NỘI QUI LỚP HỌC
Vào học đúng giờ.
Không làm việc riêng, chú ý nghe giảng.
Đăng nhập đúng họ tên, đúng lớp.
Trong giờ học mở camera, tắt mic (mở mic ngay khi giáo viên yêu cầu).
Làm bài tập về nhà và gửi đúng hạn.
( Học sinh vi phạm sau khi nhắc nhở 3 lần sẽ cho ra khỏi phòng học)
Chương I
Số và Đại số
Số tự nhiên thường được sử dụng trong các giao dịch hành ngày.
KHỞI ĐỘNG
Liệt kê một số loại cây trồng trong vườn nhà em?
Liệt kê một số dụng cụ của học sinh?
KHỞI ĐỘNG
Một số loại cây trồng: xoài, cam, ổi,……
2. Dụng cụ của học sinh: Thước kẻ, bút chì, êke, cục tẩy,…
CHƯƠNG 1: TẬP HỢP các SỐ TỰ NHIÊN
Khi tính toán với những số nhỏ, người xưa chỉ cần dùng đến các ngón tay. Nhưng khi gặp các số lớn thì sao? Các hệ đếm xuất hiện để giúp con người tính toán với những số lớn.Chương này sẽ giúp các em làm quen với hệ (đếm) thập phân để biểu diễn và tính toán các số tự nhiên. Thật dễ dàng và thuận tiện !
Số và Đại số
1. Làm quen với tập hợp:
BÀI 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
Hãy liệt kê:
a) Các đồ vật có trên bàn?
Các đồ vật trên bàn tạo thành một tập hợp.
Mỗi đồ vật trên bàn được gọi là một phần tử.
b) Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12
Các đồ vật trên bàn: bút, êke, vở, thước.
Các số tự nhiên lớn hơn 3 nhỏ hơn 12 là 4;5;6;7;8;9;10;11.
2. Các kí hiệu:
BÀI 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
- Người ta dùng các chữ cái in hoa A, B, C,… để kí hiệu tập hợp.
A là tập hợp các đồ vật có trên bàn. Ta có:
A = {Thước thẳng; êke; vở; bút}
- Các phần tử của một tập hợp được viết trong 2 dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu “;”,. Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
- Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu là x  A, đọc là “x thuộc A”. Phần tử y không thuộc tập hợp A được kí hiệu là y  A, đọc là “y không thuộc A”.
B = {4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11}
Hoặc B = {11; 10; 6; 8; 7; 9; 4; 5}
b) (Đúng)
2. Các kí hiệu:
BÀI 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
Gọi M là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ “gia đình”.
Hãy viết tập hợp M bằng cách liệt kê các phần tử?
Các khẳng định sau đúng hay sai?

Giải:
a) M = {g; a; i; đ; n; h}
(Sai)
(Đúng)
(Đúng)
Hãy viết tập hợp C các số tự nhiên nhỏ hơn 20.
C = {0;1;2;3;4;5;6;7;8;9;10;11;12;13;14;15;16;17;18;19}
C = {x x là số tự nhiên, x < 20}
3. Cách cho tập hợp
BÀI 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
Để cho một tập hợp, thường có hai cách:
Liệt kê các phần tử của tập hợp.
Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Cho tập hợp E gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7, vừa không vượt quá 15.
a) Viết tập hợp E theo hai cách.

Cách 1: E = {8;9;10;11;12;13;14;15}

Cách 2: E = {xx là số tự nhiên, 7 < x ≤ 15}

a) Cho tập hợp E = {0;2;4;6;8}. Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.
b) Cho tập hợp P = {x x là số tự nhiên và 10< x <20}. Hãy viết tập hợp P theo cách liệt kê tất cả các phần tử.
Thực hành 2
a) Tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E là: các số tự nhiên chẵn có 1 chữ số.
E = {x x là số tự nhiên chẵn và x <10}.
b) P = {11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}
Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15.
a) Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử.
b) Kiểm tra xem trong những số 10; 13; 16; 19 số nào là phần tử thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A?
c) Gọi B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A. hãy viết tập hợp B theo hai cách.
Thực hành 3
a) A = {8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}.
c) B = {10; 12; 14}
B = { x x là số tự nhiên chẵn, 9 < x <15}
b) 10 A; 13 A; 16 A; 19 A
VẬN DỤNG
BÀI 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của siêu thị “Bách hóa xanh”

Hãy viết tập hợp A các sản phẩm được giảm giá trên 12 000 đồng mỗi ki-lô-gam.

A = {xoài tượng; cá chép; gà}
BÀI 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
Tập hợp A được minh họa bằng sơ đồ Venn

A = {1;2;3;4;5}
LUYỆN TẬP
Bài 1: Cho tập hợp E = {2;3;4;5;6}
a) Tập hợp E gồm các phần tử có tính chất đặc trưng gì?
b) Tìm số tự nhiên bé nhất khác 0 không thuộc E, viết kí hiệu?
c) Tìm một cách viết khác để biểu diễn tập hợp E?
E là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 1 và nhỏ hơn 7.
Số tự nhiên bé nhất khác 0 không thuộc E là 1. 1E
E = {x x là số tự nhiên, 1 < x < 7}
LUYỆN TẬP
Bài 2: Cho biểu đồ Venn của tập hợp A như hình vẽ
a) Hãy viết tập hơp A bằng cách liệt kê các phần tử.
a) A = {4;9;25;36}
b) Nêu tính chất đặc trưng cho tập hợp A.
b) Các phần tử của A đều là tích của hai số tự nhiên bằng nhau.
Luật chơi:
Bạn hãy chọn 1 ô số bất kỳ trong 6 ô trên.
Khi bạn mở ô số ra sẽ có những câu hỏi liên quan đến kiến thức cũ.
Nếu bạn trả lời đúng bạn sẽ nhận được 1 phần quà và chọn quà ở ô bên cạnh.
GIẢI CỨU KHU PHỐ
KHỎI CORONA
1
2
3
5
6
1
4
2
3
4
5
6
TRÒ CHƠI: Ô CHỮ
Cách viết tập hợp nào sau đây đúng?
A) A = {1; 2; 3; 4}
B) A = 1; 2; 3; 4     
C) A = (1; 2; 3; 4)
D) A = [1; 2; 3; 4]     
Cho B = {2; 3; 4; 5}. Chọn đáp án sai trong các đáp án sau?
6 ∈ B
5 ∈ B     
1 ∉ B     
2 ∈ B     
QUAY VỀ
Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.
A = {6; 7; 8; 9}  
A = {6; 7; 8; 9; 10}
A = {5; 6; 7; 8; 9}
A = {6; 7; 8}
QUAY VỀ
Viết tập hợp P các chữ cái trong từ “HOC SINH”
A) P = {H; O; C; S; I; N}
B) P = {H; O; C; S; I; N; H}
C) P = {H; C; S; I; N}
D) P = {H; O; C; H; I; N}
QUAY VỀ
Viết tập hợp A = {16; 17; 18; 19} dưới dạng chỉ ra tính chất đặc trưng
B)A = {x| 15 < x < 20}
C) A = {x |15 < x < 19}
A) A = {x| 16 < x < 20}
D) A = {x| 15 < x ≤ 20}
QUAY VỀ
Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10.
C. A = {6; 7; 8; 9}     
B. A = {x| 5 < x < 11}
A. A = {x|6 < x < 10}
D. A = {6; 7; 8}
Chúc mừng bạn đã chọn vào ô số
may mắn! Hãy chọn một phần
thưởng trong ô phần thưởng.
Phần thưởng của bạn là một
cây bút bi.
Phần thưởng của bạn là một
cây bút chì.
Phần thưởng của bạn là một
tràng pháo tay
Phần thưởng của bạn là một
quyển vở
Phần thưởng của bạn là một
chiếc khăn quàng đỏ.
Phần thưởng của bạn là một
bài hát do bạn lớp phó văn thể gửi tặng.
BẢO VỆ KHU PHỐ
Yeah!!!
Cảm ơn các bạn!!!
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Tự lấy được hai ví dụ về tập hợp và chỉ ra phần tử của tập hợp; Hiểu và ghi nhớ hai cách viết một tập hợp.
- Vận dụng hoàn thành các bài tập SGK/trang 9.
- Chuẩn bị bài mới “ Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên”
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
nguon VI OLET