Người trình bày: PHẠM THANH NAM
Chánh thanh tra Sở GD-ĐT TP.HCM
ĐTDD: 098.902.4907

CHUYÊN ĐỀ III

CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – TỰ KIỂM TRA CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC

PHẦN III
CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – TỰ KIỂM TRA CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC

Mục tiêu của chuyên đề
1. Về kiến thức
Nắm vững những quy định của pháp luật về công tác kiểm tra của PGD&ĐT và tự kiểm tra của CSGD như: thẩm quyền, đối tượng, nội dung kiểm tra
2. Về kỹ năng:
Nắm quy trình, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Công tác kiểm tra của PGD&ĐT
1.1 Thẩm quyền, đối tượng, hình thức kiểm tra
a. Thẩm quyền kiểm tra
Được quy định tại Điều 16, Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013.
Cần lưu ý việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế phải đúng thẩm quyền.
b. Đối tượng và phạm vi kiểm tra
- Đối tượng kiểm tra: các CSGD (CL và NCL) và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực GD thuộc quyền QLNN của UBND Q/H.
-Phạm vi: tùy theo đối tượng (căn cứ vào điều lệ hoặc quy chế tổ chức hoạt động của đối tượng đó.
1. Công tác kiểm tra của PGD&ĐT

1.1 Thẩm quyền, đối tượng, hình thức kiểm tra
c. Hình thức kiểm tra
- Kiểm tra theo kế hoạch
* Kiểm tra theo chuyên đề
* Kiểm tra theo đơn vị
- Kiểm tra ngoài kế hoạch:
* Kiểm tra đột xuất: khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc phục vụ yêu cầu giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
* Kiểm tra theo chỉ đạo của cấp trên.
1. Công tác kiểm tra của PGD&ĐT

1.2 Nội dung kiểm tra
a. Kiểm tra việc thành lập, tổ chức, xây dựng kế hoạch, xây dựng quy chế hoạt động của CSGD
b. Kiểm tra việc chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
c. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục
d. Kiểm tra công tác kiểm tra nội bộ của CSGD; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN.
e.Phối hợp với các phòng ban Q/H kiểm tra trách nhiệm quản lý của người đứng đầu.
1. Công tác kiểm tra của PGD&ĐT

1.3 Quy trình kiểm tra
a. Xây dựng kế hoạch kiểm tra
b. Ban hành quyết định kiểm tra.
c. Tiến hành kiểm tra
d. Ban hành thông báo kết quả kiểm tra hoặc kết luận kiểm tra.
e.Thực hiện xử lý sau kiểm tra.
g. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra
( Lưu ý có thể tham khảo thêm về biểu mẫu và trình tự thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra tại Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ).
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
Cần phân biệt thanh tra và kiểm tra
Cần nắm rõ mục đích chủ yếu của công tác thanh tra và kiểm tra (phát hiện sơ hở trong các quy định PL và công tác QL).
Cần nắm quan điểm đổi mới của thanh tra và kiểm tra (thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, không cần số lượng mà cần chất lượng)
Thanh kiểm tra cần tìm những chỗ yếu để giúp đỡ cơ sở thực hiện có hiệu quả. Không nhất thiết phải kiểm tra nhiều nội dung như đã liệt kê.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
Nội dung kiểm tra tùy thuộc vào đối tượng kiểm tra. Lưu ý các đối tượng là CSGD NCL hay tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực GD có một số lĩnh vực chúng ta bị hạn chế quyền kiểm tra như tài chính, PCTN,…. Đối với những đối tượng này nội dung kiểm tra tập trung vào quy chế tổ chức và hoạt động của đối tượng.
Cần nắm vững những quy định về lĩnh vực mình tham gia đoàn kiểm tra. Mọi đánh giá nên rõ ràng đúng, sai và có minh chứng cụ thể, tránh nói chung chung.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
Cần cho đối tượng có ý kiến trước về dự thảo kết luận để kết luận khách quan hơn và tránh khiếu nại về sau.
Trong quy trình thủ tục cần quan tâm yêu cầu chặt chẽ, khoa học và không gây phiền hà cho cơ sở. Những tài liệu cần cung cấp phải được tính toán, dự trù và gửi trước cho đối tượng trước khi tiến hành kiểm tra.
2. Công tác kiểm tra nội bộ của CSGD
2.1 Thẩm quyền, đối tượng, hình thức kiểm tra
a. Thẩm quyền kiểm tra
Được quy định tại Điều 17, Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013.
- Thủ trưởng CSGD
- Thành viên Ban kiểm tra nội bộ CSGD phổ thông, mầm non, GDTX.
- Phòng thanh tra (đối với các CSGD ĐH và TCCN quy định tại Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012)
b. Đối tượng kiểm tra
- Lãnh đạo CSGD: người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu
- Viên chức, người lao động trong CSGD.
2. Công tác kiểm tra nội bộ của CSGD
2.1 Thẩm quyền, đối tượng, hình thức kiểm tra
c. Hình thức kiểm tra
- Kiểm tra theo kế hoạch: là hoạt động kiểm tra được xây dựng kế hoạch từ đầu mỗi năm học và được thủ trưởng CSGD phê duyệt
- Kiểm tra đột xuất: là hoạt động kiểm tra không có trong kế hoạch kiểm tra hàng năm được phê duyệt mà theo yêu cầu của thủ trưởng đơn vị hoặc phục vụ giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo

2. Công tác kiểm tra nội bộ của CSGD
2.2 Nội dung kiểm tra
a. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của lãnh đạo, viên chức, người lao động.
- Lãnh đạo: kiểm tra công tác quản lý lĩnh vực đảm nhiệm.
- Viên chức: kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo và các nhiệm vụ khác được giao
- Người lao động: kiểm tra công tác chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

2. 2 Nội dung kiểm tra
b. Kiểm tra các bộ phận.
- Kiểm tra hoạt động của các tổ, khối chuyên môn
- Kiểm tra công tác thiết bị - thư viện
- Kiểm tra công tác CSVC – tài sản
- Kiểm tra công tác tài vụ ( kế toán, thủ quỹ)
- Kiểm tra công tác học vụ (hồ sơ, sổ sách học sinh)

b. Kiểm tra các bộ phận.
- Kiểm tra công tác tổ chức – nhân sự
- Kiểm tra công tác văn thư – lưu trữ
- Kiểm tra công tác bán trú – nội trú
c. Nội dung kiểm tra công tác quản lý
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch (năm học, học kỳ, tháng của trường và các bộ phận)
- Công tác quản lý nhân sự
- Công tác kiểm tra nội bộ trường học
- ……. (xem tài liệu trang 160).


2.3. Quy trình kiểm tra
Xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm
- Căn cứ để xây dựng kế hoạch
- Dự thảo nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm tra, thời gian kiểm tra, lực lượng kiểm tra.
- Thảo luận, thông qua kế hoạch
b. Ban hành quyết định kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất
Thủ trưởng CSGD là người ký quyết định kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất

2.3. Quy trình kiểm tra
c. Triển khai thực hiện quyết định kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất
- Công bố quyết định
- Nghe báo cáo và thu thập hồ sơ, tài liệu
- Xem xét, đối chiếu, trao đổi với đối tượng kiểm tra để đưa ra nhận xét, đánh giá về từng nội dung kiểm tra
- Thiết lập biên bản kiểm tra (có chữ ký xác nhận của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra)

2.3. Quy trình kiểm tra
d. Ban hành văn bản báo cáo kết quả kiểm tra
- Tập hợp các biên bản kiểm tra của tất cả các thành viên đoàn kiểm tra
- Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra
- Trình Thủ trưởng CSGD xem xét ký ban hành.
- Gửi báo cáo kết quả kiểm tra cho đối tượng kiểm tra và người phụ trách trực tiếp đối tượng kiểm tra.
- Thông báo công khai trong nội bộ tổ, bộ phận hoặc toàn thể hội đồng nhà trường

2.3. Quy trình kiểm tra
e. Thực hiện xử lý sau kiểm tra
- Căn cứ kết quả kiểm tra, thủ trưởng CSGD xem xét xử lý kịp thời các kiến nghị, đề xuất của kết quả kiểm tra;
- Giao nhiệm vụ cho người phụ trách trực tiếp theo dõi, đôn đốc người, bộ phận có liên quan thực hiện các kiến nghị, đề xuất, quyết định xử lý sau kiểm tra.
- Báo cáo kết quả thực hiện xử lý sau kiểm tra cho thủ trưởng CSGD.
2.3. Quy trình kiểm tra
f. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra
- Hồ sơ kiểm tra (xem tài liệu);
- Sắp xếp theo thứ tự
- Bút lục và lập mục lục tài liệu
- Đóng tập.
- Lưu trữ (Lưu ý đọc thêm cách lưu trữ hồ sơ quy định tại Chương IV Thông tư 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 Hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan)
Lưu ý
Đối với các cơ sở GD Đại học, TCCN có phòng thanh tra sẽ thực hiện công tác kiểm tra nội bộ được quy định tại Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra của cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp. Đề nghị nghiên cứu thêm Thông tư này để thực hiện.
Trong thực tế kiểm tra công tác quản lý của lãnh đạo CSGD là khó thực hiện với nhiều lý do hoặc nếu có thì hiệu quả không cao, thiếu khách quan, trung thực.
Lưu ý
Khi kiểm tra các bộ phận nên kiểm tra nhiều nội dung trong những nội dung công việc bộ phận đó phụ trách, còn khi kiểm tra giáo viên nên kiểm tra theo hình thức chuyên đề
Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra cũng nên dựa vào yêu cầu chấn chỉnh các mặt còn yếu của đơn vị.
Các báo cáo kết quả kiểm tra có thể đơn giản, ngắn gọn hơn nhưng phải xác định được mặt mạnh, mặt yếu, đề xuất khắc phục hoặc xử lý.
Trân trọng cám ơn và kính chào
nguon VI OLET