CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH
ĐẾN VỚI MÔN THỂ DỤC
TRƯỜNG THCS MỸ LỢI A
“là hoạt động thể chất nói chung cả trong nhà và ngoài trời với nhiều bộ môn, bài tập. Mục đích là tăng cường hoạt động cơ thể, kích thích hoạt động các nhóm cơ và cả những bộ phận cơ quan bên trong cơ thể.”
Thể dục thể thao (TDTT) :

CHƯƠNG TRÌNH THỂ DỤC 7
Nguyên nhân và cách phòng tránh chấn thương trong TDTT.
Đội hình đội ngũ
- Chạy ngắn, chạy bền: Các ĐT bổ trợ, KT xuất phát, các giai đoạn trong CN-CB, hoàn thiện kỹ thuật.
- Bật nhảy: Các động tác bổ trợ, các giai đoạn thực hiện kỹ thuật, hoàn thiện kỹ thuật.
- Bài thể dục 9 động tác với cờ.
- Đá cầu: Các kỹ thuật cơ bản, thi đấu, luật.
Thể thao tự chọn: cầu lông.
Phòng tránh chấn thương khi hoạt động TDTT
1. Ý nghĩa của việc phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao (TDTT) :

* Mục đích khi tham gia tập luyện TDTT là nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực. Do không biết hoặc coi thường, không tuân theo các nguyên tắc phương pháp khoa học trong hoạt động TDTT nên người tập đã để xảy ra chấn thương.
- Xây xát nhẹ hoặc có chảy máu ít, ngoài da.
- Choáng, ngất.
- Tổn thương cơ.
Bong gân
- Tổn thương khớp và sai khớp
- Giập hoặc gãy xương
- Chấn động não ( Chấn thương sọ não) hoặc cột sống
Tóm lại :
- Để xảy ra chấn thương làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, thể lực, đến kết quả học tập hiện tại cũng như lao động và công tác sau này là đi ngược lại với mục đích khi tham gia tập luyện TDTT.
2. Một số nguyên nhân và cách phòng tránh chấn thương khi hoạt động TDTT:

a. Nguyên nhân:
- Không thực hiện đúng một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện và thi đấu TDTT như:
+ Nguyên tắc hệ thống: tập luyện TDTT thường xuyên kiên trì, có hệ thống.
+ Nguyên tắc tăng tiến: Tập từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản ->phức tạp, tập dần theo một kế hoạch không nóng vội, ngẫu hứng, tuỳ tiện.
+ Nguyên tắc vừa sức: tập phù hợp với khả năng và sức khoẻ của mỗi người.
Không đảm bảo nguyên tắc vệ sinh trong tập luyên TDTT như:
+ Trang phục không phù hợp
+ Địa điểm, phương tiện tập luyện không đảm bảo an toàn, vệ sinh.
+ Môi trường tập luyện như ánh sáng,không khí, nhiệt độ, tiếng ồn,… không đảm bảo yêu cầu.
+ Ăn, uống quá nhiều ngay trước hoặc sau khi tập…
- Không tuân thủ nội quy, kỷ luật trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.
Cách phòng tránh:
Trước khi thực hiện một buổi tập hoặc một hoạt động TDTT nào đó đều phải tiến hành khởi động để dưa cơ thể thích nghi dần với trạng thái vận động.

- Tập luyện phải tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Cách phòng tránh:
Không tập động tác khó khi không có người hướng dẫn và giúp đỡ.
Sau các buổi tập phải thực hiện thả lỏng để đưa cơ thể trở về trạng thái ban đầu.
- Không tham gia thi đấu khi chưa có một quá trình tập luyện nhất định.
Cách phòng tránh:
Nên mặc áo quần TDTT khi tập luyện.

Không ăn uống nhiều ngay trước và sau khi tập luyện.

- Sau khi tập không tắm ngay mà phải nghĩ ngơi và ngồi ở chổ thoáng mát.
Một số quy định khi học tập bộ môn:
- Đến lớp đúng giờ, đúng trang phục.
- Ra vào lớp phải xin phép giáo viên.
- Phải vệ sinh cá nhân, dụng cụ, Phương tiện khi vào học.
- Phải cất dụng cụ đúng nơi khi hết giờ học.
Câu 1. Kẻ thù của TDTT là gì?
- Chấn thương
Câu 2. Mục đích tập luyện TDTT là gì?
- Để nâng cao sức khỏe phát triển thể lực.
Câu 3. Nguyên nhân xảy ra chấn thương là gì?
- Không thực hiện đúng một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện và thi đấu TDTT.
- Không đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện và thi đấu TDTT.
- Không tuân thủ nội quy, kỉ luật trong tập luyện và thi đấu TDTT.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHẤN THƯƠNG THỂ THAO
Chấn thương gối
Thường gặp trong các môn TT:
Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, chạy bộ…
Chấn thương mắt cá chân
Thường gặp trong các môn thể thao
Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, võ thuật…
Chấn thương bắp chân (Chuột rút)

Thường gặp trong các môn TT
Bóng đá, cầu lông, chạy bộ, tennis...
Chấn thương đùi
Thường gặp trong các môn TT:
Chạy bộ, bóng đá, võ thuật
nguon VI OLET