HÓA HỌC 9
MỘT SỐ CÔNG THỨC CẦN NHỚ
 


HỢP CHẤT
HỢP CHẤT
HỮU CƠ
HỢP CHẤT
VÔ CƠ
MUỐI
BAZƠ
AXIT
OXIT
Oxit
Phân loại và đọc tên các oxit sau:
P2O5:
CuO:
BaO:
SO2:
Al2O3:
PbO:
CO2:
Fe2O3:
LÀ HỢP CHẤT HAI NGUYÊN TỐ TRONG ĐÓ CÓ 1 NGUYÊN TỐ LÀ OXI.
Gọi tên:
+ Oxit axit: Tên oxit = tên phi kim (kèm tiền tố) + oxit ( kèm tiền tố của nguyên tố oxi)
Vd: CO2: Cacbon đioxit
+ Oxit bazơ: Tên oxit = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kl có nhiều hóa trị) + oxit
Vd: CaO: Canxi oxit
FeO: Sắt (II)oxit

điphotpho pentaoxit

Đồng (II) oxit

Bari oxit

Lưu huỳnh đioxit

Nhôm oxit

Chì (II) oxit

Cacbon đioxit

Sắt (III) oxit
Axit
Đọc tên các axit sau:
HCl:
H2SO4:
H2SO3:
HBr:
H3PO4:
H2S:
H2CO3:
HNO3:
 
Axit clohiđric

Axit sunfuric
Axit sunfurơ
Axit bromhiđric
Axit photphoric
Axit sunfuhiđric
Axit cacbonic
Axit nitric
Bazơ
Viết lại CTHH của các bazơ có tên sau:
Natri hidroxit:
Kẽm hidroxit:
Đồng(II) hidroxit:
Sắt (III) hidroxit:
Nhôm hidroxit:
Phân tử gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm –OH.
Bazơ chia thành 2 loại:
+ Bazơ tan: KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH...
+ Bazơ không tan: còn lại.
Gọi tên:
Tên bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kl có nhiều hóa trị) + hiđroxit

NaOH

Zn(OH)2

Cu(OH)2

Fe(OH)3

Al(OH)3
Muối
Đọc tên các muối sau:
K2S, CaSO4, Pb(NO3)3, NH4NO3, NaH2PO4, BaCO3, Ca3(PO4)2, CuSO4, Fe(NO3)3, AlCl3.
Viết CTHH các muối có tên sau:
Canxi cacbonat, kẽm nitrat, sắt (III)clorua, magie sunfat, đồng (II) sunfua.
- Phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit.
- Gọi tên:
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kl có nhiều hóa trị) + tên gốc axit.
K2S: kali sunfua.
CaSO4: canxi sunfat
Pb(NO3)2: chì(II) nitrat
NH4NO3: amoni nitrat
NaH2PO4: natri đihiđrophotphat.
BaCO3: bari cacbonat.
Ca3(PO4)2: Canxi photphat.
CuSO4: Đồng (II) sunfat.
Fe(NO3)3: Sắt (III) nitrat.
AlCl3: Nhôm clorua.
Canxi cacbonat: CaCO3
kẽm nitrat: Zn(NO3)2
sắt (III)clorua: FeCl3
magie sunfat: MgSO4
đồng (II) sunfua: CuS
CHỦ ĐỀ: OXIT
TIẾT 1
Tính chất hóa học của oxit.
Oxit bazơ.


Oxit bazơ

1 số oxit bazơ + oxit axit → muối
(K2O, Na2O, BaO, CaO, Li2O...)
Oxit bazơ + dd axit → muối + H2O
1 số oxit bazơ + nước → dd bazơ
(K2O, Na2O, BaO, CaO, Li2O...)
Lập PTHH của các phản ứng sau (nếu có):
Na2O + H2O →
BaO + H2O →
CuO + H2O →
ZnO + HCl →
Al2O3 + HCl →
Fe2O3 + H2SO4 →
K2O + CO2 →
CaO + SO3 →
2 NaOH
Ba(OH)2
KHÔNG XẢY RA
ZnCl2 + H2O
2
2AlCl3 + 3H2O
6
K2CO3
CaSO4
Fe2(SO4)3 + 3H2O
3
2. Oxit axit.


Oxit axit

Oxit axit + 1 số oxit bazơ → muối
Oxit axit + dd bazơ → muối + H2O
Oxit axit + nước → dd axit
Lập PTHH của các phản ứng sau (nếu có):
SO2 + H2O →
P2O5 + H2O →
N2O5 + H2O →
SO3 + NaOH →
P2O5 + KOH →
Na2O + SO2 →
BaO + CO2 →
H2SO3
2 H3PO4
2HNO3
Na2SO4 + H2O
2
2K3PO4 + 3H2O
6
Na2SO3
BaCO3
3
II. Phân loại oxit theo tính chất hóa học.
VD: ZnO, Al2O3...
VD: CO, NO...
BÀI TẬP SGK/6
BÀI TẬP
Có những oxit sau : CaO, Fe2O3, SO3 . Oxit nào tác dụng được với
nước ?
axit clohiđric ( HCl ) ?
c. natri hiđroxit ?
a. CaO, SO3.
CaO + H2O  Ca(OH)2
SO3 + H2O  H2SO4
b. CaO, Fe2O3.
CaO + 2HCl  CaCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O
c. SO3.
SO3 + 2NaOH  Na2SO4 + H2O
2. Có những cặp chất sau : H2O, KOH, K2O , CO2 . Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng được với nhau .
GIẢI
K2O + H2O  KOH
CO2 + H2O  H2CO3
CO2 + 2KOH  K2CO3 + H2O
K2O + CO2  K2CO3
GIẢI
H2SO4 + ZnO  ZnSO4 + H2O
2NaOH + SO3  Na2SO4 + H2O
H2O + SO2  H2SO3
H2O + CaO  Ca(OH)2
CaO + CO2  CaCO3
3. Từ những chất : Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, hãy chọn chất thích hợp điền vào các sơ đồ phản ứng sau :
4. Cho những oxit sau : CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn những chất đã cho tác dụng được với
nước tạo thành dung dịch axit
Nước tạo thành dung dịch bazơ
Dung dịch axit tạo muối và nước
Dung dịch bazơ, tạo muối và nước
GIẢI
CO2, SO2.
Na2O, CaO.
Na2O, CaO, CuO.
CO2, SO2.
5. Có hỗn hợp khí CO2 và O2. làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên ?
CO2
O2
Ca(OH)2 dư
CO2
O2
CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 ↓ + H2O
Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí qua bình đựng nước vôi trong dư, sau 1 thời gian khí CO2 bị hấp thụ hết, ta thu được khí O2 k phản ứng thoát ra ngoài.
Lưu Ý
1. Khối lượng dung dịch sau phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tan vào trừ kết tủa, bay hơi nếu có :
A + B → C + D↓↑
→ m dd sau = mA + mB - mD

V1 . Cho 32 gam đồng ( II ) oxit tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch axit sunfuric 20% .
Tìm giá trị m = ?
Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng ?
c. Tính C% của muối thu được ?
V2 . Cho 48 gam sắt ( III ) oxit tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch axit sunfuric 10% .
Tìm giá trị m = ?
Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng ?
c. Tính C% của muối thu được ?
V3 . Cho 14,4 gam sắt ( II ) oxit tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch axit clohiđric 15% .
Tìm giá trị m = ?
Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng ?
c. Tính C% của muối thu được ?
V4 . Cho 15,3 gam nhôm oxit tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch axit clohiđric 20% .
Tìm giá trị m = ?
Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng ?
c. Tính C% của muối thu được ?
V5 . Cho m gam nhôm oxit tác dụng vừa đủ với 54,75 gam dung dịch axit clohiđric 20% .
Tìm giá trị m = ?
b. Tính C% của muối thu được ?
V6 . Cho m gam đồng II oxit tác dụng vừa đủ với 98 gam dung dịch axit sunfuric 40% .
Tìm giá trị m = ?
b. Tính C% của muối thu được ?
V7 . Cho 16 gam sắt III oxit tác dụng với 146 gam dung dịch axit clohiđric 20% , Thu được dung dịch A.
Xác định khối lượng chất tan có trong A ?
b. Tính C% của chất trong A ?
V8 . Cho 8 gam magie oxit tác dụng với 147 gam dung dịch axit sunfuric 10% , Thu được dung dịch A.
Xác định khối lượng chất tan có trong A ?
b. Tính C% của chất trong A ?
V9 . Cho 20,25 gam kẽm oxit tác dụng với 73 gam dung dịch axit clohiđric 20% , Thu được dung dịch A.
Xác định khối lượng chất tan có trong A ?
b. Tính C% của chất trong A ?
V10 . Cho 1,6 gam đồng II oxit tác dụng với 100 gam dung dịch axit sunfuric 20%. Tính C% của các chất có trong dung dịch sau phản ứng ?
nguon VI OLET