PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC - QUẢNG NAM
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

Giáo án
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP 9
Giáo viên soạn: PHAN THỊ THANH LAM
Em hãy cho biết tên của mô hình sau:
MÔ HÌNH LÍ THUYẾT CÂY NGHỀ NGHIỆP
Qua mô hình lí thuyết cây nghề nghiệp, em hãy nêu các nguyên tắc cần nhớ khi chọn hướng học, chọn nghề?
1. Chọn hướng học, chọn nghề phù hợp với sở thích bản thân
2. Chọn hướng học chọn nghề phù hợp với khả năng
3. Chọn nghề có trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và xã hội có nhu cầu TDLĐ
4. Phù hợp với hoàn cảnh gia đình




Ra quyết định
Xác định
mục tiêu
Thực hiện
Đánh giá
Hiểu
Bản thân
Thị trường tuyển dụng
Những tác động/
ảnh hưởng
MÔ HÌNH LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ
Quan sát mô hình và dựa vào kiến thức đã học, muốn chọn hướng học, chọn nghề em cần phải làm gì?
Muốn chọn hướng học, chọn nghề, cần phái tiến hành:
- Ba bước tìm hiểu:
1/ Bản thân
2/ TTrTDLDD
3/ Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn hướng học, chọn nghề của bản thân
- Bốn bước hành động:
1/ Xác định mục tiêu
2/ Ra quyết định
3/ Thực hiện quyết định
4/ Đánh giá quyết định
có tốt hay không?
CHUYÊN ĐỀ 3
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP
(2 tiết)

Các nội dung của chuyên đề 3:
Cơ sở lí thuyết của việc xây dựng KHNN
Các hướng di sau khi tốt nghiệp THCS
Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp
Nội dung 1: Cơ sở lí thuyết của việc xây dựng KHNN
Sở thích và khả năng của bản thân
Mục tiêu nghề
nghiệp của bản thân
Biện pháp - cách thức
MÔ HÌNH CHÌA KHÓA XÂY DỰNG KHNN
Lí thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch
Sự may mắn của một người không đến một cách tình cờ/ ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá trình khám phá , tham gia hoạt động, chia sẻ và phục vụ... Mỗi người có thể tự tạo ra sự tình cờ/ may mắn ấy trong quá trình phát triển nghề nghiệp của mình.
Ví dụ: Ngọc là một học sinh có sở thích và khả năng trong lĩnh vực nữ công gia chánh nhưng sức học chỉ đạt ở mức trung bình khá, dù em rất chăm chỉ học hành.
Từ nhỏ, em đã rất thích quan sát và tham gia làm những công việc nấu ăn, khâu, vá, thêu thùa trong gia đình. Ở trường, mỗi dịp lớp tổ chức liên hoan, Ngọc luôn là một thành viên tích cực trong nhóm xây dựng thực đơn và chế biến các món ăn theo thực đơn. Khi bắt đầu vào lớp 11, nhà trường yêu cầu học sinh đăng kí vào các lớp học NPT. Ngọc đã đăng kí học lớp dạy nghề nấu ăn ở TTKTTHHN mà trường Ngọc gửi học sinh sang đó học. Trong suốt quá trình tham gia học NPT, Ngọc luôn chịu khó học hỏi và thường đoạt giải trong các cuộc thi nấu ăn do trung tâm tổ chức. Lớp học NPT đã giúp Ngọc hiểu rõ hơn sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân.

Vì vậy, khi học đến lớp 12, mặc dù các bạn trong lớp đều đăng kí thi vào đại học, nhưng Ngọc vẫn quyết tâm đăng kí thi tuyển vào trường cao đẳng nghề du lịch, khoa Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Khi tốt nghiệp trường cao đẳng nghề, với kết quả học tập tốt, Ngọc được nhận ngay vào làm đầu bếp cho một khách sạn lớn tại tỉnh nhà. Đến nay, Ngọc đã trở thành đầu bếp giỏi với mức lương, thưởng hàng tháng cao. Ngọc luôn cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn trong nghề nghiệp.
Qua ví dụ nêu trên cho thấy, Ngọc chính là người tạo ra sự may mắn cho bản thân bởi chính em chứ không phải ai khác là người biết rõ sở thích, niềm đam mê, khả năng của bản thân; em đã tích cực tham gia vào các hoạt động, nhất là HĐGDNPT để hiểu rõ hơn và phát triển niềm đam mê, khả năng của bản thân. Từ đó, đưa ra được quyết định chọn ngành học, chọn nghề phù hợp với bản thân.
Đối với học sinh cấp trung học, các em áp dụng lí thuyết này theo những cách sau:
- Học thật tốt những môn học mà em yêu thích. Tìm tòi, nghiên cứu, chịu khó tham gia các cuộc thi liên quan đến môn học đó (ví dụ thi học sinh giỏi, thi Olympic …). Bộc lộ khả năng về môn học ấy để giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thấy rõ.
- Tham gia vào HĐGDNPT và các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường có liên quan đến sở thích và khả năng của mình. Trong lúc tham gia, hãy suy ngẫm và tự quan sát xem bản thân có sở thích, khả năng nào nổi trội, đồng thời chú ý rèn luyện những kĩ năng thiết yếu cho hoạt động nghề nghiệp sau này.
- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học được qua các môn học và HĐGDNPT vào những công việc phù hợp với sở thích và khả năng của mình. Hăng hái tham gia trải nghiệm nghề để có cơ hội sử dụng, rèn luyện, và bộc lộ những khả năng sẵn có.
Hãy luôn nhớ:
Sự may mắn của một người không đến một cách tình cờ, ngẫu nhiên mà là kết quả của một quá trình khám phá, tham gia hoạt động, chia sẻ, phục vụ, v.v.
Tìm hiểu những cơ sở để XDKHNN
và các bước thực hiện
Làm thế nào để xây dựng được KHNN cho bản thân?
1. Bản thân mình
a. Có sở thích và khả năng gì?
b. Hoàn cảnh kinh tế của gia
đình mình ra sao?
c. Những mong muốn của cha mẹ về nghề nghiệp tương lai của mình là gì?
2. Cơ hội nghề nghiệp
a. Nghề nghiệp nào có triển vọng phát triển tại địa phương, quốc gia và quốc tế?
b. Trong số các ngành đó có ngành nào mình thích hay không?
Các bước xây dựng KHNN
Xác định mục tiêu nghề nghiệp:
Bản thân muốn học nghề, học TCCN hay học tiếp lên THPT để học Cao đẳng, Đại học, hay đi làm ngay sau khi tốt nghiệp THCS và phái đảm bảo rằng mục tiêu nghề nghiệp này phải phù hợp với khả năng của bản thân mình, hoàn cảnh gia đình và cơ hội nghề nghiệp
. Lập kế hoạch hành động để biết:
- Những công việc, hoạt động cần làm để đạt được mục tiêu nghề nghiệp và cách thực tiến hành từng công việc, từng hoạt động
- Cần thời gian bao lâu để hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp
- Những yêu cầu học tập thi cử mà HS phải vượt qua.
- Gia đình có đồng ý và hỗ trợ cho KHNN của mình hay không?


Yếu tố gia đình là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng trong viện thực hiện thành công KHNN của mỗi người.
Các em nên nhớ:
Nội dung 2: Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
Câu chuyện nghề nghiệp: Làm giàu trên đất quê hương.
Anh Hà Ngọc Tiến bên cơ sở sản xuất mộc mỹ nghệ của mình
Hà Ngọc Tiến, sinh năm 1987, ở khu phố 7, phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà đã vươn lên làm giàu từ nghề mộc mỹ nghệ. Năm 2005, sau khi tốt nghiệp cấp 2, anh Tiến đi theo con đường học nghề. Anh đã mạnh dạn lên Hướng Hóa – Khe Sanh học nghề mộc mỹ nghệ. Sau 4 năm bén duyên với nghề, năm 2009 anh tiến tiếp tục qua Lào vừa làm vừa học hỏi để nâng cao tay nghề. Năm 2011, anh Tiến quyết định trở về nhà mở xưởng làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Ban đầu, với số vốn ít ỏi, anh chủ yếu sản xuất những mặt hàng đơn giản. Với ý chí và lòng quyết tâm của tuổi trẻ, anh đã chủ động tích cực học hỏi, mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Anh quyết định vay vốn hàng trăm triệu đồng để mua các loại máy móc chuyên dụng như: máy cưa, máy gia công gỗ, máy bào, máy tiện để sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới.


Năm 24 tuổi anh đã làm chủ một cơ sở sản xuất đồ gỗ: các mặt hàng chủ yếu cơ sở của anh sản xuất đó là: bàn ghế, giường, tủ, các đồ nội thất. Với phương châm luôn đặt chữ tín nên hàng đầu, cùng với bàn tay khéo léo và lòng yêu nghề, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, sản phẩm của anh Tiến ngày càng có tiếng và được nhiều khách hàng tìm đến, đơn đặt hàng ngày càng nhiều hơn.
Các mặt hàng được sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường trong tỉnh như Đông Hà, Triệu Phong, Gio Linh. Sự nhạy bén trong việc tiếp cận thị trường, đa dạng hóa các mẫu mặt hàng, sản phẩm giúp cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, gia dụng của anh từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, cơ sở sản xuất của anh Tiến còn tạo việc làm cho thêm cho 4 đoàn viên, thanh niên khác với mức lương từ 5.000.000 – 6.000.000/ tháng. Hàng năm, trừ các khoản chi phí, cơ sở sản xuất của anh thu lãi trên 100.000.000/năm.

HS thảo luận theo nội dung như sau:
A. Thảo luận về câu chuyện Làm giàu trên đất quê hương.
1. Theo em, nhân vật Tiến trong câu chuyên có phải là người thành công trong nghề nghiệp hay không? Hãy cho biết lí do vì sao em cho là thành công hay không thành công?
2. Quyết định của Tiến trong câu chuyện trên là dựa vào:
a. Hiểu biết về bản thân
b. Hiểu biết về tình hình thực tế ở địa phương.
c. Sự khen ngợi của báo chí và hàng xóm
d. a và b
e. a,b và c
Các hướng đi sau khi TNTHCS
Học tiếp lênTHPT
Học nghề
Học nghề
Tham gia lao động cùng GĐ
Dựa vào sở thích và khả năng của bản thân em hãy cho biết:

1. Những hướng đi mà một học sinh sau
khi tốt nghiệp THCS có thể lựa chọn?
2. Theo em, trong những hướng đi sau
khi tốt nghiệp THCS mà bạn vừa nêu,
hướng đi nào được nhiều người lựa
chọn nhất? Hướng đi nào được xã hội
coi trọng nhất?
3. Em thích lựa chọn hướng đi nào nhất?
Tóm lại các em cần nhớ:

Phải thật vững vàng với những kiến thức và lựa chọn của bản thân.
Không phải ai khác, em mới chính là người đưa ra quyết định cho cuộc đời mình, vì nghề nghiệp mà em lựa chọn sẽ theo em suốt cuộc đời mình, em là người theo đuổi nó, thực hiện nó và sống với nó mỗi ngày.
Nội dung 3: Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp
- Điền vào phía bên trái của chìa khóa: "Em là ai" các nội dung : Sở thích của em, những yếu tố ảnh hưởng đến bản thân trong việc chọn nghề, chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
- Điền vào nên phải của chìa khóa "Em đang đi về đâu?" dự định tương lai của công việc
- Điền vào phần giữa của chìa khóa "Làm sao đi đến được nơi em muốn đến?"HS viết lại các bước để đạt được dự định đã viết ở trên.
BẢN KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP
1. Họ và tên:.................................
2. Đang học lớp.......... Trường......
3. Bản thân có những sở thích, khả năng liên quan đế
hướng học và chọn nghề trong tương lai như sau:
- Sở thích:
- Khả năng:
4. Hướng học, ngành nghề mà em dự định lựa chọn.....
Lí do em chọn nghề đó....................
5. Những hiểu biết của em về hướng học hoặc nghề
mà em định chọn.............................................
6. Các công việc, hoạt động và biện pháp mà bản thân
em sẽ thực hiện để thực hiện mơ ước nghề nghiệp
của mình
Học sinh đọc bản kế hoạch nghề nghiệp trước lớp.
Cảm ơn quý thầy cô đã quan tâm theo dõi !
nguon VI OLET