TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
HÌNH HỌC
Tiết 13. § 7 ĐỊNH LÍ.
1) ‘Nếu... thì...’
2) Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
§7. ĐỊNH LÍ - trang 99-100-101.
(Nếu không thích Slide này thì thầy cô đừng để ý đến là được. Cảm ơn!)
Kiến thức:
Biết cấu trúc của một định lí (giả thiết và kết luận). Hiểu được thế nào là chứng minh định lí.
4. Nội dung trọng tâm:
Cấu trúc của định lí
và cách chứng minh định lí.
2. Kỹ năng:
Biết đưa một định lí về dạng: “Nếu … thì …”.
3. Thái độ:
Làm quen với mệnh đề logíc p  q.
Kiểm tra bài cũ: (7’)
HS1: Phát biểu tiên đề Ơclít, vẽ hình minh họa.
HS2: Phát biểu tính chất của hai đường thẳng song song, vẽ hình minh họa. Chỉ ra một cặp góc so le trong, một cặp góc trong cùng phía, một cặp góc đồng vị.
Trả lời:
Tiên đề Ơ-Clit: Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
a) Hai góc so le trong bằng nhau;
b) Hai góc đồng vị bằng nhau;
c) Hai góc trong cùng phía bù nhau.
KHỞI ĐỘNG: (1’)
Tiên đề Ơ-clít và tính chất của hai đường thẳng song song đều là các khẳng định đúng.
TL: Câu trả lời
sẽ có trong bài học hôm nay.
Vậy định lí là gì? gồm những phần nào? Thế nào là chứng minh định lí?
Tiên đề Ơ-clít được thừa nhận(qua vẽ hình, qua kinh nghiệm thực tế); Tính chất của hai đường thẳng song song được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng. Một tính chất như thế là một định lí.
1. Định lí:
+ Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng.
+ Ví dụ: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
+ Khi định lí được phát biểu dưới dạng: “Nếu … thì …’’, phần nằm giữa từ “Nếu” và “thì” là giả thiết, phần sau từ “thì” là kết luận.
Bài mới: § 7 ĐỊNH LÍ.
Giả thiết: GT
Kết luận: KL

?2 a) Hãy chỉ ra giả thiết và kết luận của định lí: ‘’Hai đường thẳng phân biệt cùng song song góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau’’.
b) Vẽ hình minh họa định lí trên và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu.
GT: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba.
KL: chúng song song với nhau.
a) GT: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau.
KL: Hai đường thẳng đó song song.
b) Vẽ hình, GT, KL
Củng cố (1)
Bài 49/101 SGK (HS đọc đề toán).
b) GT: Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song.
KL: Hai góc so le trong bằng nhau.
Bài toán: Cho hai góc xOz và zOy là hai góc kề bù. Gọi Om và On lần lượt là hai tia phân giác của hai góc xOz và zOy. Chứng tỏ góc mOn là góc vuông.
a)Vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận.
b) Chứng tỏ góc mOn là góc vuông.
Các em đọc đề bài toán sau
Nhắc lại để các em nhớ:
a) Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau gọi là hai góc kề bù. Tổng số đo hai góc kề bù bằng 1800 .
b) Phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh đó hai góc bằng nhau.
c) Góc vuông là góc có số đo bằng 900
Vậy: Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là ...
Chứng minh định lí là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận.
một góc vuông.
Vậy chứng minh một định lí là gì?
Định lí: Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông.
2.Chứng minh một định lí
Ở bài toán các em vừa giải ở trên có hình vẽ, có GT, KL; có dùng lập luận để từ GT suy ra kết luận.
Nếu bài toán được phát biểu dưới dạng định lí thì phần bài giải trên chính là chứng minh định lí.
VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5’)
1) Hãy chỉ ra GT, KL của định lí.
a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc trong cùng phía bù nhau.
b) Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.

c) Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
d) Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
(Gv giới thiệu câu c) là một tiên đề)
Khi chứng minh định lí (HH) ta vẽ hình, ghi GT, KL; dùng lập luận để từ GT suy ra kết luận (làm 3 phần)
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ (2’)
Định lí là gì ?, phân biệt giả thiết, kết luận của định lí.
- Các bước chứng minh một định lí.

Bài tập về nhà: 50, 51, 52/Tr 101,102 SGK

Tiết sau luyện tập.
nguon VI OLET