KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ MÔN LỊCH SỬ LỚP 10
MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 TRONG NĂM HỌC 2020-2021 ĐƯỢC SẮP XẾP NHƯ SAU:
Cả năm học = 52 tiết (35 tuần)
*Học kì I: 1 tiết/ tuần x 18 tuần = 18 tiết
*Học kì II: 2 tiết/ tuần x 17 tuần = 34 tiết
*Số lượng con điểm:
-Học kì I: + Điểm hệ số 1 (Miệng, 15 phút, thực hành…): 3 lần điểm
+ Điểm hệ số 2 (1 tiết): 1 lần điểm
+ Điểm hệ số 3 (Học kì): 1 lần điểm
-Học kì II: + Điểm hệ số 1 (Miệng, 15 phút, thực hành…): 3 lần điểm
+ Điểm hệ số 2 (1 tiết): 1 lần điểm
+ Điểm hệ số 3 (Học kì): 1 lần điểm
*Kiến thức bộ môn:
Bao gồm cả lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, từ thời nguyên thủy đến cổ đại, trung đại và phần đầu cận đại.
*Hình thức kiểm tra:
Hệ số 1: kiểm tra câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm, hoặc chấm vở viết, hoặc giao bài tập về nhà cho cá nhân hoặc nhóm.
Hệ số 2+3: câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ( trắc nghiệm chiếm 70%)


PHẦN MỘT
LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

CHỦ ĐỀ: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Chủ đề: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
(Bao gồm bài 1, 2, 13)
Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thuỷ.
Người tinh khôn và óc sáng tạo.
Thị tộc và bộ lạc.
Buổi đầu thời đại kim khí.
Xã hội nguyên thủy.



1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy
a. Sự xuất hiện loài người :
Con người có
nguồn gốc từ đâu?
Theo học thuyết Darwin về Nguồn gốc loài người?
* Người tối cổ -Niên đại: khoảng 4 triệu năm trước đây.
- Dấu tích: tìm thấy ở Đông Phi, GiaVa, Bắc Kinh, Ở Thanh Hóa (Việt Nam).
- Đặc điểm:
+ Hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn.
+ Cơ thể đã có nhiều biến đổi; tuy trán còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
Bản đồ địa điểm tìm thấy di tích người tối cổ
Đông Phi
(Inđônêxia)
Trung Quốc
Khảo cổ học đã xác định những dấu tích Người tối cổ ở VN
Thời gian:
- Địa bàn :
Dấu tích :



Việt Nam là một trong những quê hương của loài người
Cách đây 30 – 40 vạn năm
Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước...
+ Răng người tối cổ
+ Công cụ lao động đồ đá cũ (ghè đẽo thô sơ)
+ Sống thành từng bầy (săn bắt, hái lượm)
Lạng Sơn
Yên Bái
Thanh Hoá
Đồng Nai
Bình Phước
Em có nhận xét gì về địa bàn cư trú của người tối cổ ở Việt Nam?
Cuộc sống của người nguyên thuỷ
Công cụ đá thô sơ
Công cụ rìu tay núi Đọ (Thanh Hoá)
b. Đời sống vật chất:
Bắt đầu biết chế tác công cụ
Phát minh ra lửa
Tìm kiếm thức ăn bằng săn bắt, hái lượm
 Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kì đầu tiên của lịch sử loài người.
c. Tổ chức xã hội:
Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội, được gọi là bầy người nguyên thủy.
Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ”
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy
a. Sự xuất hiện của loài người
- Loài người do loài vượn cổ chuyển biến thành; Cách đây khoảng 6 triệu năm.
- Khoảng 4 triệu năm trước, vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ.
- Dấu tích: Đông Phi; Gia va(In đô nê si a); Bắc Kinh( Trung Quốc); Thanh Hóa ( Việt Nam)
- Người tối cổ đã là người
b. Đời sống vật chất: + Biết chế tạo công cụ
+ Biết chế tạo ra lửa
c. Tổ chức xã hội:
- Có quan hệ hợp quần xã hội được gọi là Bầy người nguyên thủy
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo
? Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian nào?
?Nêu đặc điểm của Người tinh khôn?
- Niên đại: cuối thời kì đồ đá, khoảng 4 vạn năm trước
- Đặc điểm:+ Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay
- Di cốt: Người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các châu lục.
Đây là bước nhảy vọt thứ hai, cùng lúc đó, Người hiện đại xuất hiện những màu da khác nhau (vàng, đen, trắng). Do thích ứng lâu dài với những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.
Óc sáng tạo:
+ Cải tiến công cụ đồ đá và biết chế tác thêm nhiều công cụ mới
Sự sáng tạo của Người tinh khôn được thể hiện như thế nào?
Động lực thúc đẩy sự chuyển biến từ vượn thành người?
Vai trò của quy luật
tiến hóa
Vai trò của lao động là động lực thúc đẩy sử phát triển của xã hội loài người
Bài tập
Hãy cho biết những bước tiến trong lao động và đời sống của người nguyên thủy?
Những bước tiến trong lao động và đời sống của người nguyên thuỷ:
* Vượn cổ: sống cách đây 6 triệu năm, đã có thể đi đứng bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, củ, lá và các động vật nhỏ.
* Người tối cổ: Xuất hiện cách ngày nay khoảng 4 triệu năm.
- Bước tiến trong lao động:
+ Người tối cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ: họ lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc, vừa tay cầm.
+ Với những chiếc rìu đá kiểu đó, họ dùng để chặt cây làm gậy hoặc dùng trực tiếp làm vũ khí, tự vệ, tấn công các con thú để kiếm thức ăn.
- Bước tiến trong đời sống:
+ Làm ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau, giúp cải thiện căn bản đời sống của mình.
+ Qua lao động, chế tạo công cụ và sử dụng công cụ, bàn tay con người khéo léo dần. Cơ thể do đó cũng biến đổi theo để có tư thế lao động thích hợp. Tiếng nói cũng thuần thục hơn do nhu cầu trao đổi với nhau.
+ Người tối cổ đã sống trong tổ chức xã hội đầu tiên của mình là bầy người nguyên thuỷ.
* Người tinh khôn (Người hiện đại): xuất hiện khoảng 4 vạn năm trước đây.
- Bước tiến trong lao động:
- Trong việc chế tác công cụ, Người tinh khôn đã biết:
+ Ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn dùng làm rìu, dao, nạo.
+ Lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu để làm lao.
+ Biết chế tạo cung tên. Đây là một thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí. Với cung tên, con người mới săn bắn có hiệu quả và an toàn.
- Đến khoảng 1 vạn năm trước đây, loài người tiến vào thời đá mới và đạt những tiến bộ về kĩ thuật:
+ Có thể ghè đẽo những mảnh đá thành hình dạng gọn và chính xác, thích hợp với từng công việc, với nhiều kiểu loại theo những yêu cầu khác nhau (dao, rìu, đục,…), được mài nhẵn ở rìa lưỡi hay toàn thân, được khoan lỗ hay có nấc để tra cán.
+ Biết đan lưới đánh cá bằng sợ vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung, biết làm đồ gốm để dựng và đun nấu (nồi, bát, vò,…).
Bước tiến trong đời sống:
+ Người ta rời hang động ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận tiện hơn. Cư trú “nhà cửa” trở nên phổ biến từ cuối thời đá cũ.
+ Con người từ săn bắt, hái lượn, đánh cá đã biết tới trồng trọt và chăn nuôi.
+ Họ bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình, chứ không chỉ thu lượm những cái có sẵn trong thiên nhiên.
+ Đời sống văn hóa, tinh thần phong phú và đa dạng hơn, cụ thể:
 ● Bắt đầu làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và cho “có văn hóa”. Những chiếc cúc (khuy) và kim làm bằng xương tìm thấy trong các di chỉ văn hóa đã nói lên điều đó.
   ● Biết dùng đồ trang sức như: vòng cổ bằng vỏ ốc và chuỗi hạt xương (bằng cách đem khoan lỗ và lấy dây xâu lại), vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai,… bằng đá màu.
   ● Các nhà khảo cổ học còn tìm thấy chiếc sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá và có lẽ còn có cả trống bịt da.
nguon VI OLET