CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI GIỜ HỌC GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
GV: ĐOÀN THANH SƠN

Em hãy kể lại truyện “Sự tích núi Sam” bằng lời văn của em.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Tiết 5: Giáo dục địa phương
SỰ TÍCH NÚI BÀ ĐỘI OM
GIỚI THIỆU NÚI BÀ ĐỘI OM
Núi Bà Đội Om thuộc xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đầu thế ki XIX, Thoại Ngọc Hầu đã đưa dân đi khai phá vùng biên giới, cho đào kênh Vĩnh Tế dài hơn 87 km (nối từ sông Châu Đốc tơi sông Giang Thành, thuộc Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) để gìn giữ biên cương xã tắc, đồng thời phát triển giao thông, nông nghiệp,… Nhiều người dân phu đã ngã xuống trong quá trình đào kênh. Liên quan tới sự kiện này, có truyện Sự tích núi Bà Đội Om. Tuy nhiên, có truyện cổ khác cho rằng, một phụ nữ có chồng đi chinh chiến, nàng ở nhà chờ đợi lâu ngày và hoá đá. Có thể xem những truyện cổ tích về núi Bà Đội Om ở An Giang nằm trong nhóm truyện “Hòn vọng phu” ở Việt Nam.
Vào đầu thế kỉ XIX, có đôi vợ chồng vừa mới cưới nhau được vài tháng thì chồng bị làng tổng bắt phu đi vào Vĩnh Tế.
Lúc bấy giờ, vùng Châu Đốc, An Giang còn hoang dã, dân cư thưa thớt, đất đai chưa được khai khẩn mấy. Do vậy, những người đi phu rất vất vả. Ngày phải lao động cực nhọc mà cơm không đủ ăn, nước không đủ uống. Tối phải ngủ ngoài trời, muỗi mòng vô số kể. Kẻ kiệt sức, người bị bệnh rất nhiều
SỰ TÍCH NÚI BÀ ĐỘI OM
Nói về người vợ trẻ nọ, ở nhà chờ chồng suốt từ khi lúa chưa cấy đến lúc lúa đã gặt vẫn không thấy về, bèn tìm đến thăm chồng. Người vợ đội trên đầu một cà om (cái hũ đất nhỏ) gạo mới tự tay mình cấy, gặt, giã, lặn lội đến Vĩnh Tế. Nhưng đến nơi, khi tìm lên núi, nơi tạm trú của dân phu, người vợ nghe tin dữ: chồng đã chết từ mấy tháng qua. Vì quá đau thương, tuyệt vọng lại mất sức vì đường xa, người thiếu phụ chưa kịp đặt om gạo xuống, chết đứng trên núi, người hoa thành đá.
Về sau, dân chúng gọi núi là núi Bà Đội Om. Hiện nay, ngọn núi này thuôc xa Tân Lơi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
(Theo Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương biên soạn, Tổng tập Văn học dân gian Nam Bộ – Truyện kể dân gian Nam Bộ, quyển 1, NXB Văn hoa – Văn nghệ, TP. HCM, 2020)
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1/ Phẩm chất tốt đẹp của người vợ.
(?) Theo em, phẩm chất nổi bật nhất của người vợ là gì?
- Là người phụ nữ chịu thương, chịu khó.
- Hết lòng yêu thương chồng.
- Chung thuỷ, sắt son.
=> Nhân vật đức hạnh

(?) Hãy chỉ ra những yếu tố kì ảo trong truyện Sự tích núi Bà Đội Om. Từ đó, em hãy cho biết yếu tố kì ảo trong truyện này có vai trò gì?


2/ Vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện.
Người vợ chết đứng, hoá thành đá.
=> Làm nổi bật phẩm chất của người vợ, tăng sự hấp dẫn cho người đọc.
Giống như truyền thuyết, một số truyện cổ tích có mang nội dung lịch sử. Qua truyện này, em hiểu gì về cha ông ta trong buổi đầu khai phá vùng đất An Giang?
Thảo luận
II. TỔNG KẾT

Qua câu chuyện “Sự tích núi Bà Đội Om” đã giúp chúng ta hiểu thêm về những buổi đầu khai phá vùng đất An Giang của cha ông mình phải trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm. Bổn phận của các em là phải cố gắng giữ gìn, phát huy và làm giàu đẹp hơn cho mảnh đất An Giang thân thương này.
LUYỆN TẬP

Viết một đoạn văn (khoảng 100 đến 150 chữ) tả một cảnh đẹp ở quê hương em.
HƯỚNG DẪN Ở NHÀ
Kể lại truyện.
Nắm vững nội dung.
Soạn bài “Ông Tăng Chủ nuôi cọp bạch”
+ Đọc văn bản.
+ Nắm nội dung.
HẸN GẶP LẠI CÁC EM
nguon VI OLET