Để cô xem chuyện gì nhé. À! 3 bạn thỏ tranh cải nhau xem ai là người cao nhất. ai thấp hơn, ai thấp nhất. Lớp mình hãy giúp bạn thỏ nhé.
- Cô đặt chú thỏ nâu. Bạn nào lên đặt chú thỏ trắng cạnh chú thỏ nâu & thỏ vàng đứng cạnh thỏ trắng.

- Cho trẻ quan sát & so sánh chiều cao của từng chú thỏ với 2 chú thỏ còn lại.

* Thỏ nâu với thỏ trắng & thỏ vàng.
+ Thỏ nâu với thỏ trắng (Thỏ vàng) bạn nào cao hơn? Vì sao con biết?

+ Thỏ nâu so với thỏ trắng & thỏ vàng có chiều cao như thế nào.

-> Củng cố: Thỏ nâu cao hơn 2 bạn thỏ trắng và thỏ vàng, có nghĩa là Thỏ nâu cao nhất.

=> Cho trẻ nhắc lại: ''Thỏ nâu cao nhất''.

* Tương tự cho trẻ so sánh:

+ Thỏ trắng so với thỏ nâu & thỏ vàng.

+ Thỏ vàng so với thỏ thỏ nâu & thỏ trắng.

- Cô củng cố lại kết quả so sánh & cho trẻ nhắc lại: Thỏ trắng thấp hơn & thỏ vàng thấp nhất.

- Cho trẻ lấy rổ đồ dùng ra trước mặt

+ Trong rổ của các con có những gì?

-> Củng cố. Cho trẻ lấy các chú thỏ đặt giống cô

- Bây giờ cô sắp xếp các chú thỏ thứ tự từ trái

sang phải theo chiều cao giảm dần. 

+ Cô sắp các chú thỏ từ trái sang phải theo chiều cao dần hay thấp dần?
+ Chú thỏ nào cao nhất? Vì sao con biết?
+ Chú thỏ nào thấp hơn?  
+ Chú thỏ nào thấp nhất?

- Cô xếp các chú thỏ theo chiều cao tăng dần. Cho trẻ quan sát & so sánh.
- Bây giờ mình mời các chú thỏ ngồi nhé!
+ Cho trẻ lên xếp ghế theo chiều cao thấp dần & chiều cao tăng dần. 

+ Cho trẻ nhận xét cách xếp của bạn.
- Bạn nào giỏi lên chọn ghế cao nhất để bạn thỏ nâu ngồi; Ghế thấp hơn mời thỏ trắng ngồi; Ghế thấp nhất mời thỏ vàng ngồi.

- Cho trẻ nhận xét chiều cao những chiếc ghế.

- Các bạn thỏ rất thích ăn nấm. Chúng mình hãy tặng cho mỗi bạn thỏ 1 cây nấm nhé. 
+ Cây nấm cao nhất tặng cho bạn thỏ cao nhất.
+ Cây nấm thấp hơn tặng cho bạn thấp hơn. 
+ Cây nấm thấp nhất tặng cho bạn thấp nhất.

- Cô quan sát & cùng trẻ nhận xét kết quả.

- Mỗi bạn thỏ có 1 ngôi nhà.

+ Cho trẻ xếp nhà ra theo chiều cao tăng dần hoặc giảm dần rồi nhận xét kết quả.

+ Ngôi nhà cao nhất tặng cho ai? Vì sao?

+ Ngôi nhà nào thấp hơn? Tặng nhà đó cho ai?

+ Ngôi nhà thấp nhất là nhà nào? Tặng nó cho thỏ nào? Vì sao?

-> Củng cố, câu trả lời của trẻ.

c) Trò chơi luyện tập:

* TC 1: Làm theo yêu cầu của cô.
- Cho trẻ xếp nhà trong rổ theo chiều từ trái sang phải theo chiều cao tăng dần hoặc giảm dần.

- Cô nói màu ngôi nhà trẻ nói chiều cao của ngôi nhà đó so với 2 ngôi nhà kia.

- Cô nói chiều cao của ngôi nhà trẻ nói màu sắc ngôi nhà.

* TC 2: Kết bạn - Kết 3 bạn thành một nhóm.
- Cách chơi: Cô nói cây cao; cây thấp thì 3 bạn trong nhóm điều chỉnh theo đúng yêu cầu sắp xếp chiều cao của cô. Nhóm nào làm không đúng sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp.

- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần. 

- Nhận xét sau mỗi lần chơi, động viên trẻ.

3. Hoạt động 3. Kết thúc.

- Cô nhận xét, nhắc nhở, giáo dục trẻ.

- Chuyển hoạt động nhẹ nhàng.

 

- Hát cùng cô

- Trò chuyện

 

- Lắng nghe nhận xét.

 

 

- 2 - 3 trẻ kể

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- Đi đến mô nhình cô chuẩn bị, quan sát và nhận xét.

 

 

 

- Nhận xét chiều cao của 2 đối tượng.

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát.

 

- 1 trẻ lên thực hiện.

 

 

 

 

 

- Quan sát, trả lời.

 

 

 

- Lắng nghe nhận xét.

 

 

 

- Quan sát, nhận xét kết quả so sánh.

 

- Nhắc lại khi cô yêu cầu.

- Lấy đồ dùng.

- Nhận xét các đồ dùng trong rổ.

- Xếp đồ dùng của mình ra.

- Quan sát & làm theo.

 

 

- So sánh, nhận xét.

 

 

 

 

- Trẻ xếp theo, so sánh & nhận xét.

 

- Cất thỏ.

- 2 trẻ thực hiện.

 

- Cả lớp quan sát, nhận xét.

 

- 1 trẻ thực hiện.

 

- So sánh chiều cao của các ghế.

 

 

- Trẻ xếp tương ứng nấm với thỏ theo yêu cầu của cô.

 

 

 

- Trẻ xếp theo yêu cầu & nhận xét.

 

- Tặng thỏ nâu,vì thỏ nâu cao nhất.

- Tặng thỏ trắng, thỏ trắng thấp hơn

- Tặng thỏ vàng, vì thỏ vàng thấp nhất.

- Chú ý nghe.

 

 

- Trẻ xếp theo yêu cầu.

 

- Chơi nhanh nhẹn, hứng thú.

 

 

 

 

- Chú ý nghe.

 

- Chơi nhanh nhẹn.

 

 

- Lắng nghe cô nhận xét giờ học, nhắc nhở.

- Ra chơi.

 

III. Hoạt động ngoài trời.

                    Quan sát có mục đích: Quan sát cây hoa ban.                         

                     Trò chơi vận động: Trồng nụ, trồng hoa.       

                     Chơi tự do với các thiết bị ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhận biết các đặc điểm của cây hoa ban. Biết tác dụng của cây tới môi trường và sức khỏe con người.                                           

- Phát triển kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, óc sáng tạo.     

- Chơi đoàn kết với bạn. Biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

2. Chuẩn bị.

- Cây hoa ban.   

- Bóng, phấn, vòng, lá, hoa quả, hột hạt, rổ đựng, ...

- Sân bằng phẳng sạch sẽ, an toàn.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1. Ổn định, gây hứng thú.                         - Cô giới thiệu hoạt động: Cơ thể các con lớn lên và khỏe mạnh là do các con được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó là việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, tập luyện thể dục là yếu tố không thể thiếu giúp các con có thêm sức khỏe tốt.

                 Cô bật mí cho chúng mình biết môi trường xanh - sạch cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra không khí trong lành

cho các con thở. Để có không khí trong lành cần có nhiều loại cây xanh, vì vậy hôm nay cô và chúng mình cùng tìm hiểu về cây Ban nhé!

- Ổn định tổ chức dặn dò trẻ trước khi đi ra sân.

2. Hoạt động 2. Quan sát có mục đích.

- Dẫn trẻ đến nơi quan sát.

? Đây là cây gì.                      

- Cho trẻ nhận xét các đặc điểm của cây hoa ban.                       

? Con có nhận xét gì về cây hoa ban.

? Thân cây, cành cây như thế nào.

? Màu sắc ra sao.

? Lá cây có đặc điểm gì? Lá màu gì.

-> Cô củng cố các đặc điểm của cây: thân, cành, lá, màu sắc, kích thước, ...

- Cô chỉ vào và hỏi:

? Đây là gì? Hoa ban có màu gì.

? Bông hoa to hay nhỏ.

? Cánh hoa có đặc điểm ra sao.

? Hoa có mùi thơm không.

-> Cô củng cố.

? Cây hoa ban đem lại ích lợi gì cho con người.

? Để cho cây lớn nhanh và xanh tốt cần làm gì.

-> Giáo dục: trẻ biế ích lợi của cây xanh với con người, với môi trường từ đó biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh.                   

3. Hoạt động 3. Trò chơi.

* Trò chơi vận động: ''Chồng nụ, chồng hoa''.             

- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

- Cô quan sát, bao quát trẻ chơi.

=> Nhận xét sau khi chơi.

* Chơi tự do:

- Giới thiệu các nội dung chơi và cho trẻ chơi.

-> Cô bao quát lớp và đảm bảo an toàn cho trẻ.

4. Hoạt động 4. Kết thúc.

- Nhận xét buổi quan sát.

- Cất đồ dùng và ra chơi.

 

 

- Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đi đến nơi quan sát.   

- Cả lớp trả lời.

- Nhận xét dựa vào gợi ý của cô.

 

- Kể tên các bộ phận của cây.

- Trẻ nhận xét.

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Hoa ban, có màu trắng.

- Bông hoa to

- Canh hoa to & dài.

- Không có mùi.

- Chú ý nghe.

- 2 - 3 trẻ trả lời.

 

 

- Nghe nhận xét.

 

 

 

- Nghe cô phổ biến.

- Chơi theo hướng dẫn.

 

 

 

- Hoạt động theo ý thích.

 

 

- Lắng nghe cô nhận xét.

- Chuyển hoạt động.

 

IV. Hoạt động Góc.

Góc phân vai: Gia đình, khám bệnh - Bán hàng.

Góc XD: Xây, lắp ghép các kiểu nhà.

Góc TH: Vẽ tô màu tranh ngôi nhà của bé.

Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

* Ôn kiến thức buổi sáng

SO SÁNH CHIỀU CAO 3 ĐỐI TƯỢNG.

SẮP XẾP THỨ TỰ CHIỀU CAO.

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhận biết, so sánh và diễn đạt được mối quan hệ về chiều cao giữa 3 đối tượng " Cao nhất, thấp hơn, thấp nhất"

- Biết sắp xếp thứ tự các đối tượng từ thấp đến cao và ngược lại.

II. Chuẩn bị.

- Rổ đựng, 3 ngôi nhà, 3 chú thỏ, 3 cái ghế, 3 cái bàn, 3 cái cốc, 3 cái hộp, ...

III. Tổ chức hoạt động.

- Gọi tên các đồ dùng trong rổ.

- Quan sát các ngôi nhà & nhận xét về các kiểu nhà đó.

- Quan sát và nhận xét chiều cao của các nhóm đồ dùng trong rổ.

- Xắp xếp thứ tự chiều cao của các đồ vật theo yêu cầu của cô.

=> Cô gợi ý, hướng dẫn và tổ chức cho trẻ ôn tập.

- Thi thiết kế các ngôi nhà khác nhau bằng các nguyên liệu khác nhau.

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh - trả trẻ (Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và các bạn).

VII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp: ................... ........................................................................................

2. Hoạt động học.........................................................................................................

....................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác: ..............................................................................................

.....................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:….........................................................................

5. Những điều cần lưu ý:............................................................................................

 

Thứ năm, ngày 15 tháng 10 năm 2015.

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

II.Hoạt động có chủ đích                       

PTNN : THĂM NHÀ BÀ

 

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung bài thơ. Biết đọc thuộc lời và diễn cảm bài thơ.

- Phát triển ngôn ngữ, khả năng tư duy và ghi nhớ của trẻ.

- Ôn luyện bài hát: Nhà của tôi.

- Củng cố nhận biết, so sánh chiều cao của các ngôi nhà.

- Giáo dục: Trẻ biết yêu mến ngôi nhà và những người thân. Biết giúp đỡ người thân trong nhà và những người xung quanh những việc vừa sức mình.

2. Chuẩn bị.

- Tranh minh họa bài thơ.

- Bảng quay, các hình học bằng giấy màu, keo dán, rổ đựng.

- 6 khối hộp.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.Hoạt động 1. Ổn định, tạo hứng thú.

- Trò chơi: Bé khéo tay.

- Cách chơi: Đại diện mỗi tổ một bạn đi qua con đường hẹp của tổ mình lên phía trên và dùng hết các hình trong rổ của tổ mình phết hồ và dán thành hình ngôi nhà.

- Thời gian là bản nhạc bài hát: Nhà của tôi.

- Trẻ thực hiện.

-> Cô và trẻ nhận xét, so sánh chiều cao 3 ngôi nhà của 3 tổ.

- Cô chính xác hóa và cho trẻ nhắc lại.

2. Hoạt động 2. Đọc diễn cảm.

- Cô giới thiệu bài thơ: '' Thăm nhà bà ''
- Lần 1: Cô đọc thể hiện giọng điệu phù hợp.

             Giới thiệu lại tên bài thơ, tên tác giả.
- Lần 2: Cô đọc kết hợp chỉ tranh, hình minh họa.

Giải thích tóm tắt nội dung bài thơ.

3. Hoạt động 3. Đàm thoại - giảng giải - trích dẫn.
? Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì.

? Bạn nhỏ trong bài thơ đã đến thăm nhà ai.

-> Cô vừa đọc bài thơ: Thăm nhà bà của Như Mạo.
? Khi đến thăm nhà bà bé có thấy bà ở nhà không.

? Bé đã nhìn thấy gì.
? Bé làm gì khi nhìn thấy đàn gà.

-> Khi đến nhà nhưng bà không có ở nhà, bé đã nhìn thấy đàn gà con đang chơi ngoài sân. Khi nhìn thây đàn gà bé đã gọi và cho gà con ăn.

- Trích: ''Đến thăm bà ..... Bập, bập, bập''
? Khi nghe bé gọi thì đàn gà thế nào.
? Đàn gà con kêu thế nào.
? Bé đã cho gà con ăn gì.

-> Giảng: Khi nghe bé gọi đàn gà chạy lại đứng vòng qanh bé và kêu chiếp chiếp. Bé cho gà con ăn thóc.

- Trích: ''Chúng lật đật .... Lùa vào mát''

? Bạn nhỏ có yêu đàn gà không? Vì sao con biết.

? Qua bài thơ con thấy bạn nhỏ có tình cảm gì với ngôi nhà của bà.
=> Củng cố, giáo dục.

4. Hoạt động 4. Dạy trẻ đọc thơ.
- Cả lớp cùng đọc với cô 1 - 2 lần.
- Mời các tổ.
- Nhóm, cá nhân.

-> Cô chú ý sửa sai, động viên, khích lệ trẻ.
5. Hoạt động 5. Kết thúc.
- Nhận xét - tuyên dương.

- Hát: Nhà của tôi và ra chơi nhẹ nhàng.

 

 

- Chú ý nghe.

 

 

 

 

- Chơi vui vẻ.

- Quan sát và so sánh.

 

- Lắng nghe nhận xét của cô

 

 

 

- Nghe cô đọc.

 

- Lắng nghe & quan sát.

 

 

- Trả lời các câu hỏi của cô.

 

- Lắng nghe.

- Trả lời.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Trả lời.

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

- Trả lời.

 

 

- Lắng nghe.

 

- Đọc thơ diễn cảm.

- Tổ đọc.

- Nhóm & cá nhân.

 

- Lắng nghe.

- Hát và đi ra ngoài.

III. Hoạt động ngoài trời.

               Quan sát có mục đích: Một gia đình ở gần trường.

               Trò chơi vận động: Về đúng nhà.

              Chơi theo ý thích:

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết vị trí của gia đình đó, biết một vài đặc điểm của gia đình đó và những đồ dùng trong gia đình.

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ,phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ của trẻ.

- Trẻ yêu quý gia đình và biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

2. Chuẩn bị.

- Liên hệ mượn địa điểm quan sát.

- Các kiểu nhà khác nhau, thẻ chấm tròn.

3. Tổ chức hoạt động.

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định

- Cho trẻ đến địa điểm quan sát.

- Trẻ đứng xung quanh cô.

? Đây là nhà ai.

-> Củng cố và giới thiệu nội dung quan sát.

2. Hoạt động 2:  Quan sát

- Cho trẻ quan sát và gợi ý trẻ nhận xét:

? Đây là ngôi nhà của gia đình ai

? Nhà nằm gần trường học nào.

? Nhà to hay nhỏ? Nhà mấy tầng.

? Nhà có đặc điểm gì? Màu sắc như thế nào.

-> Cô củng cố các đặc điểm của ngôi nhà.

? Nhà có tác dụng gì.

- Ngôi nhà là nơi cư trú của các thành viên trong gia đình sau một ngày lao động vất vả. Trong nhà cần có rất nhiều đồ dùng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Chúng mình cùng đi vào trong tìm hiểu nhé.

- Gợi ý trẻ kể tên các đồ dùng trong gia đình và nêu lên đặc điểm, chất liệu, công dụng của một số đồ dùng đó.

? Đây là cái gì

? Đồ dùng đó làm bằng gì

? Sử dụng đồ dùng đó để làm gì

? Cần sử dụng ntn để chúng không nhanh bị hỏng.

-> Củng cố, giáo dục trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Giới thiệu tên trò chơi: Về đúng nhà.

- Nhắc lại cách chơi và luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi cả lớp.

-> Cô tổ chức, động viên, khen trẻ kịp thời.

4. Hoạt động 4: Chơi theo ý thích

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Nhận xét, rửa chân tay, vào lớp.

 

- Cùng cô đến địa điểm quan sát.

 

 

 

- Quan sát và nhận xét theo hướng dẫn và gợi ý.

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Kể tên và nhận xét đồ dùng trong gia đình.

 

 

 

 

- Lắng nghe cô nói.

 

- Lắng nghe.

 

- Chơi theo yêu cầu.

- Hoạt động tự do.

 

- Vệ sinh tay chân, vào lớp

IV. Hoạt động Góc.

Góc phân vai: Gia đình, khám bệnh - Bán hàng.

Góc XD: Xây, lắp ghép các kiểu nhà.

Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

- Ôn luyện các bài hát, bài thơ đã học.

- Làm quen bài mới

- Nêu gương - bình cờ.

- Vệ sinh - trả trẻ (Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn).

VII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến  lớp:...........................................................................................................

2. Hoạt động học: .......................................................................................................

.....................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác: ..............................................................................................

.....................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: .............................................................................

5. Những điều cần lưu ý: ............................................................................................

 

Thứ sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2015.

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

II. Hoạt động có chủ đích

PTTM : NHÀ CỦA TÔI

                                            Nghe hát: Ru em.

                                               Trò chơi: Tiếng hát ở đâu?

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhớ tên bài hát, biết hát đúng lời, đúng nhịp bài hát ''Nhà của tôi''.

- Trẻ hiểu nội dung bài hát Nhà của tôi và Ru con.

- Luyện giọng hát, phát triển khả năng cảm nhận âm nhạc cho trẻ.

- Ôn luyện bài thơ: Em yêu nhà em.

- Củng cố nhận biết của trẻ về đặc điểm của các ngôi nhà.

- Giáo dục: Trẻ biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ ngôi nhà của mình. Yêu thương, chăm sóc những người thân yêu trong nhà.

2. Chuẩn bị.

- Đĩa có nhạc bài hát: Nhà của tôi, Ru em.

- Mũ chóp để trẻ chơi trò chơi.

- Mũ múa, bảng quay, giấy, sáp màu, vòng thể dục.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

 

1. Hoạt động 1. Trò chuyện gây hứng thú.

- Trò chơi: Ai khéo tay.

- Cách chơi: Mỗi đội chơi cử một bạn đại diện lên chơi. Trẻ lên chơi phải bật qua các vòng thể dục lên trên và tô màu bức tranh của đội mình.

- Trẻ tô xong cô và trẻ nhận xét nội dung, màu sắc từng bức tranh.

? Tranh vẽ gì? Màu sắc ngôi nhà này như thế nào

? Đây là nhà kiểu gì.

-> Cô củng cố. Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ, giữ gìn ngôi nhà.

2. Hoạt động 2. Dạy hát.

- Cô giới thiệu tên bài hát: Nhà của tôi - Nhạc và lời: Thu Hiền.

a) Cô hát mẫu cho trẻ nghe:

- Tạo tâm thế cho trẻ ngồi thoải mái nghe cô hát.

- Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm khi hát.

Nhắc lại tên bài hát, tên tác giả.

- Lần 2: Cô hát kết hợp vận động minh họa.

Giới thiệu cho trẻ hiểu nội dung bài hát.

b) Dạy trẻ hát:

- Cho cả lớp hát + vỗ tay 2 lần theo nhạc.

- Thi đua giữa các tổ.

- Gọi 1 - 3 nhóm trẻ lên hát + vận động theo nhạc.

- Gọi cá nhân trẻ lên hát + vận động theo nhạc.

- Đếm số trẻ trong nhóm hát.

-> Cô tổ chức, hướng dẫn trẻ thực hiện. Động viên, khích lệ và sửa sai kịp thời cho trẻ.

c) Nghe hát:

-  Giới thiệu bài hát: Ru em - Dân ca Xê đăng.

- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần.

- Cho trẻ nghe và xem băng hình.

d) Trò chơi âm nhạc:

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Tiếng hát ở đâu?

- Phổ biến luật chơi, cách chơi.

- Trẻ chơi.

-> Cô nhận xét, động viên trẻ.

3. Hoạt động 3. Kết thúc.

- Cho cả lớp đọc thơ: Em yêu nhà em.

- Cô nhận xét giờ học, củng cố, giáo dục trẻ.

- Ra chơi nhẹ nhàng.

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

- Quan sát và nhận xét.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- Chú ý nghe cô hát và quan sát cô vận động.

 

 

 

- Trẻ hát và vận động theo hướng dẫn của cô.

 

 

 

 

 

 

 

- Chú ý nghe hát.

 

 

- Lắng nghe cô phổ biến.

 

- Chơi hứng thú.

 

 

- Đọc diễn cảm.

 

- Ra chơi.

III. Hoạt động ngoài trời.

                                     Quan sát có mục đích: Thiên nhiên, thời tiết.

                     Trò chơi vận động:  Mèo đuổi chuột.                           

                     Chơi theo ý thích: Chơi tự do.

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết đặc điểm bầu trời, khí hậu, cây cối, con người, quang cảnh xung quanh.

- Biết chơi trò chơi.

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định.

- Củng cố nhận biết về hình dạng, màu sắc.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

2. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát, sân chơi.

- Rổ đựng, phấn, bóng, vòng, hột hạt, lá, sỏi đá, ...

- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định

- Cho trẻ đi theo hàng dạo một vòng xung quang khu vực trường.

- Giới thiệu đối tượng quan sát: Các con vừa đi dạo và ngắm cảnh thiên nhiên.

2. Hoạt động 2: Quan sát.

- Cùng trẻ quan sát 2 - 4 phút.

- Tiến hành đàm thoại cùng trẻ nhận xét về những gì trẻ quan sát được.

? Các con thấy bầu trời bây giờ thế nào.

? Trên trời có gì? Mây có màu gì.

? Ông mặt trời có màu sắc và hình dáng thế nào.

-> Củng cố.

? Khí hậu bây giờ ra sao.

? Cây cối có đặc điểm gì.

? Mọi người xung quanh đang làm gì.

? Quang cảnh sự vật xung quanh như thế nào.

-> Củng cố.

? Thiên nhiên có trong lành không.

? Có ích lợi gì với con người.

? Để thiên nhiên trong lành, thời tiết mát mẻ cần làm gì.

-> Giáo dục: Biết giữ vệ sinh môi trường trong sạch như không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành bứt lá cây, không đại tiểu tiện bừa bãi, ... để góp phần tạo môi trường không khí trong lành, sạch sẽ, ... giúp con người sống tốt, sống khỏe.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Cô giới thiệu trò chơi

- Hướng dẫn cách chơi và phổ biến luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi. Cô quan sát, động viên.

4. Hoạt động 4: Chơi theo ý thích

- Cô giới thiệu các nội dung chơi.

- Chơi tự do ngoài sân chơi.

-> Cô bao quát và gợi ý trẻ hoạt động.

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Nhận xét giờ quan sát.

- Cho trẻ cất đồ dùng và ra chơi nhẹ nhàng.

 

- Đi dạo cùng cô và chú ý quan sát.

 

 

 

- Quan sát.

- Nhận xét đối tượng quan sát.

 

- Trả lời.

 

 

- Chú ý nghe.

- Trả lời.

 

 

 

- Chú ý nghe.

- Trẻ nhận xét.

- 2 - 3 trẻ trả lời.

 

 

 

- Chú ý nghe.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe cô phổ biến.

- Chơi theo yêu cầu.

 

- Chú ý nghe và quan sát.

- Chơi theo ý thích.

 

 

 

- Cất đồ dùng, ra chơi.

IV. Hoạt động Góc.

Góc phân vai: Gia đình, khám bệnh - Bán hàng.

Góc XD: Xây, lắp ghép các kiểu nhà.

Góc TH: Vẽ tô màu tranh ngôi nhà của bé.

Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh.

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

* Liên hoan văn nghệ cuối tuần:  Chủ đề: Ngôi nhà gia đình ở.

- Trò chuyện về ngôi nhà & các thành viên trong gia đình bé.

- Tổ chức cho trẻ hát, đọc thơ các bài đã học trong chủ đề dưới hình thức biểu diễn.

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh - trả trẻ (Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và các bạn).

VII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày

1. Trẻ đến lớp: ............................................................................................................

2. Hoạt động học: .......................................................................................................

……………………………………………………………………………………….

3. Các hoạt động khác: ..............................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: .............................................................................

5. Những điều cần lưu ý: ...........................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 KẾ HOẠCH TUẦN 3:  MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

Từ ngày: 19/ 10  đến ngày 23/ 10/ 2015 .

Hoạt động

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

 

Đón trẻ

- Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở đưa trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng

- Điểm danh trẻ vắng mặt để báo ăn.

- TDS: Trẻ tập theo nhạc

Hoạt động

chủ đích

* KPKH:

- Trò truyện về 1 số đồ dùng trong gia đình.

* PTNN:

- Thơ:Em yêu nhà em

* PTTC:

- Bật nhảy tách khép chân qua 5 ô.

 

* PTNT:

- Nhận biết; So sánh độ dài 2 đối tượng.

*PTTM:

- Dạy hát: Đôi dép.

- NH: Chỉ có một trên đời.

- TC: Ai nhanh nhất.

 

Hoạt động ngoài trời

HĐCMĐ: Quan sát bàn-ghế

- TCVĐ: Lộn cầu vồng

- Chơi tự do

- HĐCMĐ: Quan sát cây hoa ban

- TCVĐ: Gieo hạt

- Chơi tự do

- HĐCMĐ: Quan sát bầu trời

- TCVĐ: trồng nụ trồng hoa

- Chơi tự do

- HĐCMĐ: Quan sát bàn-ghế - TCVĐ: Về đúng nhà

- Chơi tự do

-HĐCMĐ: Quan sát thiên nhiên, thời tiết

- TCVĐ: Mèo đuổi chuột

- Chơi tự do

 

Hoạt động góc

 Góc PV: Chơi gia đình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

 Góc sách: Xem tranh ảnh về một số nhu cầu gia đình.

 Góc nghệ thuật: Âm nhạc: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

VS- ăn trưa ngủ trưa

-Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Rèn cho trẻ ngủ đúng giờ.

- Trẻ ngủ dậy, cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng và chuẩn bị vận động nhẹ ăn quà chiều

Hoạt động chiều

- Nghe kể, xem băng đĩa các câu truyện theo chủ đề.

- Chơi tự do

- Ôn bài buổi sáng

- chơi ở các gócchơi

- Chơi tự do

*PTTM: Nặn cái bát

-Làm quen kiến thức mới

- Chơi tự do

- Ôn bài buổi sáng

- chơi ở các góc chơi

- Chơi tự do

Hát các bài hát về chủ đề

- Bình cờ

- Chơi tự do

 

HĐ trả trẻ

- Nêu gương - bình cờ. Vệ sinh - trả trẻ.

- Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn.

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..

SOẠN CHUNG CHO CẢ TUẦN

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh.

1. Đón trẻ.

- Cô đón trẻ vào lớp với thái độ niềm nở, vui vẻ.

- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Hướng dẫn trẻ vào nhóm chơi, ổn định lớp, chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày.

2. Trò chuyện.

- Cô gợi ý cho trẻ trò chuyện về chủ đề bản thân; Nhánh: Cơ thể tôi.

- Quan sát tình trạng sức khoẻ của trẻ để có biện pháp xử lí kịp thời.

3. Chơi tự do.

- Cho trẻ tự chọn hoạt động chơi mình thích dưới sự quan sát của cô.

4. Điểm danh.

- Cô điểm danh số trẻ có mặt.

- Ghi tên những trẻ vắng mặt để tìm hiểu lí do vắng.

Thể dục sáng

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ tập đúng và đều các động tác theo cô và các bạn.

- Rèn cho trẻ có kỹ năng vận động, sự mạnh dạn tự tin khi đứng trước nhiều người.

- Giáo dục: trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh.

II. Chuẩn bị.

- Sân tập sạch sẽ, vòng thể dục cho mỗi trẻ.

- Nhạc bài hát: Múa cho mẹ xem.

III. Tổ chức hoạt động.

1. Hoạt động 1. Khởi động.

- Cho trẻ xếp và đi theo hàng đi ra sân và hát bài: Em tập lái ô tô.

- Tạo thành vòng tròn. Kết hợp các kiểu đi, chạy sen kẽ nhau: Đi thường - Đi bằng gót chân - Đi thường - Đi bằng mũi chân - Đi thường - Chạy chậm - Chay nhanh - Chạy chậm - Đi thường - Ô tô về bến.

- Chuyển đội hình xếp thành 2 hàng ngang.

2. Hoạt động 2: Trọng động.

- Để cho cơ thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn sảng khoái bước vào một ngày học tập chúng ta cùng nhau luyện tập thể dục nhé.

- Cho trẻ nghe nhạc & cầm vòng tập giống cô.

-> Cô và trẻ cùng tập, trong quả trình trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai.

3. Hoạt động 3: Trò chơi hồi tĩnh.

- Trò chơi: Gieo hạt, trồng cây chuối, ...

- Tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần.

- Cô bao quát động viên trẻ.

4. Hoạt động 4: Kết thúc.

- Cô nhận xét giờ học .

- Cho trẻ vào lớp.

Hoạt động góc

Góc PV: Chơi gia dình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

Góc sách: Xem chuyện tranh về một số nhu cầu của gia đình.

Góc ÂN: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

a. Góc PV: Trò chơi gia đình - Khám bệnh.

* Yêu cầu:

Trẻ biết đóng vai các thành viên trong gia đình; Biết thể hiện vai chơi, cách xưng hô giữa các thành viên, ông bà, bố mẹ. Với bác sỹ.

* Chuẩn bị:

- Các đồ dùng dụng cụ phục vụ nấu ăn: Xoong nồi, bát đĩa, rau quả...

- Các loại hoa quả, bánh kẹo.

* Tiến hành:

Cô kể cho trẻ nghe hoặc hỏi trẻ về sinh hoạt hàng ngày của gia đình trẻ (Lúc ăncơm, lúc đi chơi, lúc làm việc, lúc tụ họp)

Cô giới thiệu góc chơi rồi cho trẻ về góc chơi.

+ Trẻ nhận vai chơi và phân chia vai chơi.

+ Cho trẻ tự trò chuyên, tự đàm thoại về nội dung sự việc.

+ Cô đến hỏi trẻ về các vai trẻ đóng và đã làm được những công việc gì.

b. Góc XD: Xây nhà cao tầng.

* Yêu cầu:

Trẻ xây dựng được nhà tầng, nhà mái bằng.

* Chuẩn bị:

Các khối gỗ, cầu, trụ, vuông, chữ nhật, tam giác, cây cỏ hoa lá, đồ dùng gia đình.

* Tiến hành:

- Cho trẻ về góc tự thoả thuận vai chơi của mình.

- Trẻ xem tranh và nhận xét về  kiểu nhà cao tầng và bắt trước xếp thành những ngôi nhà cao tầng đó.

- Cô đến hỏi trẻ và gợi ý cho trẻ xây dựng được nhiều kiểu nhà tầng.

- Hỏi trẻ tên ngôi nhà mà trẻ đã xây dựng được.

c. Góc sách: Đọc truyện xem tranh về nhu cầu gia đình.

* Yêu cầu: Trẻ xem và hiểu, biết nội dung câu truyện, bức tranh đó.

* Chuẩn bị:

Truyện tranh ảnh về gia đình.

* Tiến hành:

Cho trẻ về góc tự xem tranh và nói lên cảm nhận suy nghĩ của mình về những bức tranh, câu chuyện đó.

d. Góc âm nhạc: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

* Yêu cầu:

Trẻ hát thuộc và vận động theo nhạc các bài hát về gia đình.

* Chuẩn bị:

Các dụng cụ âm nhạc:

* Tiến hành:

+ Cho trẻ về góc tự chọn bài hát và vận động theo nhịp bài hát.

+ Cô hỏi trẻ về tên bài hát, nội dung bài hát, tên tác giả của bài hát mà trẻ đang hát.

* LƯU Ý: Khi trẻ thực hiện chơi ở các góc cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi ngoan, đoàn kết, dàn xếp để trẻ chơi ở các góc cố số lượng trẻ hợp lý.

- Cuối buổi chơi cô gợi ý để trẻ nhận xét các góc chơi, rút kinh nghiệm giờ chơi sau.

- Cô và trẻ thu dọn, cất đồ chơi vào nơi quy định.

 

 

Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2015.

 

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

II. Hoạt động có chủ đích

KPKH: TRÒ CHUYỆN VỀ 1 SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết gọi đúng tên, nhận xét một số đặc điểm về màu sắc, công dụng, chất liệu cũng như cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình.

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, chú ý.

- Ôn luyện bài hát trong chủ đề: Đôi dép, Nhà của tôi.

- Rèn luyện kỹ năng tô màu cho trẻ.

- Giáo dục: trẻ biết giữ gìn, bảo vệ một số đồ dùng trong gia đình.

2. Chuẩn bị.

- Một số đồ dùng thật trong gia đình: bát, đũa, đĩa, thìa, ca cốc, xoong chảo, rổ giá, điện thoại, đồng hồ, tủ, bàn ghế, ...

- Tranh tô màu, sáp màu, hoa, 3 hộp quà.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.

- Chào quý vị khán giả, chào tất cả các con.

Chúc mừng ba đội chơi đã đến với cuộc thi: ''Khám phá thế giới đồ dùng.'' Xin phép được giới thiệu ba đội chơi: Gia đình bướm vàng; Gia đình thỏ ngọc và Gia đình mèo khoang.

- Mời ba đội chơi hãy giới thiệu về các thành viên của gia đình mình:

? Gia đình con có những ai.

- Đến với cuộc thi ngày hôm nay ba đội chơi sẽ được tìm hiểu, khám phá về thế giới đồ dùng, vật dụng trong gia đình thông qua ba phần chơi:

- Phần 1: Nghe thấu đoán tài.

- Phần2: Chung sức.

- Phần 3: Ai thông minh hơn?

- Phần 4: Gia đình khéo tay.

- Sau ba phần chơi, đội nào giành được nhiều hoa của ban tổ chức thì đội đó sẽ là đội chiến thắng.   Các đội đã sẵn sàng chưa? Mời cả ba đội bước vào cuộc thi.

2. Hoạt động 2: Khám phá thế giới đồ dùng.

a) Phần thi 1: Nghe thấu đoán tài.

- Ở phần thi này ban tổ chức sẽ lần lượt đưa ra ba câu đố. Các đội sẽ nghe thật tinh và giành quyền trả lời bằng cách gõ xắc xô. Đội nào có tín hiệu xắc xô trước đội đó sẽ giành được quyền trả lời. Nếu sai nhường quyền trả lời cho một trong hai đội có tín hiệu sớm hơn còn lại. Mỗi câu trả lời đúng sẽ tương ứng với một bông hoa phần thưởng của ban tổ chức.

- Các đội chơi hãy chú ý bước vào phần thi đầu tiên. Phần thi có tên gọi: Nghe thấu đoán tài.

+ Câu 1:"Có chân mà chẳng biết đi

Quanh năm suốt tháng đứng ì một nơi

            Bạn bè chăn, chiếu, gối thôi

Cho người nằm ngủ thảnh thơi đêm ngày"

                                                           - Đố bé cái gì?

+ Câu 2:"Có cánh, không biết bay

              Chỉ quay như chong chóng

              Làm gió xua cái nóng

              Mất điện là hết quay"          - Là cái gì?

+ Câu 3: " Mặt tròn mang số

              Bố mang ở tay

              Bé áp vào tai

              Tiếng kêu tích tắc."            - Là cái gì?

-> Cô củng cố câu trả lời của các đội và trao hoa cho đội thắng cuộc.

b) Phần thi 2: Chung sức.

- Phần thi này có tên chung sức vì mọi thành viên trong gia đình sẽ phải cùng phối hợp với nhau để đưa ra câu trả lời. Ở phần thi này ba đội chơi sẽ tham gia trả lời các câu hỏi liên quan đến đặc điểm, công dụng, ích lợi của các đồ dùng. Bao gồm có các đồ dùng sau:

+ Đồ dùng phục vụ hoạt động ăn.

+ Đồ dùng cần cho hoạt động uống.

+ Đồ dùng sinh hoạt.

- Đến lượt thi của đội nào đội đó sẽ trả lời các đặc diểm, công dụng, chất liệu, tác dụng của đồ dùng mà cô đưa ra.

- Thời gian cho mỗi đội ở phần thi này là 1 lần hát bài: Đôi dép. Mỗi câu trả lời chính xác, đủ đúng sẽ tương ứng với một bông hoa của ban tổ chức.

-> Cô tổ chức cho ba đội lần lượt chơi và gợi ý hướng dẫn trẻ.

c)Phần thi 3: Ai thông minh hơn?

- Nội dung: Cô có 4 đồ dùng ở trên bàn. Cô sẽ dấu đi từng đồ dùng, các gia đình phải đoán được đồ dùng nào đã bị biến mất. Cô chỉ để lại 2 đồ dùng và các con phải nói được chúng khác nhau và giống nhau như thế nào?

- Gia đình nào lắc xắc xô trước trả lời trước, trả lời đúng được thưởng một bông hoa.

- Gợi ý trẻ nhận xét điểm giống và khác nhau của bát - chén; xoong - chảo.

-> Cô nhận xét, trao hoa cho gia đình thắng.

d) Phần thi 4: Gia đình khéo tay.

- Trong phần thi này ba gia đình sẽ được phát mỗi đội một bức tranh có nội dung giống nhau vẽ một số đồ dùng trong gia đình. Các bạn hãy quan sát và phát hiện thật nhanh đó là đồ dùng gì sau đó tô màu thật đẹp cho đồ dùng đó. Gia đình nào tô nhanh và đẹp nhất sẽ được thưởng một bông hoa tươi thắm của ban tổ chức.

- Thời gian cho phần thi này là 1 lần hát của bài hát: ''Nhà của tôi''.

-> Tổ chức cho trẻ tô tranh cô gợi ý và hướng dẫn. Mỗi gia đình cử 3 trẻ đại diện lên chơi.

3. Hoạt động 3: Kết thúc.

- Cô tổng hợp kết quả của ba đội chơi. Tuyên bố đội thắng cuộc và trao giải cho ba đội chơi: 3 hộp quà.

=> Củng cố, mở rộng, giáo dục: Cô rất mừng vì hôm nay đội nào cũng đạt giải và cùng nhau khám phá thế giới đồ dùng trong gia đình. Trong gia đình cần có rất nhiều đồ dùng khác để phục vụ cho sinh hoạt của mọi người: chăn màn, bàn ghế, chạn bát, tivi, tủ lạnh, bếp ga, tủ đựng quần áo, ...... Mỗi đồ dùng đều có những đặc điểm, cách sử dụng, công dụng lợi ích khác nhau vì vậy chúng mình phải biết cách sử dụng đúng và giữ gìn các đồ dùng đó nhé.

- Cho trẻ ra chơi.

 

- Lắng nghe cô nói.

 

 

 

 

- Giới thiệu các thành viên trong gia đình của mình.

 

- Lắng nghe các phần thi của các gia đình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chú ý nghe.

 

 

 

 

 

- Lắc xắc xô để trả lời câu hỏi của ban tổ chức.

 

 

 

 

- Cái giường

 

 

 

- Cái quạt điện

 

 

 

- Cái đồng hồ.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trả lời câu hỏi của gia đình mình.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

- Quan sát đồ dùng & nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ tô màu tranh của gia đình mình.

 

 

- Nhận giải thưởng.

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

- Chuyển hoạt động.

 

III.Hoạt động ngoài trời.

                                   Quan sát có mục đích: Bàn - ghế

                    Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng

                    Chơi theo ý thích: Chơi tự do.

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết tên, đặc điểm, chất liệu, công dụng của bàn, ghế. Biết chơi trò chơi.

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình, giữ gìn đồ dùng gia đình.

2. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát, sân chơi.

- Bàn, ghế, vòng thể dục đủ cho trẻ. Chiếu để chơi trò chơi.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định

- Cho trẻ đi theo hàng ra sân.

- Giới thiệu nội dung quan sát: Cái bàn, cáighế.

2. Hoạt động 2: Quan sát.

-  Cho trẻ quan sát 2 - 3 phút.

- Gợi ý trẻ nhận xét đồ dùng trẻ quan sát được:

? Đây là cái gì.

? Bàn to hay nhỏ? Làm bằng chất liệu gì.

-> Gợi ý trẻ kể. Cô củng cố và cho trẻ nhắc lại.

? Mặt bàn có màu gì? Có dạng hình gì.

? Bàn có mấy chân? Chân bàn có tác dụng gì.

? Bàn dùng làm gì.

? Ngoài mặt bàn hình chữ nhật còn có những kiểu bàn nào khác.

=> Củng cố, mở rộng các kiểu bàn hinh tròn, vuông , ... và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau: nhựa, gỗ, i nôc, thủy tinh, ...

- Tương tự cho trẻ nhận xét các đặc điểm cái ghế

? Ngoài bàn ghế trong gia đình còn cần có những đồ dùng gì.

? Khi sử dụng cần làm thế nào để các đồ dùng đó bền, mới và không nhanh hỏng.

-> Giáo dục trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Hướng dẫn cách chơi và phổ biến luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi

-> Cô quan sát, động viên trẻ.

4. Hoạt động 4: Chơi tự do.

- Cho trẻ chơi theo ý thích: Chơi tự do.

-> Bao quát trẻ

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Nhận xét giờ quan sát

 

 

 

- Đi theo cô ra sân.

- Chú ý nghe.

 

- Quan sát đồ dùng.

- Đưa ra nhận xét theo gợi ý của cô.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Kể tên 1 số đồ dùng khác trong gia đình mình.

- Trả lời hiểu biết của mình.

 

- Chú ý nghe.

 

- Nghe cô giới thiệu.

- Trẻ chơi

 

 

- Lắng nghe

- Hoạt đông tự do.

 

- Lắng nghe.

IV. Hoạt động Góc.

Góc PV: Chơi gia dình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

Góc sách: Xem chuyện tranh về một số nhu cầu của gia đình.

Góc ÂN: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

- Nghe kể, xem băng đĩa các câu truyện có nội dung theo chủ đề.

- Xem tranh, hình ảnh cho trẻ giới thiệu về ngôi nhà và những đồ dùng tronggiađình.

- Nhận xét về đặc điểm của một số đồ dùng.

- Học với sách vở: Bé làm quen với chữ cái.

- Nêu gương - bình cờ.

- Vệ sinh - trả trẻ (Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và các bạn).

VII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp: .................................……………...........................................................

2. Hoạt động học: ...........................................................................................................

........................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác:…...............................................................................................

........................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ...............................................................................

5. Những điều cần lưu ý: ...............................................................................................

 

 

Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2015.

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS

PTNN : EM YÊU NHÀ EM

 

1 Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhớ tên và hiểu nội dung bài thơ. Biết đọc thuộc và đọc diễn cảm bài thơ.

- Qua bài thơ phát triển ngôn ngữ, cung cấp từ mới, mở rộng thêm vốn từ cho trẻ.

- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cho trẻ.

- Biết hát cùng cô bài hát “Nhà của tôi”

- Củng cố kỹ năng đếm, nhận biết hình vuông, tam giác, chữ nhật cho trẻ.

- Ôn luyện kỹ năng bật nhảy vào vòng.

- Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình và những người thân trong gia đình.

2. Chuẩn bị.

- Tranh minh họa nội dung bài thơ.

- Bảng quay, vòng thể dục, các miếng hình học để ghép hình ngôi nhà.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1. Ổn định, gây hứng thú.

- Cả lớp hát cùng cô bài: Nhà của tôi.

- Trò chuyện về nội dung bài hát.

? Bài hát vừa rồi nói về gì.

? Ngôi nhà đó như thế nào.

? Ngôi nhà đó là nhà của ai.

-> Củng cố, nhận xét.

2. Hoạt động 2. Đọc diễn cảm.

- Giới thiệu bài thơ: Hôm nay cô con mình hãy đến với một bài thơ của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Bài thơ có tên: Em yêu nhà em.

- Cô đọc mẫu:  Bài thơ: Em yêu nhà em ( Đoàn Thị Lam Luyến).

+ Lần 1: Cô thể hiện tình cảm khi đọc bài thơ.

+ Lần 2: Đọc kết hợp chỉ tranh minh họa.

3. Hoạt động 3. Đàm thoại - giảng gải - trích dẫn.

? Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

? Bài thơ do ai sáng tác?

- Củng cố: Các con vừa nghe bài thơ: Em yêu nhà em; do nhà thơ: Đoàn Thị Lam Luyến sáng tác.

? Khung cảnh ngôi nhà trong bài thơ như thế nào

? Có những gì.

-> Củng cố câu trả lời của trẻ.

- Trích giảng: Khung cảnh ngôi nhà rất tươi đẹp và đầm ấm.

                      "Có đàn chim sẻ...........

                        ....................ngâm thơ"

? Bạn nhỏ có yêu ngôi nhà của mình không.

? Câu thơ nào nói lên tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà của mình.

-> Giảng: Bạn nhỏ rất yêu và tự hào về ngôi nhà của mình. Dù đi bất cứ nơi đâu cùng không vui được bằng nhà của mình.

- Trích:           ''Dù đi xa thật là xa

             Chẳng đâu vui được như nhà của em''

? Vì sao bạn nhỏ lại yêu mến ngôi nhà của mình.

- Giảng: Vì đó là nơi bạn ấy đã được sinh ra và lớn lên. Nơi đó còn có rất nhiều người thân yêu của bé. Nơi đó có cây cối, con vật thật gần gũi với bé, ....

? Các con có yêu ngôi nhà của mình không.

? Nhà con có những cảnh vật gì.

=> Cô gợi ý trẻ kể.

- Củng cố lại và giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn ngôi nhà của mình. Biết yêu thương, chăm sóc những người thân trong gia đình mình.

4. Hoạt động 4. Dạy trẻ đọc thơ.

- Trẻ đọc thơ cùng cô: 2 - 3 lần.

- Trẻ tự đọc:         + Cả lớp.

                             + Tổ; Nhóm; Cá nhân.

- Cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ.

5. Hoạt động 5. Kết thúc.

- Trò chơi: ''Ai nhanh hơn''

- Kiểm tra đồ dùng trong trò chơi của trẻ.

+ Cách chơi: các đội chơi bật qua các vòng thể dục lên lấy các hình trong rổ của đội mình xếp gắn thành hình các ngôi nhà. Đội nào gắn xong

trước và đẹp hơn đội đó thắng.

+ Tổ chức cho trẻ chơi.

-> Cô nhận xét kết quả của trẻ.

- Cất đồ dùng và cho trẻ ra chơi.

 

- Hát cùng cô và bạn.

- Trả lời câu hỏi.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Chú ý nghe cô đọc.

- Bài thơ: ''Em yêu nhà em''

- ST: Đoàn Thị Lam Luyến.

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đẹp và đầm ấm.

- Trẻ kể.

- Lắng nghe cô nhận xét

- Chú ý nghe.

 

 

 

- Trả lời theo hiểu biết của mình.

- Trẻ trả lời.

 

- Chú ý nghe.

 

 

 

 

- Trẻ trả lời.

 

 

- Chú ý nghe.

 

- Có ạ!

- 2 - 3 trẻ kể.

 

 

- Chú ý nghe.

 

 

- Đọc diễn cảm bài thơ.

 

 

 

 

- Nghe cô giới thiệu.

- Kiểm tra cùng cô.

- Nghe cô phổ biến.

 

 

- Trẻ chơi hứng thú.

 

- Ra chơi nhẹ nhàng.

 

III.Hoạt động ngoài trời

Quan sát có mục đích: Quan sát cây hoa ban.                         

                     Trò chơi vận động: Gieo hạt

                     Chơi tự do với các thiết bị ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhận biết các đặc điểm của cây hoa ban. Biết tác dụng của cây tới môi trường và sức khỏe con người.                                           

- Phát triển kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, óc sáng tạo.     

- Chơi đoàn kết với bạn. Biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

2. Chuẩn bị.

- Cây hoa ban.   

- Bóng, phấn, vòng, lá, hoa quả, hột hạt, rổ đựng, ...

- Sân bằng phẳng sạch sẽ, an toàn.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1. Ổn định, gây hứng thú.                         - Cô giới thiệu hoạt động: Cơ thể các con lớn lên và khỏe mạnh là do các con được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó là việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, tập luyện thể dục là yếu tố không thể thiếu giúp các con có thêm sức khỏe tốt.

                 Cô bật mí cho chúng mình biết môi trường xanh - sạch cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra không khí trong lành

cho các con thở. Để có không khí trong lành cần có nhiều loại cây xanh, vì vậy hôm nay cô và chúng mình cùng tìm hiểu về cây Ban nhé!

- Ổn định tổ chức dặn dò trẻ trước khi đi ra sân.

2. Hoạt động 2. Quan sát có mục đích.

- Dẫn trẻ đến nơi quan sát.

? Đây là cây gì.                      

- Cho trẻ nhận xét các đặc điểm của cây hoa ban.                       

? Con có nhận xét gì về cây hoa ban.

? Thân cây, cành cây như thế nào.

? Màu sắc ra sao.

? Lá cây có đặc điểm gì? Lá màu gì.

-> Cô củng cố các đặc điểm của cây: thân, cành, lá, màu sắc, kích thước, ...

- Cô chỉ vào và hỏi:

? Đây là gì? Hoa ban có màu gì.

? Bông hoa to hay nhỏ.

? Cánh hoa có đặc điểm ra sao.

? Hoa có mùi thơm không.

-> Cô củng cố.

? Cây hoa ban đem lại ích lợi gì cho con người.

? Để cho cây lớn nhanh và xanh tốt cần làm gì.

-> Giáo dục: trẻ biế ích lợi của cây xanh với con người, với môi trường từ đó biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh.                   

3. Hoạt động 3. Trò chơi.           

- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

- Cô quan sát, bao quát trẻ chơi.

=> Nhận xét sau khi chơi.

* Chơi tự do:

- Giới thiệu các nội dung chơi và cho trẻ chơi.

-> Cô bao quát lớp và đảm bảo an toàn cho trẻ.

4. Hoạt động 4. Kết thúc.

- Nhận xét buổi quan sát.

- Cất đồ dùng và ra chơi.

 

 

- Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đi đến nơi quan sát.   

- Cả lớp trả lời.

- Nhận xét dựa vào gợi ý của cô.

 

- Kể tên các bộ phận của cây.

- Trẻ nhận xét.

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Hoa ban, có màu trắng.

- Bông hoa to

- Canh hoa to & dài.

- Không có mùi.

- Chú ý nghe.

- 2 - 3 trẻ trả lời.

 

 

- Nghe nhận xét.

 

 

- Nghe cô phổ biến.

- Chơi theo hướng dẫn.

 

 

 

- Hoạt động theo ý thích.

 

 

- Lắng nghe cô nhận xét.

- Chuyển hoạt động.

 

IV. Hoạt động Góc.

Góc PV: Chơi gia dình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

Góc sách: Xem chuyện tranh về một số nhu cầu của gia đình.

                    Góc ÂN: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

- Xem tranh, hình ảnh cho trẻ giới thiệu về ngôi nhà và những đồ dùng trong gia đình.

- Làm Quen bài mới

=> Cô tổ chức hướng dẫn và gợi ý trẻ thực hiện.

- Nêu gương - bình cờ.

- Vệ sinh - trả trẻ (Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và các bạn).

VII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp:….…………………………..............................................................

2. Hoạt động học: ......................................................................................................

...................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác: .............................................................................................

...................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: …..……….........................................................

5. Những điều cần lưu ý: ...........................................................................................

 

Thứ tư, ngày 21 tháng 10 năm 2015.

 

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS

II.Hoạt động có chủ đích

 

PTTC : BẬT NHẢY CHỤM CHÂN - TÁCH CHÂN

 

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết bật nhảy khép và tách chân liên tục qua 4 - 5 ô vòng.

- Ôn luyện bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu; Nhà của tôi; Cả nhà thương nhau.

- Củng cố kỹ năng đếm.

- Phát triển cơ tay, cơ chân, tố chất khéo léo, nhanh nhẹn, bền bỉ, khả năng tập trung chú ý khi thực hiện vận động và chơi trò chơi.

- Giáo dục: trẻ mạnh dạn tự tin khi hoạt động, có ý thức trong khi học.

2. Chuẩn bị.

- Vòng thể dục xếp thành hàng liên tục liền nhau.

- Các loại đồ dùng gia đình, rổ đựng.

- Sân chơi sạch sẽ, bằng phẳng.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

- Ổn định tổ chức: Cho trẻ xếp hàng làm đoàn tàu đi ra ngoài.

- Giới thiệu chương trình: "Vui khỏe có ích"

- Giới thiệu người dẫn chương trình & các gia đình tham gia chương trình.

- Giới thiệu các phần thi:

+ Các gia đình đã sẵn sàng cho các phần thi chưa?

         PHẦN 1: Cùng nhau khởi động.

- Hát: Đoàn tàu nhỏ xíu.

- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân : Đi bằng mũi chân - đi bằng má bàn chân - đi bằng gót chân - chạy nhanh - chạy chậm - Đi thường.

- Chuyển đội hình cho trẻ xếp hàng theo tổ.

-> Nhận xét phần thi.

         PHẦN 2: Bé khỏe bé khéo.

- Phần thi này gồm 2 nội dung.

a) ND thứ nhất: Đồng diễn thể dục

- Xoay các khớp tay, khớp chân.

- Tập các động tác thể dục.

+ Tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao (2l x 8n).

+ Chân: 2 tay đưa lên cao kiễng gót, 2 tay thả xuôi ngồi xổm(4l x 8n).

+ Bụng: Đứng quay người sang phải, trái (2l x 8n)

+ Bật: Tay chống hông, bật nhảy tại chỗ (2l x 8n).

-> Nhận xét phần thi, khen thưởng trẻ.

b) ND thứ hai: Bật nhảy chụm chân - tách chân.

- Gới thiệu vận động & trò chuyện.

+ Các con nhìn thấy cô có cái gì đây?

+ Những chiếc vòng có màu gì?

+ Mỗi gia đình có bao nhiêu chiếc vòng?

-> Cho trẻ đếm và cô củng cố.

* Cô làm mẫu:

- Lần 1: Cô thực hiện hoàn chỉnh động tác.

- Lần 2: Giải thích thao tác tác.

+ Chuẩn bị: 2 tay thả xuôi, chân đứng khép.

+ Thực hiện: khi có hiệu lệnh thì 2 tay chống hông, đầu gối hơi khuỵu để lấy đà bật lần lượt khép chân vào một ô đến hai ô tiếp thì nhảy tách 2 chân vào 2 ô và cứ bật như thế liên tục qua các vòng cho đến khi hết số vòng thì về cuối hàng đứng. Chú ý khi bật rơi xuống nhẹ nhàng bằng nửa bàn chân trước.

* Cho trẻ thực hiện:

- Cho 2 trẻ lên thực hiện mẫu (Cô quan sát và sửa sai cho trẻ)

- Lần 1: Chia trẻ làm 2 gia đình lần lượt thực hiện.

- Lần 2: Thi đua giữa 2 gia đình .

-> Cô quan sát, hướng dẫn, sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện.

- Cô đếm kiểm tra, nhận xét kết quả của 2 gia đình

-> Củng cố, giáo dục trẻ biết cách sử dụng & giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

           PHẦN 3: Về đích.

- Giới thiệu trò chơi: Chuyền bóng qua đầu.

- Cách chơi: Mỗi gia đình xếp thành 1 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh ''Bắt đầu thì 2 bạn đứng đầu hàng nhặt bóng trong rổ và cầm bóng bằng 2 tay giơ cao lên qua đầu & đưa cho bạn phía sau, bạn phía sau đón bóng bằng 2 tay, chuyền cho bạn phía sau mình & thực hiện giống bạn thứ nhất, cứ như thế cho đến khi hết thời gian, gia đình nào có số bóng nhiều hơn thì chiến thắng.

- Thời gian của trò chơi nhạc bài: ''Nhà của tôi''

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1lần.

-> Kiểm tra kết của 2 gia đình & tuyên bố kết quả.

         PHẦN 4: Hồi tĩnh, kết thúc.

- Hát: Cả nhà thương nhau & đi nhẹ nhàng 2 vòng

- Củng cố tên bài học và cho trẻ nhắc lại.

-> Giáo dục trẻ biết đoàn kết, nhường nhịn bạn khi chơi và tập luyện thể dục thường xuyên.

- Cất đồ dùng và cho trẻ ra chơi.

 

- Đi theo hàng ra ngoài.

- Chú ý nghe cô giới thiệu.

- Các gia đình vẫy tay chào.

 

- Chú ý nghe.

- Sẵn sàng ạ!

 

- Hát & đi chạy kết hợp các kiểu theo yêu cầu của cô.

 

 

- xếp hàng.

 

- Lắng nghe.

 

- Trẻ xoay các khớp.

- Tập các động tác theo cô và bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe & trò chuyện.

- Quan sát và nhận xét các vòng thể dục (màu sắc, hình dạng, số lượng).

 

 

- Quan sát cô làm mẫu.

 

- Quan sát cô tập và lắng nghe cô giải thích cách thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- 2 trẻ tập mẫu.

 

- Trẻ lên tập theo yêu cầu của cô.

- Trẻ tập thi đua.

 

 

- Đếm cùng cô.

- Chú ý nghe.

 

 

 

- Lắng nghe cô giới thiệu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ chơi vui vẻ, nhanh nhẹn, đúng yêu cầu.

 

- Hát và đi lại nhẹ nhàng.

- Trả lời.

 

- Lắng nghe.

- Cất đồ dùng, ra chơi.

III. Hoạt động ngoài trời.                    

                      Quan sát có mục đích: Quan sát Bầu Trời.

Trò chơi vận động:  Trồng nụ, trồng hoa

  Chơi tự do:

1. Mục đích yêu cầu.

- Dạy trẻ biết được thời tiết, bầu trời của mùa thu.

- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.

- Rèn khả năng quan sát và ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ.

- Giáo dục trẻ đoàn kết khi chơi, biết bảo vệ môi trường, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

2. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát bằng phẳng, sạch sẽ.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1:

- Học sinh ổn định, cùng cô đi ra sân và đứng quanh cô.

- Cô giới thiệu nội dung buổi quan sát: Bầu trời

2. Hoạt động 2: Quan sát có mục đích.

- Gợi ý trẻ các nội dung quan sát về bầu trời.

- Đặt các câu hỏi để trẻ nêu nhận xét:

? Chúng mình thấy bầu trời hôm nay như thế nào.

? Trên trời có gì? Mây có màu gì.

? Ông mặt trời thế nào.

? Thời tiết vào lúc này ra sao.

? Quang cảnh xung quanh có đặc điểm gì.

              ( Cây cối, nhà cửa, con người, ... )

-> Củng cố các đặc điểm trẻ và nhận xét.

? Để giữ gìn thiên nhiên trong lành, mát mẻ chúng mình cần làm gì.

- Cô nhận xét lại và giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi, ...

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Giới thiệu trò chơi

+ Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi

+ Tổ chức chơi: Cho cả lớp cùng chơi, chơi theo nhóm 3 - 4 lần từng trò chơi.

-> Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi.

- Nhận xét sau khi chơi: Cô nhận xét tuyên dương khích lệ trẻ

4. Hoạt động 4: Chơi tự do.

- Cô bao quát trẻ chơi an toàn, đoàn kết.

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi. 

- Trẻ vừa đi vừa hát - Vào lớp.

 

- Đến nơi quan sát.

 

- Lắng nghe.

 

 

 

- Quan sát và nhận xét dựa trên gợi ý của cô.

 

- Trả lời câu hỏi của cô.

 

 

 

- Qua sát, trả lời.

 

- Chú ý nghe.

- Trả lời theo hiểu biết tư duy của bản thân.

 

- Chú ý nghe.

 

 

- Chú ý nghe.

- Chơi theo yêu cầu, hướng dẫn.

- Lắng nghe nhận xét.

 

 

 

- Hoạt động theo ý thích.

- Vào lớp.

 

IV. Hoạt động Góc.

Góc PV: Chơi gia dình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

Góc sách: Xem chuyện tranh về một số nhu cầu của gia đình.

Góc ÂN: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

PTTM: NẶN CÁI BÁT

1. Mục đích yêu cầu

a. Yêu cầu:

-  Kiến thức: Trẻ biết tác dụng của cái bát.

-  Kỹ năng: Trẻ biết nặn, rèn luyện sự khéo của đôi bàn tay.

-  Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia tiết học.

2. Chuẩn bị:

* Đồ dùng:

- Một chiếc kính thật. Mẫu nặn sẵn của cô.

 - Đất năn, bảng con.

* Nội dung:

        - Nội dung chính: Nặn cái bát.

        - Nội dung kết hợp: + GDÂN: Ngôi nhà của tôi.

             + MTXQ:

* Phối hợp với phụ huynh:

* Trò chuyện với trẻ về cách giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.

 3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô

DK Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1:

Cô và trẻ cùng hát: Ngôi nhà của tôi.

Cùng trò chuyện về chủ đề.

Cô nói trong gia dình có rất nhiều đồ dùng.

- Cho trẻ quan sát cái bát thật.

- Yêu cầu trẻ nhận xét.

- Cho trẻ xem mẫu nặn của cô và cho trẻ nhận xét theo câu hỏi gợi ý của cô.

* Hoạt động 2:

- Cô nặn mẫu:  Vừa nặn giải thích.

Cô lấy viên đất lăn tròn rồi ấn lõm làm thân bát, sau đó lăn dài viên đất nhỏ cuộn lại làm đáy bát.

Gắn các phần lại với nhau ta có cái bát.

- Trẻ thực hiện:

Cô bao quát, h­ướng dẫn, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng, gợi ý để trẻ nặn sáng tạo

* Hoạt động 3: Tr­ưng bày sản phẩm:

Trẻ nào nặn xong tr­ước cô cho mang bài lên trưng bày.

- Nhận xét:

   + Con thích bài nặn của bạn nào nhất?

   + Vì sao con thích?

   + Bạn nặn thế nào?

Cô nhận xét thêm một số bài đẹp khác. Động viên những trẻ ch­ưa hoàn thành bài nặn của mình sẽ cố gắng ở lần sau.

 

- Hát tập thể.

 

- Trò chuyện cùng cô

 

 

 

 

 

 

- Quan sát và nhận xét tranh mẫu của cô.

- Quan sát cô nặn mẫu.

- Trẻ thực hiện

 

 

 

- Mang sản phẩm lên tặng bạn búp bê.

 

 

- Nhận xét theo câu hỏi gợi ý của cô.

 

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh cá nhân trẻ và vệ sinh lớp học.

* Chơi tự do - trả trẻ, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn.

VII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp: ................................................... ........................................................

2. Hoạt động học: .......................................................................................................

.....................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác: ...............................................................................................

.....................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ............................................................................

5. Những điều cần lưu ý: ...........................................................................................

 

 

 

 

Thứ năm, ngày 22 tháng 10 năm 2015.

 

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

 

PTNT :NHẬN BIẾT, SO SÁNH CHIỀU DÀI CỦA 2 ĐỐI TƯỢNG

 

1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

a. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết & so sánh nhận xét về sự khác nhau về chiều dài 2 đối tượng.

- Nhận biết sự khác nhau về kích thước & sử dụng các từ: dài hơn - ngắn hơn.

- Phát triển khả năng tư duy, quan sát.

- Củng cố nhận biết về 1 số đồ dùng trong gia đình.

- Ôn luyện kỹ năng vận động bật nhảy vào vòng thể dục.

b. Kĩ năng:

- Trẻ biết so sánh nhận ra vật có chiều dài khác nhau.

- Trẻ biết cách so sánh bằng cách chập trùng khít 2 vật hay đặt vật này cạnh vật đia sao cho một đầu của 2 vật bằng nhau và so sánh.

c. Thái độ:- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, tích cực hoạt dộng dưới sự hướng dẫn củacô.

- Biết nghe và làm theo hiệu lệnh của cô giáo.

2. CHUẨN BỊ.

a. Đồ dùng đồ chơi:   

- Mỗi trẻ có rổ đồ dùng đựng 3 băng giấy khác màu; 1cây thước đỏ dài bằng cây thước xanh, cây bút chì đỏ dài hơn bút chì xanh.

- Một số đồ dùng gia đình để xung quanh lớp cho trẻ so sánh, rổ đựng quà.

b. Phương pháp: Trực quan; Thực hành; Quan sát; Đàm thoại.

c. NDTH:  - Củng cố nhận biết về các đồ dùng gia đình.

                  - Ôn kỹ năng bật chụm chân, tách chân.

                  - Bảo vệ môi trường, giữ gìn đồ dùng gia đình.

3. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

- Giới thiệu chương trình: Bé vui học toán.

- Giới thiệu ngời dẫn chương trình & BGK

- Giới thiệu các gia đình tham gia chương trình.

- Giới thiệu các phần thi:

+ P1: Ô cửa bí mật.

+ P2: Bé vui học toán.

+ P3: Gia đình thông minh.

- Các gia đình đã sẵn sàng bước vào các phần thi chưa?

        PHẦN 1: Ô cửa bí mật.

- Cách chơi: Mỗi gia đình chọn 1 ô cửa, mở ô cửa đó ra và quan sát trả lời câu hỏi của ban tổ chức. Đội nào trả lời đúng nhận được phần thưởng là 1 đồ chơi.

+ Đây là cái gì?

+ Đồ dùng đó sử dụng làm gì?

-> Nhận xét sau các câu trả lời của mỗi gia đình.

- Câu hỏi phụ:

+ Tất cả đồ dùng trong các ô cửa là đồ dùng ở đâu?

+ Ngoài các đồ dùng đó trong gia đình còn có những đồ dùng nào khác?

-> Củng cố, nhận xét phần thi đầu tiên, tặng đồ chơi cho đội thắng.

- Giáo dục trẻ biết cách sử dụng & giữ gìn các đồ dùng trong gia đình khi sử dụng.

        PHẦN 2: Bé vui học toán.

- Trong phần thi này mỗi thành viên của các gia đình đầu được tặng 1 rổ đồ chơi. Nhiệm vụ cảu các gia đình trong phần này là nhận biết & so sánh chiều dài của 2 đối tượng.

+ Các gia đình đã chuẩn bị song chưa?

+ Giờ hãy quan sát xem trong rổ các thành viên trong gia đình có gì?

* Nội dung 1: Ai nhanh hơn.

- Cô cho trẻ quan sát lên màn hình ti vi.

+ Các gia đình thấy trên màn hình có gì?

+ Có mấy băng giấy? Màu sắc thế nào?

- Các gia đình hãy nghe thật tinh câu hỏi của ban tổ chức & giơ tay thật nhanh để giành quyền trả lời. Trả lời đúng được tặng 1 món đồ chơi.

- Đặt 2 băng giấy cạnh nhau:

+ 2 băng giấy có độ dài như thế nào? Vì sao biết

- Các gia đình hãy quan sát xem điều gì sảy ra khi chập trùng khít 1 đầu 2 băng giấy với nhau.

+ Các gia đình có nhận xét gì về chiều dài của 2 băng giấy?

+ Vì sao 2 băng giấy dài băng nhau?

-> Củng cố câu trả lời & cho trẻ nhắc lại kết quả.

- Đổi một băng giấy khác và cho trẻ nhận xét tương tự:

+ Đặt 2 băng giấy canh nhau.

+ Đặt 2 băng giấy chồng lên nhau.

+ Băng giấy nào dài hơn? Vì sao con biết?

+ Băng giấy nào ngắn hơn? Vì sao?

-> Củng cố lại kết quả của trẻ & cho trẻ nhắc lại các từ ''Dài hơn - Ngắn hơn".

- Nhận xét nội dung 1, tặng đồ chơi cho các gia đình.

* Nội dung 2: Gia đình vui học toán.

- Lần 1: Cô cho trẻ lấy 2 băng giấy đặt cạnh nhau & so sánh chiều dài 2 băng giấy đó.

- Lần 2: Chập trùng khít một đầu của 2 băng giấy với nhau sau đó quan sát đầu kia & so sánh chiều dài.

+ Hai băng giấy có chiều dài như thế nào?

+ Băng giấy nào dài hơn? Vì sao con biết?

+ Băng giấy nào ngắn hơn? Vì sao?

- Củng cố: Băng giấy thừa ra một đoạn là băng giấy dài hơn, băng giấy ngắn hơn hơn một doạn là băng giấy ngắn hơn.

- Cho trẻ nhắc lại.

- Tương tự cho trẻ so sánh chiều dài của 2 cái thước, 2 cây bút chì.

         PHẦN 3: Gia đình thông minh.

- Trong phần này các gia đình thể hiện sự thông minh của mình bằng cách tham gia vào 2 trò chơi.

- TC 1: Ai nhanh, ai đúng.

+ Cách chơi: Các gia đình bật qua 3 vòng lên bức tranh của gia đình mình & tô màu đồ vật theo yêu cầu của cô. Gia đình nào tô dược nhiều đồ dùng đúng với yêu cầu của cô thì thắng & nhận được 1 món quà.

+ Thời gian trò chơi: bản nhạc bài hát Đôi dép.

+ Tổ chức cho trẻ chơi.

+ Kiểm tra kết quả, tuyên bố đội thắng, tặng đồ chơi cho đội thắng.

- TC 2: Ngày hội gia đình.

+ Cô cho trẻ tay cầm băng giấy mình thích. Hát vận động theo bài "Đôi dép''

+ Khi nhạc tắt mỗi trẻ phải chọn cho mình một bạn có băng giấy khác màu & chập trùng khít một đầu của 2 băng giấy, quan sát đầu kia của 2 băng giấy & nhận xét về chiều dài của 2 băng giấy.

+ Chơi thử 1 lần, cô sửa sai cho trẻ.

+ Tổ chức chơi 2 - 3 lần.

-> Nhận xét sau mỗi lần chơi, cho trẻ đổi băng giấy cho nhau.

        Kết thúc:

- Kiểm tra các món đồ chơi các gia đình.

- Nhận xét kết quả của 3 gia đình sau các phần thi, tuyên bố gia đình thắng cuộc, trao quà cho các gia đình.

- Củng cố nội dung bài học, giáo dục trẻ.

- Cất đồ dùng, ra chơi.

 

- Chú ý lắng nghe cô giới thiệu.

- Các gia đình chào BGK.

- Chú ý nghe.

 

 

 

- Sẵn sàng rồi ạ.

 

 

- Từng gia đình chọn ô cửa & trả lời câu hỏi của cô.

 

 

 

 

 

- Gia đình nào giơ tay trước thì trả lời.

 

 

 

- Các gia đình nhận thưởng.

 

 

 

 

 

- Chú ý nghe.

 

 

- Song rồi ạ.

- Gọi tên các đồ dùng trong rổ.

 

- Quan sát & nhận xét.

 

- Có 2 băng giấy.

- Màu xanh, màu đỏ.

 

 

 

- Quan sát, trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

- Chú ý nghe.

 

- Quan sát & so sánh chiều dài 2 băng giấy khác.

 

 

 

- Trẻ nhắc lại các từ ''Dài hơn - Ngắn hơn".

- Nhận quà.

 

 

- Lấy băng giấy & thực hiện theo yêu cầu của cô.

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe cô nói.

 

 

- Nhắc lại kết quả.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- Chú ý nghe.

 

 

 

 

- Chơi nhanh nhẹn.

- Nhận đồ chơi.

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe cô phổ biến.

 

 

- 6 trẻ lên chơi thử.

- Cả lớp chơi.

 

 

 

- Đếm cùng cô.

- Lắng nghe cô nhận xét.

 

 

- Chú ý nghe.

- Ra chơi nhẹ nhàng.

III. Hoạt động ngoài trời.

                                                           Quan sát có mục đích: Bàn - ghế

                    Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng

                    Chơi theo ý thích: Chơi tự do.

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết tên, đặc điểm, chất liệu, công dụng của bàn, ghế. Biết chơi trò chơi.

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình, giữ gìn đồ dùng gia đình.

2. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát, sân chơi.

- Bàn, ghế, vòng thể dục đủ cho trẻ. Chiếu để chơi trò chơi.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định

- Cho trẻ đi theo hàng ra sân.

- Giới thiệu nội dung quan sát: Cái bàn, cáighế.

2. Hoạt động 2: Quan sát.

-  Cho trẻ quan sát 2 - 3 phút.

- Gợi ý trẻ nhận xét đồ dùng trẻ quan sát được:

? Đây là cái gì.

? Bàn to hay nhỏ? Làm bằng chất liệu gì.

-> Gợi ý trẻ kể. Cô củng cố và cho trẻ nhắc lại.

? Mặt bàn có màu gì? Có dạng hình gì.

? Bàn có mấy chân? Chân bàn có tác dụng gì.

? Bàn dùng làm gì.

? Ngoài mặt bàn hình chữ nhật còn có những kiểu bàn nào khác.

=> Củng cố, mở rộng các kiểu bàn hinh tròn, vuông , ... và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau: nhựa, gỗ, i nôc, thủy tinh, ...

- Tương tự cho trẻ nhận xét các đặc điểm cái ghế

? Ngoài bàn ghế trong gia đình còn cần có những đồ dùng gì.

? Khi sử dụng cần làm thế nào để các đồ dùng đó bền, mới và không nhanh hỏng.

-> Giáo dục trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Hướng dẫn cách chơi và phổ biến luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi

-> Cô quan sát, động viên trẻ.

4. Hoạt động 4: Chơi tự do.

- Cho trẻ chơi theo ý thích: Chơi tự do.

-> Bao quát trẻ

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Nhận xét giờ quan sát

 

 

 

- Đi theo cô ra sân.

- Chú ý nghe.

 

- Quan sát đồ dùng.

- Đưa ra nhận xét theo gợi ý của cô.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Kể tên 1 số đồ dùng khác trong gia đình mình.

- Trả lời hiểu biết của mình.

 

- Chú ý nghe.

 

- Nghe cô giới thiệu.

- Trẻ chơi

 

 

- Lắng nghe

- Hoạt đông tự do.

 

- Lắng nghe.

 IV. Hoạt động Góc.

Góc PV: Chơi gia dình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

Góc sách: Xem chuyện tranh về một số nhu cầu của gia đình.

Góc ÂN: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

* Ôn kiến thức buổi sáng

- Cho trẻ giới thiệu về ngôi nhà và những đồ dùng trong gia đình mình, ....

- Cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ nhiều lần dười nhiều hình thức khác nhau.

- Trẻ học trong vở Bé làm quen với chữ cái và toán.

=> Cô tổ chức hướng dẫn và gợi ý trẻ thực hiện.

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh cá nhân trẻ và vệ sinh lớp học.

* Chơi tự do - trả trẻ (Nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và các bạn trước khi ra về).

VI. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp: ...........................................................................................................

2. Hoạt động học:.......................................................................................................

....................................................................................................................................

.3. Các hoạt động khác: .............................................................................................

....................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ............................................................................

5. Những điều cần lưu ý:……….............................................................................

 

Thứ sáu, ngày 23 tháng 10 năm 2015.

 

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

II.Hoạt động có chủ đích

 

PTTM :   ĐÔI DÉP.

                                      Nghe hát: Chỉ có một trên đời.

                                      Trò chơi: Ai nhanh nhất.

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết hát đúng giai diệu và vỗ tay nhịp nhàng theo lời ca của bài.

- Biết chơi trò chơi, thích nghe cô hát.

- Luyện giọng hát, rèn kỹ năng vỗ tay theo lời ca.

- Ôn luyện bài hát: Múa cho mẹ xem.

- Củng cố kỹ năng so sánh chiều cao 3 đối tượng.

- Củng cố kiến thức cho trẻ về các đồ dùng trong gia đình.

- Giáo dục trẻ biết thương yêu những người thân của mình. Biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình.

2. Chuẩn bị.

- Máy tính, nhạc bài hát đôi dép, Chỉ có một trên đời.

- Sắc xô, vòng thể dục, hoa, hộp quà.

- Đội hình hợp lý.

3. Tổ chức hoạt động.

 

Hoạt động của cô

 

1. Hoạt động 1: Trò chuyện.

- Cho trẻ ngồi theo hình chữ U.

- Giới thiệu chương trình ''Bé yêu âm nhạc''

- Giới thiệu các đội chơi và các phần chơi.

+ Phần 1: Hiểu biết

+ Phần 2: Tài năng.

+ Phần 3: Ai nhanh nhất.

2. Hoạt động 2: Dạy trẻ.

a) Phần 1: Hiểu biết

- Cách chơi: Có 3 câu hỏi giành cho các đội chơi. Khi nghe cô đọc xong câu hỏi các đội suy nghĩ và lần lượt từng đội sẽ trả lời câu hỏi của đội mình. Đội nào kể tên được nhiều và đúng đồ câu hỏi được thưởng 1 bông hoa.

- Tổ chức trẻ chơi:

? Có những đồ dùng nào để ăn.

? Kể tên những đồ dùng để uống.

? Kể tên các đồ dùng sinh hoạt.

-> Cô củng cố, chính xác hóa câu trả lời của trẻ

- Nhận xét kết quả, thưởng hoa cho đội thắng.

b) Phần 2: Tài năng.

- Cô giới thiệu bài hát: Đôi dép - ST: Hoàng Kim Định

- Cô hát cho trẻ cho trẻ nghe 2 - 3 lần kết hợp vận động vỗ tay theo lời ca.

- Dạy trẻ hát:

+ Để thể hiện sự đoàn kết của các đội chơi, ban tổ chức xin mời cả 3 đội chơi cùng hát và vận động (Cả lớp hát vận động cùng cô 1 - 2 lần)

+ Thi đua giữa các đội chơi (Tổ hát + vận động).

+ Các đội cử đại diện lên thể hiện tài năng so với các đội khác. (Cá nhân hát vận động).

- Cho trẻ đếm số bạn hát, so sánh chiều cao của 3 bạn lên hát đại diện cho 3 đội.

? Bạn nào cao nhất? Thấp nhất.

? Bạn nào thấp hơn.

-> Cô điều khiển trẻ thực hiện, động viên, khuyến khích trẻ. Nhận xét kết quả, thưởng hoa cho các đội.

c) Phần 3: Ai nhanh nhất.

- Cô giới thiệu trò chơi: Ai nhanh nhất.

- Cô nêu cách chơi, luật chơi.

- Tổ chức co trẻ chơi 3 lần.

-> Nhận xét, thưởng hoa cho các đội chơi.

d) Phần 4:  Nghe hát.

- Cô giới thiệu: Chỉ có một trên đời.

      ( Nhạc: Trương Quang Lục )

- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần.

- Cho trẻ nghe và xem băng hình 1lần.

3. Hoạt động 3: Kết thúc.

- Kết thúc chương trình chúng mình cùng hát tặng ban giám khảo bài hát: Múa cho mẹ xem.

- Nhận xét giờ hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình. Biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình, ...

- Cho trẻ ra chơi.

 

Hoạt đông của trẻ

 

 

 

 

- Ngồi ngay ngắn.

- Lắng nghe cô giới thiệu.

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe cô hướng dẫn từng phần chơi.

 

 

 

- Trẻ chơi theo hướng dẫn của cô.

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

- Chú ý nghe.

 

- Lắng nghe cô hát & quan sát cô vận động.

 

 

- Hát và vận động cả lớp..

 

- Từng tổ thực hiện.

 

- Cá nhân 3 - 5 trẻ.

- Thực hiện khi cô yêu cầu.

 

- Quan sát và so sánh.

 

 

 

- Lắng nghe nhận xét của cô.

 

 

- Lắng nghe.

 

- Chơi đoàn kết, hứng thú.

 

 

 

 

- Lắng nghe cô hát.

- Xem băng hình.

 

- Cả lớp hát.

 

- Lắng nghe nhận xét.

 

 

- Ra chơi.

 

 

III. Hoạt động ngoài trời.

                                     Quan sát có mục đích: Thiên nhiên, thời tiết.

                     Trò chơi vận động:  Mèo đuổi chuột.                           

                     Chơi theo ý thích: Chơi tự do.

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết đặc điểm bầu trời, khí hậu, cây cối, con người, quang cảnh xung quanh.

- Biết chơi trò chơi.

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định.

- Củng cố nhận biết về hình dạng, màu sắc.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

2. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát, sân chơi.

- Rổ đựng, phấn, bóng, vòng, hột hạt, lá, sỏi đá, ...

- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định

- Cho trẻ đi theo hàng dạo một vòng xung quang khu vực trường.

- Giới thiệu đối tượng quan sát: Các con vừa đi dạo và ngắm cảnh thiên nhiên.

2. Hoạt động 2: Quan sát.

- Cùng trẻ quan sát 2 - 4 phút.

- Tiến hành đàm thoại cùng trẻ nhận xét về những gì trẻ quan sát được.

? Các con thấy bầu trời bây giờ thế nào.

? Trên trời có gì? Mây có màu gì.

? Ông mặt trời có màu sắc và hình dáng thế nào.

-> Củng cố.

? Khí hậu bây giờ ra sao.

? Cây cối có đặc điểm gì.

? Mọi người xung quanh đang làm gì.

? Quang cảnh sự vật xung quanh như thế nào.

-> Củng cố.

? Thiên nhiên có trong lành không.

? Có ích lợi gì với con người.

? Để thiên nhiên trong lành, thời tiết mát mẻ cần làm gì.

-> Giáo dục: Biết giữ vệ sinh môi trường trong sạch như không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành bứt lá cây, không đại tiểu tiện bừa bãi, ... để góp phần tạo môi trường không khí trong lành, sạch sẽ, ... giúp con người sống tốt, sống khỏe.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Cô giới thiệu trò chơi

- Hướng dẫn cách chơi và phổ biến luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi. Cô quan sát, động viên.

4. Hoạt động 4: Chơi theo ý thích

- Cô giới thiệu các nội dung chơi.

- Chơi tự do ngoài sân chơi.

-> Cô bao quát và gợi ý trẻ hoạt động.

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Nhận xét giờ quan sát.

- Cho trẻ cất đồ dùng và ra chơi nhẹ nhàng.

 

- Đi dạo cùng cô và chú ý quan sát.

 

 

 

- Quan sát.

- Nhận xét đối tượng quan sát.

 

- Trả lời.

 

 

- Chú ý nghe.

- Trả lời.

 

 

 

- Chú ý nghe.

- Trẻ nhận xét.

- 2 - 3 trẻ trả lời.

 

 

 

- Chú ý nghe.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe cô phổ biến.

- Chơi theo yêu cầu.

 

- Chú ý nghe và quan sát.

- Chơi theo ý thích.

 

 

 

- Cất đồ dùng, ra chơi.

IV. Hoạt động Góc.

Góc PV: Chơi gia dình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

Góc sách: Xem chuyện tranh về một số nhu cầu của gia đình.

Góc ÂN: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

* Liên hoan văn nghệ cuối tuần

- Ôn luyện bài đã học:

+ Hát: Múa cho mẹ xem, Nhà của tôi, Đôi dép.

+ Thơ: Mẹ & cô, Em yêu nhà em, Thăm nhà bà.

=> Cô tổ chức hướng dẫn và gợi ý trẻ thực hiện các nội dung.

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh cá nhân trẻ và vệ sinh lớp học.

* Chơi tự do - trả trẻ (Nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và các bạn trước khi ra về).

VII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp: ...........................................................................................................

2. Hoạt động học:........................................................................................................

.....................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác:…..………….........................................................................

.....................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt:…………………..................................................

....................................................................................................................................

5. Những điều cần lưu ý:............................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH TUẦN 4: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH (1 Tuần)

Từ ngày: 26/ 10 đến ngày 30/ 10/ 2015.

Hoạt động

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

 

Đón trẻ

- Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, niềm nở, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.

- Điểm danh trẻ vắng mặt để báo ăn.

 - TDS: Trẻ tập với các động tác thể dục.

Hoạt động

chủ đích

* KPKH:

-Tròchuyện về bữa ăn trong gia đình.

*PTTC:

- Ném xa bằng 2 tay.

 

*PTNT:

- Xếp tương úng 1 - 1, ghép đôi. Nhận biết chữ số 1.

*PTNN:

- Truyện: Gấu con chia quà.

* PTTM:

- Hát: Cả nhà thương nhau.

- NH: Cho con.

- TC:.

 

Hoạt động ngoài trời

HĐCMĐ: Quan sát bàn - ghế

-TCVĐ: Lộn cầu vồng

- Chơi tự do

- HĐCMĐ: Vườn rau

-TCVĐ:Gieo hạt

- Chơi tự do

- HĐCMĐ: Quan sát bàn-ghế - TCVĐ: Lộn cầu vồng

- Chơi tự do

- HĐCMĐ: Quan sát cây hoa ban

- TCVĐ: Gieo hạt

- Chơi tự do

-HĐCMĐ: Quan sát thời tiết

- TCVĐ: Mèo đuổi chuột

- Chơi tự do

Hoạt động góc

Góc PV: Chơi gia đình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

Góc sách: Xem chuyện tranh về một số nhu cầu của gia đình.

Góc ÂN: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

VS ăn trưa ngủ trưa

-Rèn cho trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Rèn cho trẻ ngủ đúng giờ.

- Trẻ ngủ dậy, cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng gọn gàng và chuẩn bị vận động nhẹ ăn quà chiều

 

 

Hoạt động chiều

 

 

- Nghe kể, xem băng đĩa các câu truyện theo chủ đề.

- Chơi tự do

* PTTM :

- Trang trí khăn mặt của bé.

- chơi ở các gócchơi

- Chơi tự do

-Làm quen kiến thức mới

- chơi ở các góc chơi

- Chơi tự do

- Ôn bài buổi sáng

- chơi ở các góc chơi

- Chơi tự do

Hát các bài hát về chủ đề

- Bình cờ

- Chơi tự do

 

HĐ trả trẻ

- Vệ sinh - trả trẻ.

- Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn.

 

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

SOAN CHI TIẾT CHO CẢ TUẦN

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh.

1. Đón trẻ.

- Cô đón trẻ vào lớp với thái độ niềm nở, vui vẻ.

- Cô hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.

- Hướng dẫn trẻ vào nhóm chơi, ổn định lớp, chuẩn bị cho các hoạt động trong ngày.

2. Trò chuyện.

- Cô gợi ý cho trẻ trò chuyện về chủ đề bản thân; Nhánh: Cơ thể tôi.

- Quan sát tình trạng sức khoẻ của trẻ để có biện pháp xử lí kịp thời.

3. Chơi tự do.

- Cho trẻ tự chọn hoạt động chơi mình thích dưới sự quan sát của cô.

4. Điểm danh.

- Cô điểm danh số trẻ có mặt.

- Ghi tên những trẻ vắng mặt để tìm hiểu lí do vắng

Thể dục sáng.

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ tập đúng và đều các động tác theo cô và các bạn.

- Rèn cho trẻ có kỹ năng vận động, sự mạnh dạn tự tin khi đứng trước nhiều người.

- Giáo dục: trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh.

II. Chuẩn bị.

- Sân tập sạch sẽ. Cô và trẻ gọn gàng.

- Nơ và hoa tay cho trẻ.

III. Tổ chức hoạt động.

1. Hoạt động 1. Khởi động.

- Cho trẻ xếp và đi theo hàng.

- Tạo thành vòng tròn. Kết hợp các kiểu đi ,chạy sen kẽ nhau: Đi thường - Đi bằng gót chân - Đi thường - Đi bằng mũi chân - Chạy chậm - Chay nhanh - Đi thường - Về ga.

- Chuyển đội hình thành 2 hàng ngang.

2. Hoạt động 2: Trọng động.

- Để cho cơ thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn sảng khoái bước vào một ngày học tập chúng ta cùng nhau luyện tập thể dục nhé.

+ Hô Hấp: Thổi nơ  ( 4l )

+ Tay : Đưa 2 tay ra phía trước, sau và vỗ vào nhau  (2l x 8n)

+ Chân : Đứng, nhún chân, khuỵu gối (3l x 8n)

+ Bụng - lườn: Nghiêng người sang hai bên (2l x 8n )                         

+ Bật : Bật đổi chân ( 3l x 8n )

-> Cô và trẻ cùng tập, trong quả trình trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai.

3. Hoạt động 3: Trò chơi hồi tĩnh.

- Trò chơi: Trồng cây chuối, Trời nắng trời mưa, ...

- Tổ chức cho trẻ chơi 1 - 2 lần.

- Cô bao quát, động viên, khích lệ trẻ.

4. Hoạt động 4: Kết thúc.

- Cô nhận xét giờ học. Cho trẻ vào lớp.

Hoạt động góc

Góc PV: Chơi gia dình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

Góc sách: Xem chuyện tranh về một số nhu cầu của gia đình.

Góc ÂN: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

a. Góc PV: Trò chơi gia đình - Khám bệnh.

* Yêu cầu:

Trẻ biết đóng vai các thành viên trong gia đình; Biết thể hiện vai chơi, cách xưng hô giữa các thành viên, ông bà, bố mẹ. Với bác sỹ.

* Chuẩn bị:

- Các đồ dùng dụng cụ phục vụ nấu ăn: Xoong nồi, bát đĩa, rau quả...

- Các loại hoa quả, bánh kẹo.

* Tiến hành:

Cô kể cho trẻ nghe hoặc hỏi trẻ về sinh hoạt hàng ngày của gia đình trẻ (Lúc ăn cơm, lúc đi chơi, lúc làm việc, lúc tụ họp)

Cô giới thiệu góc chơi rồi cho trẻ về góc chơi.

+ Trẻ nhận vai chơi và phân chia vai chơi.

+ Cho trẻ tự trò chuyên, tự đàm thoại về nội dung sự việc.

+ Cô đến hỏi trẻ về các vai trẻ đóng và đã làm được những công việc gì.

b. Góc XD: Xây nhà cao tầng.

* Yêu cầu:

Trẻ xây dựng được nhà tầng, nhà mái bằng.

* Chuẩn bị:

Các khối gỗ, cầu, trụ, vuông, chữ nhật, tam giác, cây cỏ hoa lá, đồ dùng gia đình.

* Tiến hành:

- Cho trẻ về góc tự thoả thuận vai chơi của mình.

- Trẻ xem tranh và nhận xét về  kiểu nhà cao tầng và bắt trước xếp thành những ngôi nhà cao tầng đó.

- Cô đến hỏi trẻ và gợi ý cho trẻ xây dựng được nhiều kiểu nhà tầng.

- Hỏi trẻ tên ngôi nhà mà trẻ đã xây dựng được.

c. Góc sách: Đọc truyện xem tranh về nhu cầu gia đình.

* Yêu cầu: Trẻ xem và hiểu, biết nội dung câu truyện, bức tranh đó.

* Chuẩn bị:

Truyện tranh ảnh về gia đình.

* Tiến hành:

Cho trẻ về góc tự xem tranh và nói lên cảm nhận suy nghĩ của mình về những bức tranh, câu chuyện đó.

d. Góc âm nhạc: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

* Yêu cầu:

Trẻ hát thuộc và vận động theo nhạc các bài hát về gia đình.

* Chuẩn bị:

Các dụng cụ âm nhạc:

* Tiến hành:

+ Cho trẻ về góc tự chọn bài hát và vận động theo nhịp bài hát.

+ Cô hỏi trẻ về tên bài hát, nội dung bài hát, tên tác giả của bài hát mà trẻ đang hát.

* LƯU Ý: Khi trẻ thực hiện chơi ở các góc cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ chơi ngoan, đoàn kết, dàn xếp để trẻ chơi ở các góc cố số lượng trẻ hợp lý.

- Cuối buổi chơi cô gợi ý để trẻ nhận xét các góc chơi, rút kinh nghiệm giờ chơi sau.

- Cô và trẻ thu dọn, cất đồ chơi vào nơi quy định.

 

 

Thứ hai, ngày 26 tháng 10 năm 2015.

 

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

 II. Hoạt động có chủ đích         

KPKH :TRÒ CHUYỆN VỀ BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết kể tên các đồ dùng trong bữa ăn.

- Biết kể tên một số loại thực phẩm, món ăn của gia đình.

- Phát triển mở rộng vốn từ và tư duy của trẻ, rèn luyện thị giác, phát âm chuẩn.

- Ôn luyện bài hát: Đôi dép.

- Củng cố nhận biết của trẻ về các đồ dùng trong gia đình.

- Ôn luyện kỹ năng bật nhảy.

- Giáo dục trẻ biết dinh dưỡng của các món ăn với sức khỏe của mọi người, biết ăn uống hợp vệ sinh, biết học cách ăn uống có văn hóa.

2. Chuẩn bị.

- Chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa mô phỏng đồ dùng trong bữa ăn.

- Tranh một số lương thực, thực phẩm thật, bằng nhựa, ...

- Tranh, hình ảnh một số món ăn.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1. Ổn định, gây hứng thú.

- Cô và trẻ hát: Đôi dép.

- Trò chuyện về đồ dùng trong gia đình.

? Bài hát nhắc đến đồ dùng gì.

? Dép dùng để làm gì.

? Ngoài dép trong gia đình con cần thêm những đồ dùng gì.

=> Củng cố, chính xác câu trả lời của trẻ.

- Giới thiệu: Hôm nay cô và các con hãy cùng tìm hiểu về các loại thực phẩm, các món ăn và những đồ dùng trong bữa ăn của gia đình mình nhé!

2. Hoạt động 2. Dạy trẻ.

- Cho trẻ quan sát và nhận xét tranh gia đình

? Tranh vẽ gi? Có những ai.

? Mọi người đang làm gì.

-> Củng cố.

- Cô giới thiệu: Con người cần có cái  ăn để nuôi cơ thể sống, phát triển khỏe mạnh.

- Gợi ý trẻ kể tên các loại thực phẩm trẻ biết.

? Mọi người trong gia đình cần ăn những gì.

? Ăn vào những lúc nào.

? Trong bữa ăn cần có những đồ dùng nào.

? Ăn những món ăn nào? Mùi ra sao.

-> Củng cố.

- Cho trẻ quan sát một số loại thực phẩm và nhận xét về chúng:

? Cô có gì đây.

? Thực phẩm đó dùng để chế biến thành món gì.

? Và nó cung cấp chất gì cho cơ thể.

-> Củng cố.

- Quan sát, nhận xét 1 số đồ dùng trong bữa ăn.

? Đây là cái gì

? Đồ dùng đó dùng đó được làm bằng gì.

? Trong bữa ăn nó được sử dụng thế nào.

? Ngoài ra trong bữa ăn còn cần thên đồ dùng gì.

-> Củng cố, mở rộng các đồ dùng trong bữa ăn.

- Cô giới thiệu một số món ăn. Cho trẻ nhận xét

? Con đã được ăn món này chưa.

? Màu sắc, mùi vị của món ăn ra sao.

? Món ăn này cung cấp cho ta những chất gì.

? Khi chế biến món ăn đó cần có những thực phẩm gì.

-> Củng cố, mở rộng về một số món ăn khác.

=> Giáo dục: Trẻ biết dinh dưỡng của các món ăn với sức khỏe của mọi người; biết ăn uống hợp vệ sinh ăn chín, uống sôi, ăn đầy đủ các món ăn, ăn nhiều rau xanh và hoa quả, .... ; biết học cách ăn uống có văn hóa: Trước khi ăn mời mọi người dùng cơm, trong khi ăn không nói chuyện, không làm vãi cơm, ...

* Trò chơi củng cố:

- Giới thiệu tên: trò chơi ''Đi siêu thị ''

- Cô nêu cách chơi, luật chơi.

- Tổ chức cho 3 đội cùng chơi.

-> Cô bao quát, động viên, khích lệ trẻ.

- Nhận xét kết quả chơi.

3. Hoạt động 3. Kết thúc.

- Trao phần thưởng cho các đội chơi.

- Nhắc nhở, dặn dò trẻ.

- Cất đồ dùng, ra chơi.

 

- Hát to, rõ ràng.

- Trả lời câu hỏi.

 

 

- Kể tên các đồ dùng trong gia đình của trẻ.

 

 

 

- Chú ý nghe.

 

 

- Quan sát tranh và nhận xét.

- Trả lời.

 

 

- Chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

- Kể tên các loại thực phẩm.

- Kể tên các bữa ăn.

- Kể tên các đồ dùng

- Kể tên những món ăn.

 

 

- Quan sát, nhận xét một số thực phẩm của cô.

 

 

- Lắng nghe.

- Quan sát & nhận xét.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

- Nhận xét.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Nghe cô nhắc nhở.

 

 

 

 

- Lắng nghe.

- Chơi hứng thú.

 

- Kiểm tra và nhận xét kết quả

 

- Nhận thưởng.

- Lắng nghe.

- Cất đồ dùng, ra chơi.

III . Hoạt động ngoài trời                        

      Quan sát có mục đích: Quan sát Bàn - ghế

                     Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng

                     Chơi theo ý thích: Chơi tự do.

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết tên, đặc điểm, chất liệu, công dụng của bàn, ghế. Biết chơi trò chơi.

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình, giữ gìn đồ dùng gia đình.

2. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát, sân chơi.

- Bàn, ghế, vòng thể dục đủ cho trẻ. Chiếu để chơi trò chơi.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định

- Cho trẻ đi theo hàng ra sân.

- Giới thiệu nội dung quan sát: Cái bàn, cáighế.

2. Hoạt động 2: Quan sát.

-  Cho trẻ quan sát 2 - 3 phút.

- Gợi ý trẻ nhận xét đồ dùng trẻ quan sát được:

? Đây là cái gì.

? Bàn to hay nhỏ? Làm bằng chất liệu gì.

-> Gợi ý trẻ kể. Cô củng cố và cho trẻ nhắc lại.

? Mặt bàn có màu gì? Có dạng hình gì.

? Bàn có mấy chân? Chân bàn có tác dụng gì.

? Bàn dùng làm gì.

? Ngoài mặt bàn hình chữ nhật còn có những kiểu bàn nào khác.

=> Củng cố, mở rộng các kiểu bàn hinh tròn, vuông , ... và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau: nhựa, gỗ, i nôc, thủy tinh, ...

- Tương tự cho trẻ nhận xét các đặc điểm cái ghế

? Ngoài bàn ghế trong gia đình còn cần có những đồ dùng gì.

? Khi sử dụng cần làm thế nào để các đồ dùng đó bền, mới và không nhanh hỏng.

-> Giáo dục trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Cô giới thiệu tên trò chơi

- Hướng dẫn cách chơi và phổ biến luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi

-> Cô quan sát, động viên trẻ.

4. Hoạt động 4: Chơi tự do.

- Cho trẻ chơi theo ý thích: Chơi tự do.

-> Bao quát trẻ

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Nhận xét giờ quan sát

 

 

 

- Đi theo cô ra sân.

- Chú ý nghe.

 

- Quan sát đồ dùng.

- Đưa ra nhận xét theo gợi ý của cô.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Kể tên 1 số đồ dùng khác trong gia đình mình.

- Trả lời hiểu biết của mình.

 

- Chú ý nghe.

 

- Nghe cô giới thiệu.

- Trẻ chơi

 

 

- Lắng nghe

- Hoạt đông tự do.

 

- Lắng nghe.

IV. Hoạt động Góc.

Góc PV: Chơi gia dình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

 Góc sách: Xem tranh ảnh về một số nhu cầu gia đình.

 Góc nghệ thuật: Âm nhạc: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

- Xem tranh, hình ảnh và giới thiệu về các loại thực phẩm, các món ăn, ...

- Nêu gương - bình cờ.

- Vệ sinh - trả trẻ.

- Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn.

VII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp: ..........................................................................................................

2. Hoạt động học: .....................................................................................................

...................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác: .............................................................................................

...................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ..........................................................................

..................................................................................................................................

5. Những điều cần lưu ý: ..........................................................................................

 

 

Thứ ba, ngày 27 tháng 10 năm 2015.

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

II. Hoạt động có chủ đích

PTTC : NÉM XA BẰNG 2 TAY

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết cầm túi cát và đưa hai tay lên cao lấy lực để ném túi cát ra xa.

- Rèn luyện kỹ năng ném, sức mạnh của bàn tay và thân mình.

- Củng cố nhận biết về một số loại thực phẩm.

- Ôn luyện bài hát: Mời bạn ăn.

- Củng cố kỹ năng đếm số lượng.

- Có ý thức tổ chức kỹ luật, có tinh thần thi đua với bạn.

2. Chuẩn bị.

- Không gian tổ chức: ngoài sân

- Đồ dùng: túi cát, rổ đựng, 1 số loại hoa quả, rau củ, bánh kẹo, ....

- Phương pháp: Quan sát, thực hành.

3. Tổ chức hoạt động.

 

Hoạt động của cô

 

 

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1. Ổn định, trò chuyện.

- Cô và trẻ hát: Mời bạn ăn

- Trò chuyện với trẻ về bài hát & hướng trẻ vào chủ đề.

+ Chúng mình vừa hát bài gì?

+ Bài hát khuyên các con điều gì?

+ Tại sao phải ăn, phải uống?

+ Ở nhà & ở lớp các con được ăn những món gì?

-> Cô củng cố, nhận xét.

- Giới thiệu: Ăn uống cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng giúp chúng mình cao lớn & phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó việc luyện tập thể dục thường xuyên cũng góp phần không nhỏ để cơ thể khỏe mạnh hơn. Hôm nay cô & chúng mình cùng đến với bài thể dục: Ném xa bằng 2 tay nhé!

2. Hoạt động 2. Khởi động.

- Xoay khớp cổ tay cổ chân, khuỷu tay, cẳng tay.

- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy theo hiệu lệnh của cô.

3. Hoạt động 3. Trọng động.

a) Bài tập phát triển chung:

+ Tay: Đứng thẳng 2 tay quay dọc thân.

+ Chân: Ngồi khuỵu gối, hai tay đưa ngang rồi đưa ra trước.

+ Bụng: Hai tay đưa lên cao, cúi gập  người về phía trước, ngón tay chạm mu bàn chân.

+ Bật: Bật tiến về phía trước.

b) Vận động cơ bản:

- Cô làm mẫu: 2 lần

+ Lần 1: Tập hoàn chỉnh.

+ Lần 2: Tập và giải thích (Khi ném tư thế chuẩn bị đứng ngay vạch chuẩn, 2 tay cầm túi cát đưa ra sau, mắt nhìn về phía trước, khi nghe hiệu lệnh thì dùng sức của 2 tay và thân người ném mạnh về phía trước.

- Trẻ thực hiện:

+ Cho 2 trẻ làm mẫu với hình thức thi đua.

+ Tiến hành lần lượt tập cả lớp.

-> Cô sửa sai và tăng số lần tập đối với trẻ yếu.

c) Trò chơi vận động: ''Nhảy lò cò''.

- Giới thiệu đồ dùng của trò chơi.

- Cô giới thiệu cách chơi: Chia trẻ thành 3 gia đình xếp thành 3 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh của cô trẻ đứng trên nhảy lò cò 1 chân lên phía trên để lấy các loại thực phẩm, nguyên liệu chế biến các món ăn để vào rổ của đội mình và đi về cuối hàng.

- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được lấy một thứ, bạn nào lấy sai yêu cầu của cô thì đồ dùng đó không được tính vào kết quả.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

-> Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả các đội chơi.

Cô nhận xét, tuyên bố đội thắng cuộc.

4. Hoạt động 4. Hồi tĩnh, kết thúc.

- Đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng sân, thả lỏng chân tay và hít thở sâu.

- Cô giáo dục và nhắc nhở trẻ chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.

 

- Hát to, rõ ràng.

- Trò chuyện cùng cô.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

- Xoay các khớp.

- Đi - chạy theo hiệu lệnh.

 

 

 

 

 

- Quan sát cô và tập theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ chú ý quan sát.

- Quan sát & chú ý nghe.

 

 

 

 

 

- 2 Trẻ thực hiện mẫu.

- Trẻ tập lần lượt theo yêu cầu.

 

 

 

 

- Chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ chơi vui vẻ, nhanh nhẹn

- Kiểm tra kết quả.

 

- Thực hiện theo yêu cầu.

- Chuyển hoạt động.

 

III. Hoạt động ngoài trời.

                  Quan sát có mục đích: Quan sát Vườn rau

                  Trò chơi vận động:Gieo hạt

                  Chơi theo ý thích: Chơi tự do.

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ quan sát biết và kể tên được một số loại rau. Ích lợi của một số loại rau đó.

- Biết chơi trò chơi, hứng thú khi chơi.

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, chú ý.

- Giáo dục: Trẻ biết chăm sóc vườn rau. Biết dinh dưỡng của các loại rau với sức khỏe con người. Biết ăn chín, uống sôi, rả tay trước khi ăn, ...

2. Chuẩn bị.

- Điạ điểm quan sát.

- Chậu nhỏ, xô, bình tưới, vòng, chai.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1:

- Ổn định trẻ.

- Xếp hàng đi đến địa điểm quan sát.

- Cô giới thiệu nội dung quan sát: Vườn rau.

2. Hoạt động 2: Quan sát vườn rau.

- Cho trẻ quan sát.

- Gợi ý nhận xét về một số loại rau.

? Trước mặt các con là gì.

? Trong vườn có những loại rau gì.

-> Củng cố và cho trẻ kể về đặc điểm của một số loại rau: Cải mèo; đỗ; rau muống, ...

- Cho trẻ nhận xét kỹ về 1 số loại rau trong vườn.

? Đây là rau gì.

? Rau có đặc điểm gì.

? Là loại rau ăn gì.

-> Củng cố câu trả lời của trẻ.

? Các loại rau cung cấp chất gì cho cơ thể.

? Muốn rau tươi tốt chúng mình phải làm gì.

? Khi ăn uống cần giữ vệ sinh như thế nào.

-> Củng cố, giáo dục trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Giới thiệu trò chơi: Ném vòng cổ chai.

- Hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

-> Cô quan sát, động viên khuyến khích trẻ .

4. Hoạt động 4: Chơi theo ý thích

- Chơi tự do: Cô & trẻ nhặt những lá rau bị sâu, bị úa cho vào rổ và cùng xới đất, tưới nước cho rau.

- Cô bao quát & chơi cùng trẻ.

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Nhận xét buổi quan sát.

- Cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng.

 

 

- Đi theo hàng đến vườn rau.

- Chú ý nghe.

 

- Quan sát

- Nhận xét theo gợi ý.

 

 

 

 

- Quan sát, nhận xét đặc điểm 1 số loại rau.

 

 

- Lắng nghe.

- 3 - 4 trẻ trả lời.

 

 

- Chú ý nghe.

 

 

- Lắng nghe & quan sát.

- Chơi nhanh nhẹn, khéo léo.

 

 

 

- Hoạt động theo gợi ý của cô.

 

 

- Lắng nghe cô nhận xét.

- Chuyển hoạt động.

IV. Hoạt động Góc.

Góc PV: Chơi gia dình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

 Góc sách: Xem tranh ảnh về một số nhu cầu gia đình.

 Góc nghệ thuật: Âm nhạc: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

 

PTTM : TRANG TRÍ KHĂN MẶT CỦA BÉ

 

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết sử dụng các hình tròn, vuông phết hồ và dán xen kẽ nhau trên khung hình chữ nhật tạo thành chiếc khăn mặt và trình bày bố cục theo sự gợi ý của cô.

- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, phát triển kỹ năng tư duy, tưởng tượng.

- Củng cố kiến thức của trẻ về các đồ dùng trong gia đình.

- Ôn luyện bài hát: Đôi dép.

- Củng cố kỹ năng đếm đến 3.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn các đồ dùng trong gia đình và các đồ dùng cá nhân.

2. Chuẩn bị.

- 3 chiếc khăn mặt thật.

- Tranh mẫu, bút sáp, keo dán, rổ đựng, các hình tròn, vuông cắt sẵn.

- Vở tạo hình của trẻ.

3. Tổ chức hoạt động.

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú.

- Hát: Đôi dép.

- Trò chuyện về nội dung bài hát và các đồ dùng trong gia đình.

-> Củng cố câu trả lời của trẻ.

2. Hoạt động 2: Trang trí khăn mặt của bé.

a) Quan sát, nhận xét vật thật:

- Cô xuất hiện khăn mặt, cho trẻ nhận xét.

? Cô có gì đây? Khăn mặt dùng làm gì.

? Khăn mặt có dạng hình gì? Màu gì.

? Trên khăn mặt có trang trí những gì.

-> Củng cố.

b) Quan sát và nhận xét vật mẫu:

- Cho trẻ kể về hình dạng, màu sắc, trang trí trên khăn mặt của mình.

- Xuất hiện tranh mẫu.

- Quan sát và nhận xét:

? Chiếc khăn mặt cô trang trí có dạng hình gì.

? Cô trang trí khăn mặt bằng những hình gì.

? Màu gì.

? Cô đã dán các hình tròn và vuông trên khăn mặt như thế nào.

=> Cô củng cố cách trang trí chiếc khăn mặt.

c)  Trẻ thực hiện:

- Cho trẻ ''Giấu tay'' - Phát đồ dùng.

- Nhận xét đồ dùng của trẻ.

? Trong rổ có gì? Màu gì.

? Kích thước hình to hay nhỏ.

-> Củng cố, nêu yêu cầu cho trẻ: Dán trang trí khăn mặt của bé.

- Cô và trẻ nhắc lại thư thế ngồi khi làm bài.

- Trẻ thực hiện.

-> Cô bao quát, động viên, hướng dẫn trẻ yếu, gợi ý trẻ thực hiện có sáng tạo.

d) Nhận xét sản phẩm:

- Hết 2/ 3giờ cho trẻ mang bài lên trưng bày

- Cho trẻ quan sát bài của các bạn, của mình.

- Gọi 2 - 3 trẻ lên nhận xét.

- Cô gợi ý để trẻ nhận xét bài của các bạn.

? Vì sao con thích bài của bạn.

? Bạn dán chiếc khăn mặt như thế nào.

=> Cô nhận xét động viên, khích lệ trẻ.

3. Hoạt động 3: Kết thúc.

- Cô nhận xét tiết học & cho trẻ ra chơi.

 

- Hát cùng cô.

- Trò chuyện cùng cô.

 

 

 

 

- Quan sát và nhận xét theo gợi ý của cô.

 

 

 

 

 

- Nói về đặc điểm khăn mặt của mình.

 

- Nhận xét tranh mẫu của cô.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Nhận xét đồ dùng của mình.

 

 

 

 

- Nhắc lại cùng cô.

- Thực hiện yêu cầu.

 

 

 

- Mang sản phẩm lên trưng bày.

- Nhận xét bài các bạn.

 

- Lắng nghe cô nhận xét.

 

- Nghe cô nhận xét - Ra chơi.

VII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1.Trẻ đến lớp:............................................................................................................

2. Hoạt động học: .....................................................................................................

..................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác: .............................................................................................

...................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt……….................................................................

5. Những điều cần lưu ý: ...........................................................................................

 

 

Thứ tư, ngày 28 tháng 10 năm 2015.

 

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

II. Hoạt động có chủ đích                   

 

PTNT :XẾP TƯƠNG ỨNG 1 - 1, GHÉP ĐÔI.NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 1

1. Mục đích yêu cầu.

a. Kiến thức:

- Dạy trẻ biết cách ghép đôi, xếp tư­ơng ứng 1 – 1 từng đối tư­ợng của hai nhóm đồ vật.

- Nhận biết chữ số 1.

- Củng cố nhận biết hình vuông và hình tròn.

b. Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng ghép đôi t­ương ứng 1 – 1.

- Rèn kỹ năng đếm và nâng cao khả năng cách sắp xếp cạnh nhau trên cùng mặt phẳng

- Rèn luyện và phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn

ngữ.

c. Thái độ:

- Trẻ lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoat động.

- Biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình, dinh dưỡng từ các loại thực phẩm.

2. Chuẩn bị.

a. Đồ dùng của cô:

- Bài giảng, máy tính, tivi có các hình ảnh quần - áo, bát - thìa, hình vuông, hình tròn.

- Một số đồ dùng để xung quanh lớp, đồ dùng cho trẻ chơi luyện tập.

b. Đồ dùng của trẻ:

- Rổ đựng, mỗi trẻ 3 chiếc bát con, 3 chiếc thìa, 3 cái quần, 3 cái áo, 1 bảng con.

- Thẻ chữ số 1, tranh nối, bút sáp.

3. Phương pháp tiến hành.

 

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1:  Gây hứng thú và ôn luyện nhận biết hình vuông, hình tròn.

- Cô cùng trẻ hát: Nhà của tôi

- Trò chuyện về ngôi nhà của trẻ & nhu cầu của mọi người trong gia đình.

- Cho trẻ quan sát gọi tên hình vuông hình  tròn.

- Trò chơi: Nhìn nhanh nói nhanh.

+ Cách chơi: Quan sát hình ảnh ngôi nhà, cô nói phần nào của ngôi nhà thì trẻ nói phần đó có dạng hình gì.

- Nhận xét TC, giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà.

2. Hoạt động 2: Dạy trẻ ghép đôi tương ứng 1-1. Nhận biết chữ số 1.

- Cho trẻ lấy đồ dùng đặt trước mặt.

+ Trong rổ của các con có những gì?

+ Quần áo, bát thìa là đồ dùng của ai?

+ Con hãy kể thêm về những đồ dùng trong nhà?

-> Củng cố câu trả lời của trẻ.

+ Trước khi đi học chúng mình thường phải làm những công việc gì?

- Củng cố, cho trẻ xếp hết áo ra.

- Nhắc trẻ xếp từ trái sang phải theo hàng ngang.

- Cô và chúng mình vừa chọn được 3 cái áo, bây giờ để mặc đúng bộ các con hãy chọn & xếp dưới mỗi cái áo một cái quần nhé.

+ Chúng mình vừa xếp được gì?

+ Xếp như thế nào?

=> Các con đã xếp dưới mỗi cái áo là 1 cái quần. Như vậy là chúng mình vừa ghép đôi tương ứng 1 - 1 của hai nhóm đồ vật là nhóm áo & quần.

- Cho trẻ nhắc lại: Khi xếp dưới mỗi cái áo một cái quần là ghép thành đôi tương ứng 1-1.

+ Ngoài quần áo trong rổ còn có gì?

+ Khi nào thì dùng đến bát, thìa?

- Cho trẻ xếp hết bát ra từ trái sang phải.

- Tương ứng với mỗi cái bát chúng mình hãy xếp một cái thìa.

- Gợi ý trẻ nhận xét:

+ Có mấy chiếc bát và mấy chiếc thìa?

+ Các con xếp thìa và bát như thế nào?

- Cô khái quát lại: Khi xếp 1 chiếc bát với 1 chiếc thìa gọi là ghép thành 1 đôi tương ứng 1-1

- Cùng kiểm tra lại trên máy của cô.

+ Ghép đôi tương ứng 1-1 là ghép như thế nào?

=> Củng cố: Ghép đôi tương ứng 1-1 là ghép mỗi đối tượng của nhóm này với một đối tư­ợng của nhóm khác.

- Cho trẻ nhắc lại cả lớp, cá nhân.

- Ăn cơm xong rồi các con đem bát và thìa đi rửa lấy từ phải sang trái (Để lại 1 bát, 1 thìa).

+ Bây giờ cô còn mấy cái thìa & mấy cái bát?

+ Để biểu thị số lượng bát, thìa dùng chữ số mấy?

- Cô củng cố & giới thẻ chữ số 1.

- Cho trẻ đọc & nêu đặc điểm chữ số 1.

- Củng cố, cô và trẻ cất đồ dùng.

3. Hoạt động 3: Luyện tập kỹ năng ghép đôi.

* Trò chơi 1: Bé đi siêu thị.

- Cách chơi: 3 tổ xếp thành 3 hàng dọc.

Khi có nhạc các bạn đứng đầu nhảy lò cò lên chọn 1 đồ dùng theo yêu cầu của cô, bạn tiếp theo lên chọn tương tự & ghép với đồ dùng của bạn thứ nhất lấy được thành đôi tương ứng 1-1. Nhóm nào chọn sai ghép không thành đôi tương ứng & không đúng đồ dùng cô yêu cầu sẽ không được tính điểm.

+ Gia đình số 1: Chọn đồ dùng để ăn

+ Gia đình số 2: Chọn đồ dùng để uống.

+ Gia đình số 3: Chọn đồ dùng sinh hoạt.

- Thời gian TC: Nhạc bài "Cả nhà thương nhau"

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Kiểm tra kết quả từng đội, cho trẻ nhận xét cách ghép đôi của các đội.

=> Cô củng cố, giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng khi sử dụng, biết ăn uống đủ các loại thức ăn để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng & vệ sinh ăn uống (ăn chín, uống sôi, ...)

* Trò chơi 2: Những chiếc giày tìm đôi.

- Quan sát & nhận xét hình ảnh mẫu của cô.

- Các con ơi! cô chú công nhân đã làm ra những chiếc giày để chúng mình đi ấm vào mùa đông nhưng các cô công nhân chưa kịp ghép thành đôi, giờ các con hãy dùng đôi bàn tay khéo léo của mình giúp các cô chú công nhân nối ghép các đôi giầy giống nhau thành từng đôi tương ứng 1-1 nhé

- Cô ghép mẫu, tô màu chữ số 1.

- Trẻ ngồi cô nhắc tư thế ngồi nối và cách cầm bút

-> Cô nhận xét bài nối.

4. Hoạt động 4: Kết thúc.

- Nhắc lại tên bài học.

- Củng cố, giáo dục trẻ.

- Thu dọn đồ dùng.

- Hát: Đôi dép & ra chơi.

 

 

- Hát to, rõ ràng.

- Trò chuyện.

 

- Trẻ quan sát & trả lời

 

- Trẻ quan sát và trả lời

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Trẻ lấy đồ dùng.

- Quan sát & trả lời.

 

- 2 - 3 trẻ kể.

- Chú ý nghe.

- Rửa mặt, đánh răng, ăn sáng, thay quần áo.

- Trẻ lấy áo xếp theo yêu cầu.

 

- Trẻ thực hiện xếp quần.

 

 

- Xếp quần áo

- Xếp một áo với 1 quần.

 

- Chú ý lắng nghe.

 

- Trẻ nhắc lại.

 

- Có bát, thìa

- Khi ăn cơm.

- Trẻ xếp

- Quan sát hình ảnh & thực hiện.

 

 

- có 3 bát, 3 thìa

- Xếp cứ 1chiếc bát với 1chiếc thìa.

 

- Chú ý nghe.

- Trẻ nhận xét cách xeeos của cô.

- 3 - 4 trẻ trả lời.

 

- Chú ý nghe.

 

- Trẻ nhắc lại định nghĩa ghép đôi.

-Trẻ cất & đếm theo cô.

- Cả lớp trả lời.

-Trẻ trả lời

- Trẻ đọc & nêu đặc điểm chữ số.

-Trẻ cất đồ dùng ra phía sau.

 

 

 

- Chú ý nghe cô phổ biến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chơi nhanh nhẹn.

- Kiểm tra kết quả cùng cô.

 

- Chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

- Quan sát & nhận xét.

 

 

- Chú ý lắng nghe.

 

 

 

- Quan sát cô ghép mẫu trên h/ả.

- Trẻ về chỗ ngồi & thực hiện nối tranh theo yêu cầu của cô.

 

- Nhắc lại tên hoạt động.

- Lắng nghe.

- Cất đồ dùng.

- Hát - Chuyển hoạt động.

III. Hoạt động ngoài trời.

                            Quan sát có mục đích: Qsát Bàn - ghế

                            Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng.                        

                            Chơi theo ý thích: Chơi tự do.

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết tên, đặc điểm, chất liệu, công dụng của bàn, ghế.

- Biết chơi trò chơi, hứng thú khi chơi.

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý gia đình, giữ gìn đồ dùng gia đình.

2. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát, sân chơi.

- Bàn, ghế.

3. Tổ chức hoạt động.

 

Hoạt động của cô

 

Hoạt động của trẻ

 

 

1. Hoạt động 1: Ổn định

- Cho trẻ đi theo hàng ra sân.

- Giới thiệu nội dung quan sát: Cái bàn, cái ghế.

2. Hoạt động 2: Quan sát.

-  Cho trẻ quan sát 2 - 3 phút.

- Gợi ý trẻ nhận xét đồ dùng trẻ quan sát được:

? Đây là cái gì.

? Bàn to hay nhỏ? Làm bằng chất liệu gì.

-> Gợi ý trẻ kể. Cô củng cố và cho trẻ nhắc lại.

? Mặt bàn có màu gì? Có dạng hình gì.

? Bàn có mấy chân? Chân bàn có tác dụng gì.

? Bàn dùng làm gì.

? Ngoài mặt bàn hình chữ nhật còn có những kiểu bàn nào khác.

? Ngoài những chiếc bàn làm bằng gỗ ép còn có những chiếc bàn làm bằng chất liệu gì khác.

=> Củng cố, mở rộng các kiểu bàn hinh tròn, vuông  chữ nhật, ... và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau: nhựa, gỗ, inôc, thủy tinh, ...

- Tương tự cho trẻ nhận xét các đặc điểm cái ghế.

? Ngoài bàn ghế trong gia đình còn cần có những đồ dùng gì.

? Khi sử dụng cần làm thế nào để các đồ dùng đó bền, mới và không nhanh hỏng.

-> Giáo dục trẻ.

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Lộn cầu vồng; Gieo hạt.

- Hướng dẫn cách chơi và phổ biến luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi lần lượt từng trò chơi.

-> Cô quan sát, động viên trẻ.

4. Hoạt động 4: Chơi tự do.

- Cô giới thiệu các nội dung chơi.

- Cho trẻ chơi theo ý thích: Chơi tự do.

-> Bao quát, gợi ý trẻ chơi.

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Nhận xét giờ quan sát.

- Cho trẻ cất đồ dùng và ra chơi nhẹ nhàng.

 

 

- Đi theo cô ra sân.

- Chú ý nghe.

 

- Quan sát và nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

- Kể tên 1 số đồ dùng khác trong gia đình mình.

- Trả lời hiểu biết của mình.

 

- Chú ý nghe.

 

- Nghe cô giới thiệu.

 

- Trẻ chơi.

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

- Hoạt đông tự do.

- Lắng nghe.

- Cất đồ dùng, ra chơi.

IV. Hoạt động Góc.

Góc PV: Chơi gia dình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

 Góc sách: Xem tranh ảnh về một số nhu cầu gia đình.

Góc nghệ thuật: Âm nhạc: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

* Làm quen bài mới: Truyện GẤU CON CHIA QUÀ.

- Nghe kể truyện "Gấu con chia quà"

- Xem truyện trên màn hình tivi

- Trò chuyện tìm hiểu nội dung truyện.

- Dạy trẻ kể truyện theo trí nhớ.

* Ôn luyện 1 số trò chơi.

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh - trả trẻ (Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn).

VII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp: ...........................................................................................................

2. Hoạt động học: ......................................................................................................

………………………………………………………………………………………

3. Các hoạt động khác: ..............................................................................................

.....................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ............................................................................

Thứ năm, ngày 29 tháng 10 năm 2015.

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

II .Hoạt động có chủ đích

PTNN : GẤU CON CHIA QUÀ.

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ chú ý nghe cô kể truyện, nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện, biết được vì sao gấu con lại đi học đếm và cách chia quà của gấu con.

- Rèn tai nghe, phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ của trẻ.

- Ôn luyện bài thơ: Thăm nhà bà.

- Củng cố nhận biết của trẻ về những người thân trong gia đình trẻ.

- Giáo dục: trẻ biết yêu quý mọi người trong nhà, chăm chỉ học tập.

2. Chuẩn bị.

- Máy tính, bài giảng, tivi.

3. Tổ chức hoạt động.

 

Hoạt động của cô

 

Hoạt động của trẻ

 

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô cùng trẻ đọc thơ: Thăm nhà bà.

? Các con vừa đọc bài thơ gì.

? Bạn nhỏ đến thăm nhà ai.

? Ngoài bà trong gia đình con còn có những ai.

? Mọi người trong gia đình sống với nhau thế nào.

-> Củng cố: trong gia đình có rất nhiều người cùng sống. Mọi người rất yêu thương nhau, chia sẻ và giúp đỡ nhau, ...

- Các con ạ! Bạn gấu con có một gia đình rất yên ấm,có ba mẹ và các em. Gấu con rất yêu thương mọi người trong nhà mình. Một hôm nhân dịp năm mới mẹ muốn tổ chức một buổi liên hoan. Gấu con đã giúp mẹ đi chợ mua quả. Để biết gấu con đã mua quả và chia cho mọi người thế nào các con cùng nghe cô kể câu truyện: Gấu con chia quà nhé.

2. Hoạt động 2: Kể truyện.

* Cô kể truyệndiễn cảm: Gấu con chia quà.

- Lần 1: Cô kể truyện.

- Lần 2: Cô kể bằng rối que.

* Đàm thoại - Giảng giải - Trích dẫn:

? Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì.

? Nhà gấu con có những ai.

- Củng cố.

? Gấu con tìm đến nhà thầy Hươu để làm gì.

? Vì sao gấu con phải đi học.

- Giảng: Gấu con đến nhà thầy hươu để học đếm vì gấu con muốn ăn thật nhiều táo nhưng lại không biết đếm nên mẹ muốn gấu con phải học.

- Trích: ''Nhà gấu con có một cây táo rất sai quả .... Gấu con vâng lời và tìm đến nhà thầy Hươu để học''

? Khi Gấu con biết đếm đến 1. Gấu mẹ cho con mấy quả táo.

? Khi Gấu con biết đếm đến 2. Gấu mẹ cho con mấy quả táo.

? Khi Gấu con biết đếm đến 5, 10. Gấu mẹ cho con mấy quả táo.

-> Củng cố.

? Năm mới đến Gấu mẹ muốn làm gì.

? Ai đã đòi đi chợ? Gấu mẹ đưa tiền cho gấu con và dặn gì.

? Gấu con làm gì trước khi đi chợ.

- Trích: ''Năm mới đến .... xách giỏ đi chợ''

? Khi đi chợ về Gấu bố bảo con như thế nào.

? Chuyện gì sảy ra khi gấu con chia quà.

? Vì sao gấu con không có phần.

? Gấu bố bảo sao khi nghe Gấu con đếm lại.

- Giảng: Gấu bố đã bảo Gấu con chia quà cho mọi người, khi chia quà thiều mất phần của gấu con vì Gấu con không đếm phần của mình. Gấu bố đã bảo con rằng chia đủ quà cho mọi người mè quen mất phần mình thì con sẽ chẳng mất phần đâu.

- Trích: ''Một lát sau, cậu ta khệ lệ bê giỏ về ...Mòi cả nhà cùng ăn''

* Cô cùng trẻ kể lại truyện: Gấu con chia quà.

- Trẻ cùng cô kể lại chuyện 1 lần.

-> Cô sửa sai để trẻ nói đúng ngữ pháp, không ngọng, không lắp.

3. Hoạt động 3: Kết thúc

- Cô nhận xét tiết học.

- Cho trẻ ra chơi.

 

- Đọc thơ diễn cảm.

- Nhận xét.

 

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chú ý nghe cô kể & quan sát.

 

- Truyện Gấu con chia quà.

- Bố, mẹ , gấu con, em gái, em trai

 

- Để học đếm.

- Vì chưa biết đếm.

 

- Chú ý lắng nghe.

 

 

 

- Lắng nghe cô kể.

 

- Mẹ cho 1 quả táo

 

- Mẹ cho 2 quả táo

 

- Mẹ cho thật nhiều táo ạ.

 

- Chú ý nghe

- Làm bữa liên hoan.

- Trẻ trả lời

 

- Gấu con đếm trước khi đi chợ.

- Lắng nghe.

- Trả lời.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp kể truyện cùng cô.

 

 

- Lắng nghe.

- Ra chơi.

III. Hoạt động ngoài trời

Quan sát có mục đích: Quan sát cây hoa ban.                         

                     Trò chơi vận động: Gieo hạt

                     Chơi tự do với các thiết bị ngoài trời

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhận biết các đặc điểm của cây hoa ban. Biết tác dụng của cây tới môi trường và sức khỏe con người.                                           

- Phát triển kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, óc sáng tạo.     

- Chơi đoàn kết với bạn. Biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

2. Chuẩn bị.

- Cây hoa ban.   

- Bóng, phấn, vòng, lá, hoa quả, hột hạt, rổ đựng, ...

- Sân bằng phẳng sạch sẽ, an toàn.

3. Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1. Ổn định, gây hứng thú.                         - Cô giới thiệu hoạt động: Cơ thể các con lớn lên và khỏe mạnh là do các con được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó là việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, tập luyện thể dục là yếu tố không thể thiếu giúp các con có thêm sức khỏe tốt.

                 Cô bật mí cho chúng mình biết môi trường xanh - sạch cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra không khí trong lành

cho các con thở. Để có không khí trong lành cần có nhiều loại cây xanh, vì vậy hôm nay cô và chúng mình cùng tìm hiểu về cây Ban nhé!

- Ổn định tổ chức dặn dò trẻ trước khi đi ra sân.

2. Hoạt động 2. Quan sát có mục đích.

- Dẫn trẻ đến nơi quan sát.

? Đây là cây gì.                      

- Cho trẻ nhận xét các đặc điểm của cây hoa ban.                       

? Con có nhận xét gì về cây hoa ban.

? Thân cây, cành cây như thế nào.

? Màu sắc ra sao.

? Lá cây có đặc điểm gì? Lá màu gì.

-> Cô củng cố các đặc điểm của cây: thân, cành, lá, màu sắc, kích thước, ...

- Cô chỉ vào và hỏi:

? Đây là gì? Hoa ban có màu gì.

? Bông hoa to hay nhỏ.

? Cánh hoa có đặc điểm ra sao.

? Hoa có mùi thơm không.

-> Cô củng cố.

? Cây hoa ban đem lại ích lợi gì cho con người.

? Để cho cây lớn nhanh và xanh tốt cần làm gì.

-> Giáo dục: trẻ biế ích lợi của cây xanh với con người, với môi trường từ đó biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh.                   

3. Hoạt động 3. Trò chơi.           

- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần.

- Cô quan sát, bao quát trẻ chơi.

=> Nhận xét sau khi chơi.

* Chơi tự do:

- Giới thiệu các nội dung chơi và cho trẻ chơi.

-> Cô bao quát lớp và đảm bảo an toàn cho trẻ.

4. Hoạt động 4. Kết thúc.

- Nhận xét buổi quan sát.

- Cất đồ dùng và ra chơi.

 

 

- Trẻ lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đi đến nơi quan sát.   

- Cả lớp trả lời.

- Nhận xét dựa vào gợi ý của cô.

 

- Kể tên các bộ phận của cây.

- Trẻ nhận xét.

 

 

- Lắng nghe.

 

 

- Hoa ban, có màu trắng.

- Bông hoa to

- Canh hoa to & dài.

- Không có mùi.

- Chú ý nghe.

- 2 - 3 trẻ trả lời.

 

 

- Nghe nhận xét.

 

 

- Nghe cô phổ biến.

- Chơi theo hướng dẫn.

 

 

 

- Hoạt động theo ý thích.

 

 

- Lắng nghe cô nhận xét.

- Chuyển hoạt động.

 

IV. Hoạt động Góc.

Góc PV: Chơi gia dình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

Góc nghệ thuật: Âm nhạc: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

* ÔN TẬP: Truyện Gấu con chia quà.

- Nghe cô kể lại, xem băng đĩa câu truyện Gấu con chia quà.

- Trẻ tập kể lại truyện.

* Học với vở: Bé làm quen với toán

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh - trả trẻ (Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn).

VII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp: ...........................................................................................................

2. Hoạt động học: ......................................................................................................

....................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác: ..............................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ...........................................................................

5. Những điều cần lưu ý: ...........................................................................................

 

Thứ sáu, ngày 30 tháng 10 năm 2014.

 

I. Đón trẻ - Trò chuyện - Chơi tự chọn - Điểm danh - TDS.

II. Hoạt động có chủ đích                          

     Hát + vỗ tay: CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU

                              Nghe hát:  Cho con

                              Trò chơi:  Tiếng hát ở đâu?

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ nhớ tên bài hát, biết hát theo cô đúng lời, đúng nhạc của bài hát.

- Biết vỗ tay theo lời ca của bài hát. Chú ý khi nghe cô hát, hứng thú chơi trò chơi.

- Rèn kỹ năng nghe, ghi nhớ, luyện giọng hát và rèn kỹ năng vận động.

- Củng cố kiến thức của trẻ về tình cảm của những người thân trong gia đình.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng và gần gũi với những người thân trong gia đình; mạnh dạn,tự tin khi biểu diễn trước đám đông.

2. Chuẩn bị.

- Sắc xô, mũ múa, mũ chụp

- Trang phục gọn gàng.

3. Tổ chức hoạt động.

 

Hoạt động của cô

 

Hoạt động của trẻ

 

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về những người thân trong gia đình:

? Hãy kể về những người thân trong gia đình con.

? Công việc của từng người thế nào.

? Mọi người trong gia đình sống với nhau ntn.

- Củng cố và giới thiệu: Cả nhà cùng yêu thương nhau, xa là nhớ gần nhau là cười. Đó chính là nội dung bài hát ''Cả nhà thương nhau'' mà cô muốn dạy các con. Các con hãy nge cô hát để chúng mình cùng hát với cô và khi về nhà còn hát cho bố mẹ nghe nhé.

2. Hoạt động 2: Dạy hát.

- Cô hát mẫu và vận động 2 - 3 lần.

- Trẻ thực hiện:

+ Trẻ tự hát tập thể: Cả lớp, tổ, nhóm.

+ Cá nhân hát: 2 - 3 trẻ.           

- Để bài hát thêm hay cô con mình hãy vừa hát vừa minh họa theo lời bài hát nhé.

-> Cô quan sát, động viên, khích lệ trẻ kịp thời.

3. Hoạt động 3: Nghe hát.

- Giới thiệu bài hát: Cho con.

- Bố mẹ là những người quan tâm, chăm lo, yêu thương các con nhất, luôn luôn chăm lo cho các con từng tí một từ bữa ăn, cho đến giấc ngủ. Mời các bé đến với bài hát: Cho con để thấy được tình cảm của cha mẹ mình.

- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần.

- Cho trẻ xem băng hình.

4. Hoạt động 4: Trò chơi.

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Tiếng hát ở đâu?

- Hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

-> Cô động viên, khuyến khích trẻ thực hiện.

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Cô nhận xét tiết học.

- Cho trẻ đọc thơ: Thăm nhà bà - ra chơi.

 

- Trò chuyện cùng cô.

 

- 2 trẻ kể tên mọi người trong GĐ

 

- Nói về công việc của từng người

- Nói về tình cảm của những người trong nhà.

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- Lắng nghe cô hát & qs vận động.

 

- Hát theo yêu cầu.

 

- Hát và vận động.

 

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

 

- Chú ý nghe cô hát.

- Lắng nghe và xem băng hình.

 

- Lắng nghe cô giới thiệu.

- Chú ý nghe cô phổ biến.

- Chơi hứng thú.

 

 

- Lắng nghe cô nhận xét.

- Đọc thơ - Ra chơi nhẹ nhàng.

III. Hoạt động ngoài trời.

                                 Quan sát có mục đích:  Thiên nhiên

                                 Trò chơi vận động: Trời mưa; gieo hạt.                            

                                 Chơi theo ý thích: Chơi tự do.

1. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết đặc điểm bầu trời, khí hậu, cây cối, con người, quang cảnh xung quanh. Biết chơi trò chơi.

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát, chú ý ghi nhớ có chủ định.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.

2. Chuẩn bị.

- Địa điểm quan sát, sân chơi.

- Ghế ngồi.

3. Tổ chức hoạt động.

 

Hoạt động của cô

 

Hoạt động của trẻ

 

1. Hoạt động 1: Ổn định

- Cho trẻ đi theo hàng dạo một vòng xung quanh khu vực trường.

- Giới thiệu đối tượng quan sát: Các con vừa đi dạo và ngắm cảnh thiên nhiên.

2. Hoạt động 2: Quan sát.

- Cùng trẻ quan sát 2 - 4 phút.

- Cô gợi ý và cùng trẻ nhận xét.

? Các con thấy bầu trời thế nào.

? Trên trời có gì? Mây có màu gì.

? Ông mặt trời có màu sắc và hình dạng thế nào

- Củng cố. Chính xác câu trả lời của trẻ.

? Khí hậu, thời tiết ra sao.

? Cây cối có đặc điểm gì

? Con người đang làm gì.

? Quang cảnh sự vật xung quanh như thế nào.

- Củng cố.

? Thiên nhiên có trong lành không.

? Có ích lợi gì với con người.

? Để thiên nhiên mãi trong lành cần làm gì.

- Giáo dục trẻ: biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, không bẻ cành bứt lá, không vứt giấy rác bừa bãi, tưới nước và nhặt cỏ cho cây, ...

3. Hoạt động 3: Trò chơi vận động.

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Trời mưa; gieo hạt.

- Hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi lần lượt từng trò chơi.

- Cô quan sát, động viên trẻ.

4. Hoạt động 4: Chơi theo ý thích.

- Cô giới thiệu các nội dung chơi.

- Cô và trẻ trò chuyện về đồ chơi.

- Chơi tự do.

- Cô bao quát và gợi ý trẻ hoạt động.

5. Hoạt động 5: Kết thúc.

- Nhận xét giờ quan sát.

- Cho trẻ cất đồ dùng và ra chơi nhẹ nhàng.

 

- Đi theo cô và quan sát xung quanh.

 

 

 

 

- Nhận xét những gì trẻ quan sát được theo hướng dẫn của cô.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chú ý nghe.

- 2 - 3 trẻ trả lời.

 

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

- Nghe cô nêu cách chơi, luật chơi

- Chơi vui vẻ, đoàn kết.

 

 

 

- Quan sát đồ chơi & nhận xét.

- Hoạt đông theo ý thích.

- Lắng nghe.

- Cất đồ dùng, vào lớp.

 

IV. Hoạt động Góc.

Góc PV: Chơi gia dình: Đưa con đi khám bệnh.

Góc XD: Xây nhà cao tầng.

 Góc sách: Xem tranh ảnh về một số nhu cầu gia đình.

 Góc nghệ thuật: Âm nhạc: Hát biểu diễn các bài hát về gia đình.

V. Vệ sinh - Ăn trưa - Ngủ trưa.

VI. Hoạt động chiều.

* Vệ sinh - Ăn quà chiều.

* Liên hoan văn nghệ: Chủ đề Bé & gia đình thân yêu.

- Cô làm ngời dẫn chương trình tổ chức cho trẻ thực hiện.

- Hát: Múa cho mẹ xem; Nhà của tôi; Đôi dép; Cả nhà thương nhau.

=> Sau mỗi lần trẻ thực hiện cô khen thưởng, động viên trẻ.

- Xem băng đĩa các câu truyện, bài hát múa có nội dung theo chủ đề.

* Nêu gương - bình cờ.

* Vệ sinh - trả trẻ (Chơi tự do, nhắc trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn).

VII. Đánh giá các HĐ của trẻ trong ngày.

1. Trẻ đến lớp: ............................................................................................................

2. Hoạt động học: .......................................................................................................

....................................................................................................................................

3. Các hoạt động khác: ..............................................................................................

.....................................................................................................................................

4. Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: ............................................................................

.....................................................................................................................................

5. Những điều cần lưu ý:………….............................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung đánh giá cuối chủ đề.

 

Trường: Mầm non Xuân Lộc

Chủ đề: Bé và gia đình thân yêu.

Thời gian: 4 tuần.

               Từ ngày:  07  tháng 10 đến ngày 01  tháng 11 năm  2013.

 

I. Về mục tiêu của chủ đề.

1. Các mục tiêu đã thực hiện tốt.

- Phát triển thể chất.

- Phát triển nhận thức.

- Phát triển ngôn ngữ.

- Phát triển tình cảm xã hội.

2. Các mục tiêu đặt ra chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp và lý do.

- Phát triển thể chất: 1 số trẻ sức khỏe yếu chưa đảm bảo được yêu cầu bài tập.

- Phát triển thẩm mỹ: Trẻ chưa biết cách sử dụng kết hợp các kỹ năng tạo hình. Khả năng tưởng tượng còn hạn chế nên sự sáng tạo trong các sản phẩm tạo hình chưa cao.

 

 

II. Về nội dung của chủ đề.

1. Các nội dung đã thực hiện tốt ở chủ đề.

- Biết kể về những người thân trong gia đình của trẻ và tình cảm giữa những người thân trong gia đình.

- Biết kể những đặc điểm về ngôi nhà của mình.

- Kể tên được một số đồ dùng trong gia đình và các đặc điểm cũng như cách bảo quản chúng khi có sự giúp đỡ của cô.

- Biết nhận xét về bữa ăn của gia đình: các món ăn, mùi vị của thức ăn và dinh dưỡng của món ăn, tên gọi 1 số thực phẩm cần thiết cho gia đình, ...

- Trẻ biết cách phòng tránh một số đồ ăn ôi thiu, ẩm mốc, một số nơi nguy hiểm: Không ăn quả xanh, uống nước lã để tránh bệnh về đường tiêu hoá; Ao, sông suối, bếp ga, bếp điện, ấm, phích đựng nước nóng, ...

- Biết giữ gìn sức khỏe bằng cách: Đi trời nắng đội mũ; trời mưa mặc áo mưa, che ô; khi rét mặc ấm tránh được bệnh về hô hấp, mũi, ...

- Trẻ thực hiện được một số kỹ năng sống đơn giản: Chào cô, chào ông bà, bố mẹ, xin lỗi, xin phép, biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết cất đồ chơi, chào cô, chào bạn khi ra về, mời trước khi ăn, ...

- Khả năng diễn đạt mong muốn hoặc hiểu biết của trẻ thực hiện tốt.

2. Các nội dung chưa thực hiện được hoặc chưa phù hợp vì lý do.

- Chưa biết nhiều về ngày kỉ niệm của gia đình mình vì nhiều gia đình không tổ chức: Ngày sinh nhật của bố mẹ, sinh nhật của bé, ngày cưới của bố mẹ, ...

- Kỹ năng kể truyện diễn cảm giọng điệu của các nhân vật còn hạn chế.

3. Các kỹ năng mà trên 30% trẻ trong lớp chưa đạt được và lý do.

- Khả năng đọc diễn cảm và kể chuyện chậm.

- Việc truyền đạt kiến thức từ cô đến trẻ cũng hạn chế vì khả năng tập chung của trẻ chưa cao.

- Kỹ năng định hướng để chạy theo đường zíc zắc của 1 số trẻ còn chậm.

4. Về việc tổ chức trò chơi trong lớp.

- Số lượng các góc chơi: 6 góc chơi.

- Tính hợp lý của việc bố trí không gian, diện tích và sự liên kết các góc chơi: Không gian lớp rộng, thoáng nên việc bố trí và sắp xếp các góc chơi hợp lý và khoa học.

-  Sự liên kết giữa các góc chơi còn rời rạc, chưa thường xuyên.

- Việc khuyến khích sự giao tiếp giữa các trẻ/ nhóm chơi: Hầu hết trẻ chỉ giao tiếp với các bạn chơi trong nhóm chơi của mình. Trẻ chỉ giao tiếp với các bạn ở nhóm khác khi có sự gợi ý của cô giáo.

- Tạo điều kiện và khuyến khích trẻ rèn các kỹ năng:

+ Cô thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ tiến hành hoạt động vui chơi trong lớp.

+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ.

- Nơi trưng bày sản phẩm của trẻ: Góc nghệ thuật & góc học tập.

5. Về việc tổ chức chơi ngoài trời.

- Chỗ chơi ngoài trời an toàn, mát mẻ, sạch sẽ.

- Địa điểm lắp đặt đồ chơi ngoài trời rộng và thoáng, các thiết bị đồ chơi ngoài trời phong phú và dạng.

- Khuyến khích trẻ hoạt động giao lưu và rèn luyện kỹ năng thích hợp:

 

+ Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi và học tập của trẻ.

+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể để trẻ nào cũng được tham gia giao lưu & rèn luyện các kỹ năng phù hợp.

+ Thường xuyên động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ đúng lúc.

III. Những vấn đề khác cần chú ý.

1. Về sức khoẻ.

- Một số trẻ thể trạng yếu, trẻ bị suy dinh dưỡng: Phi Hùng, Phùng chi.

- Thời tiết thay đổi nên nhiều trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn & bị ốm nhẹ: Cảm cúm, sổ mũi, ho, sốt, ...

2. Những vấn đề trong việc chuẩn bị phương tiện, học liệu, đồ chơi, lao động trực nhật và lao động tự phục vụ của trẻ.

- Đồ dùng học tập, đồ chơi được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ trước khi tiến hành các hoạt động.

- Trẻ đã biết giúp cô lao động dọn vệ sinh trường lớp khi cô nhắc nhở hay yêu cầu trẻ thực hiện.

- Biết lao động tự phục vụ khi cô nhắc nhở: rửa chân tay, rửa mặt, tự mặc, cởi & cất quần áo, ...

- Biết cất đồ dùng của lớp, của cá nhân, cất đồ chơi đúng nơi quy định sau khi chơi.

- Biết thực hiện các hành vi văn minh, ứng sử có văn hóa: Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, ...

IV. Một số lưu ý quan trọng để việc triển khai chủ đề sau được tốt hơn.

- Lựa chọn nội dung của hoạt động làm quen với môi trường tự nhiên gần gũi với trẻ.

- Chọn những bài thơ, câu truyện trong hoạt động làm quen văn học phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ.

- Thường xuyên trò chuyện, đàm thoại với trẻ để cung cấp thêm vốn từ và giúp trẻ tự tin trong giao tiếp.

- Chuẩn bị đầy đủ dồ dùng, đồ chơi trước khi tiến hành hoạt động.

- Xây dưng góc tuyên truyền giúp trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân & phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ.

+ Chú ý chăm sóc sức khỏe, bổ xung dinh dưỡng hợp lý và giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh.

+ Tuyên truyền về việc ăn uống hợp lý, cải thiện chế độ dinh dưỡng để giúp một số trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi.

- Cung cấp một số thông tin về trẻ để cha mẹ trẻ có hướng chăm sóc, giáo dục, dạy trẻ khi ở nhà.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET