Đổi mới phương pháp Dạy học
- KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC học sinh
Hà Nội, tháng 10 – 2014
Thông tin Báo cáo viên
Họ tên: Trần Khánh Ngọc
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Sinh học
Nơi công tác: Bộ môn PPDH – Khoa Sinh học – Đại học sư phạm Hà Nội.
Thống nhất nội quy lớp học
Một số hành động:
Hello/Yes
Tham gia 100%
Ghi nhận/cảm ơn
Thống nhất nội quy lớp học
Nội quy của lớp học:
Đi học/giải lao đúng giờ
Chuông điện thoại
Phải có sản phẩm hoạt động
Tại sao cần có nội dung tập huấn này?
Xu thế đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực.
Đổi mới chương trình, SGK
Đổi mới cách thi và kiểm tra
Đội ngũ GV cần phải nắm bắt được xu thế
Công tác đổi mới sinh hoạt chuyên môn tại các tổ bộ môn ở mỗi trường (công văn 5555)
Sản phẩm cần đạt
Xây dựng chủ đề dạy học, trong đó có 3 nội dung:
01 bảng ma trận mô tả các mục tiêu dạy học cần đạt của chuyên đề, đặc biệt là các KN/NL có thể hình thành và phát triển cho HS khi dạy học chuyên đề đó - Mục tiêu.
01 bộ (ngân hàng) câu hỏi/bài tập đánh giá kết quả học tập của HS theo mỗi mục tiêu đã đề ra như trên (chú trọng bài tập đánh giá năng lực) – Công cụ đánh giá.
Giáo án thể hiện việc tổ chức hoạt động học tập chuyên đề, thông qua đó HS được hình thành và phát triển các năng lực đã đề ra trong mục tiêu – Phương pháp thực hiện.
Cơ sở lý thuyết
Khái niệm năng lực
Tại sao phải dạy học định hướng năng lực?
Phân biệt dạy học tiếp cận nội dung vs dạy học tiếp cận năng lực.
HS cần có những năng lực nào?
Năng lực chung?
Năng lực chuyên biệt trong các môn học?
Cơ sở lý thuyết
Phân biệt kiểm tra, đánh giá theo kiến thức, kĩ năng với kiểm tra, đánh giá hướng năng lực.
Phân biệt các câu hỏi/bài tập đánh giá kiến thức, kĩ năng với bài tập đánh giá năng lực.
Tìm hiểu cấu trúc và kĩ thuật xây dựng bài tập đánh giá năng lực.
Thực hành (về nhà)
Xác định chủ đề dạy học (chuyên đề).
Xây dựng bảng mục tiêu dạy học của chuyên đề (làm rõ các kĩ năng/năng lực có thể hướng tới thông qua chuyên đề đó).
Xây dựng bài tập đánh giá cho mỗi mục tiêu.
Thiết kế hoạt động học tập của HS khi học chuyên đề, thông qua đó hình thành được những kĩ năng/năng lực đề ra trong mục tiêu.
Năng lực là gì?
Thảo luận nhóm (3’) để trả lời các câu hỏi sau:
Năng lực là gì? Cho ví dụ?
Tài liệu tham khảo: 2 - Bài tập so sánh ĐGTT – ĐGNL (email), tài liệu tập huấn, google…
Bốc thăm nhóm báo cáo
Năng lực là gì?
Chương trình giáo dục phổ thông của Quebec – Canada:
Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ cụ thể trong bối cảnh nhất định.
Nếu chỉ đạt được kiến thức, kĩ năng và thái độ  chưa được coi là có năng lực.
Giải quyết các vấn đề cụ thể trong những bối cảnh thật, trong những tình huống mới.
Năng lực là gì?
Năng lực là gì?
Năng lực là gì?
Thể hiện thông qua hành động, thông qua việc giải quyết vấn đề thực tế, trong bối cảnh thực hoặc bối cảnh mới.
Năng lực bao gồm tập hợp các kĩ năng, có tính liên môn.
Tiếp cận nội dung vs Tiếp cận năng lực?
Dạy học tiếp cận nội dung: quan tâm đến việc HS nhớ được/học được những gì?
Dạy học tiếp cận năng lực: quan tâm đến việc HS làm được gì, giải quyết được vấn đề thực tiễn gì từ những kiến thức, kĩ năng đã được học?
Suy ngẫm
Tại sao dạy học ngày nay phải hướng tới hình thành và phát triển năng lực cho HS?
Câu trả lời là ...
Ai google nhanh hơn?
Bằng cách sử dụng Google, hãy trả lời cho những câu hỏi sau:
1. Kim tự tháp Ai Cập lớn nhất và tiêu biểu nhất tên là gì? Người ta đã phải dùng đến bao nhiêu tảng đá để xây dựng nên nó?
2. Vua Quang Trung mất năm nào?
3. Nhà Hồ (đại diện là Hồ Quý Ly) trị vì đất nước được bao nhiêu năm? Mất nước vào năm nào?
Suy ngẫm
Thầy/cô có thể rút ra kết luận gì
từ trò chơi trên?
Kết luận…
Thông tin là vô hạn và gần như hoàn toàn miễn phí
Chỉ cần có mạng, mọi người học đều có thể tìm ra câu trả lời nhanh hơn bất kì giáo sư nào!
CNTT đã thực sự thay đổi cách dạy và cách học của người dạy và người học.
Trong thế kỉ 21...
Vai trò của người dạy: không còn là cung cấp thông tin (rèn luyện cho HS khả năng ghi nhớ, tái hiện thông tin càng nhiều càng tốt) vì thông tin luôn "miễn phí" và có thể được tiếp cận ở mọi lúc, mọi nơi.
Nhiệm vụ của người dạy: Dạy cách học - Hình thành và phát triển năng lực cho HS để có thể có cuộc sống thành công.
HS cần có những năng lực gì?
Thảo luận nhóm (5’):
Những kĩ năng/năng lực nào cần chú trọng rèn luyện cho người học trong
thế kỉ 21?
Báo cáo vòng tròn.

Năng lực HS cần có trong thế kỉ 21
Bộ GD-ĐT (dự thảo chương trình 2015):
Năng lực HS cần có trong thế kỉ 21
Năng lực chung
Nhóm NL làm chủ và phát triển bản thân
Năng lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực tư duy sáng tạo
Năng lực tự quản lý
Năng lực HS cần có trong thế kỉ 21
Năng lực chung
Nhóm NL xã hội
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Nhóm NL sử dụng công cụ
Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Năng lực tính toán
Năng lực chuyên biệt trong các môn học
Ngoài các năng lực chung, môn Sinh học còn hướng tới hình thành và phát triển ở người học những kĩ năng/năng lực chuyên biệt nào? Liệt kê các kĩ năng/năng lực đó.
Thảo luận 3’, báo cáo vòng tròn.
Năng lực thực nghiệm
(Tài liệu tham khảo số 3, trang 47 – 51)
Năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học
Các KN/NL cần lưu ý trong chương trình SH
Thầy/cô hiểu kĩ năng đó như thế nào? Kĩ năng đó được biểu hiện thông qua những thao tác nào? Cho ví dụ cụ thể việc thể hiện kĩ năng đó trong chương trình sinh học phổ thông.
Thời gian: 20’
Bốc thăm các nhóm báo cáo.
Đánh giá theo năng lực
Thế nào là đánh giá theo định hướng năng lực? Phân biệt đánh giá theo năng lực và đánh giá truyền thống?
Làm bài tập 1 trong Tài liệu học tập (đã gửi qua email).
Đánh giá năng lực – đánh giá truyền thống
Đánh giá theo năng lực
Đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa.
Đánh giá theo năng lực không mâu thuẫn với đánh giá kiến thức, kĩ năng, được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng.
Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội).
Câu hỏi/bài tập đánh giá theo năng lực
Nghiên cứu các ví dụ về môn Sinh học và môn Vật lý trong bài tập số 2 + các bài tập dạng Pisa
Nêu đặc điểm của câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực và câu hỏi/bài tập đánh giá kiến thức, kĩ năng?
Bài tập đánh giá năng lực thường có cấu trúc như thế nào?
Bốc thăm nhóm báo cáo.
Câu hỏi – bài tập
Đánh giá kiến thức, kĩ năng
Bài tập mang tính hàn lâm
Mức độ nhớ, hiểu, vận dụng thấp – luyện tập, vận dụng trong những tình huống quen thuộc
Đánh giá năng lực
Bài tập mang tính thực tiễn
HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong những bối cảnh cụ thể - Vận dụng cao
Cấu trúc CH/BT hướng năng lực
Cấu trúc 2 phần:
Phần I – Thông tin
Một đoạn thông tin (sách, báo, mạng)
Mô tả 1 thí nghiệm
Đưa một kết quả điều tra…
Có thể có hình ảnh
Lưu ý: cần có trích dẫn nguồn thông tin, ảnh chụp…
Đặc điểm CH/BT hướng năng lực
Phần II – Hệ thống câu hỏi
Có thể có 1 – nhiều câu hỏi
Có thể là câu tự luận hoặc trắc nghiệm
Có thể sắp xếp theo nhiều mức độ tư duy khác nhau từ nhận biết đến phân tích, tổng hợp, đánh giá…
Cách xây dựng
Xác định kiến thức, kĩ năng/năng lực cần đánh giá trong bài học/chủ đề
Dựa vào một kĩ năng/năng lực chính để xây dựng đoạn thông tin (có thể tham khảo thêm các nguồn thông tin: internet, bạn có biết, Campbell…)
Xây dựng hệ thống câu hỏi
Câu 1: thường là câu hỏi cho KN/NL chính dùng để xây dựng đoạn thông tin
Các câu hỏi tiếp theo: mở rộng các KN/NL khác
Được quyền hỏi những kiến thức mà HS đã học từ trước cho đến thời điểm hiện tại.

Hướng dẫn thực hành
Xây dựng một chuyên đề dạy học, trong đó có 3 sản phẩm:
01 bảng ma trận mô tả các mục tiêu dạy học cần đạt của chủ đề, đặc biệt là các KN/NL có thể hình thành và phát triển cho HS khi dạy học chuyên đề đó - Mục tiêu.
01 bộ (ngân hàng) câu hỏi/bài tập đánh giá kết quả học tập của HS theo mỗi mục tiêu đã đề ra như trên (chú trọng bài tập đánh giá năng lực) – Công cụ đánh giá.
01 giáo án thể hiện việc tổ chức hoạt động học tập chuyên đề, thông qua đó HS được hình thành và phát triển các KN/NL đã đề ra trong mục tiêu – Phương pháp thực hiện.
Những điểm mới
Dạy học theo chuyên đề - Tại sao?
Sự gò bó của Phân phối chương trình, hạn chế sự của GV, GV ít có điều kiện vận dụng các PPDH tích cực để phát triển năng lực cho HS.
Các công văn 3535, 791, 5555:
Chỉ quản lý Khung chương trình và Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Trao quyền cho GV được thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp với điều kiện địa phương và đối tượng HS.
Những điểm mới
Dạy học theo chuyên đề/chủ đề
Chủ đề dạy học là một đơn vị tương đối hoàn chỉnh và có cấu trúc logic về một nội dung kiến thức nào đó trong chương trình phổ thông.
Có thể là một chương
Có thể được kết hợp từ các bài khác nhau của một số chương
Tăng tính vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương
Thời lượng mỗi chủ đề do GV quyết định
 Tạo thuận lợi cho việc dạy học theo định hướng NL
Những điểm mới
Phân chia mục tiêu chủ đề thành các cấp độ rõ ràng (nhớ, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao)
Tập trung làm rõ các kĩ năng/năng lực có thể hướng tới trong mỗi nội dung của chủ đề.
Xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá mỗi mục tiêu tương ứng của từng nội dung trong chủ đề  Tạo thành Ngân hàng câu hỏi cho mỗi chủ đề.
Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề hướng tới hình thành các kĩ năng/năng lực cho HS.
Các bước tiến hành
Bước 1: Lựa chọn chuyên đề (nội môn, liên môn)
Nội môn: 1 chương hoặc một chuyên đề tích hợp theo chiều dọc (kiến thức của các bài khác nhau trong cùng một môn học)
Liên môn: chuyên đề tích hợp ngang (tích hợp kiến thức của nhiều môn)
Lựa chọn chuyên đề
Theo thầy cô, có thể dựa vào những căn cứ nào để lựa chọn chuyên đề? Cho ví dụ cụ thể?
Thảo luận: 5 phút
Bốc thăm báo cáo
Lựa chọn chuyên đề
Căn cứ lựa chọn chủ đề:
Nội dung: Logic phát triển kiến thức - Các bài có quan hệ logic với nhau (CSVC-CCDT cấp phân tử, tế bào…)
Phương pháp: Ý đồ tổ chức dạy học của GV (dạy hệ tiêu hóa và bài tiết bằng BTNB, kết hợp làm dự án…)
Các bước tiến hành
Bước 2: Xác định mạch kiến thức của chuyên đề
Xác định các bài liên quan đến chuyên đề
Xác định logic cấu trúc kiến thức của cả chuyên đề:
Có thể giữ nguyên các bài như trong SGK
Có thể tạo thành cấu trúc mới theo ý đồ giảng dạy của GV
Chủ đề 1: Cơ sở vật chất – cơ chế di truyền
và biến dị ở cấp độ phân tử
Gồm các bài:
Bài 15. ADN
Bài 16. ADN và bản chất của gen
Bài 17. Mối quan hệ giữa gen và ARN
Bài 18. Prôtêin
Bài 19. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Bài 20. Thực hành: Quan sát và lắp mô hình ADN
Bài 21. Đột biến gen
Bài 25. Thường biến
Bài 27. Thực hành: Quan sát thường biến
Chuyên đề 1: Cơ sở vật chất – cơ chế di truyền
và biến dị ở cấp độ phân tử
Mạch kiến thức của chuyên đề:
ADN, ARN và prôtêin.
Nhân đôi, phiên mã và dịch mã (mối quan hệ giữa gen – ARN – tính trạng)
Đột biến gen
Thường biến
Tổng kết về cơ chế di truyền – biến dị cấp phân tử
Thực hành: Quan sát, lắp mô hình ADN và nhận biết một số dạng đột biến gen.
Chủ đề 2: Cơ sở vật chất – cơ chế di truyền
và biến dị ở cấp độ tế bào

Gồm các bài:
Bài 8. Nhiễm sắc thể
Bài 9. Nguyên phân
Bài 10. Giảm phân
Bài 11. Phát sinh giao tử và thụ tinh
Bài 12. Cơ chế xác định giới tính
Bài 14: Thực hành: Quan sát hình thái NST
Bài 22. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Bài 23. Đột biến số lượng NST
Bài 24. Đột biến số lượng NST (tiếp theo)
Bài 26. Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến
Chủ đề 2: Cơ sở vật chất – cơ chế di truyền
và biến dị ở cấp độ tế bào

Mạch kiến thức của chủ đề:
Nhiễm sắc thể
Nguyên phân – giảm phân – thụ tinh (Cơ chế di truyền cấp độ tế bào)
Cơ chế xác định giới tính.
Đột biến cấu trúc NST
Đột biến số lượng NST
Tổng kết về cơ chế di truyền – biến dị cấp tế bào
Thực hành: Quan sát hình thái NST và nhận biết một số dạng đột biến NST
Chủ đề 3: Quy luật di truyền
Gồm các bài:
Bài 1. Menđen và di truyền học
Bài 2. Lai một cặp tính trạng
Bài 3. Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
Bài 4. Lai hai cặp tính trạng
Bài 5. Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
Bài 6. Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
Bài 13. Di truyền liên kết
Bài 7. Bài tập chương I
Chủ đề 3: Quy luật di truyền
Mạch kiến thức của chủ đề:
Một số khái niệm cơ bản trong di truyền học
Menđen và phương pháp nghiên cứu của Menđen
Lai một cặp tính trạng
Lai hai cặp tính trạng
Di truyền liên kết
Tổng kết các quy luật di truyền
Bài tập chương
Chủ đề: Chuyển hóa vật chất – năng lượng
Khái niệm: biến đổi vật chất, năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Quá trình: Lấy vào – Biến đổi – Sử dụng – Thải ra.
Cấp độ tế bào
Lấy vào – Thải ra: Trao đổi chất qua màng
Biến đổi – sử dụng: enzim, quang hợp, hô hấp …
Cấp độ cơ thể: xem xét quá trình đó thông qua 2 đại diện và động vật và thực vật để khái quát đặc trưng đó ở cấp độ cơ thể.
Chủ đề: Sinh sản
Gồm các bài 41-47
Mạch kiến thức:
Khái niệm sinh sản
Các hình thức sinh sản (vô tính, hữu tính)
Sinh sản vô tính ở thực vật và động vật
Thực hành nhân gióng vô tính
Sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật
Điều hòa sinh sản
Điều khiển sinh sản và sinh đẻ có kế hoạch

Chủ đề: Bài tiết nước tiểu (pp)
Các bài học liên quan
Bài 38: Bài Tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Bài 39: Bài Tiết nước tiểu
Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
Mạch kiến thức của chủ đề
I. Khái niệm và ý nghĩa của bài tiết.
II. Cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu (tích hợp với các biện pháp vệ sinh hệ bài tiết)
III. Quá trình bài tiết nước tiểu (tích hợp với các biện pháp vệ sinh hệ bài tiết)

Bước 3: Xác định các mục tiêu cụ thể cần đạt khi dạy học chủ đề đó theo từng nội dung của chủ đề (đặc biệt lưu ý đến các KN/NL có thể được hình thành/phát triển cho HS thông qua chủ đề đó); sắp xếp các mục tiêu theo ma trận sau:
Các bước tiến hành
Chủ đề: Bài tiết nước tiểu
Chủ đề: Bài tiết nước tiểu
Chủ đề: Bài tiết nước tiểu
Chủ đề: Bài tiết nước tiểu
Các KN/NL cần hướng tới:
- Quan sát: quan sát dấu hiệu của sự bài tiết trên cơ thể, quan sát và nhận biết cấu tạo của cơ quan bài tiết.
- Phân nhóm: Sắp xếp vị trí và phân nhóm các bộ phận của cơ quan bài tiết.
- Dự đoán: dự đoán được hậu quả xảy ra khi sự bài tiết bị trì trệ.
- Tìm kiếm mối liên hệ: giữa cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong cơ quan bài tiết
- Vẽ sơ đồ quá trình tạo thành nước tiểu ở 1 đơn vị chức năng của thận.
Các bước tiến hành
Bước 4: Xây dựng CT/BT đánh giá
Trong mỗi nội dung của chủ đề, tương ứng với mỗi mục tiêu các mức độ khác nhau (nhớ, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao và các KN/NL cần hướng tới trong chủ đề), xây dựng một số câu hỏi/bài tập để kiểm tra, đánh giá sao cho thể hiện đúng mục tiêu đó  Bộ (ngân hàng) câu hỏi/bài tập theo chủ đề.
BT đánh giá năng lực: Lần lượt chọn từng KN/NL để xây dựng đoạn thông tin và thiết kế hệ thống câu hỏi đánh giá.
Xây dựng ngân hàng CH/BT KTĐG năng lực HS
Bước 5: Sắp xếp và đánh số thứ tự cho các CH/BT trong ngân hàng
Bước 6: Điền số thứ tự các câu hỏi/bài tập sau mỗi mục tiêu để mô tả ngân hàng câu hỏi mình vừa tạo ra.
Bước 7: Chỉnh sửa, hoàn thiện bảng ma trận và ngân hàng CH/BT (sự phù hợp giữa mục tiêu, KN/NL và các CH/BT)
Tổ chức dạy học chủ đề
Sử dụng đa dạng các PPDH, đặc biệt là các PPDH phát huy tính tích cực của HS:
BTNB
Dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học dự án...
BTNB - Cấu tạo hoa
BTNB - Đường đi của thức ăn
Dạy học chuyên đề: bài tiết nước tiểu
Tiết 1:
Khái niệm bài tiết
Giao nhiệm vụ thực hiện dự án: Phòng chống bệnh sỏi thận ở địa phương (2 tuần)
Tiết 2,3: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
Giữa tiết 1 và tiết 2,3 có thể dạy chủ đề khác, GV theo dõi, đốc thúc các nhóm trong giờ ra chơi, giờ truy bài…
Dạy học chuyên đề: Cấu trúc của tế bào
Bài 13: Tế bào nhân sơ – Dạy bình thường (cuối tiết thông báo về cuộc thi TẾ BÀO ĐẤT NẶN)
Bài 14-17: HS làm mô hình tế bào, thuyết trình về các bào quan bốc thăm được
Bài 18,19,20: Dạy bình thường
Chủ đề: Chuyển hóa vật chất – năng lượng
Khái niệm chuyển hóa vật chất – năng lượng
Chuyển hóa VC-NL ở thực vật
Bản chất của chuyển hóa vật chất – năng lượng ở cấp độ cơ thể (lấy vào, biến đổi, sử dụng, thải ra…)
HS đọc phần động vật bằng cách đối chiếu với phần thực vật.
Tổ chức dạy học chủ đề
Mỗi phương pháp tối ưu cho một/một số năng lực cụ thể.
Dạy học dự án – Phương pháp ưu thế trong phát triển các năng lực chung cho HS.
Thực hành – Viết mục tiêu, xây dựng ma trận
Mỗi nhóm chọn một chủ đề
Xác định mạch và logic kiến thức của chủ đề
Xác định các năng lực có thể hình thành/phát triển cho HS.
Xác định mục tiêu cho chủ đề đó (mục tiêu cho từng nội dung của chủ đề), đặc biệt các kĩ năng/năng lực cần hướng tới trong từng nội dung.
Xếp các mục tiêu đó vào các ô khác nhau trong ma trận.
Bốc thăm nhóm trình bày.
Thực hành – Xây dựng ngân hàng CH/BT
Dựa trên các mục tiêu ở mỗi mức độ, thiết kế các câu hỏi/bài tập để kiểm tra, đánh giá việc đạt được mục tiêu của HS (CH/BT định tính, định lượng, thực hành thí nghiệm)  Ngân hàng câu hỏi/bài tập.
Mỗi mục tiêu có thể được đánh giá bởi một hoặc một vài câu hỏi/bài tập.
Lưu ý: Với mức độ vận dụng bậc cao nên gắn liền với các tình huống thực tế.
Báo cáo: bốc thăm.
Thực hành – Sắp xếp, hoàn thiện ma trận
Từ các CH/BT đã xây dựng, sắp xếp thành Ngân hàng câu hỏi/bài tập theo chủ đề.
 Hoàn thiện Bộ (ngân hàng) CH/BT theo mỗi chủ đề.
Điền thứ tự câu hỏi/bài tập vào mỗi mục tiêu trong ma trận  Hoàn thiện ma trận.
Suy ngẫm – Phản hồi
3 điều hài lòng nhất
2 góp ý
1 câu hỏi (nếu có)
Cảm nghĩ/cảm xúc của thầy cô đối với khóa học/báo cáo viên/đồng nghiệp...
Trân trọng cảm ơn!
nguon VI OLET