CHUYÊN ĐỀ: SÓNG
Xuân Quỳnh
Date : 06.2021
LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT 2021
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
SÓNG
1、Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường, hạnh phúc bình dị.
2、Từ hình tượng sóng, liên tưởng vẻ đẹp tâm hồn người con gái đang yêu
3、Những sắc thái tình yêu tinh tế: nguồn cội tình yêu, nhớ nhung, thủy chung, niềm tin
4、Khát vọng tình yêu vĩnh hằng: lứa đôi hòa trong tình yêu cuôc sống
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
Những ý cơ bản
CÁC ĐỀ LUYÊN THI
Sóng- Xuân Quỳnh
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
Đề : Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này?
MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước, là thi sĩ của tình thương, lòng trắc ẩn và hồn thơ nữ tính.
- Giới thiệu bài thơ Sóng: sáng tác năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào, là bài thơ viết về tình yêu tiêu biểu cho hồn thơ giàu chất nữ tính của Xuân Quỳnh.
- Hình tượng Sóng trong bài thơ trên đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
B. THÂN BÀI
TỔNG:
- Vị trí văn học sử: đây bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh, góp phần tạo nên vị trí “nữ hoàng thơ tình Việt Nam”.
- Bố cục của bài thơ…

GV: Phạm Thị Thúy Nhài
2. PHÂN
Luận điểm 1
Phân tích hình tượng Sóng
01
02
03
Luận điểm 2
Vẻ đẹp tâm hồn phụ nữ trong tình yêu
Luận điểm 3
Mối quan hệ giữa “sóng” và “em”
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
a. Phân tích hình tượng Sóng
- Sử dụng nghệ thuật tương phản: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, từ đó khái quát trạng thái đối lập của sóng, gợi liên tưởng đến tâm lí của người phụ nữ khi yêu (khi mãnh liệt khi lại dịu dàng).
- Nghệ thuật nhân hóa: “sông không hiểu” được bản tính của sóng, nên “sóng ” muốn tìm đến không gian rộng lớn, hành trình của sóng là hành trình khám phá chính bản thân mình, khát khao vươn tới giá trị tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ..
-“Ôi con sóng ... Bồi hồi trong ngực trẻ”: dù trong quá khứ hay hiện tại sóng luôn dạt dào, sôi nổi, luôn khát vọng. Đó cũng là khát vọng và bản tính của người phụ nữ muôn đời; liên hệ tình yêu của tuổi trẻ với con sóng.
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
b. Vẻ đẹp tâm hồn phụ nữ trong tình yêu
- Khổ 3: Điệp ngữ “em nghĩ về” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên” nhấn mạnh niềm khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu và nhận thức về tình yêu muôn đời.
- Khổ 4: Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để tìm khởi nguồn của sóng, của tình yêu, gợi lên sự trăn trở trước bí ẩn của tình yêu, thời điểm bắt đầu tình yêu.
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
Khổ 5: Nghệ thuật tương phản để gợi ra những phạm vi không gian khác nhau “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, phạm vi thời gian khác nhau: ‘”ngày” – “đêm”, nghệ thuật nhân hóa: “ngày đêm không ngủ được”, diễn tả nỗi nhớ dạt dào, triền miên của sóng với bờ cũng là nỗi nhớ của người phụ nữ khi yêu.
Khổ 6: Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời. Lời thề thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về người mình yêu bằng cả trái tim.
b. Vẻ đẹp tâm hồn phụ nữ trong tình yêu (tt)
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
b. Vẻ đẹp tâm hồn phụ nữ trong tình yêu (tt)
Khổ 7: khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “con nào chẳng tới bờ ... Dù muôn vời cách trở”, cũng giống như “em”, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”
=> niềm tin
Khổ 8: lo âu trước giới hạn thời gian- đời người.
Khổ 9: ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ. Đó là khát khao của người phụ nữ được sống trong “biển lớn tình yêu ”, bằng tình yêu và cùng tình yêu, khát khao hòa nhập tình yêu riêng tư trong tình yêu chung rộng lớn.
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
* Chốt ý: vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu:
Đó là tâm hồn thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
c. Mối quan hệ giữa “sóng” và “em”

Hình tượng thiên nhiên
Gía trị hình tượng
-Vẻ đẹp của hình tượng: vừa truyền thống vừa hiện đại (Sóng gợi nhắc hình ảnh thuyền và bến - biểu trưng cho tình yêu trong ca dao nhưng ở bài thơ, người phụ nữ không bị động mà chủ động tự bạch, tự nhận thức để khao khát dâng hiến)
3. HỢP:
a.
Nhịp điệu độc đáo, giàu sức liên tưởng: thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, nối khổ linh hoạt
b.
Giọng điệu tha thiết chân thành, ít nhiều có sự phấp phỏng lo âu.
c.
Hình tượng Sóng có một vẻ đẹp bất diệt
d.
Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh là quan niệm nhân văn
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
C. KẾT BÀI
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
CÁC ĐỀ THAM KHẢO KHÁC
ĐỀ 1
Cảm nhận về Sóng và Em qua hai khổ thơ đầu bài Sóng (Xuân Quỳnh)
Đề 2
“Xuân Quỳnh viết về tình yêu gắn liền với lòng thủy chung”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua khổ thơ 6,7 của bài Sóng (XQ)
Đề 3
Cảm nhận của anh/chị về đoạn:
“Con sóng dưới lòng sâu

Cả trong mơ còn thức”
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
BÀI TẬP
Chọn 1 trong 03 đề trên
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
Nhận xét về Xuân Quỳnh và Sóng
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
THANK YOU
GV: Phạm Thị Thúy Nhài
nguon VI OLET