GIÁO VIÊN: TỒ NGỌC SƠN.
TRƯỜNG TIỂU HỌC
KRÔNG BÚK
Toán
Lớp 5A.
TOÁN CHUYỂN ĐỘNG
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1
TOÁN TÌM VẬN TỐC, QUÃNG ĐƯỜNG, THỜI GIAN
2
TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NGƯỢC - CÙNG CHIỀU
TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNGTRÊN DÒNG NƯỚC
3
4
TOÁN VỀ VẬT CHUYỂN ĐỘNG CÓ CHIỀU DÀI ĐÁNG KỂ
BÀI 1. VẬN TỐC – QUÃNG ĐƯỜNG VÀ THỜI GIAN
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
1. Định nghĩa :
- Vận tốc là sự nhanh chậm của một chuyển động trong một đơn vị thời gian.
+ Ví dụ: Một ô tô di chuyển từ A đến B với vận tốc 50km/giờ.
Một người đi bộ di chuyển với vận tốc 1m/giây.
- Quãng đường là độ dài chuyển động của vật.
+ Ví dụ: Một ô tô di chuyển từ A đến B dài 40km.
Một người đi bộ tập thể dục từ đầu đập đến cuối đập hết 2000 m.
- Thời gian là khoảng kéo dài của các vật di chuyển trong một đơn vị độ dài.
+ Ví dụ: Một ô tô di chuyển từ A đến B hết 40 phút.
Một người đi bộ đi quanh thành phố hết 5 giờ.
Theo sự hiểu biết của em và qua những ví dụ sau, hãy cho biết thế nào là vận tốc, quãng đường, thời gian?
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
2. Quy tắc:
Quãng
đường
Vận tốc
Thời gian
Từ hình đã cho bên, hãy nêu công thức tính Vận tốc, quãng đường và thời gian ?
+ Vận tốc:
Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
Ta gọi: Vận tốc là v, quãng đường là s và thời gian là t
- Quy tắc:
v = s : t
+ Quãng đường:
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
s = v x t
+ Thời gian:
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
t = s : v
Thời gian đi = giờ đến – giờ khởi hành – giờ nghỉ (nếu có).
Giờ khởi hành = giờ đến nơi – thời gian đi – giờ nghỉ (nếu có).
Giờ đến nơi = giờ khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).
Lưu ý: ngoài = quãng đường : vận tốc
Thì còn có các công thức tính các đại lương liên quan đến thời gian :
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
3. Đơn vị:
Vận tốc : km/giờ , km/phút , m/giây , cm/giây…
Quãng đường : km, m , cm, dm …
Thời gian: giờ, phút, giây …
+ Ví dụ: Một ô tô di chuyển từ A đến B với vận tốc 50km/giờ.
Một người đi bộ di chuyển với vận tốc 1m/giây.
+ Ví dụ: Một ô tô di chuyển từ A đến B dài 40km.
Một người đi bộ tập thể dục từ đầu đập đến cuối đập hết 2000 m.
+ Ví dụ: Một ô tô di chuyển từ A đến B hết 40 phút.
Một người đi bộ đi quanh thành phố hết 5 giờ.
Quay lại với các ví dụ ở phần 1, hãy cho biết đơn vị thường dung với vận tốc, quãng đường, thời gian là gì ?
Chú ý:Khi sử dụng các đại lượng trong một hệ thống đơn vị cần lưu ý :
Nếu quãng đường là km, thời gian là giờ thì vận tốc là km/giờ.
Nếu quãng đường là m, thời gian là phút thì vận tốc là m/phút.
3. Với cùng một vận tốc thì quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian.
4. Trong cùng một thời gian thì quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc.
5. Trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài 1. ( M1) Một ô tô đi được quãng đường 120km trong 2,5 giờ. Tính vận tốc của ô tô đó ?
1. Phần vận tốc:
Bài giải:
Vận tốc của ô tô đó là:
120 : 2,5 = 48 (km/giờ)
Đáp số: 48 km/giờ
Bài 2. (M2) Một người đi bộ, khởi hành lúc 7 giờ tại xã A và đến xã B lúc 8 giờ 45 phút, biết quãng đường từ A đến B dài 7km. Hỏi người đó đi với vận tốc bằng bao nhiêu ?
Phương pháp giải: - Tính thời gian : giờ đến – giờ khởi hành
- Áp dụng công thức tính vận tốc.
Thời gian đi từ xã A đến xã B là:
Bài giải:
8 giờ 45 phút – 7 giờ = 1 giờ 45 phút
Đổi: 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ
Vận tốc đi bộ là:
7 : 1,75 = 4 (km/giờ)
Đáp số: 4 km/giờ
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
1. Phần vận tốc:
Bài 3. (M3) Một người đi bộ từ A đến B rồi lại quay trở về A. Lúc đi với vận tốc 6km/giờ nhưng lúc về đi ngược gió nên chỉ đi với vận tốc 4km/giờ. Hãy tính vận tốc trung bình cả đi lẫn về của người âý.
Phương pháp giải: (2 cách)
Cách 1:
- Tính thời gian đi lẫn về
Tính quãng đường đi lẫn về.
Tính vận tốc TB: s : t
Cách 2: (BTVN)
Đổi 1 giờ = 60 phút (1)
Tính thời gian đi lẫn về trong
1 km (2)
Tính Vận tốc TB: (1) : (2)
Bài giải:
Cách 1:
Thời gian người đó đi hết 1km là:
 
Thời gian người đó về hết 1km là:
 
Thời gian người đó đi lẫn về hết 2km là:
 
Vận tốc trung bình cả đi lẫn về của người âý là.
 
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
1. Phần vận tốc:
Bài 4. (M4) Ba bạn Hùng, Dũng, Minh ở tỉnh A hẹn nhau đi đến tỉnh B cùng 1 lúc. Hùng khởi hành bằng xe đạp lúc 6 giờ với vận tốc 12km/giờ, Minh khởi hành lúc 7 giờ bằng ô tô với vận tốc 48km/giờ, còn Dũng khỏi hành lúc 6 giờ 40 phút bằng xe máy. Hỏi Dũng phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến tỉnh B đúng hẹn ?
Phương pháp giải:
Tính quãng đường từ A đến B.
Tính thời gian Hùng đi từ A đến B.
Tính thời gian Dũng đi từ A đến B.
Tính vận tốc đi của Dũng.
Bài giải:
Thời gian Hùng đi trước Minh là::
7 - 6 = 1 (giờ)
Như vậy Hùng đi trước Minh là:
12 x 1 = 12(km)
Gọi quãng đường Hùng đi trong một giờ đầu là đoạn AM, ta có AM = 12 km
Vận tốc ô tô so với vận tốc xe đạp thì gấp:
48 : 12 = 4 (lần)
Vì Hùng và Minh đến tỉnh B cùng một lúc nên trong cùng một khoảng thời gian như nhau, Hùng đi quãng đường từ M đến B còn Minh đi quãng đường từ A đến B. Vậy quãng đường từ A đến B phải dài gấp 4 lần quãng đường từ M đến B.
Quãng đường từ A đến B dài:    
12 : 3 x 4 = 16 (km)
Thời gian Hùng đi từ A đến B là:    
16 : 12 = 1 giờ 20 phút
Dũng khởi hành sau Hùng thời gian là:    
6 giờ 40 phút - 6 giờ = 40 (phút)
Thời gian Dũng đi từ A đến B là:    
1 giờ 20 phút - 40 phút = 40 (phút)
Vận tốc Dũng phải đi là:
16 x 60 : 40 = 24 (km/giờ)
A                                 M         B
Ta có sơ đồ minh họa:    X--------X--------X--------X--------X
                           ______12km_______  
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
2. Phần quãng đường:
Bài 1. ( M1) Một ô tô đi trong 3 giờ với vận tốc 46,5km/giờ. Tính quãng đường ô tô đã đi ?
Bài giải:
Quãng đường ô tô đã đi được là:
46,5 x 3 = 139,5 (km/giờ)
Đáp số: 139,5 km/giờ
Bài 2. (M2) Lúc 6 giờ một người đi xe đạp khởi hành từ xã A với vận tốc 15km/giờ, đến 7 giờ 30 phút người đó nghĩ 15 phút rồi lên ô tô đi tiếp và đến xã B lúc 8 giờ 30 phút. Tính quãng đường từ xã A đến xã B, biết ô tô đi với vận tốc 48km/giờ.
Phương pháp giải:
Tính quãng đường đi xe đạp.
Tính quãng đường đi ô tô.
Tính quãng đường từ xã A đến B.
Bài giải:
Thời gian đi xe đạp là:
7 giờ 30 phút – 6 giờ = 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
Quãng đường đi xe đạp là:
15 x 1,5 = 22,5 (km)
Thời gian đi ô tô là:
8 giờ 30 phút – (7 giờ 30 phút + 15 phút) = 45 phút
Quãng đường đi ô tô là:
 
Quãng đường đi từ xã A đến xã B là:
22,5 + 36 =58,5 (km)
Đáp số: 58,5 km
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
2. Phần quãng đường:
Bài 2. (M3) Bình thường anh Hùng đi xe máy từ xã A đến xã B phải mất 20 phút. Nhưng hôm nay vì có việc gấp cần đến xã B sớm hơn 4 phút nên anh Hùng đã tăng tốc mỗi phút thêm 120m để đến đúng giờ. Tính khoảng cách từ xã A đến xã B ?
Phương pháp giải:
Tính thời gian mà anh Hùng phải đi với vận tốc mới.
Tính quãng đường khi đi với vận tốc mới hơn vận tốc cũ.
Vận tốc cũ
Quãng đường từ A đến B.
Bài giải:
Thời gian mà anh Hùng phải đi với vận tốc mới là:
20 - 4 = 16 (phút)
Quãng đường khi đi với vận tốc mới hơn vận tốc cũ là:
120 x 16 = 1920 (m)
Để đi hết 1920m với vận tốc cũ thi anh phải đi trong 4 phút, vậy vận tốc cũ là:
1920 : 4 = 480 (m/phút)
Quãng đường đi từ xã A đến
xã B là::
480 x 20 = 9600 (m) = 9,6 (km)
Đáp số: 9,6 (km)
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
3. Phần thời gian:
Bài 1. ( M1) Một máy bay bay với vận tốc 650km/giờ. Tính thời gian để máy bay bay được quãng đường dài 1430km.
Bài giải:
Thời gian máy bay đi được quãng đường là:
1430 : 650 = 2,2 ( giờ)
Đáp số: 2,2 giờ
Bài 2. ( M2) Lúc 6 giờ 30 phút , một người đi xe đạp khỏi hành từ A để đi đến B với vận tốc 20km/giờ, đi được 1 giờ 45 phút người dó nghĩ lại 10 phút rồi sau đó đi tiếp quãng đường 55km nữa để đến B. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ ?
Phương pháp giải:
Tính thời gian đi quãng đường dài 55km
Tính thời gian đi từ A đến B
Tính giờ người đó đến B.
Bài giải:
Thời gian đi hết quãng đường dài 55km là:
55 : 20 = 2,75 ( giờ) = 2 giờ 45 phút
Thời gian đi từ A đến B là:
1 giờ 45 phút + 10 phút + 2 giờ 45 phút
= 3 giờ 100 phút = 4 giờ 40 phút
Người đó đến tỉnh B lúc:
6 giờ 30 phút + 4 giờ 10 phút
= 11 giờ 40 phút
Đáp số: 11 gờ 10 phút
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
3. Phần thời gian:
Bài 3. ( M3) Một ô tô đi từ A đến B, sau khi đi được 1 nữa quãng đường AB, ô tô đã tăng vận tốc thêm ¼ vận tốc cũ nên đã đến B sớm hơn dự định là 0,5 giờ. Tính thời gian ô tô đi hết quãng đường AB?
Thời gian đi hết nữa quãng đường đầu là:
0,5 x ( 5-4) x 5 = 2,5 (giờ)
Thời gian đi hết nữa quãng đường sau là:
2,5 – 0,5 = 2 (giờ)
Thời gian đi từ A đến B là:
2,5 + 2 = 4,5 ( giờ)
T?NG K?T
Nắm được định nghĩa, đơn vị vận tốc, quãng đường, thời gian.
Thuộc công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian
Luyện kĩ năng làm các dạng bài tập.
nguon VI OLET