CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, NGƯỜI KHAI SINH NỀN LÝ LUẬN CÁCH MẠNG MỚI CỦA VIỆT NAM(
ThS Hoàng Ngọc Vĩnh, ĐHKH Huế
Sinh thời, Hồ Chí Minh không tự nhận mình là một nhà lý luận. Toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là sự lặn lộn với thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới để tìm ra con đường cách mạng khoa học đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
Tuy nhiên, Người từng dạy chúng ta rằng: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”; “Nguyên nhân của bệnh chủ quan là: kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông”; “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông”; “Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận... Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích”... Cách nói, cách viết của Người là làm sao cho dân ta ai cũng hiểu được, nhớ được và làm được. Vì thế, cùng một khái niệm, một vấn đề, nhưng với các đối tượng người khác nhau, với tính chất của các hội nghị khác nhau, Người đã có nhiều cách khác nhau để diễn đạt nó.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người, với di sản vô giá Người để lại cho mai sau chứng tỏ Hồ Chí Minh không chỉ là một thiên tài tổ chức, thực hiện thực tiễn, mà Hồ Chí Minh còn là một nhà lý luận thiên tài của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Dân tộc Việt Nam:
1. Ngày 3/2/1930, khi sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc chính là người đầu tiên đã chấm dứt sự khủng hoảng đường lối cứu nước kéo dài gần 100 năm của cách mạng Việt Nam, khai sinh nền lý luận cách mạng mới của Việt Nam.
Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều đình phong kiến Việt Nam bạc nhược đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, nhục nhã nhất là sự nhượng bộ với thực dân Pháp bởi Hiệp ước Patanôt 1883, làm cho Việt Nam mất hết quyền độc lập dân tộc và tự do của nhân dân. Kể từ đây, phong trào yêu nước của dân tộc Việt Nam đã phát triển rầm rộ, rộng khắp cả nước với nhiều khuynh hướng khác nhau, nhưng rốt cục đều thất bại, vì chưa có đường lối cách mạng khoa học dẫn đường.
Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang lâm vào bế tắc về đường lối cứu nước, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam yêu nước đầu tiên tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Sau gần 10 năm bôn ba năm châu, bốn biển, tiến hành khảo sát chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa của chúng, đặc biệt là thực thi dân chủ tư sản trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thức được xu hướng phát triển của thời đại, từ bỏ lập trường dân chủ tư sản để đến với dân chủ vô sản.
Qua các tác phẩm của Người: “Bản yêu sách tám điểm” 1919, “Đường Kách mệnh” 1927, “Cương lĩnh đầu tiên của Đảng” 1930, phải thấy rằng, từ một người Việt Nam yêu nước nồng nhiệt, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành người Việt Nam cộng sản đầu tiên, rồi nhanh chóng trở thành một trong các lãnh tụ của Quốc tế Cộng sản. Từ đó Người đã rút ra kết luận: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do Lênin vạch ra, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam. Đó là đường lối cách mạng giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm thực hiện mục tiêu cao cả giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
2. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
a) Độc lập - tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc
nguon VI OLET