CHƯƠNG 1: SỐ TỰ NHIÊN

Bài 1: TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP.
1. Làm quen với tập hợp.
Em hãy viết vào vở:
- Tên các đồ vật trên bàn ở Hình 1.
Hình 1
Đáp án:
Sách giáo khoa Toán lớp 6; cây bút; cây thước.
1. Làm quen với tập hợp.
Em hãy viết vào vở:
- Tên tất cả các thành viên trong tổ của Nam ở hình 2.
Nam
Hoa
Đức
Lan
Bảo
Ánh
Đáp án:
Nam; Ánh; Bảo; Lan;
Đức và Hoa.
Hình 2
1. Làm quen với tập hợp.
Em hãy viết vào vở:
- Các số tự nhiên vừa lớn hơn 3 vừa nhỏ hơn 12.
Đáp án: 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11.
Các đồ vật trên bàn tạo thành một tập hợp. Mỗi đồ vật trên bàn được gọi là một phần tử của tập hợp đó (thuộc tập hợp).
Tương tự, tên tất cả các thành viên trong tổ của Nam tạo thành một tập hợp; các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 12 tạo thành một tập hợp.
Hãy viết ba ví dụ về tập hợp thường gặp trong Toán học hoặc trong cuộc sống.
2. Các kí hiệu.
- Người ta thường dùng các chữ cái in hoa A, B, C, … để kí hiệu tập hợp.
- Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn “{ }”, cách nhau bởi dấu chấm phẩy “;”. Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tuỳ ý.
- Phần tử x thuộc tập hợp A được kí hiệu là ,
đọc là “x thuộc A”.
Phần tử y không thuộc tập hợp A được kí hiệu là
2. Các kí hiệu.
Ví dụ:
a) Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 6.
Ta có: A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}
hoặc A = { 1; 5; 2; 4; 0; 3},…
b) Gọi B là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ “nhiên”.
Ta có: B = {n; h; i; ê}
ê
2. Các kí hiệu.
Thực hành 1
Gọi M là tập hợp các chữ cái tiếng Việt có mặt trong từ “gia đình”.
Hãy viết tập hợp M.
Các khẳng định sau đúng hay sai?
Đáp án:
a) M = {g; i; a; đ; n; h}
b) là các khẳng định đúng.
là khẳng định sai.
3. Cách cho tập hợp.
Ví dụ:
a) Gọi A là tập hợp các
A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}
Ta có thể viết:
A = {x| x là số tự nhiên, x < 6}
số tự nhiên nhỏ hơn 6.
Để cho một tập hợp, thường có hai cách:
a) Liệt kê các phần tử của tập hợp.
b) Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.
số tự nhiên nhỏ hơn 6.
3. Cách cho tập hợp.
Thực hành 2
a) Cho tập hợp E = {0; 2; 4; 6; 8}. Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E và viết tập hợp E theo cách này.
Đáp án:
Tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp E là các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 10.
b) Cho tập hợp P = {x| x là số tự nhiên và 10 < x <20}. Hãy viết tập hợp P theo cách liệt kê tất cả các phần tử của tập hợp.
Đáp án:
P = {11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19}.
3. Cách cho tập hợp.
Thực hành 3
Cho tập hợp A gồm các số tự nhiên vừa lớn hơn 7 vừa nhỏ hơn 15.
a) A = {8; 9; 10; 11; 12; 13; 14}
a) Hãy viết tập hợp A theo cách liệt kê các phần tử.
b) Kiểm tra xem trong những số 10; 13; 16;19, số nào là phần tử thuộc tập hợp A, số nào không thuộc tập hợp A.
c) Gọi B là tập hợp các số chẵn thuộc tập hợp A. Hãy viết tập hợp B theo hai cách.
c) B = {8; 10; 12; 14}
B = {x| x là số tự nhiên chẵn, 7 < x < 15}
3. Cách cho tập hợp.
Vận dụng
Dưới đây là quảng cáo khuyến mãi cuối tuần của một siêu thị.
Giá khuyến mãi
80 000 đ/kg
66 000 đ/kg
16 500 đ/kg
19 900 đ/kg
68 900 đ/kg
Số tiền được giảm
16 000 đ/kg
14 000 đ/kg
3 400 đ/kg
3 000 đ/kg
31 000 đ/kg
Hãy viết tập hợp các sản phẩm được giảm giá trên 12 000đ/kg.
Đáp án: {Xoài tượng; cá chép; gà}
Sau bài học này, em đã làm được những gì?
- Biết sử dụng thuật ngữ tập hợp.
- Nhận biết được một phần tử thuộc (không thuộc) một tập hợp.
- Biết cách cho một tập hợp.
- Biết sử dụng kí hiệu: thuộc , không thuộc .
Hướng dẫn về nhà
+ Ôn tập lại các kiến thức đã học về tập hợp, phần tử của tập hợp.
+ Làm bài tập 1, 2, 3 và 4/Sgk – Trang 9.
+ Xem trước nội dung bài 2: “ Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên” để chuẩn bị cho bài học tiết sau.
Em có biết?
A
1
3
4
2
5
Hình bên minh hoạ tập hợp
A = {1; 2; 3; 4; 5}.
Ta nói: Tập hợp A được minh hoạ bằng sơ đồ Venn.
Giờ học đến đây là kết thúc
Chào tạm biệt các thầy cô và các em !
TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC.

nguon VI OLET