1. Khái niệm về văn hóa và so sánh sự khác nhau giữa văn hóa nông nghiệp và văn hóa  gốc du mục?
  1. Văn hóa  là:

     Giá trị vật chất và tinh thần

  • Do con người sáng kiến tạo=> hđ thực tiễn
  • Giúp nhận thức được sự khác nhau giữa dân tộc này- khác, công trình kiến trúc hiện đại => tín ngưỡng, phong tục, tập quán và lối sống.

Tiêu chí

 

Văn hóa gốc nông nghiệp

Văn hóa gốc du mục

 

Địa hình

Đồng bằng ( ẩm, thấp)

Đồng cỏ ( khô, ráo)

Đặc trưng gốc

Nghề chính

Trồng trọt

Chăn nuôi

 

Cách sống

Định cư

Du cư

ứng xử với môi trường tự nhiên

 

Tôn trọng, hòa hợp với thiên nhiên

Coi thường, tham cọng chế ngự thiên nhiên

Lối nhận thức tư duy

 

t/v Tổng hợp và biện chứng( quan hệ), chủ  quan cảm tính và kinh nghiệm

t/v phân tích và siêu hình( yếu tố); khách quan, lý tính và thực nghiệm

 

Nguyên tắc tổ chức cộng đồng

Trọng tình- đức-văn- phụ nữ

Trọng sức mạnh- tài- võ- nam

Tổ chức cộng đồng

Cách tổ chức

Linh hoạt hiếu hòa và dân chủ

Nguyên tắc, hiếu thắng, quân chủ

ứng xư với môi trường xã hội

 

Dung hợp trong tiếp nhận; mềm dẻo trong đối phó.

Chiếm đoạt và độc tôn trong tiếp nhận.

  1. Trình bày thời gian xuất hiện văn hóa Việt Nam cho đến cuối Thế Kỷ 19 ?

       Văn hóa xuất hiện từ thời đại đá cũ đến nay là 600000 năm.

a.      Thời tiền sử:

mở đầu là văn hóa núi Sọ với công cụ đồ đá thô sơ, cuối là văn hóa Sơn Vi và Hòa Bình với công cụ gốm thô sơ, dung lửa, chôn cất người chết, tín ngưỡng nguyên thủy, thời kỳ từ đá => đồng; trung tâm văn hóa lớn: Đông Sơn (Miền Bắc), Sa Huỳnh ( Miên Trung), Đông Nai ( Miền Nam). Kỹ thuật trồng lúa nc, đúc đồng phát triển.

b.      Thời sơ khai:

Văn hóa làng xã với các lễ hội, thờ cúng tâm linh, các truyền thuyết thần thoại hình thành phong phú. Gđ ht 1 số nhà nước sơ khai đầu tiên Văn Lang, Chăm pa, … Có sự giao lưu giữa các khu vực.Có nhiều tư liệu truyền thuyết, khảo cổ học cho thấy truyền thống quý báu trên đã xuất hiện: Sơn Tinh- Thủy Tinh, Thánh Gióng, cuộc đấu tranh chống lại Thục Phán của Văn Lang, cuộc kháng chiến chống lại Triệu Đà của Văn Lang – Âu Lạc. Những vũ khí đc chế tác bằng đá hoặc bằng đồng đc chế tác tinh xảo có hiệu quả chiến đấu cao..

c.      Thiên Niên Kỷ I:

       Đầu Công Nguyên: bị Bắc thuộc (10 TK) Các dân tộc trên đất nước ta luôn có ý thức đấu tranh chống đồng hóa bảo tồn vh dân tộc.  Tuy nhiên là thời kỳ có sự giao lưu vh khá mạnh. Sau k/c chống Triệu Đà thất bại 179 Trcn, dân tộc ta liên tiếp bị các triều đại pk phương bắc xâm chiếm & đô hộ, biết bao đau thương tủi nhục mà nhân dân phải gánh chịu. Năm 111 Trcn, nhà Hán chiếm nước Nam Việt=> nước ta rơi vào thời kỳ Bắc thuộc. Trong hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc các vương triều Trung Quốc từ Hán đến đường đã thi hành chính sách cai trị tàn bạo hòng Hán hóa tổ tiên ta, vĩnh viễn biến nước ta thành 1 bộ phận của Trung Quốc. nhưng lòng yêu nc và ý chie kiên cường, ý thức tự lực tự cường đã giúp nhân dân ta vùng lên chống lại ách đô hộ phương Bắc. Suốt ngàn năm Bắc thuộc diễn ra những cuộc đt để giữ gìn bản sắc văn hóa của mình như k/n Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bô, Triệu Quang Phục,..

d.      Thời kỳ từ 938 đến 1858

       Văn hóa Việt đến thời kỳ tích lũy đủ đảm bảo thắng lợi cho công cuộc giải phóng đất nước, xd quốc gia độc lập tự chủ.

       Sau khi kđ quyền độc lập văn hóa nc ta phát triển mạnh vs hào khí văn hóa lý –Trần của Đại Việt một thành tựu vĩ đại về văn hóa vc& tinh thần ht: các bộ luật, trường đại học, kinh đô, khoa thi, các chùa chiền đc xd, chữ nôm & các tp lịch sử, văn học cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của vh giai đoạn này.

  1. Không gian một vùng văn hóa là ? Nêu một đặc điểm văn hóa của vùng ở Việt Nam mà anh chị tâm đắc nhất ?
  1. Khái niệm

Một không gian :

  • tương đồng về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống( những mối quan hệ về nguồn gốc lịch sử.)
  • tương đồng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội .
  • giao lưu giữa các cộng đồng cùng địa vực, ảnh hưởng văn hóa qua lại => hình thành những đặc trưng chung => trong sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của  dân cư, phân biệt với các  vùng khác.

     Vùng văn hóa Nam Bộ

 Nam Bộ hay còn được gọi là Nam Kỳ trước đây. Là vùng có nhiều danh làm thắng cảnh mà thiên nhiên ban tặng, có nhiều di tích lịch sử, nhiều khu vui chơi giải trí. Gồm có 19 tỉnh kéo dài từ Đồng Nai cho đến Cà Mau. Có thể chia làm ba tiểu vùng văn hóa: tiểu vùng Đông Nam Bộ, tiểu vùng  Tây Nam Bộ, và tiểu vùng Sài Gòn.

 Vùng có vị trí địa lý rất thuận lợi. Phía Bắc giáp với Cao Nguyên Nam Trung Bộ, phía Tây giáp với Campuchia, phía Nam giáp với Vịnh Thái Lan.  Là một vùng đồng bằng song nước rất đặc trưng, đất dai có độ phì nhiêu cao. Đồi núi không nhiều nhưng đặc trưng là núi bà  Bình phước), núi Bà Đen. Hai hệ thống song Cửu Long và sông Đồng Nai phối hợp với biển Đông làm nên vùng đất phù sa, đất phèn trầm tích, giầm cát ven biển. Có hồ lớn như thác Mơ (sông bé), Trị An (sông Đồng Nai).  Có khí hậu quanh năm nóng ẩm, không có lạnh, có bão nên nền nông nghiệp lúa nước sơm hình thành từ xa xưa.

 Vùng là nơi có nhiều nền văn hóa cổ như văn hóa Đồng Nai do người Indonesian khám phá (5000-4000 trước). Tiếp đó là văn hóa Óc heo do người Indonesian và lớp người ngoại nhập, lập nên vương quốc Phù Nam. Người khmer đến Nam Bộ đầu tiên. Sau đó là người Việt và người Chamawpa chia nhau buốn bán và canh tác nên văn hóa Nam  Bộ được hình thành từ đây.

 Hiện nay, Nam Bộ là nơi cư trú của người Việt và các dân tộc thiểu số như Stieng, Mạ, …  Là một vùng đất đa dân tộc sinh sống tuy nhiên chủ thể văn hóa vẫn là người Việt. Riêng vùng tiểu Tây Nam Bộ còn có người Khmer và người Hoa sinh sống. Do quê quán khác nhau và nhập cư vào các thời điểm khác nhau tạo nên sự khác biệt về nguồn gốc ngôn ngữ.

 Là vùng đa tộc người nên cũng là nơi gặp gỡ tín ngưỡng tôn giáo, đồng thời cũng là nơi sinh thành những tín ngưỡng tôn giáo mới.  Người Nam Bộ ưu tiên cho đạo Phật, kết hợp với tín ngưỡng vạn vật hữu linh và thờ cúng tổ tiên.  Có rât nhiều chùa như chùa Bà Đen (núi Bà Đen),.. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài. Ngoài ra còn có Thiên Chúa giáo và đạo Tin Lành có tín đồ đông. Thờ cúng Thành Hoàng ở đình miếu, tục thờ cá ông ở ven biển.

 Lễ hội rất đa dạng gồm bốn loại: “lễ hội nông nghiệp- ngư nghiệp”, “lễ hội tưởng niệm danh nhân anh hung việt”, “lễ hội tín ngưỡng tôn giáo và  hỗn hợp”.  Ở các đình làng thường xuyên có các lễ hội vào đầu và cuối năm để tạ ơn thành Hoàng, các thần đã có công khai cơ, giúp dân an cư lạc nghiệp. Tiêu biểu có lễ hội ông Nghinh, lễ hội cúng cá ông của các ngư dân ở tỉnh ven biển Việt Nam. Lễ hội cầu Ngư, cầu cho biển lặng gió hòa, làm ăn phát đạt là lễ hội lớn nhất.  Gồm có phần lễ và phần hội. Phần lễ: lễ rước thuyền rồng của Nam Hải tướng quân ra biển. Dọc theo đường rước là ngư dân và bà con chuẩn bị lễ cúng ra đón và khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền của thủy tường là hàng trăm ghe thuyền lớn nhỏ được trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rõ tháp tùng ra biển nghênh ông. Trước mũi ghe là hương án, lễ vật. Trên các ghe lớn nhỏ có chở bà con và khách đi dự đoàn rước.  Sau đó, đoàn rước về tới nơi xuât phát, tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về làng. Lễ tế diễn rat rang trọng sau lễ nghi thức cổ truyền, lễ cầu an, há bội diễn ra. Phần hội các nghi thức diễn ra trang trọng. Ở nhà, các ngư dân mới thính lẫn nhau, kể cả khách từ nơi xa cùng nhau ăn uống vui chơi, trò chuyện thân tình.

 Vùng có kho tàngvăn học nghệ thuật dân gian phong phú, truyện dân gian phản ánh  khai hoang gắn với di tích lịch sử, kho tàng ca dao với các điệu hò, hát ru em, hát tài tử, ca cổ,

 Văn hóa Nam Bộ hội tụ rất phong phú đa dạng do đặc thù của vị trí địa lý, khí hậu nên vùng có đa dân tộc sinh sống, có sự đa dạng về tín ngướng tôn giáo, có các lễ hội đặc sắc. Đặc biệt nó rất phóng khoáng, đậm đà bản sắc Nam Bộ Việt Nam.

  1. Nêu định nghĩa của âm –dương và các quy luật của âm dương. Những nguyên lý tồn tại trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam như thế nào? Liên hệ thực tế bản thân anh chị.
  1. Khái niệm

     Âm – Dương là một cặp đối xứng, được nhận thức như nguyên lý triết học về mối liên hệ phổ biến và như quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Các sự vật hiện tượng không còn tách rời mà có sự chuyển hóa lẫn nhau theo cặp đôi.

-         Liên quan triết lý âm dương: những triết lý tam tài, ngũ hành, Hà Đồ, Lạc Thư, Bát Quái.

-         Âm dương có nghĩa cụ thể ;nghĩa khái quát trừu tượng , là 2 tố chất basic nguyên thủy => vũ trụ

-         Âm dương: Kết hợp= tương hòa; đối lập= tương khắc.

-         Điều kiện : xđ đc đối tượng so sánh.

Vd: ngũ giác so với hình vuông là dương nhưng so với hình tròn là âm.

  • Đen->trắng-> xanh-> vàng -> đỏ.
  • Người nữ so với nam về giới là âm nhưng tính cách hoặc chiều cao là dương, nước so với đất là âm nếu xét về độ cứng, nếu xét về sự chuyển động linh hoạt là dương.

     Quy luật triết lý âm- dương

-         Quy luật về bản chất các thành tố:

-         Nothing completely Âm, Nothing completely Dương, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm.

Sống là dương, chêt là âm nhưng trong sự sống hàm chứa cái chết, trong cái chết có mầm sống, núi lửa là ht cái nóng phun trào từ trong lòng đất, từ ngoài thì đất là âm nhưng đi sâu vào lòng đất thì nhiệt độ tăng  cao luc này đất lại ở trạng thái dương. Trong cái nóng tiềm ẩn cái mưa (nước bốc hơi), trong cái mưa tiềm ẩn cái nắng (mây tan).

Việc một vật âm hay dương là một vật dương chỉ là tương đối trong sự so sánh với vật khác.

 

Quy luật về quan hệ giữa các thành tố:

       Âm và dương luôn gắn bó mật thiết, vận động và chuyển hóa lẫn nhau, Âm cực sinh Dương, Dương cực sinh Âm.

  • Ngày-đêm, nắng –mưa, sáng-tối, trống –mái. Nước là âm nhưng khi làm nóng thì kk bay ra là dương, làm lạnh thì trở thành đá cũng trở thành dương.

Triết lý âm dương trong văn hóa người Việt

       Do có nền văn minh lúa nước lâu đời nên triết lý Âm Dương rất quan trọng trong đs sinh thần, sản xuất. Trước triết lý Âm Dương du nhập vào thì dân tộc ta đã có tư duy lưỡng hợp, khi nhận thức thêm quy luật của 2 yếu tố giúp Người Việt hình thành sâu sắc bản sắc văn hóa tinh thần của mình.

       Người Việt luôn nhìn nhận 1 cách linh hoạt, ko phiến diện, luôn giữ chừng mực để nhắc nhở nhau: Sống ở đời sướng lắm khổ nhiều, Tham thì thâm, trèo cao té đau, yêu nhau lắm cắn nhau đau, đời cha ăn mặn đời con khát nước.

       Tuy vậy dân tộc ta vẫn rèn luyện tinh thần lạc quan , mong ước vào tương lai: Trong cái rủi có cái may, trong họa có phúc, không ai giàu 3 họ, không ai khó ba đời, sau cơn mưa trời lại sáng.

       Về hình học: trên trống đồng có khắc biểu tượng vuông tròn lồng nhau, tục ngữ, ca dao nhắc đến vuông tròn: Lạy trời cho đặng vuông tròn, trăm năm cho đặng lòng son với chàng. Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn, khuôn xanh có biết vuông tròn cho hay. Cầu mong mẹ tròn con vuông.

       Về số học:  những số chắn (âm) được được sử dụng những khái niệm lớn, tứ đức, tứ trụ, tứ đại đồng lớn, những số lẻ (dương) được sử dụng vào những quan niệm nhỏ hơn, mà nhìn chung là không thích như: ba chìm bảy nổi, ba hồn bày vía, chứ đi mồng bảy về mùng 3. Nhin chung người Việt sống hòa đồng, ít giao chiến, ko muốn làm mất lòng người khác, chín bỏ làm mười, một điều nhịn là chín điểu lành. Cố gắng hòa đồng với thiên nhiên, giữ cho cơ thể quân bình, mong muốn mọi điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người. Văn hóa Việt Nam cổ đại văn hóa trọng tình, trọng âm. Cho nên sẽ là sai lầm khi rằng đó là những cách nói của “tổ tiên ta” từ xa xưa. Chỉ cần nhìn vào những dân tộc ít người anh em mà trong lịch sử hầu như chưa bị ảnh hưởng của văn hóa trọng âm thì ta sẽ thấy một bức tranh khác hẳn. Tiếng K’ho  (Lâm Đồng) có các từ: me bap( mẹ cha), mộ pàng ( bà ông), oh mih (chị anh), ur klau (gái trai), mê kuang (cái đực, mái trống); tiếng H’re ( Quảng Ngãi) có từ:  mi fa (mẹ cha), za vok ( bà ông), mai ong (vợ chồng), rụ klo (gái trai), tiếng tày nói: mẻ tập (cái đực), phú pỏ ( mái trống), tất cả đều trậ tự âm trước dương sau cả. Đây là cách là cách tiếp cận hệ thống với các hàng loạt các chứng cứ từ ngôn ngữ học và các lĩnh vực khoa học khác, cho ta bức tranh về toạn cảnh với kết luận không thể chối cái về truyền thống trọng nữ, thiên về âm tính của VN nói riêng và toàn vùng Đông Á cổ đại nói chung.

  1. Tín ngưỡng là gì? Nêu một vài tín ngưỡng phổ biến trong văn hóa Việt Nam?
  1. Khái niệm

       Là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, sùng bái những thần thánh, vật thiêng hoặc linh hồn do con người tưởng tượng, suy tôn cho những phẩm chất siêu phàm.

       Là một thành tố trong văn hóa tổ chức cộng đồng, đc hình thành tự phát, có vai trò trong đời sống người Việt, tuy nhiên chưa thể chuyển thành tôn giáo.

       Tín ngưỡng người Việt thể hiện ở tín ngưỡng tổ tiên, những người có công, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên…

  1. Một số tín ngưỡng:

       Thờ cúng tổ tiên: ra đời từ lâu (trước đạo Nho với quan hệ Hiếu tràn vào VN). Với tấm lòng thành kính biết ơn tổ tiên, niềm tin mãnh liệt về sự bất tử của linh hồn. Người Việt Nam cho rằng ông bà, cha mẹ, mất đi nhưng vẫn ở bên ta, coi trọng ngày mất của người thân, ngoài việc cúng giỗ để tưởng nhớ tổ tiên, trong các dịp trọng như tết, dựng vợ, gả chồng, đi xa, làm nhà, đi thi,…

       Tín ngưỡng phồn thực: là sự tin tưởng, ngưỡng mộ và sùng bái sự tồn sinh nảy nở của tự nhiên và của con người. (Phồn= nhiều, thực= nảy nở). Có từ thời xa xưa dưới 2 dạng biểu hiện: thờ có quan sinh dục nam và nữ, thờ sinh-thực –khí (sinh= đẻ, thực = nảy nở, khí= công cụ). Một số nền văn minh nông nghiệp khác cũng có tín ngưỡng trên (Người Ấn Độ thơ Linga và Yoni, biểu tượng này còn in đậm trong văn hóa của người Chăm ở VN.

       Tín ngưỡng thờ các vị thần thánh: người VN cổ xưa theo tín ngưỡng đa thần (thiên thần và nhân thần). Trong tâm thức dân gian có nhiều vị thần được thờ với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc (27 thần trong đó có 14 nữ, 13 thần nam), tuy vậy vẫn 4 vị thần nổi bật như biểu tượng trường tồn của dân tộc mà dân gian suy là ‘Tứ bất tử’ (4 vị thánh bất tử).

  1. Một số thần tiêu biểu trong văn hóa VN:

       Thần tại gia: Thổ Công, Tiên Sư, Thần Tài. Thổ Công (Ông Táo) là thần canh giữ gia cư, đem lại nhiều may mắn. Tiên Sư ông thần tổ của nghề nghiệp, thờ => lòng biết ơn và tôn vinh nghề nghiệp. Thần Tài có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa, thờ=> mong nhiều tài lộc cho gia đình và bản thân.

       Thần nơi công cộng: Thành Hoàng, Thành Đền. Thần Thành Hoàng là 1 vị thần rất quan trọng trong van hóa VN có thể là nhân thần hoặc thiên thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho làng. Thần Đền là những vị có tầm cỡ quốc gia, có công lớn với dân tộc như vua Hùng, hai bà trưng,

  1. Bốn vị thành bất tử ( Tứ Bất Tử)

       Thánh Tản Viên: Trong tâm thức dân gian, Tản Viên sơn thánh là biểu tượng sức mạnh liên giữa đất và núi, lk giữa các bộ phận liên lạc, lk giữa con người và thánh thần => con người khổng lồ, thông tuệ, ko có những sức mạnh xẻ núi, khơi sông, dời non lấp bể. Chiến thắng mọi trở lực hung bạo để bv đất đai, ruộng đồng, làng mạc. sức mạnh của con người trước thiên nhiên hùng vĩ và sức sáng tạo vô biên về gtri văn hóa của lòng nhân ái cứu nhân độ thế…

       Chử Đạo Tổ: Người Việt thờ Chử Đồng Tử như ông tổ của đạo thờ tiên. Tiên, mà theo quan niệm dân gian là người ở cõi trời giáng trần có đức độ, tài ba, đạo đức tu luyện thành tiên. Trong tâm thức nhân gian , Ngài là biểu tượng của sự hiếu thảo, nhân ái, dũng cảm bảo vệ cộng đồng, giúp dân tộc mở mang, khai phá đồng bằng, phát triển nhiều nghề mới, đặc biệt là nghề buôn tạo ra 1 hướng mới cho sự giao lưu và sự phát triển dân tộc.

       Thánh Gióng: dân tộc ta thờ Thánh Gióng ( phù Đổng Thiên Vương) với 1 lòng khâm phục và biết ơn như 1 vị anh hùng có công lớn vs đất nc. Trong tâm thức dân gian Thánh Gióng thể hiện sức mạnh đại để chiến thắng giặc ngoại xâm, là hiện thân của hào khí dũng mãnh, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

       Thánh Mẫu Liễu Hạnh:  Dân gian tin rằng Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng do phạm tội mà bị đày xuống trần gian. Bà luôn ban ơn đức cho mọi người, trừng phạt kẻ phản nghịch, đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trong tâm thức dân gian, bà là 1 vị thánh vừa gần gũi vừa phi thường, Bà là hiện thân của phụ nữ về khát vọng tự giải phóng khỏi những ràng buộc vất công vươn tới tình yêu hạnh phúc gia đình.

  1. Tôn giáo là gì? Nêu một vài tôn giáo lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam?
  1. Khái niệm

       Tôn giáo hay đạo là đường đi (đạo lý), đường dẫn (chỉ đạo). Nói rộng ra, đạo là cái lý đương nhiên để con người được thực hiện điều hay lẽ phải, là cái phẩm chất tốt đẹp để mọi người noi theo, là đức tin thiêng liêng, cao cả, tuyệt đối của con người.

       Chủ nghĩa nhân đạo của văn hóa dân tộc=> coi đạo đức là hạt nhân, người VN gọi các tín ngưỡng tôn giáo như là Đạo như Đạo Nho, Đạo Lão, Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi, Đạo Cao Đài, Đạo thờ ông bà …

  1. Một số tôn giáo- đạo lớn trong văn hóa tinh thần VN

     Đạo Nho:

       Do Khổng Tử (tên Khâu, hiệu Trọng Ni) sáng lập và truyền bá ở Trung Hoa khoảng TK 6 trcn. Ông là nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa thời cổ đại, (551- 449Trcn), thuộc dòng dõi Tống nhưng sinh ra và lớn lên ở nước Lỗ. Được suy tôn là Vạn Thế Sư Biểu (có 3000 môn sinh trong đó có 72 người trở thành cao hiền cảu Trung Hoa ).

       Về kinh sách: Ông san định và hệ thống thành 6 quyển gọi là Lục kinh: Kinh Thi (Sưu tầm các bài ca dao, dân ca). Kinh Dịch (Triết lý Chân Âm), Kinh Nhạc (Sưu tập, giảng âm nhạc), Kinh Lễ (các nghi lễ, các phép tắc), Kinh Xuân Thu (Biên niên sử về tư tưởng, lịch sử, phong tục).

       Trung Tâm học thuyết Nho giáo là chữ Nhân, phạm trù của luân lý đạo đức. (đạo làm người, thương người). Đề cao thuyết thiên mệnh, vua cũng được coi như trời. Thuyết về lễ: nghi lễ chuẩn mực tronh quan hệ với người. Thuyết chính danh -> phân định rõ ràng, rất cần trong việc trị nước: Danh không chính thì ngôn ko thuận. Đạo Nho coi trọng dân, cổ động hiếu học, nhưng xem nhẹ phụ nữ.

       Nho Giáo xâm nhập vào Vn từ thời Bắc thuộc, có nhiều mặt phù hợp cho công cuộc xd nhà nước pk’ Trung quân ái quốc’. Thời Lý Trần và hậu Lê, Nho giáo start development, việc cho xd Văn miếu, Quốc Tử Giám, chữ Nôm đã đc sử dụng cho thấy Nho học phát triển. Tuy nhiên, dân tộc ta tiếp thu có chọn lọc yếu tố bên ngoài đều qua lăng kính dân tộc: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn, con hơn cha là nhà có phúc, con trai con gái mà chi, con gì có nghĩa con nghì thì hơn. Trên nền tảng vh VN, tiếp thu Nho giáo-> ht vh đậm đà bản sắc của mình.

     Đạo Phật:

       ht từ đầu CN với bản sắc vh nhân đạo trọng tình người Việt đón nhận đạo  Phật thuận lợi, Đạo Phật có vai trò trong đs tinh thần người Việt, chiếm địa vị trong tiến trình xd & bv Tổ quốc.

     Đạo Kito:

       Tôn giáo lớn nhất TG, (chiếm 37%) dân số TG, lan tỏa rộng, chiếm vị trí quan trọng trong đs tinh thần của nhiều người trên TG.

       Đạo Thiên Chúa vào VN cuối TK XVI bởi các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp. Theo sử cú , 1533 có 1 thương nhân tên là Inekhu, người Bồ Đào Nha đi đường biển giảng đạo tại Nam Định. 1645, giám mục Alecxandre de Rhoder người Pháp đc cử vào Vn chuẩn bị cho cơ sở truyền giáo  & ngoại giao. Nó có vị trí quan trọng trong đs tinh thần người VN. Những nét tương đồng về bình đẳng bác ái làm cho VN thêm đậm đà.

     Đạo Hồi:

       đc truyền bá vào VN  XIII- XV chia thành 2 khối:

  • Chính thống- Chăm Islam- vùng An Giang, Tp HCM, Đồng Nai, ko bị pha trộn phong tục tập quán, có quan hệ vs hồi giáo thế giới.
  • Không chính thống: Chăm pa-ni- vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, chịu ah phong tục tập quán truyền thống, pha trộn đạo Bà la môn, coi trọng phụ nữ, ko có qh vs hồi giáo TG.

     Tôn Giáo Bản Địa:

       Đạo Cao Đài: ( Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ), ra đời ở Nam Bộ, 1926 tại chùa Từ Lâm Tây Ninh sau đó rời về Long Thành Tây Ninh, người sáng lập là Ngô Minh Chiêu, Lê Văn Trung và Phạm Quang Tắc tổ chức và tuyên truyền. Nd giáo lý có sự kết hợp giáo lý của một số tôn giáo khác như “Quy nguyên tam giáo” (Phật – Lão- Nho). Đạo Cao Đài phát triển khá nhanh & lan tỏa đến nhiều địa phương ở Nam Bộ.

       Đạo Hòa Hảo: (Phật Giáo Hòa Hảo) có nguồn gốc từ đạo Phật do ông Huỳnh Phú Sổ sáng lập & làm giáo chủ. Ông nghiên cứu sấm của trạng Trình & tư tưởng môn phái Bửu Sơn Kỳ Hương của Phật thầy Tây An, giáo lý gồm có 2 phần: Phật học và Tu nhân. Đạo này tôn thờ đức Phật, tin vào thuyết luân hồi, lấy từ bi, bình đẳng làm chân lý. Phần tu nhân chủ trương ‘Tứ ân hiếu nghĩa’ Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo.  Đạo này gần gũi vs vh nông nghiệp => phát triển mạnh ở vùng Tây nam Bộ.

  1. Trình bày khái niệm  lễ hội và những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội? Nêu một vài cảm nghĩ của anh, chị về biểu hiện tiêu cực trái với những giá trị nói trên hiện nay ở các lễ hội.
  1. Khái niệm lễ hội (hội lễ)

       Là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên đồng ( tính cộng đồng  cao của nông dân hay thị dân)

       Diễn ra trong  những chu kỳ không-thời gian nhất định=> làm những nghi thức về nhân vật  đc sùng bái=> tỏ ước vọng, vui chơi trong tinh thần cộng mệnh và cộng cảm.

       Giáo sư Đinh Gia Khánh coi lễ hội cổ truyền như là thời điểm mạnh của cuộc sống, cái mộc một chu trình kết thúc, tái sinh; cuộc đời thứ 2 bên cạnh cuộc đời thực; trạng thái thăng hoa từ đời sống thực tế; hình thức tổng hòa văn hóa nghệ thuật; một hiện tượng văn hóa mang tính trội,..

       Cấu trúc:  phần lễ (là yếu tố chính) và phần hội ( là yếu tố phát sinh). Ko có lễ thì ko gọi là lễ hội nữa. Gọi hội lễ (theo thói quen), lễ vẫn là yếu tố chính.

       Lễ đc hình thành bởi: nhân vật được thờ; hệ thống di tích nghi lễ. Nghi thức, thờ cúng (tế, lễ, rước, xách, hèm, …) huyền tích, cảnh quan,.., mang tính thiêng, kể cả những hành vi tưởng như tục.

       Hội đc cấu thành bởi: những hình thức sinh hoạt vui chơi, những trò bách hí, không- thời gian cảnh quan môi trường, tâm lý hội và hành động Hội ( người tổ chức và người dự), di tích lịch sử, văn hóa,…

       Tất cả các lễ hội ( kể cả lễ hội sơ khai, cổ truyền và hiện đại) đều mang những bản chất chung: tính chất thiêng liêng của toàn lễ hội, sự sùng bái nhân vật (lịch sử- văn hóa); nhu cầu trở về cội nguồn tự nhiên xa xưa=> kđ nguồn gốc động lực & bản sắc vh; sự giải thiêng trong tâm thức, tâm lý & sinh hoạt cộng đồng ( vui chơi  ăn uống cộng cảm)

    Thuộc ht về lễ họi; từ nhỏ nhất => lớn nhất.

       Lễ hội cổ truyền, bản thần nó, là 1 ftri vh lớn trong đs truyền thống và hiện đại; những vh tiêu biểu của lễ hội, 1 ht mang tình trội.

Giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội:

       Tính cộng đồng sự cố kết cộng đng: mọi lễ hội, dù đc phân chia ra sao, dù manh nd tôn giáo, nghề nghiệp, vòng đời  thì cũng là sinh hoạt của 1 cộng đồng người=> biểu dương vốn liếng vh  & sức mạnh, sự cộng mệnh cảm tính, cố kết cộng đồng. Trong XH hiện đại, nó càng có vị thế quan trọng.

       Tính tự quản, tinh thần tự chủ, nd nhân bản:  Lễ hội là hình thức sinh hoạt vh, tín ngưỡng tổng hòa, trong đó con người tự tổ chức, chi phí, tự & cùng vui chơi. Cả cộng đồng tham gia stao & tái hiện, hưởng thụ những sinh hoạt vh- tâm linh trong mối quan hệ giữa con người vs tự nhiên, vs XH & bản thân họ. họ sùng bái, thành kính, biết ơn, thầm dâng những khát vọng cho riêng mình vs thần linh, giao hòa vs tự nhiên, trực tiếp stao gtri vh. Ở lễ hôi hôm nay, ý thức tự quản còn đậm song tinh thần dân chủ, gtri nhân bản có phần mai một=> nảy sinh nhiều trong lễ hội truyền thống.

       Trở về cội nguồn:  bản chất, gtri vh & lịch sử của lễ hội, nhu cầu vĩnh hằng của con người. Đặc biệt, khi qtrinh giao lưu vh quốc tế  & vđ gìn giữ & phát huy bản sắc vh dân tộc ngày càng quan trọng thì việc trở về cội nguồn tự nhiên, nguồn gốc cộng lồng và gốc gác vh chính là bh của gtri vh, như tình nhân bản cảu hđ lễ hội.

    Những gtri vh của lễ họi cổ truyền giống về tính chất, khác về yêu cầu & mức độ bh ở từng lễ hội, mt XH, gđ lịch sử, lễ  hội cổ truyền đang phục hưng  & đáp ứng đc nhu cầu nhiều mặt của con người. Tìm hiểu các lễ hội cổ truyền, chọn lọc, phát huy, nâng cao các gtri tiêu biểu của nó=> đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao & đa dạng ủa con người.

 

Những tiêu cực:

(Dân Việt) - Không phải đến bây giờ mà từ nhiều năm trước, đã có nhiều cảnh báo về sự biến chất, phai nhạt bản sắc của các lễ hội truyền thống do các toan tính lợi ích vật chất...

Thực tế cho thấy, nhiều lễ hội không còn giản dị và đầy ý nghĩa thành kính, mà đang "chao đảo" với quá nhiều mục đích, nhu cầu. Nhiều người coi dịp lễ hội là cơ hội kiếm tiền, những người khác lấy không gian lễ hội làm nơi "xả hơi", giải trí bằng những thú vui xa lạ với mỹ tục truyền thống. Lại có những lễ hội mà sự vụng về, ngớ ngẩn và không hiểu biết thấu đáo dần áp đảo những phong tục, nghi lễ văn hoá đẹp đẽ.

Nét đẹp bị thoái hoá

Lễ hội đền Huyền Trân diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, núi Ngũ Phong, phường An Tây, TP.Huế là một ví dụ. Là lễ hội lớn, được tổ chức bài bản nhưng Lễ hội đền Huyền Trân thu hút rất ít tầng lớp trí thức và những người am hiểu về văn hóa.

Ngoài lý do lễ hội nhếch nhác, nạn ăn theo, một nguyên nhân chính của hiện trạng trên là do lễ hội khó chinh phục được tinh thần của những người có hiểu biết. Theo ông Nguyễn Hữu Thông - Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế thì ở đây không có liên quan gì giữa vùng đất này và đối tượng thờ cúng.

TP.HCM có nhiều chùa nổi tiếng đẹp và linh thiêng, trở thành điểm thu hút đông khách thập phương đến viếng và cầu phúc, cầu an. Tuy nhiên, hoạt động "lễ" có truyền thống tốt đẹp này bị phai mờ bởi sự thái quá của nhiều người và những dịch vụ ăn theo bát nháo...

Tại chính điện chùa Bà ở quận 7, nhiều người chỉ kịp đốt nén nhang, cắm vào bát hương là vội bỏ chạy ra khỏi điện thờ vì không thể chịu nổi khói hương. Khói nhiều đến mức đứng cách nhau một mét đã không trông rõ người. Cảnh thắp nén nhang kính lễ trở thành cuộc đua của những người viếng chùa.

Lối sống thực dụng, vụ lợi theo chân người đi lễ lạt, hội hè và làm cả trăm thứ dịch vụ tại đền chùa, làm nảy sinh nhiều thói tật mới. Cứ gần Tết và vào mùa hội là đâu đâu cũng thấy cảnh đổi tiền lẻ tấp nập. Ở các không gian tâm linh, nếu không đút tiền vào các hòm công đức vốn đã được đặt ở quá nhiều vị trí, người đi chùa gài, rải những tờ 500 đồng, 1.000 đồng… khắp nơi, từ tay tượng Phật đến ao nước…

Hiện tượng "hối lộ" thần phật này còn làm tốn công sức của nhiều người khác. Bởi cứ đến cuối ngày, nhà chùa, nhà đền lại phải huy động "lực lượng" thu gom tiền lẻ rồi… ngồi đếm với số lượng rất nhiều nhưng tổng giá trị không lớn mà lại mất nhiều thời gian.

Hay như trong việc tổ chức lễ hội ở nhiều cơ sở, một "bài toán tế nhị" vẫn chưa giải quyết, được gọi mỹ miều là "xã hội hoá". Đó là tổ chức và điều hành lễ hội cần kinh phí, nhưng để thêm nguồn kinh phí thì phải cho lưu hành rất nhiều dịch vụ như ăn uống, quà lưu niệm, vui chơi giải trí…

Chính sự tràn lan và ồn ào của các dịch vụ này lại làm cho lễ hội thêm lộn xộn. Hội Lim (Bắc Ninh) là một trong những ví dụ tiêu biểu cho thực trạng này. Mấy năm trước, cổng dẫn lên đồi Lim được doanh nghiệp đầu tư xây dựng bề thế, nhưng thực sự gây cảm giác khô cứng. Vì kiên cố nên chiếc cổng này có lẽ còn ở đây qua rất nhiều mùa hội nữa, làm giảm đi vẻ mềm mại của không gian nơi đây.

Mong muốn giải quyết những tiêu cực lễ hội này, nhiều hội nghị, hội thảo, tổng kết của các ban, ngành liên quan đã diễn ra lâu nay, nhưng những chuyển biến xem ra còn chậm chạp.

 

nguon VI OLET