KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
TỔ HÓA - SINH
NĂM HỌC: 2014 - 2015
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM CÓ HIỆU QUẢ
TRONG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC 9
Năm học: 2014 - 2015
Người thực hiên: Nguyễn Sơn Cước
TRƯỜNG THCS XUÂN HÒA 2
TỔ HÓA - SINH
Nội dung chuyên đề:
I. Đặt vấn đề
II. Thực trạng việc dạy và học
III. Giải quyết vấn đề
IV. Kết quả đạt được
V. Bài học kinh nghiệm
VI. Đề xuất
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, nhiều vật dụng sinh hoạt trong gia đình, nhiều công cụ lao động sản xuất đến các đồ dùng học tập, thuốc chữa bệnh, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…đều là những sản phẩm của hóa học. Do vậy hóa học là môn học bổ ích, lý thú và gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Một trong những con đường ngắn nhất, tiện lợi nhất và hiệu quả nhất để học sinh học tốt bộ môn hóa học, đó là khai thác các thí nghiệm. Thí nghiệm hóa học có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác giảng dạy ở nhà trường phổ thông, vừa là phương tiện trong quá trình nhận thức, vừa là cơ sở để hình thành các khái niệm hóa học, cơ sở để học sinh lĩnh hội những hệ thống quan điểm duy vật biện chứng khoa học về chất, cơ sở hình thành những kiến thức kỹ năng cơ bản và thói quen làm việc khoa học.


Nhờ quan sát trực tiếp hiện tượng thí nghiệm mà học sinh hiểu được đầy đủ, sinh động về cấu trúc, về tính chất của chất, về mối quan hệ giữa các chất. Từ đó kiến thức ghi nhận của học sinh được khắc sâu và học sinh sẽ nhớ lâu những gì lĩnh hội được. Những kiến thức kỹ năng cơ bản đầu tiên và thiết thực được hình thành, các em biết cách hoạt động để thu thập, tra cứu và sử dụng thộng tin tư liệu một cách hiệu quả. Nó là nền tảng vững chắc để học sinh học tiếp lên hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất.






Dạy tốt hôc tốt
Trong quá trình giảng dạy ở nhà trường bản thân luôn chú trọng việc khai thác các thí nghiệm để việc thiếp thu kiến thức được dễ dàng hơn, sâu sắc hơn, học sinh cảm thấy hứng thú khi học tập bộ môn. Từ đó học sinh có niềm tin về sự tồn tại và biến đổi của vật chất, về khả năng nhận thức và sáng tạo của con người đã và đang góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó các em có ý thức trong việc vận dụng những thành tựu của khoa học vào cuộc sống lao động sản xuất.



Tuy nhiên thực tế cho thấy một bộ phận không nhỏ cả giáo viên lẫn học sinh chưa coi trọng đến việc khai thác các thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu bài mới. Chính điều này đã có những tác động lớn đến chất lượng bộ môn làm ảnh hưởng đến cả quá trình học tập của học sinh. Bản thân là giáo viên phụ trách môn hóa lớp 9 thiết nghĩ cần phải có định hướng và phương pháp cụ thể nhằm: “sử dụng thí nghiệm có hiệu quả trong giảng dạy môn hóa học 9”.




II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC
Thực trạng việc dạy của giáo viên:
Đối với các môn học thường xuyên sử dụng các đồ dùng dạy học như môn công nghệ, vật lý, sinh học, hóa học, trở ngại lớn nhất đối với giáo viên là mất nhiều thời gian tìm kiếm và chuẩn bị. Thực tế cho thấy, hầu hết các trường ở những vùng nông thôn sâu, vùng kinh tế khó khăn thường sử dụng phòng học làm phòng thiết bị, nhiều đồ dùng, dụng cụ, hóa chất, tranh ảnh của nhiều môn học để chung với nhau trong một diện tích nhỏ hẹp nên khó tìm. Bên cạnh đó khâu bảo quản, sắp xếp, quản lý còn yếu đã có những tác động không nhỏ đến chất lượng dạy và học, nhất là những môn học thường xuyên sử dụng thí nghiệm như môn hóa học.

Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm chuyên nghiên cứu các chất, những biến đổi và ứng dụng của chúng, muốn biết sự biến đổi từ chất này sang chất khác phải tiến hành thí nghiệm trực quan mới phát hiện ra. Không có gì tạo niềm tin cho học sinh bằng những việc làm cụ thể phù hợp với lời nói, người ta thường nói “trăm nghe không bằng một thấy” giáo viên nói nhiều nói hay nhưng không có chứng minh bằng thực tế thì học sinh vẫn có những thắc mắc hoài nghi. Từ đó học sinh mất lòng tin với giáo viên thiếu lòng tin vào khoa học dẫn tới việc lơ là trong học tập, kết quả ngày càng đi xuống.




Nhưng khi tiến hành các thí nghiệm dù là thí nghiệm minh họa, nghiên cứu hay khám phá thì trở ngại lớn nhất là tính nguy hiểm luôn xảy ra và tỉ lệ thành công thấp.Trong khi đó, an toàn khi tiến hành thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm thành công là yêu cầu đầu tiên, cơ bản của mọi thí nghiệm hóa học. Giáo viên là người đầu tiên chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh và pháp luật về mọi sự không may xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của học sinh và của chính mình.



Qua thực tế tìm hiểu trao đổi và dự giờ đồng nghiệp ở các bộ môn khác cho thấy: Bình thường khi lên lớp đa số giáo viên ít sử dụng dụng cụ trực quan, chỉ khi nào có tiết dự giờ hay thao giảng giáo viên mới có sự chuẩn bị đầy đủ. Do không thường xuyên sử dụng và khai thác tranh ảnh, mô hình, vật mẫu… nên giáo viên thường tỏ ra lúng túng, phạm nhiều sai sót, còn đối với các thí nghiệm giáo viên chủ yếu làm thí nghiệm biểu diễn đơn giản, học sinh khó quan sát được đầy đủ, các em hầu như không được tiếp cận với các thiết bị hóa chất.


Cho nên những kỹ năng thao tác cơ bản khi làm thí nghiệm chưa được hình thành, nguyên nhân vì giáo viên sợ tiếp xúc với hóa chất, sợ tốn thời gian chuẩn bị và sợ hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm không thành công sẽ mất uy tín với học sinh, sợ khó, sợ “cháy” giáo án…
TỔ HÓA - SINH
Trong nhiều trường hợp, kể cả khi có thí nghiệm một bộ phận không nhỏ vẫn còn sử dụng phương pháp “đọc chép”, nhiều thí nghiệm thay vì tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hiện, đằng này giáo viên chỉ mô tả diễn biến của thí nghiệm rồi thông báo kết quả .Thực tế cho thấy nhiều hóa chất có thể gây bỏng, các dụng cụ như ống nghiệm, cốc bằng thủy tinh có thể vỡ, các mãnh vỡ có thể bắn vào tay vào mắt gây sát thương. Do vậy giáo viên e ngại hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hoặc chỉ làm qua loa không đến nơi đến chốn chủ yếu cho có để tránh mang tiếng dạy chai.


2. Thực trạng việc học của học sinh:
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Giáo viên là người tổ chức điều khiển các hoạt động nhận thức của học sinh nhằm đạt mục tiêu bài học, học sinh là người tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tự tìm tòi các tri thức. Tuy nhiên do một bộ phận giáo viên vẫn còn sử dụng phương pháp đọc chép để truyền tải kiến thức tới học sinh, làm cho học sinh càng thụ động và thói quen học vẹt vẫn tồn tại, nhất là những môn nặng về lý thuyết.



Từ đó tính hiếu động, hay tò mò của học sinh bị giảm đi, các em ít chịu suy nghĩ để kết hợp và vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết các sự việc, hiện tượng xảy ra thường xuyên trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Do không thường xuyên quan sát tiếp xúc với các loại tranh ảnh, mô hình vật mẫu, dụng cụ, hóa chất…Nên đa số học sinh có thái độ e dè bở ngỡ các thao tác thường vụn về, phạm nhiều sai sót trong nguyên tắc an toàn sử dụng hóa chất, các kỹ năng cơ bản trong thực hành như: quan sát, so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp, kỹ năng làm việc theo nhóm hầu như chưa được hình thành một cách rõ ràng.
Ở gia đình các em lại thiếu sự quan tâm của người thân, thời gian tự học ngắn, bị tác động bởi nhiều yếu tố tiêu cực, ý thức học tập chưa được khơi dậy đúng mức, làm cho tiết học, buổi học trở nên nhàm chán. Từ đó niềm đam mê học tập cũng giảm đi, dẫn tới việc lười học, trốn học mãi mê lo chơi, hiệu quả học tập ngày càng đi xuống.
TỔ HÓA - SINH
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thí nghiệm hóa học là phương tiện trực quan quan trọng trong giảng dạy bộ môn hóa học ở nhà trường phổ thông. Bởi vì nó có tác dụng bồi dưỡng hứng thú học tập, nâng cao lòng tin vào khoa học, làm phát triển năng lực nhận thức, học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới, nhớ lâu nội dung học tập, đồng thời hình thành cho học sinh những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên một cách chính xác.


Thí nghiệm hóa học được sử dụng theo nhiều cách khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo. Do vậy sử dụng thí nghiệm có hiệu quả kết hợp với việc thực hiện bài mới một cách hợp lý sẽ nâng cao chất lượng giờ dạy, một công việc hết sức cần thiết cho học sinh ở bậc trung học cơ sở.
1. Sử dụng thí nghiệm để hình thành tính chất của chất:


Thí nghiệm là cơ sở để xây dựng bài mới trong các loại bài về chất cụ thể, là nguồn kiến thức chính cần khai thác để đi đến kết luận. Nếu giáo viên chủ động sáng tạo linh hoạt trong việc kết hợp thí nghiệm với trình bày giảng thì học sinh thích thú hơn với bộ môn, tiết học trở nên sinh động hơn, kết quả ghi nhận của học sinh sẽ hoàn thiện hơn. Để thí nghiệm đạt hiệu quả, bản thân luôn yêu cầu học sinh nắm rõ mục đích từng thí nghiệm, hiểu rõ tác dụng của từng dụng cụ, định hướng cho học sinh quan sát những gì, vị trí nào là thuận lợi nhất.

Ví dụ: Hình thành tính chất hóa học của axit (bài tính chất hóa học của axit)
Gv nêu vấn đề: Axit có những tính chất hóa học nào? Làm thế nào để biết được những tính chất hóa học đó? Trước hết ta tìm hiều axit có tác dụng với bazơ không?
Gv yêu cầu học sinh các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn và điền kết quả vào phiếu học tập.
Hs các nhóm đồng loạt tiến hành (dụng cụ và hóa chất các nhóm được chuẩn bị đầy đủ).
Thí nghiệm 1: Nhỏ từ từ dd axit HCl vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 rắn có màu xanh.
Thí nghiệm 2: Nhỏ từ từ dd axit HCl vào ống nghiệm đựng dd NaOH có màu đỏ (do có thêm vài giọt phenolphtalein).

Hiện tượng quan sát được:

Ở thí nghiệm 1: Chất rắn màu xanh trong ống nghiệm tan dần tạo thành dd có màu xanh lơ.
Ở thí nghiệm 2: Màu đỏ của dd trong ống nghiệm nhạt dần và trở nên không màu.
Các PTHH:
2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Nam h?c: 2014 - 2015

Nhận xét:
Thí nghiệm 1: Dd axit tác dụng với bazơ không tan tạo thành muối và nước.
Thí nghiệm 2: Dd axit tác dụng với bazơ tan tạo thành muối và nước.
Kết luận:
Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.
Giáo viên gợi ý cho học sinh tiến hành các thí nghiệm tương tự để hình thành đầy đủ tính chất hóa học của axit. Qua thực tế cho thấy khi tổ chức thực hiện thí nghiệm học sinh rất thích thú và dễ dàng rút ra kết luận.
2. Sử dụng thí nghiệm để hình thành khái niệm thuốc thử
Thông thường để nhận biết dung dịch axit hay dung dịch bazơ, học sinh nghĩ ngay đến quỳ tím hay phenolphtalein không màu, dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, còn dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, làm phenolphtalein không màu thành màu đỏ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người ta phải sử dụng đến những hóa chất đặc trưng khác để phân biệt hay nhận ra các chất một việc làm không hề dễ dàng đối với học sinh khi vốn kiến thức về hóa học còn rất hạn chế. Trong thực tế khi được hỏi làm như thế nào để nhận biết các chất trong các lọ khác nhau khi chúng bị mất nhãn, hầu hết học sinh đều thú nhận không biết phải làm gì và làm bằng cách nào.
Chúng ta đều biết một trong các quy tắc an toàn khi sử dụng và bảo quản hóa chất là không được nếm hay ngửi trực tiếp, muốn xác định hóa chất thuộc loại gì cần tiến hành thí nghiệm bằng những hóa chất đặc trưng. Để góp phần giúp học sinh giải quyết những khó khăn thường xảy ra trong suốt quá trình nghiên cứu hóa học, trong quá trình xây dựng bài mới, bản thân sử dụng triệt để các thí nghiệm trong sách giáo khoa nhằm hình thành khái niệm thuốc thử.
Vd: để nhận biết dung dịch muối clorua hay axit clohidric người ta dùng dung dịch muối bạc nitrat. Vì bạc clorua là muối duy nhất trong nhóm muối clorua thông thường kết tủa trong nước.
Cách làm sau đây góp phần giúp học sinh hình thành một số thuốc thử thông thường dùng để nhận biết các chất cơ bản trong chương trình môn hóa học ở bậc trung học cơ sở.
Vd: Thí nghiệm để nhận biết dung dịch axit H2SO4 loãng và muối sunfat
Gv nêu vấn đề: có 2 lọ đựng 2 dung dịch H2SO4 và MgSO4 riêng biệt.
Hãy làm thí nghiệm để nhận biết mỗi lọ đựng chất nào? Có thể dùng các chất sau: NaCl, BaCl2, đinh sắt.
Hs các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào phiếu học tập (đã trích mẫu thử từng chất )
TN 1: Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 lần lượt vào 2 ống nghiệm đựng riêng biệt dung dịch H2SO4 và MgSO4
TN 2: Nhỏ từ từ dung dịch NaCl lần lượt vào 2 ống nghiệm đựng riêng biệt dung dịch H2SO4 và MgSO4
TN 3: Cho vào mỗi ống nghiệm một đinh sắt
+ Hiện tượng quan sát được:
TN 1: Có chất rắn trắng tạo thành ở đáy của cả hai ống nghiệm
TN 2: không có hiện tượng gì
TN 3: Ống (1) có hiện tượng sủi bọt , khí không màu bay ra
Ống (2) không có hiện tượng gì
+ Giải thích và viết PTHH :
Chất rắn trắng ở đáy của 2 ống nghiệm là bary sunfat tạo thành.
Chất khí không màu bay ra ở ống nghiệm 1 là khí hidro
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
MgSO4 + BaCl2 → BaSO4 + MgCl2
H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2
+ Nhận xét:
- BaCl2 là thuốc thử để nhận biết gốc sunfat (= SO4).
- NaCl không phải là thuốc thử để nhận biết gốc sunfat.
- Sắt là thuốc thử để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 và MgSO4
Từ việc khai thác các thí nghiệm trong quá trình xây dựng bài mới bản thân giúp học sinh xác định được một số thuốc thử để nhận biết các hóa chất thường gặp trong môn học để các em tự tin hơn và chọn thuốc thử phù hợp để nhận biết các chất dựa vào dấu hiệu đặc trưng của chúng. Một trong những dạng bài tập khó mà không phải học sinh nào cũng có thể giải quyết được một cách dễ dàng. Sau đây là một số thuốc thử thường sử dụng được rút ra từ các thí nghiệm trong quá trình tiến hành xây dụng bài mới:
Với những thuốc thử tìm được học sinh có thể thực hiện được dạng bài tập đòi hỏi phải tổng hợp một lượng kiến thức sâu rộng, từ đó tạo cho học sinh niềm tin với chính bản thân là cơ sở là nền tảng cho quá trình chiếm lĩnh và lĩnh hội kiến thức.
TỔ HÓA – SINH
NĂM HỌC: 2014 - 2015
3. Sử dụng thí nghiệm để hình thành kỹ năng quan sát:

Kinh nghiệm bản thân cho thấy khi học sinh thường xuyên được quan sát hiện tượng các thí nghiệm kèm theo những thay đổi dấu hiệu bên ngoài của phản ứng như: Sự thay đổi màu sắc, sự xuất hiện hay biến mất kết tủa, sự xuất hiện hay biến mất màu sắc, sự xuất hiện, biến mất hay thay đổi mùi vị... Đã có những tác động mạnh mẽ đến giác quan học sinh, làm nảy sinh trong học sinh những thắc mắc “vì sao như thế”. Để giải quyết những thắc mắc buộc học sinh phải suy nghĩ, phải nhớ lại những kiến thức cơ bản đã học, có khi phải dự đoán phân tích, tổng hợp mới tìm được câu trả lời.


Mặt khác khi nội dung bài học có thí nghiệm thì sự tiếp thu kiến thức của học sinh cùng một lúc huy động nhiều giác quan tham gia, không chỉ có tai nghe mà mắt thấy, tay có thể sờ nên thông tin tiếp thu trở nên vững chắc hơn, chẳng những dễ nhớ mà còn nhớ lâu, nhớ suốt đời. Thế là năng lực nhận thức của học sinh được hoạt động, được hình thành và ngày một phát triển.
Ví dụ: Khi cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dd CuSO4 hiện tượng quan sát được là màu xanh của dd trong ống nghiệm nhạt dần và trở nên không màu, có lớp màu đỏ bao phủ bên ngoài đinh sắt, đinh sắt tan dần.


Hoặc khi nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm đựng dd axit H2SO4, hiện tượng quan sát được là xuất hiện kết quả trắng.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp các phản xảy ra không kèm theo bất kỳ dấu hiệu bên ngoài nào rõ rệt, như trường hợp phản ứng giữa dd axit H2SO4 và dd NaOH. Vậy trong những trường hợp như thế phải làm gì và làm như thế nào? Để giúp học sinh nhận biết dấu hiệu bên ngoài của phản ứng nhằm khẳng định phản ứng đã xảy ra, bản thân hướng dẫn học sinh cách làm sau:

Lấy 2 ml dd NaOH cho vào ống nghiệm, cho thêm vài giọt phenolphtalein không màu, dd thu được có màu đỏ. Kế tiếp nhỏ từ từ dd H2SO4 vào, hiện tượng quan sát được là dd từ màu đỏ trở nên không màu:
H2SO4 2NaOH  Na2SO4 + 2H2O
Sau khi tiến hành xong thí nghiệm, bản thân đặt vấn đề: Nếu không có phenolphtalein không màu mà ta phải làm gì và làm như thế nào?

Lúc này học sinh nghĩ ngay đến chất chỉ thị thường được sử dụng để nhận biết axit hay bazơ chính là quỳ tím.
Cách học sinh thực hiện: Cho mẫu quỳ tím vào ống nghiệm chứa dd NaOH, lúc này mẫu quỳ tím ngã sang màu xanh, cho từ từ dd axit vào mẫu quỳ tím dần trở lại màu tím. Chứng tỏ phản ứng đã xảy ra.
Khi học sinh biết tự tạo các tình huống để quan sát hiện tượng các thí nghiệm, tức là tư duy học sinh được hoạt động, năng lực tự nhận thức của học sinh được phát triển, kỹ năng quan sát được hình thành.




Học sinh tỏ ra thích thú với bộ môn hơn, linh hoạt hơn, chính xác hơn và đúng đắn hơn trong các tình huống thường xảy ra trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Hệ quả tất yếu là kỹ năng quan sát của học được hình thành và ngày một phát triển, dần trở nên hoàn thiện. Từ đó kết quả học tập bộ môn hóa học nói riêng và chất lượng học tập nói chung có những thay đổi theo chiều hướng tích cực.


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Việc thường xuyên quan sát hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm và thực hiện các thao tác thực hành sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực và sáng tạo trong học tập, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy - học hóa học ở nhà trường trung học cơ sở, một xu thế phát triển tất yếu của thời đại. Từng bước học sinh được hình thành những thói quen cần thiết, cơ bản và thiết thực khi học tập các môn khoa học thực nghiệm.

Một khi các em phát hiện và nhận thấy được cái hay, cái đúng sẽ kích thích tính tò mò ham hiểu biết, luôn muốn khám phá cái mới. Như vậy tính tự giác trong học tập của học sinh được nâng cao, tự giác là đức tính quan trọng đòi hỏi mỗi học sinh cần được hình thành và phát huy. Một khi tính tự giác hình thành, quỹ đạo học tập của học sinh sẽ xoay chiều theo hướng tích cực, chất lượng học ngày càng được cải thiện.
Nam h?c: 2014 - 2015

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trực tiếp thực hành các thí nghiệm hóa học là con đường ngắn nhất và nhanh nhất giúp học sinh hình thành các kỹ năng cơ bản trong thực nghiệm, cũng như khả năng chiếm lĩnh kiến thức. Để quan sát được hiện tượng hóa học xảy ra trong quá trình diễn biến của phản ứng, học sinh phải huy động nhiều giác quan tham gia không chỉ tai nghe mà mắt thấy tay có thể sờ. Qua đó thông tin học sinh tiếp thu được sẽ nhanh hơn, bền vững hơn, học sinh chẳng những dễ nhớ mà còn nhớ lâu những gì ghi nhận được. Từ đó năng lực nhận thức của học sinh sẽ phát triển, tư duy quan sát, phân tích, dự đoán, tổng hợp sẽ nhanh hơn và chính xác hơn.

Kinh nghiệm bản thân cho thấy để sử dụng thí nghiệm có hiệu quả, giáo viên phải thường xuyên cải tiến dụng cụ thí nghiệm nhằm phát huy tính hiệu quả và phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Bên cạnh đó trước khi cho học sinh tiến hành các thí nghiệm cần có sự chuẩn bị chu đáo, học sinh phải nắm vững tính chất của chất, giáo viên cần cho học sinh xác định mục đích thí nghiệm, hiểu được tác dụng của từng dụng cụ, định hướng cho học sinh quan sát những gì và ở vị trí nào là thuận lợi nhất.


Sau mỗi thí nghiệm cần nêu nhận xét và rút ra kết luận, học sinh cần hiểu được rằng vì sao phải làm như vậy và chỉ có làm như vậy thì thí nghiệm mới thành công và an toàn. Ngoài ra để đảm bảo tính khoa học, tính hiệu quả khi thực hiện thí nghiệm, học sinh cần có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, ý thức chấp hành kỷ luật trong suốt quá trình làm thí nghiệm.




Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm gắn liền với đời sống và lao động sản xuất, có vai trò quan trọng trong giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh, là cơ sở cho việc giáo dục hướng nghiệp, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài gắn nhà trường với thế giới lao động. Chuẩn bị tốt cho học sinh tham gia vào công cuộc xây dựng nền kinh tế quốc dân đã và đang đổi mới theo cơ chế thị trường.

Trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản và thiết thực đầu tiên ở bậc trung học cơ sở, là nền tảng vững chắc để học sinh học tiếp lên hoặc đi vào cuộc sống lao động sản xuất. Góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp về: nông dược, hóa chất công nghiệp, hóa thực phẩm, hóa mỹ nghệ dân dụng…




Do đó sử dụng thí nghiệm có hiệu quả để hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản trong thực hành hóa học góp phần giúp học sinh phát triển năng lực tự nhận thức, tư duy sáng tạo, thói quen học tập khoa học, kích thích tính tự học ham hiểu biết, hứng thú trong học tập. Từ đó học sinh chú tâm nhiều vào học tập, giảm bớt các thói hư tật xấu và thời gian vui chơi vô bổ bên ngoài, đẩy lùi các tệ nạn xã hội đã và đang len lõi xâm nhập vào nhà trường.


Năm học: 2014 - 2015


Thí nghiệm hóa học có vai trò to lớn trong nghiên cứu khoa học, nó giúp học sinh minh họa, kiểm chứng các quy luật lý thuyết, đồng thời giúp học sinh dự đoán, phát hiện các quy luật hóa học. Từ đó giúp học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho người làm công tác nghiên cứu hóa học sau này.
Để hình thành được những kỹ năng cơ bản trong thực hành thí nghiệm hóa học, học sinh phải thường xuyên được nghiên cứu thí nghiệm dù là thí nghiệm minh họa của giáo viên hay thí nghiệm nghiên cứu khám phá của học sinh.



Để làm được điều này học sinh cần nắm vững kiến thức về sử dụng và bảo quản hóa chất, biết lựa chọn hóa chất phù hợp cho một thí nghiệm, biết xác định dụng cụ, hóa chất thay thế mà vẫn đảm bảo kết quả thí nghiệm, biết cải tiến dụng cụ thí nghiệm phù hợp yêu cầu và thực tế của nhà trường trên cơ sở đảm bảo tính khoa học. Tóm lại “sử dụng thí nghiệm có hiệu quả trong giảng dạy môn hóa học lớp 9” để hình thành cho học sinh những kỹ năng kiến thức cơ bản là việc làm rất cần thiết.




Song song với niềm tin hứng thú trong học tập khi có thí nghiệm trực quan, học sinh sẽ tin tưởng vào những gì giáo viên nói, uy tín giáo viên được nâng cao tin thầy có nghĩa là tin vào khoa học. Nó là nền tảng, là bệ phóng giúp học sinh có niềm tin vào khoa học vào bản thân vào những người xung quanh, giúp các em xác định đúng hướng đi trong học tập là cơ sở là nền tảng là bệ phóng để các em chắp cánh bay cao bay xa hơn nữa trên con đường học vấn.


TỔ HÓA SINH

VI. ĐỀ XUẤT
Trong điều kiện cơ sở vật chất chưa đầy đủ, dụng cụ hóa chất chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để tiến hành các thí nghiệm, giáo viên phải mất nhiều thời gian ngoài giờ lên lớp để lắp ráp các thiết bị, chuẩn bị dụng cụ và hóa chất cần thiết khác. Theo bản thân công việc cấp bách hiện nay nhằm phát huy hiệu qủa của các thiết bị hiện có, giảm thời gian làm việc ngoài giờ lên lớp của giáo viên, học sinh được tiếp cận với các dụng cụ, thiết bị thường xuyên hơn, tăng hiệu quả học tập gây hứng thú cho học sinh, sau đây là mấy ý kiến đề xuất:


- Bố trí phòng thí nghiệm bộ môn hóa học riêng biệt.
- Cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất kip thời đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của học sinh.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn sử dụng dụng cụ, hóa chất đúng cách và an toàn.
- Đào tạo giáo viên hướng dẫn thực hành.
- Trang bị dụng cụ phòng chống cháy nổ.
- Trang bị tủ thuốc gồm 13 loại hóa chất đặc biệt được pha chế theo tiêu chuẩn để sơ cấp cứu kịp thời khi bị bỏng axit hoặc bị dung dịch natri hidroxit bắn vào mắt…
- Gia đình, nhà trường và xã hội cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục học sinh ở bậc trung học cơ sở.


Mời quý thầy cô xem những video thí nghiệm minh họa:






Năm học 2014 - 2015


TỔ HÓA SINH
nguon VI OLET