Hình Học
Toán 6
BÀI 1 : HÌNH VUÔNG – TAM GIÁC ĐỀU,
LỤC GIÁC ĐỀU .
1. Hình vuông.
?1
Hỏi: a) Quan sát các hình trong hình 1 và dự đoán hình nào là hình vuông.
Hình 1
Trả lời: Hình ABCD (hình c) là hình vuông
b) Với hình vừa tìm được, hãy dùng thước và êke để kiểm tra xem các cạnh có bằng nhau không, các góc có bằng nhau không ?
Trả lời: Hình vuông ABCD có các cạnh AB=BC=CD=DA, các góc A = góc B = góc C = góc D = 900 .
Khái niệm: Hình vuông ABCD có:
- Bốn đỉnh A , B , C , D.
- Bốn cạnh bằng nhau:
AB = BC = CD = DA,
- Bốn góc bằng nhau và bằng góc vuông.
- Hai đường chéo AC và BD.
Đỉnh
Cạnh
Đường chéo
Hình 4
Dùng dụng cụ học tập để kiểm tra xem hai đường chéo AC và BD có bằng nhau không ?
Thực hành 1:
Trả lời: Hai đường chéo AC và BD bằng nhau.
Vận dụng 1:
Trả lời: Bạn Trang nói như vậy là sai.
Vì hai góc liên tiếp không bằng nhau.
Chú Ý: Mặc dù hình có 4 cạnh bằng nhau nhưng chưa chắc đó là hình vuông.
Vẽ hình vuông bằng thước, êke và compa
Thực hành 2:
Vẽ hình vuông ABCD cạnh 4 cm bằng thước và êke theo hướng dẫn sau:
- Vẽ đoạn thẳng CD dài 4 cm.
- Vẽ hai đường thẳng vuông góc với CD tại C và D như hình vẽ.
- Trên đường thẳng qua C lấy đoạn thẳng CB = 4 cm, trên đường thẳng qua D lấy đoạn thẳng DA = 4 cm.
- Nối hai điểm A và B ta được hình vuông ABCD cần vẽ .
Hỏi : Dùng thước và êke để kiểm tra xem hình ABCD có các cạnh bằng nhau không, có các góc bằng nhau không ?
* Trả lời: Dùng thước và êke để kiểm tra hình ABCD ta thấy các cạnh bằng nhau không, có các góc bằng nhau.
Thực hành 3:
Vẽ hình vuông với một số yếu tố cho trước.
Hỏi : Để vẽ hình bên ta dùng dụng cụ nào và dùng ít nhất bao nhiêu lần ?
Trả lời : Dùng thước và êke và dùng ít nhất 2 lần.
Chú ý: Đây là cách vẽ hình vuông với một số yếu tố cho trước.
Chú ý: Trên đây là cách vẽ hình vuông bất kì bằng thước, êke và compa
2. Tam giác đều.
?2
Hỏi: a) Em hãy dùng compa kiểm tra xem tam giác nào dưới đây (hình 4) có 3 cạnh bằng nhau.
Trả lời: Tam giác ABC có 3 cạnh bằng nhau là tam giác đều.
Hỏi: b) Với hình tìm được, dùng thước đo góc để kiểm tra các góc của tam giác đều có bằng nhau không ?
Trả lời: Tam giác đều ABC có ba góc bằng nhau.
Đỉnh
Cạnh
Khái niệm: Tam giác ABC có:
- Ba đỉnh A , B , C.
- Ba cạnh bằng nhau:
AB = BC = CA
- Ba góc đỉnh A ; B ; C bằng nhau.
Tam giác ABC như thế được gọi là tam giác đều.
Thực hành 4:
Cắt 1 tam giác đều bằng bìa theo các bước sau.
- Lấy 3 que tính bằng nhau xếp thành 1 tam giác đều trên tấm bìa.
- Chấm các điểm ở đầu các que tính.
- Nối các điểm và cắt theo đường nối .
Hỏi : Cắt các góc của hình tam giác trên và làm theo hướng dẫn sau để kiểm tra xem các góc của chúng có bằng nhau không ?
Trả lời: Các góc của chúng có bằng nhau .
Chú ý: Trên đây là cách kiểm tra các góc của 1 tam giác đều thì chúng có bằng nhau
Thực hành 5:
Vẽ tam giác đều ABC bằng thước và compa.
Vẽ tam giác đều ABC cạnh 3 cm bằng thước và compa theo hướng dẫn sau:
- Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm.
- Lấy A;B lầm tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 3 cm
Gọi C là 1 trong 2 giao điểm của 2 đường tròn.
Nối C với A; nói C với B ta được tam giác đều ABC
Hỏi : Hãy kiểm tra xem ba cạnh và ba góc của tam giác ABC có bằng nhau không ?
Trả lời: ba cạnh và ba góc của chúng có bằng nhau .
Chú ý: Trên đây là cách vẽ một tam giác đều khi biết trước độ dài.
Vận dụng 2:
Vẽ tam giác đều rồi tô màu như hình bên .
Chú ý: Tam giác bên trong được tô màu như hình vẽ cũng là một tam giác đều.
3. Lục giác đều.
?3
a) Cho 6 tam giác đều có cùng độ dài. Ghép thành một hình (hình 6) đó là lục giác đều.
b) Dùng compa và thước đo góc để đo các cạnh và các góc của hình vừa nhần được (hình lục giác đều).
Cho ý kiến nhận xét.
Hình vừa nhận được có các cạnh bằng nhau và có các góc bằng nhau.
Khái niệm: Xét hình ABCDEF có:
- 6 đỉnh A , B , C : D ; E ; F.
- 6 cạnh bằng nhau:
AB = BC = CD = DE = EF = E=FA
- 6 góc đỉnh A;B;C;D;E;F bằng nhau.
- 3 đường chéo chính là AD ; BE ; CF
Hình ABCDEF như thế được gọi là lục giác đều.
Thực hành 6:
Hãy đo rồi rồi so sánh các đường chéo chính AD ; BE ; CF.
Trong hình lục giác đều 3 đường chéo chính bằng nhau.
Củng cố
* Thế nào là hình vuông; tam giác đều; lục giác đều.
Bài 1
Hình b) Là hình vuông.
* Các tính chất đặc trưng của hình vuông; tam giác đều; lục giác đều.
* Làm các bài tập: 1;2;3;4 ;5;6;7 SGK trang 79.
Hình c) Là tam giác đều.
Hình g) Là hình lục giác đều.
Hướng dẫn giải bài tập
Bài 3
Học sinh tự kiển tra để khẳng định được hình MNPQ là hình vuông.
Học sinh tự vẽ như thực hành 2 SGK
Bài 4
Học sinh tự vẽ như hướng dẫn ở phần thực hành 5 SGK trang 77.
Bài 5
Hình tam giác ABC như trong hình bên là tam giác đều.
Bài 6
Học sinh tự cắt và ghép. Như phần ?3.a SGK trang 78.
Bài 7
Các biển báo giao thông.
- Biển bên có hình dạng hình tam giác đều.
- Có ý nghĩa: Báo trước sắp tới phần đường người đi bộ cắt ngang.
- Biển bên có hình dạng hình chữ nhật.
- Có ý nghĩa: Đường cao tốc.
- Biển bên có hình dạng hình vuông.
- Có ý nghĩa: Bắt đầu đường ưu tiên .
Dặn dò::
Về nhà:
- Học bài cũ và xem trước bài 2.
- Làm các bài tập trong SBT.
- Tự nghên cứu các dạng bài tập liên quan đến hình vuông, tam giác đều, lục giác đều.
Xin chân thành cảm ơn!
nguon VI OLET