KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
Tuần 5
Tiết 19,20
CÔ BÉ BÁN DIÊM
An-đéc-xen
Văn bản
QUỐC KÌ
QUỐC HUY
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
1. Tác giả
- An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch được mệnh danh là “ Người kể chuyện cổ tích” nổi tiếng thế giới.
- Truyện của ông đem đến cho độc giả cảm nhận về niềm tin và lòng yêu thương đối với con người.
2. Tác phẩm
- Cô bé bán diêm là một trong những truyện nổi tiếng nhất của nhà văn An-đéc-xen.
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Đọc
- Thể loại: Truyện ngắn
- PTBĐC: Tự sự
- Bố cục: 3 phần
P1 : “Từ đầu… cứng đờ ra”: hoàn cảnh của cô bé bán diêm
P2 : “ tiếp theo… về chầu thượng đế”: những lần quẹt diêm của cô bé.
P3 : Phần còn lại: cái chết của cô bé.
TÓM TẮT
TÁC PHẨM
2. Tìm hiểu văn bản
a/ Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
Bà mất
Mồ côi mẹ
Đầu trần
Chân đất
Bụng đói
Gia sản tiêu tán
Chui rúc trong xó tối tăm
Luôn nghe những lời mắng nhiếc
Sống với người cha say xỉn
Đi bán diêm kiếm sống
2. Tìm hiểu văn bản
a/ Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
- Bà, mẹ người thương yêu em đã mất, sống với người cha thô bạo. Em phải đi bán diêm tự kiếm sống.
- Chịu cảnh đói rét, không nhà, không người thân ngay cả trong đêm giao thừa
2. Tìm hiểu văn bản
a/ Hoàn cảnh của cô bé bán diêm
- Bà, mẹ người thương yêu em đã mất, sống với người bố thô bạo. Em phải đi bán diêm tự kiếm sống.
→ Hoàn cảnh tội nghiệp, đáng thương.
Hoàn thành phiếu học tập
+ Em hãy đọc VB và cho biết có mấy lần em bé quẹt diêm? Mỗi lần quẹt diêm, những hình ảnh nào đã hiện ra?
+ Những hình ảnh sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện những ước mong nào của em bé bán diêm? Theo em, có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó không?

- Quẹt 5 lần: 4 lần đầu, mỗi lần 1 que. Lần cuối: cả bao.

+ Lần 1: Ngồi trước lò sưởi lửa cháy vui mắt toả hơi nóng dịu dàng
 Vì em đang rét, muốn được sưởi ấm.

+ Lần 2: Bàn ăn, đồ quý giá, ngỗng quay…  Vì em đang đói, muốn ăn (gần 12 giờ đêm rồi).

- Lần 3: Cây thông Noel, ngọn nến sáng rực, lấp lánh…  Em bé muốn được đón niềm vui, hi vọng vào năm mới.

- Lần 4: Thấy bà nội hiện về đang mỉm cười với em.
 Vì vậy lời cầu xin của em vang lên thống thiết.

- Lần 5: Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao.
 Mộng tưởng đẹp thể hiện khát khao cháy bỏng của cô bé về 1 cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc.
b/ Những mộng tưởng của cô bé bán diêm:
- Có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng:
- trời rét  mơ đến lò sưởi
- vì đói  tưởng đến bàn ăn
- vì là đêm giao thừa  cây thông hiện ra
- nhớ về quá khứ có bà cùng đón giao thừa  bà mỉm cười
- cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh  mơ đến cảnh hai bà cháu bay lên trời để không còn đói rét, cô độc
→ Thể hiện Sự đồng cảm với khao khát niềm hạnh phúc của em bé.

+ Theo em, cô bé bán diêm có được lên thiên đường cùng bà không, hay đó chỉ là mộng tưởng?
+ Dù là cái chết thương tâm hay được lên thiên đường, nó cho thấy điều gì về xã hội hiện thực trong tác phẩm?
+ Kết thúc của truyện có hậu hay không?
c/ Cái chết của cô bé
- Sự day dứt, xót xa, thương yêu và cảm thông đối với em bé bất hạnh.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.
- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc hoạ tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh .
- Sáng tạo trong cách kể chuyện
2. Ý nghĩa
Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhá văn đối vớii những số phận bất hạnh .
Luyện tập
Câu 1: Andersen là nhà văn nước nào?
A. Đan Mạch
B. Thụy Sĩ
C. Pháp
D. Thụy Điển
Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?
A. Là một truyện ngắn có tính bi kịch
B. Là một truyện ngắn có hậu
C. Là một truyện cổ tích thần kỳ
D. Là một truyện cổ tích có hậu
Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất về nội dung của truyện Cô bé bán diêm?
A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa
B. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là sự thờ ơ, lãnh đạm trước hoàn cảnh khó khăn của con người
C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn với những em bé nghèo khổ và những người có hoàn cảnh khó khăn
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 4: Các chi tiết : “chui rúc trong một xó tối tăm”, “luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”, “em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm… nhất định là cha em sẽ đánh em”, “bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu” cho ta biết những điều gì về cô bé bán diêm ?
A. Cô có một hoàn cảnh nghèo khó
B. Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập
C. Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Trong văn bản Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?
A. Khi em nghĩ đến những việc sẽ bị cha mắng
B. Khi bà nội em hiện ra
C. Khi các que diêm tắt
D. Khi trời sắp sáng
Câu 6: Khi đánh que diêm thứ tư, em bé “nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em”. Khi em đánh tiếp những que diêm còn lại trong bao diêm, em thấy bà to lớn và đẹp lão, bà cầm lấy tay em, hai bà cháu về chầu Thượng đế.
Ý nghĩa của mộng tưởng này là gì?
A. Khao khát tình thương của bà trao cho
B. Muốn được trường sinh bất tử
C. Muốn thoát khỏi cảnh ngộ đen tối “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa”
D. Cả A. và C. đều đúng
Câu 7: Nội dung mà tác giả muốn làm nổi bật trong câu văn sau là gì?
“Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!” , nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu mà em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm”.
A. Mọi người không biết vì sao cô bé bán diêm lại chết
B. Mọi người không hiểu điều kỳ diệu mà cô bé bán diêm khao khát
C. Sự thông cảm của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm
D. Sự xót xa của mọi người trước cái chết của cô bé bán diêm
Câu 8: Từ “lãnh đạm” được sử dụng trong văn bản có nghĩa là gì?
A. Tỏ ra căm ghét và khinh thường
B. Không có tình cảm yêu mến, quý trọng
C. Không biểu hiện tình cảm, tỏ ra không quan tâm đến
D. Không có cảm giác hứng thú khi nhìn thấy
nguon VI OLET