PHÒNG GD VÀ ĐT PHÚ TÂN
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN
SỨC NHANH
GV GIẢNG DẠY
KÍNH CHÀO
TRƯỜNG THCS
PHÚ THỌ
Lý Thuyết
Lớp 8
Học kỳ I: Tiết 1– 2; Từ ngày 1/09/2021 đến 5/09/2021

I/ Nội dung học: PHÒNG CHỐNG DỊCH Virus Covid-19
Trò chơi
Đeo và tháo khẩu trang đúng cách
Những việc học sinh cần làm tại nhà hàng ngày để phòng tránh mắc bệnh Covid-19
Rửa tay đúng cách
Kỹ năng phòng chống dịch virus Covid-19

I/ PHÒNG CHỐNG DỊCH Virus Covid-19
1/ Trò chơi: nối cột A hợp lý với cột B. Từ chữ cái đầu thành tiếng Anh
I/ PHÒNG CHỐNG DỊCH Virus Covid-19
Trò chơi: nối cột A hợp lý với cột B. Từ Anh sang Việt

I/ PHÒNG CHỐNG DỊCH Virus Covid-19
1/ Đeo và tháo khẩu trang đúng cách
Chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.
Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước.
Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.
Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.
I/ PHÒNG CHỐNG DỊCH Virus Covid-19
1/ Đeo và tháo khẩu trang đúng cách

Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.
Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn.
Rửa tay ngay sau khi tháo bỏ khẩu trang.
I/ PHÒNG CHỐNG DỊCH Virus Covid-19
2/ Những việc học sinh cần làm tại nhà hàng ngày để phòng tránh mắc bệnh Covid-19
6 bước rửa tay chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Bước 1: Làm ướt tay bằng nước sạch. Bơm từ 3 đến 5ml dung dịch nước rửa tay hoặc chà bánh xà phòng vào lòng bàn tay, sau đó chà hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón tay.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Chà ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa lại tay bằng nước sạch và lau khô.
I/ PHÒNG CHỐNG DỊCH Virus Covid-19
3/ Rửa tay đúng cách
Đa số chúng ta đều rửa tay sai cách
Virus, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh. Chúng tồn tại ở mọi nơi, nhưng con người lại không thể nhìn thấy, cảm thấy hoặc ngửi thấy bằng các giác quan thông thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, chúng ta có thể loại bỏ đáng kể virus, vi khuẩn trên tay bằng cách rửa với nước sạch và xà phòng hoặc nước rửa tay.
Các bác sĩ luôn khuyên chúng ta phải rửa tay thường xuyên, bởi vì, đôi bàn tay chính là trung gian chuyên chở các mầm bệnh. Một ngày, đôi tay của bạn phải tiếp xúc, cầm nắm rất nhiều vật thể nên rất dễ bị vi khuẩn, virus bám vào. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, khi đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng, bạn đã vô tình tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Những thời điểm nào cần rửa tay?
Không chỉ đúng cách, việc rửa tay còn phải được thực hiện đúng thời điểm. Dưới đây là một số thời điểm “nhất định” phải rửa tay:
Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn. Trước khi ăn.
Trước và sau khi chăm sóc người bệnh, đặc biệt là người mắc các bệnh dễ lây truyền. Luôn rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh
Trước và sau khi điều trị vết cắt, vết thương.
Sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc rửa ráy cho trẻ đi vệ sinh.
Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc, chất thải động vật.
Sau khi chạm vào rác. Sau khi xì mũi, ho, hắt hơi…
Phòng ngừa virus, vi khuẩn với nước rửa tay khô
Rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay là cách tốt nhất để diệt khuẩn trên tay. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể làm việc này, nhất là khi đang ở bên ngoài. Trong những trường hợp như vậy, một chai nước rửa tay khô sẽ là giải pháp thay thế hữu hiệu.
Nước rửa tay khô (hay dung dịch rửa tay khô) là loại dung dịch rửa tay, sát khuẩn dạng xịt hoặc dạng gel (gel rửa tay khô). Khi sử dụng những sản phẩm này, chỉ việc cho vào tay, thoa đều trong khoảng 30 giây mà không cần rửa lại với nước. Nước rửa tay khô thường được đóng vào chai nhỏ để dễ mang theo ra ngoài và có mùi hương dễ chịu như mùi táo, trà xanh, cam, hoa nhài…
I/ PHÒNG CHỐNG DỊCH Virus Covid-19
4/ Kỹ năng phòng chống dịch virus Covid-19
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.
Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.
Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.
Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.

Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.
Hãy ở nhà. Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Trong trường hợp cần thiết đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như: sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng, nước rửa tay khô…
Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Học sinh tham gia các khóa học của các môn trên trường học trực tuyến bằng tài khoản K12 online nhà trường cấp.
Các em hãy cho biết
hình ảnh nào sau đây thể hiện sức nhanh ?
SỨC BỀN
Khả năng phối hợp vận động
Sức mạnh
Mềm dẻo
Sức nhanh
BÀI MỚI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH
I. Khái niệm sức nhanh :
Các em hãy quan sát hình và bằng hiểu biết của mình em hãy cho biết sức nhanh là gì ?
Là khả năng thực hiện động tác trong khoảng thời gian ngắn nhất.

I. Khái niệm sức nhanh :
II. Các hình thức biểu hiện sức nhanh:
Sức nhanh phản ứng vận động :
Phản ứng vận động đơn giản
Ví dụ : Khi nghe thấy tiếng súng phát lệnh hoặc hiệu lệnh “ chạy” , người chạy phản ứng nhanh bằng động tác xuất phát …


b. Phản ứng vận động phức tạp:

Ví dụ : Khi có bóng sút khung thành thì thủ môn phải : 1. Nhìn thấy bóng; 2. Đánh giá hướng và tốc độ bay của bóng; 3 . Chọn động tác thích hợp để đoán bóng; 4. Thực hiện động tác…
2. Sức nhanh trong động tác (động tác đơn nhanh)
Ví dụ: trong đấu võ, đấu kiếm,…xuất đòn nhanh, đặt chân giậm nhảy nhanh, đập bóng trong môn bóng chuyền …

3- Sức nhanh tần số động tác:
Ví dụ :4 bước chạy/1s hoặc 3 bước bơi/1s, số lần đi bộ trong 1 phút, nhảy dây trong 10s…
Thảo luận nhóm : thời gian 3 phút



Tìm một số môn thể thao, bài tập để tập luyện phát triển sức nhanh ?
- Tổ 1: Phát triển sức nhanh phản ứng vận động đơn giản.
- Tổ 2: Phát triển sức nhanh phản ứng vận động phức tạp.
- Tổ 3: Phát triển sức nhanh trong động tác đơn.
- Tổ 4: Phát triển sức nhanh tần số động tác.
III. Phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh.
Phản ứng vận động
+ Tập chạy ngược chiều khi nghe tiếng còi.


+ Tập xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau .
- Nhóm bài tập rèn luyện phản ứng vận động đơn giản:

- Nhóm bài tập rèn luyện phản ứng vận động phức tạp :


+ Tập với các môn bóng: bóng đá , bóng chuyền , bóng bàn , bóng rổ…
+ Các môn đối kháng cá nhân : Cầu lông , đá cầu …
2. Nhóm bài tập rèn luyện động tác đơn nhanh:
- Co tay xà đơn nhanh
- Nằm chống đẩy.
- Ngồi xuống đứng lên nhanh .
3. Nhóm bài tập rèn luyện sức nhanh tần số động tác:
- Chạy xuống dốc
- Chạy theo kích thích của tín hiệu
- Chạy với người có tốc độ cao hơn
- Chạy nhanh tại chỗ hoặc di chuyển trong 15s , 20s .
- Nhảy dây nhanh trong 10s, 15s
III . Phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh.
1- Nhóm bài tập rèn luyện phản ứng vận động đơn giản:
- Tập chạy ngược chiều khi nghe tiếng còi.
- Tập xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau .
2. Nhóm bài tập rèn luyện phản ứng vận động phức tạp :
- Tập với các môn bóng: bóng đá , bóng chuyền , bóng bàn , bóng rổ…
- Các môn đối kháng cá nhân : Cầu lông , đá cầu …
3- Nhóm bài tập rèn luyện động tác đơn nhanh:
- Co tay xà đơn nhanh.
- Nằm chống đẩy.
- Ngồi xuống đứng lên nhanh .
4- Nhóm bài tập rèn luyện sức nhanh tần số động tác:
- Chạy nhanh tại chỗ hoặc di chuyển trong 15s , 20s .
- Nhảy dây nhanh trong 10s, 15s.
Chạy xuống dốc.
- Chạy với người có tốc độ cao hơn.
C. Củng cố :
Có bao nhiêu hình thức biểu hiện sức nhanh? Hãy kể tên.

Nối nội dung cột A cho đúng với cột B:
Cột A Cột B
A.Tập xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau
1.Nhóm bài tập rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động phức tạp.
B.Tập bóng đá , bóng chuyền
2.Nhóm bài tập rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản.
3.Nhóm bài tập rèn luyện sức nhanh tần số động tác.
4.Nhóm bài tập rèn luyện sức nhanh của động tác đơn.
C. Nằm chống đẩy nhanh
D. Chạy xuống dốc.
D. Bài tập về nhà:
Tìm một vài môn thể thao và cách luyện tập để để phát triển sức nhanh trong từng môn thể thao .

xin chân thành cảm ơn !
các thầy cô giáo
và các em học sinh!
nguon VI OLET