TẬP HUẤN GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC TRUNG HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VỀ TƯ VẤN TÂM LÝ -GIÁO DỤC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Người thực hiện
Nguyễn Thị Năm – Tiên Yên – Quảng Ninh
Chia sẻ
Tên
Làm gì, ở đâu ?
Một sở thích
Một mong đợi ở lớp tập huấn ?
XÂY DỰNG NỘI QUY LỚP HỌC
Nội quy: Những điều quy định được và không được làm trong lớp học.

Mục đích xây dựng nội quy

Nội quy: Bao gồm khoảng 5 – 8 điều khoản

Yêu cầu khi xây dựng nội quy

GIỚI THIỆU

CHƯƠNG TRÌNH HỌC

MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC NỘI DUNG

TÀI LIỆU HỌC
Chương trình tập huấn gồm 7 chương:
Chương I: Nhấn mạnh chức năng tư vấn của người GVCN.
Chương II: Giúp GVCN nhận diện lại đặc điểm tâm lý của học sinh trung học để tư vấn hiệu quả hơn.
Chương III: Phân tích đặc điểm tự học của người học, từ đó có thể xây dựng cơ sở để tư vấn về phương pháp tự học.
Chương IV: Nhằm trang bị cho GV kiến thức về vai trò của cảm xúc và quản lý cảm xúc, từ đó để tư vấn cho học sinh biết cách quản lý cảm xúc.
Chương V: Bàn về tình bạn tình yêu tuổi học trò và làm thế nào để học sinh có quan hệ tích cực trong tình bạn và tình yêu.
Chương VI: Giới thiệu về một số vấn đề tâm lý mà học sinh có thể gặp phải và cách tháo gỡ các em phòng ngừa, đối mặt và giải quyết.
Chương VII. Nhằm trang bị cho GVCN quy trình, công cụ tư vấn và các loại hình tư vấn.
Chương 1: Công tác chủ nhiệm lớp và chức năng tư vấn học đường của GVCN.
Nội dung 1: Chức năng và nhiệm vụ của GVCN lớp.
1. Chức năng của GVCN.
GVCN thực hiện hai chức năng:
+ Chức năng giáo dục (Là nhà giáo dục trực tiếp với tập thể và từng học sinh trong lớp).
+ Chức năng quản lý ( là nhà quản lý với lớp chủ nhiệm).
2. Nhiệm vụ của GVCN.
Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp phú hợp với đặc điểm của học sinh.
Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.
Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với GVBM, và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Nhận xét đánh giá học sinh cuối kỳ và cuối năm học…
Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

* Quyền của GVCN:
Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;
Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;
Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;
Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định
Nội dung 2: Các công việc của công tác chủ nhiệm lớp và cách thức triển khai.
? GVCN nên quan tâm tới những thông số nào về học sinh lớp chủ nhiệm? Tại sao thầy cô quan tâm đến những thông số đó? Làm thế nào để có được những thông số trên?
? Tìm hiểu, nắm vững và phân loại học sinh có vai trò gì đối với GVCN trong việc tư vấn tâm lý cho các em?
1. Tìm hiểu, phân loại học sinh.
*Về nội dung, GVCN phải hiểu rõ đầy đủ, chính xá cả về lớp, nhóm và về mỗi cá nhân học sinh:
Khu vực nghề nghiệp của cha mẹ; mức sống; hoàn cảnh sống của gia đình hs;
Các đặc điểm thể chất, tâm sinh lý;
Các đặc điểm về tính cách và thói quen hành vi đạo đức;
Học lực và các đặc điểm nhận thức- học tập;
*Về thời điểm:
Nghiên cứu ban đầu (nắm các thông tin cơ bản) và nghiên cứu thường xuyên (nắm thông tin bổ sung) để nắm được các nội dung đã nêu.
Phân loại và theo dõi, quản lý học sinh ( nhóm và cá nhân) về các mặt:
Theo trình độ ( học lực, hạnh kiểm)
Theo đặc điểm tính cách
Theo loại quan hệ
Các trường hợp đối tượng cần quan tâm đặc biệt…
*Về các biện pháp:
- Gặp gỡ và trao đổi với GVCN năm trước, với các giáo viên bộ môn.
- Nghiên cứu hồ sơ, học bạ, sổ điểm, sổ đầu bài;
- Trò chuyện với học sinh, tự giới thiệu làm quen;
- Quan sát, dự giờ tại lớp.
2. Lập các kế hoạch công tác chủ nhiệm.
Kế hoạch công tác tổng thể ( toàn cấp):
Kế hoạch công tác GVCN theo năm học.
Kế hoạch công tác GVCN theo chủ đề (một hoạt động giáo dục cụ thể/ một mặt công tác).
Kế hoạch GVCN theo tháng/ tuần học.
Hoạt động nhóm:
Xây dựng một kế hoạch GVCN cụ thể.
Mẫu tham khảo:
Đặc điểm môi trường lớp học.
Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu thi đua.
Các biện pháp chính.
Những chuyên đề đi sâu để rút kinh nghiệm.
Điều chỉnh kế hoạch.
Kế hoạch từng tháng.
Kế hoạch sơ kết học kỳ.
Kế hoạch tổng kết năm học.
Kế hoạch hoạt động hè.
3. Tổ chức mạng lưới tự quản trong xây dựng tập thể học sinh lớp học.
Tổ chức bộ máy tự quản của lớp.
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng loại cán bộ tự quản tự quản.
Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản. Hướng dẫn nội dung ghi chép sổ công tác cho từng loại các bộ.
Giúp lớp trưởng và các đầu mối tổ chức các hoạt động tập thể (lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, đôn đốc thực hiện.
Nội dung 3. Tư vấn và tham vấn học đường.
1.Tư vấn.
- Tư vấn, cố vấn là một từ chỉ một hoạt động chuyên môn hoặc chỉ một nghề nghiệp chuyên giúp người khác có thể ra quyết định và giải quyết vấn đề, nâng cao năng lực sống cá nhân bằng những phương pháp nghiệp vụ chuyên môn. Người chuyên làm nghề này được gọi là nhà tư ván, cố vấn.
- Tư vấn tâm lý: Là quá trình nhà tư vấn vận dụng những tri thức, phương pháp và kĩ thuật tâm lý học nhằm trợ giúp đối tượng được tư vấn nhận ra chính mình, từ đó tự thay đổi hành vi, thái độ, tự lập lại thế cân bằng tâm lý của bản thân ở trình độ cao hơn.
Tư vấn giáo dục là quá trình tư vấn mà nhà tư vấn sử dụng các phương pháp giáo dục nhằm can thiệp, phòng ngừa, hỗ trợ học sinh trong quá trình phát triển.
Quá trình tư vấn: Là quá trình từ khi nhà tư vấn bắt đầu làm việc với người cần tư vấn đến khi đạt được một kết quả nhất định mà cả hai chấp nhận. Kết quả tư vấn là sự thay đổi về chất ở một mức độ nhất định ở người cần tư vấn.
2. Tham vấn:
- Tham vấn là quá trình trợ giúp con người một cách có mục đích rõ ràng, mang tính chuyên nghiệp, hỗ trợ đối tượng tìm hiểu, tự xác định và giải quyết vấn đề và triển khai các giải pháp trong điều kiện cho phép.
Mô hình tư vấn
Trực tiếp
Gián tiếp
GVCN
HSCTV
Tác nhân
Mục tiêu
Tư vấn
Tư vấn
Câu hỏi thảo luận.
(?) So sánh sự giống và khác nhau giữa
tư vấn và tham vấn?
Giống: Cả tư vấn và tham vấn đều là quá trình trợ giúp người khác.
Khác nhau: + Tham vấn là một quá trình, một kĩ năng cơ bản trong tư vấn.
+ Tư vấn có phạm vi can thiệp, tác động rộng hơn đến học sinh cần tư vấn.
=> Như vậy tham vấn chỉ là một nhóm kĩ năng cụ thể của nhà tư vấn nhàm khơi dậy nội lực của học sinh để các em tự giải quyết được vấn đề của mình. Tư vấn có phạm vi rộng hơn, đó là tổng hợp những cách thức tác động mang tính định hướng giáo dục cho học sinh, sinh viên
3. Vai trò của tư vấn học đường.
Tạo ra những tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh, sinh viên, nhằm giúp cho học sinh có định quyết hướng đúng, từ đó giúp cá em biết cách giải những vấn đề của bản thân.Tư vấn học đường tốt sẽ tác động vào nhận thức, giúp các em tự nhận thức, tự giải quyết vấn đề, qua đó hình thành tính tự lập, độc lập, biết tự chịu trách nhiệm. Tư vấn học đường hỗ trợ học sinh đang có vướng mắc, khó khăn chưa giải quyết được trong tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi.
Ngoài ra, trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển, HS có nhiều điều vướng mắc trong học tập, trong sinh hoạt, trong hướng nghiệp,trong tìm kiếm việc làm cần được giải đáp, cần được người am hiểu và có trách nhiệm trợ giúp. Nhiệm vủa tư vấn học đường là trợ giúp, là bạn đồng hành của các em.
Tư vấn giúp các em lựa chọn cách xử lý đúng góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp các em thực hiện được nguyện vọng của mình.
Tư vấn học dường cần tạo ra được một môi trường thuận lợi, tích cực, thân thiện c sự phát triển nhân cách của trẻ. Sự phát triển ở đây là sự phát triển theo định hướng, theo mục tiêu mà xã hội mong muốn. Đó là hạnh phúc cá nhân dựa trên hạnh phúc của toàn xã hội.
4. Đối tượng, nhiệm vụ tư vấn
Nhiệm vụ

Phòng ngừa




Quan sát phát hiện



Tư vấn, tham vấn



Trị liệu, can thiệp bước đầu
Đối tượng, phạm vi

Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục: xây dựng môi trường tâm lý lớp học.


Học sinh có khó khăn tâm lý



HS có hành vi,
nhân cách lệch chuẩn

HS; GV – cha mẹ… liên quan.

Học sinh có biểu hiện rối nhiễu tâm lý, hành vi, bệnh tâm lý học đường.





Gửi đến bộ phận tư vấn học đường, cơ sở chuyên môn

Tư vấn trực tiếp;

Tư vấn gián tiếp

Tìm kiếm các nguồn lực về kinh tế, chính sách chế độ, pháp lý, y tế….
Học sinh có biểu hiện của bệnh tâm lý, hoặc vấn đề cần trợ giúp


Cha mẹ, các thầy cô, bạn bè hoặc những người có tác động không thuận lợi đến sự phát triển của học sinh

Hỗ trợ, bảo vệ, chăm sóc cho học sinh
5.Nội dung tư vấn

1. Hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh,

2. Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới,

3. Quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè,

4. Phương pháp học tập,

5. Tham gia các hoạt động xã hội,

6. Thẩm mỹ, v. v…
6. Lực lượng tham gia công tác tư vấn học đường.
Các tổ chức, cá nhân tư vấn ngoài nhà trường: đó là những người, những tổ chức tư vấn chuyên nghiệp ngoài nhà trường, ví dụ như các tổ chức tư vấn trẻ em, các cơ quan bảo vệ cham sóc trẻ em.v.v…
Các tổ chức, cá nhân tư vấn trong nhà trường: trong trường học, tư vấn học đường là trách nhiệm của nhiều bộ phận, cá nhân. Mỗi trường có một hay một vài bộ phận chịu trách nhiệm tư vấn cho học sinh.
Nội dung 4: GVCN VỚI CÔNG TÁC TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG.

KHI LÀM CHỦ NHIỆM LỚP / GIÁO DỤC HS,
HS THƯỜNG GẶP NHỮNG KHÓ KHĂN GÌ , MONG MUỐN THẦY / CÔ
GIÚP ĐỠ / GIẢI QUYẾT ?
Trong lớp chủ nhiệm, khi có những học sinh có những khó khăn tâm lý, tình cảm, có những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, có những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm cần phải làm gì?
Bài tập
Mỗi nhóm viết 02 tình huống về chủ đề của mình:
Nội dung
Mô tả tình huống HS gặp khó khăn (thông tin cụ thể) và cách GVCN đã giúp đỡ các em giải quyết như thế nào?
BT nhóm:

Thầy / cô sẽ làm gì để giúp HS giải quyết những khó khăn trên?
Nhóm 1: Bản thân
Nhóm 2: Học tập
Nhóm 3: Tình yêu
Nhóm 4: QH cha mẹ
Nhóm 5: Bạn bè
Nhóm 6: QH thầy cô
TG: 15 phút
Chức năng tư vấn của giáo viên chủ nhiệm
1.CHỨC NĂNG TƯ VẤN CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
GVCN
Dạy học
Giáo dục
Quản lý
TƯ VẤN
Tư vấn cho học sinh, sinh viên là phương pháp tác động mang tính định hướng giáo dục tới những học sinh, sinh viên đang có những khó khăn tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi cần được giải đáp, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, trong tìm kiếm việc làm cần được người am hiểu và có trách nhiệm trợ giúp, tham vấn giải quyết để chọn được cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh, sinh viên thực hiện được nguyện vọng của mình.
Công văn số 9971/BGD&ĐT-HSSV ngày 28 / 10 / 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Mục tiêu tư vấn
3.Một số yêu cầu đạo đức nghề nghiệp trong tư vấn
3. Một GVCN nói với học sinh mà mình đang tư vấn rằng: “Mặc dù mẹ em hay quát mắng em, nhưng đó là cách mà mẹ em đang cố gắng thể hiện rằng mẹ em vẫn yêu quý em. Có lẽ mẹ em không biết cách bộc lộ sự yêu thương hoặc sợ bộc lộ sự yêu quý con thì con sẽ hư hoặc tự kiêu”.
2. Một GVCN đã hứa với cha mẹ của một học sinh bỏ học đi lang thang rằng mình sẽ thuyết phục bằng được con của họ quay trở lại lớp học.
1. Một học sinh đã bỏ nhà và bỏ học đi theo chúng bạn. GVCN gặp học sinh đó và khẳng định với em rằng, em chỉ có một sự lựa chọn duy nhất, đó là về nhà với bố mẹ. Không ngờ sau khi về nhà, em bị bố đánh rất đau.
TÌNH HUỐNG
Lớp thảo luận và cho ý kiến về cách xử sự của GVCN trong các trường hợp này
Một số yêu cầu đạo đức nghề nghiệp trong tư vấn
Luôn đảm bảo tính khách quan trong tư vấn.
Tránh các quan hệ nhiều tuyến với học sinh cần tư vấn
Tôn trọng học sinh cần tư vấn
Giữ bí mật thông tin trong tư vấn
BÀI TẬP
Hãy mô tả một trường hợp HS gặp khó khăn đã được thầy cô hỗ trợ giải quyết.
nguon VI OLET