CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TẬP LUYỆN TDTT

- Ở phần nội này các em học sinh cần lưu ý như sau:
- Làm quen với các nguyên tắc tập luyện, đặc biệt là nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc hệ thống.
- Hiểu như thế nào là nguyên tắc vừa sức & và nguyên tắc hệ thống.
- Trong quá trình giảng dạy và đọc hiểu các em có thắc mắc gì thì phát biểu ý kiến của mình nhé


I.MỤC TIÊU
- Học xong nội dung này:
- Các em biết được những điểm cơ bản của nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc hệ thống trong tập luyện TDTT.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên vào tập luyện và thi đấu
II NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU
1. Nguyên tắc vừa sức
a) Khái niệm
Nguyên tắc vừa sức là một trong những nguyên tắc sư phạm của giảng dạy và tập luyện TDTT. tập luyện TDTT muốn đạt được hiệu quả thì các bài tập phải phù hợp với những đặc điểm về trí tuệ, sức khỏe, giới tính, thể lực, tâm lý và trình độ vận động của người học.
B. NỘI DUNG
- Theo nguyên tắc vừa sức, việc lựa chọn và thực hiện các bài tập để học kỹ thuật động tác, phát triển các tổ chất năng lực ( trong giờ học và ngoài giờ) cần phải phù hợp với sức khỏe, giới tính, trình độ vận động và thể lực của người tập.
- Tuy nhiên vừa sức không có nghĩa là không có khó khăn, mà ngược lại để thực hiện các yêu cầu tập luyện Người tập còn phải có sự nỗ lực rất lớn về thể chất và tinh thần
- Những bài tập quá dễ, thực hiện với số lần lặp lại nhỏ hoặc thực hiện trong thời gian ngắn, hay yêu cầu tập luyện quá thấp sẽ không mang lại hiệu quả tập luyện.
- Bởi vì chúng không gây ra mệt mỏi cần thiết để tạo nên những thích ứng mới cho cơ thể, ngược lại, những bài tập quá khó, LVĐ tập luyện vượt quá mức chịu đựng của HS cũng không mang lại hiệu quả tập luyện, thậm chí nhiều khi còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tập.
- Nên lựa chọn các bài tập, phương pháp tập luyện vừa với sức khỏe của học sinh, phù hợp với trình độ vận động, đặc điểm giới tính,... Bởi vì tuy cùng lứa tuổi như nhau nhưng sự phát triển về chiều cao, trọng lượng cơ thể, về các tố chất thể lực, về tâm lý của các em không giống nhau. Đặc biệt có sự chênh lệch rất rõ giữa các em nữ và các em nam sau thời kỳ dậy thì. Do vậy có thể cùng tập luyện một LVĐ như nhau, cùng thực hiện một nhiệm vụ vận động giống nhau nhưng ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể của mỗi em là rất khác nhau. Ví dụ, đối với em A thì bình thường (không mệt), đối với em B thì phù hợp (mệt mỏi nhiều, nhưng cố gắng vẫn hoàn thành nhiệm vụ), đối với em C thì quá nặng, dù rất cố gắng cũng không thực hiện được (quá mức chịu đựng). - Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do mỗi con người khi sinh ra, lớn lên đều chịu sự chi phối của các yếu tố di truyền, điều kiện nuôi dưỡng, điều kiện sống và hoạt động, nhất là hoạt động vận động không giống nhau.
C) YÊU CẦU

- Khi tiến hành tập luyện TDTT các em cần có kế hoạch tự theo dõi, kiểm tra xác định mức độ phù hợp của LVĐ tập luyện ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và thể lực.
- Tập luyện TDTT bao giờ cũng dẫn đến sự mệt mỏi, làm giảm sút tạm thời năng lực làm việc. Nhờ quá trình nghĩ ngơi, ăn uống phù hợp cơ thể sẽ được phục hồi.
- Quá trình hồi phục diễn ra ngay sau khi kết thúc tập luyện và có thể kéo dài trong một vài ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ của lượng vận động trong buổi tập trước đó. Hồi phục không chỉ làm cho các chức năng của cở thể về mức ban đầu mà còn có khả năng cao hơn (còn gọi là hồi phục vượt mức). Tổng hợp hiệu quả tập luyện trong một giai đoạn nhất định bao gồm nhiều buổi tập sẽ tạo được sự thích ứng và nâng cao được sức khỏe, thể lực, trình độ vận động.
- Hồi phục và hồi phục vượt mức chỉ có thể đạt được nhờ một lượng vận động tập luyện phù hợp với người tập. Do đó khi tiến hành tập luyện cần phải có kế hoạch tự kiểm tra, tự theo dõi sức khỏe, thể lực, trình độ vận động để xác định mức độ phù hợp của lương vận động tập luyện và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe, thể lực của người tập.
Có thể căn cứ vào một số dấu hiệu cơ bản để theo dõi, kiểm tra như : Mạch đập, lượng mồ hôi, màu da, cảm giác tâm lí, bữa ăn, giấc ngủ của mình để đánh giá mức độ phù hợp của LVĐ tập luyện đối với sức khoẻ và thể lực của mình. Cụ thể như sau:
- Mạch đập: Nên đo mạch đập trước và sau khi tập luyện, đặc biệt là sau các bài tập chạy bền. Nếu sau khi kết thúc bài tập sức bền hoặc kết thúc buổi tập 10 - 15 phút mà mạch đập vẫn còn cao hơn bình thường 10 - 15 lần/phút thì LVĐ của buổi tập đó quá sức so với trình độ thể lực và sức khoẻ.
- Lượng mồ hôi : Mồ hôi ra nhiều trong điều kiện mùa hè nóng và ẩm là điểu bình thường, song sau tập luyện một thời gian 1 - 2 giờ mà mồ hôi vẫn ra nhiều, thậm chí ban đêm vẫn còn ra mồ hôi, đặc biệt ở thắt lưng thì đó là dấu hiệu LVĐ quá mức chịu đựng.
- Màu da: Nếu thấy sau tập luyện da đỏ nhiều là biểu hiện đã mệt mỏi do LVĐ cao. Nhưng nếu thấy da tái thì đó là biểu hiện mệt mỏi quá mức do LVĐ vượt quá sức chịu đựng.
- Cảm giác chủ quan: Rất mệt, không chịu đựng được, cảm thấy đau, rát ở cơ, khớp, cảm giác chóng mặt, buồn nôn,... là những tín hiệu của LVĐ quá mức chịu đựng.
- Ăn uống : Mệt nhưng sau nghỉ ngơi vẫn ăn ngon miệng thì đó là dấu hiệu của LVĐ phù hợp. Ăn không ngon, không ăn hết mức ăn hằng ngày là LVĐ đến giới hạn chịu đựng. Nếu thấy chán ăn, không muốn ăn trong nhiều bữa, thì đó là biểu hiện của LVĐ quá sức chịu đựng.
- Giấc ngủ : Mệt nhưng vẫn ngủ ngon, đó là LVĐ phù hợp. Nếu ngủ bị mê sảng, có cảm giác "bị đè nặng ở ngực", thì đó là LVĐ đến giới hạn. Nếu bị khó ngủ, mất ngủ liên tục, thì chính là dấu hiệu của LVĐ quá sức chịu đựng của bản thân.
CHÚ Ý:
+ Trong quá trình tập luyện TDTT các em cần tự quan sát, tự theo dõi những biểu hiện và cảm giác chủ quan của mình theo các dấu hiệu cơ bản trên.
+ Nếu thấy có những biểu hiện đến giới hạn chịu đựng thì giảm nhẹ yêu cầu tập luyện hoặc thay đổi hình thức tập luyện khác để điều chỉnh.
+ Trong trường hợp thấy có những dấu hiệu vượt quá giới hạn chịu đựng thì lập tức phải tạm ngừng tập luyện, nghỉ ngơi, hồi phục đầy đủ trong một vài ngày để theo dõi. Nếu thấy có chiều hướng tốt thì có thể tập luyện nhẹ, đồng thời quan sát, theo dõi sức khoẻ, thể lực của mình một cách chặt chẽ và cẩn thận trong một vài tuần.
+ Khi thấy cơ thể trở về trạng thái bình thường thì có thể từ từ nâng cao LNĐ trong buối tập tiếp theo.
Trong trường hợp thấy có những biểu hiện mệt mỏi kéo dài thì cần phải đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm, khám và cho các chỉ dẫn chuyên môn cần thiết.
2. NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG.
a) Khái Niệm.
Nguyên tắc hệ thống là một trong những nguyên tắc sư phạm chỉ rõ giảng dạy và tập luyện TDTT cần phải dựa trên cơ sở khoa học phải được tiến hành theo một trật tự, một cấu trúc thống nhất và chặt chẽ.
b) Nội Dung.
Nguyên tắc này dựa trên các quy luật của quá trình nhận thức và mối quan hệ mang tính quy luật giữa LVĐ tập luyện và sự phát triển năng lực vận động. Theo nguyên tắc tập luyện hệ thống, quá trình tập luyện TDTT muốn đạt được hiệu quả cao cần phải đảm bảo tính mục đích, tính tuân tự và tính liên tục.
Muốn tiếp thu được các kĩ năng kĩ xảo vận động cũng như phát triển được các tố chất thể lực thì các em cần hiểu được mục đích, nội dung của bài tập tạo được cảm giác, tri giác vận động và hình thành được biểu tượng vận động. Vì vậy muốn đạt được hiệu quả tập luyện, việc chọn lựa, sắp xếp các bài tập, các phương pháp tập luyện cần tuân theo một trật tự nhất định mang tính mục đích, tính khoa học.
Tập luyện TDTT thường xuyên sẽ dẫn đến quá trình thích ứng nâng cao sức khoẻ, nâng cao trình độ thể lực và mức độ hoàn thiện các kĩ năng kĩ xảo vận động cũng như các phẩm chất tâm lí, Ngừng tập luyện sẽ làm giảm dần và mất đi các thích ứng đã đạt được, do vậy muốn nâng cao sức khỏe, thể lực và hoàn thiện kĩ thuật các động tác TDTT cần phải tập luyện thường xuyên và liên tục
C. YÊU CẦU.
Tập luyện TDTT cần phải tiến hành một cách có chủ đích, có kế hoạch.
- Trước khi tiến hành tập luyện cần xác định rõ mục đích cần phải đạt được, bao gồm mục đích dài hạn (trong năm học lớp 11), mục đích giai đoạn (trong học kì, trong tháng, trong tuần) và mục đích cụ thể trong từng buổi tập
Việc xác định rõ mục đích tập luyện rất quan trọng, một mặt nó giúp ta hiểu rõ ý nghĩa của buổi tập, giúp ta khắc phục khó khăn trong tập luyện để đạt được mục đích để ra ; mặt khác là cơ sở để chúng ta lựa chọn các bài tập và phương pháp tập luyện phù hợp. Xác định mục đích tập luyện cho ta thấy rõ phương hướng hành động để chủ động trong quá trình rèn luyện hằng ngày.
- Sau khi đã xác định được mục đích tập luyện (mục đích dài hạn, mục đích giai đoạn, mục đích ngắn hạn), cẩn tự xây dựng cho mình một kế hoạch tập luyện phù hợp với điều kiện của bản thân. Căn cứ vào quỹ thời gian HS cần sắp xếp thứ tự sử dụng các bài tập, phương pháp tập luyện, nội dung có thể tập luyện trên lớp, nội dung cần tự tập luyện ở nhà. Khi tiến hành tập luyện cần phải đảm bảo mục đích, nội dung và phương pháp đã đề ra trong kế hoạch.
Sắp xếp nội dung các buổi tập cần chú ý đến tính tuần tự và mối liên hệ lẫn nhau giữa chúng.
Nội dung tập luyện nên sắp xếp theo quy tắc sau :
- Từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa biết đến biết, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng.
- Khi lựa chọn các bài tập, các em cần chú ý đến mối quan hệ bổ trợ cho nhau giữa các bài tập, ví dụ: tập chạy tốc độ sẽ có lợi cho học kĩ thuật chạy ngăn và kĩ thuật chạy đà trong môn nhảy xa. Tuy nhiên không nên tập nhảy cao đồng thời với tập nhảy xa vì kĩ thuật nhảy xa có cấu trúc khác, thậm chí có giai đoạn kĩ thuật ngược với nhảy cao, chẳng hạn như giai đoạn giậm nhảy. Nếu tập đồng thời hai môn này các em dễ bị mắc sai lầm về kĩ thuật.
- Khi sắp xếp nội dung tập luyện trong một buổi tập và các buổi tập trong tuần, HS cần chú ý đến hiệu quả gần nhất và tính tuần tự hợp lí.
Trong một buổi tập, việc thực hiện các bài tập chạy tốc độ là tiền để thuận lợi cho tập luyện chạy bền. Không nên xếp nội dung tập luyện chạy bền trước các bài tập chạy tốc độ, vì mệt mỏi do các bài tập sức bền gây ra ảnh hưỡng xấu đến
Hiệu quả của tập luyện tốc độ ( Mệt mỏi làm giảm tính linh hoạt của thần kinh, giảm khả năng tập trung chú ý, giảm tính linh hoạt của cơ bắp và tốc độ co cơ). Do vậy nên sắp xếp các nội dung học kỹ thuật lên phần đầu buổi tập, sau đó có thể là các bài tập sức nhanh, sức mạnh hoặc sức bền.
Với các bài tập mềm dẻo, các em có thể tập thường xuyên vào các buổi sáng hoặc sau phần khởi động của các buổi tự tập. Như vậy, vừa tiết kiệm được thời gian tập luyện vừa đạt được hiệu quả mong muốn
Cần tập luyện thường xuyên, liên tục, tránh nghĩ tập luyện quá dài
Tập luyện thường xuyên, liên tục sẽ không làm mất đi hiệu quả đạt được từ các buổi tập trước đó và đạt được hiệu quả tổng hợp là sự thích ứng với trình độ sức khỏe và thể lực cao hơn mức khởi điểm. Do đó tập luyện TDTT hàng ngày là tốt nhất, nếu không có điều kiện thì một tuần nên tập ít nhất 3 - 4 lần, mỗi lần 30-40 phút
Nghỉ tập luyện quá dài sẽ làm giảm sút và mất đi những hiệu quả tập luyện.
*Một số câu hỏi trao đổi với các em cuối tiết học.
1. Em hiểu thế nào là nội dung nguyên tắc vừa sức? ( Bài tập thể dục có vừa sức với em không? Phần này học sinh trả lời).
Nguyên tắc vừa sức là một trong những nguyên tắc sư phạm của giảng dạy và tập luyện TDTT, muốn tập luyện TDTT phù hợp với những đặc điểm về trí tuệ, sức khỏe, giới tính, thể lực, tâm lý và trình độ vận động của người học.

2. Để tập luyện vừa sức cần thực hiện tốt các yêu cầu nào ?
* Yêu Cầu Thứ nhất.
- Các bài tập để học các động tác kỹ thuật phải vừa sức, phù hợp với lứa tuổi
giới tính và trình độ tập luyện.
- Tuy nhiên vừa sức không phải không khó mà ngược lại để thực hiện được các bài tập đó người tập phải nỗ lực hết mình.
- Nên lựa chọn các bài tập, phương pháp tập phù hợp với trình độ vận động, giới tính....
- Khi tập luyện các em phải tự theo dõi, kiểm tra sức khỏe của mình để xác định mức độ phù hợp với lượng vận động, ảnh hưởng của nó đối với SK và thể lực.
3. Vì sao cần phải tập luyện thường xuyên?
- Tập luyện thể dục thường xuyên có thể: Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp, loãng xương, tiểu đường và béo phì. Giúp giữ cho các khớp xương, gân và dây chằng linh hoạt, giúp cho việc vận động trở nên dễ dàng. Làm giảm một số tác dụng của lão hóa, đặc biệt là viêm khớp.
4. Có thể Căn cứ vào các dấu hiệu nào để biết được mức độ mệt mỏi của cơ thể trong tập luyện TDTT? Theo em dấu hiệu nào là quan trọng nhất ?
- Luyện tập quá sức gây ra nhiều tác hại.
- Bạn đã vô cùng nỗ lực nhưng hiệu suất vẫn kém.
- Tâm trạng xuống dốc.
- Nhịp tim đập mạnh hơn.
- Cơ thể dễ mắc bệnh hơn.
- Những cơn chấn thương không dứt.
- Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi.
- Bạn thường xuyên bị mất ngủ
5. Em có tự theo dõi sức khỏe của mình trong quá trình tập luyện trên lớp và tự tập luyện không? Đối với em việc đó có khó khăn không? ( Phần này học sinh trả lời).



nguon VI OLET