TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA ĐỊA LÝ
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA
TỰ NHIÊN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2008
NỘI DUNG CHÍNH
A. Vị trí địa lý, giới hạn, diện tích lãnh thổ
B. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
2. Tính biển của thiên nhiên Việt Nam
3. Một nước nhiều đồi núi
4. Thiên nhiên rất đa dạng, phức tạp
A. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
QUAN SÁT BẢN ĐỒ VÀ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA VIỆT NAM?
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
* Trên đất liền:
+ cực Bắc: 23023’B, 105019’Đ (Lũng Cú, H. Đồng Văn, Hà Giang)
+ cực Tây: 22025’B, 102008’Đ (Sín Thầu, H. Mường Nhé, Điện Biên)
+ cực Đông: 12040’B, 109028’Đ (bán đảo Hòn Gốm, H.Vạn Ninh, Khánh Hoà)
+ cực Nam: 8030’B, 104050’Đ (Đất Mũi, H. Ngọc Hiển, Cà Mau)
* Trên biển: vĩ độ xuống tới 60B, kinh độ xuống tới 1170Đ
II. PHẠM VI LÃNH THỔ
1. Vùng đất
2. Vùng biển
3. Vùng trời
1. Vùng đất
* KN: là toàn bộ phần đất liền được xác định trong phạm vi đường biên giới của nước ta với các nước kề bên và phần đất nổi bao gồm khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ trên Biển Đông.
+ Diện tích: 329.314 km2 (theo tập bản đồ hành chính 64 tỉnh, thành phố Việt Nam - NXB bản đồ, 2005).
+ Lãnh thổ có dáng hẹp ngang và chạy dài.
1. Vùng đất
* Biên giới trên đất liền: 4.500 km
+ Đường biên giới giáp với Trung Quốc dài 1.306 km
+ Đường biên giới giáp với Lào dài 2.067 km
+ Đường biên giới giáp với Campuchia dài 1.137 km
+ Là đường ranh giới tự nhiên chạy dọc theo các đỉnh núi, các đường chia nước, các hẻm núi và các thung lũng sông suối.
* Đường bờ biển: dài 3.260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
2. Vùng biển
Bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
Nội thủy:
+ Đường cơ sở: nối các mũi đất và đảo ven bờ.
+ Nội thuỷ là vùng nước ở phía trong đường cơ sở để tính lãnh hải của mỗi quốc gia
2. Vùng biển
b. Lãnh hải:
+ Tính từ đường cơ sở ra ngoài biển rộng 12 hải lý.
+ Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển.
c. Tiếp giáp lãnh hải:
+ Có chiều rộng 12 hải lí.
+ Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư…
2. Vùng biển
d. Vùng đặc quyền kinh tế:
+ Có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác được đặt các đường ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không.
2. Vùng biển
e. Thềm lục địa:
+ Gồm đáy biển và lòng đất dưới biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu ≥ 200m.
+ Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên.
3. Vùng trời
Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới phía ngoài của lãnh hải và không gian của các hải đảo
Nhận xét chung về
vị trí địa lý của Việt Nam !!!
Nhận xét chung
=>> Nằm trong vùng nội chí tuyến, ở vị trí trung tâm khu vực châu Á gió mùa.
=>> Tiếp giáp Biển Đông ở vĩ độ khâu nối giữa 2 lục địa cổ Gondvana và Laurasia.
=>> Cửa ngõ với 2 châu lục Á và Úc; giữa 2 vùng đại dương TBD và AĐD.
=>> Chung vùng vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; chung vịnh Thái Lan với Campuchia, Thái Lan, Malaysia. Biển Đông tiếp giáp với vùng biển của các nước Inđônêxia, Brunây, Malaysia, Philipin.
III. Ý NGHĨA CỦA VTĐL VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
Về mặt tự nhiên
Về mặt kinh tế
Về mặt văn hóa xã hội
Về mặt chính trị, quốc phòng

1. Về mặt tự nhiên:
+ Nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến và gần sát với chí tuyến Bắc nên có sắc thái thiên nhiên vùng nhiệt đới, tương tự như các nước có cùng vĩ độ.
+ Có 1 bộ phận lớn nằm trên Biển Đông, là một kho dự trữ nhiệt và ẩm rất dồi dào có tác động sâu sắc tới thiên nhiên Việt Nam.
1. Về mặt tự nhiên:
+ Nằm ở trung tâm gió mùa Đông Nam Á, với hai mùa rõ rệt: mùa đông và mùa hạ => đặc điểm gió mùa của thiên nhiên Việt Nam.
+ Nằm ở vị trí các đới cảnh quan điển hình của vành đai nóng nên rất phong phú về thành phần các loài sinh vật, và có các luồng di cư của các loài từ các vùng xứ lạnh và ôn đới tới.
1. Về mặt tự nhiên:
+ Vị trí và hình thể tạo nên sự phân hoá thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc và Nam, giữa miền núi và đồng bằng, ven biển, hải đảo.
+ Do nằm ở khu vực biển nhiệt đới tây Thái Bình Dương, phải chịu tác động từ một vài tới hàng chục cơn bão. Ngoài ra còn lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hàng năm.
2. Về mặt kinh tế:
+ Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển và cảng hàng không quốc tế.
+ Là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho Lào, đông bắc Thái Lan, Cam Pu Chia và tây nam Trung Quốc.
+ Các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, đường hàng không nối liền các quốc gia trong ĐNA và thế giới => thuận lợi giao lưu với các nước.
3. Về mặt văn hóa xã hội:
+ Vị trí liền kề cùng với nét tương đồng về lịch sử, văn hoá - xã hội và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực.
=> Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực ĐNÁ.
4. Về mặt chính trị, quốc phòng:
+ Vị trí quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Đặc biệt, biển Đông có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
+ Vấn đề đường biên giới được quan tâm hàng đầu. Khi hòa bình thì đây là điều kiện thuận lợi để phát triển, giao lưu; khi căng thẳng thì nguy cơ xảy ra chiến tranh.
B. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
B. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
I. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
II. Tính biển của thiên nhiên Việt Nam
III. Một nước nhiều đồi núi
IV. Thiên nhiên rất đa dạng, phức tạp
I. TÍNH CHẤT NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
=>> Nguyên nhân:
- Do vị trí địa lý nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. => các thành phần tự nhiên mang tính nhiệt đới.
- Nằm ở trung tâm châu Á gió mùa: các hoàn lưu gió mùa (mùa đông và mùa hạ) tạo nên tính chất gió mùa của tự nhiên Việt Nam.
- Vai trò của Biển Đông quy định tính ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
1. Biểu hiện ở khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Nền nhiệt độ cao
+ Lượng bức xạ Mặt trời lớn do trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và hai lần lên thiên đỉnh
+ Tổng xạ đều vượt 130 kcal/cm2/năm.
+ Cân bằng bức xạ trên 75 kcal/cm2/năm.
+ Tổng nhiệt độ trong năm đạt 7500-90000C.
+ Nhiệt độ trung bình năm từ 22-270C.
+ Số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ.
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
b. Lượng mưa lớn
+ Biển Đông cùng với các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại lượng mưa lớn cho nước ta.
+ Lượng mưa TB năm 1500-2000mm (ở khu vực núi cao và các sườn đón gió tới 3500-4000mm).
+ Nơi mưa ít là đồng bằng cực nam Trung bộ và một vài nơi khuất núi khác.
+ Độ ẩm không khí cao, dao động từ 80-100%
+ Cân bằng ẩm luôn luôn dương
Lượng mưa ở một số địa điểm
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
c. Gió mùa
+ Các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
+ Gió mùa lấn át gió tín phong Tm. Tm vào Việt Nam chỉ mạnh vào thời kỳ chuyển tiếp xuân – thu.
+ Từ đèo Hải Vân vào phía nam, gió mùa Đông Bắc không còn tác động, Tm khô nóng thống trị nên mùa khô rất sâu sắc (4-6 tháng).
2. Biểu hiện ở địa hình
Quá trình xâm thực là chủ yếu.
+ Quá trình địa mạo: xâm thực mạnh ở đồi núi, bồi tụ ở đồng bằng hạ lưu sông.
+ Ở vùng địa hình phát triển trên nền địa chất dễ bị phong hóa, mật độ chia cắt dày, điển hình là ở địa hình karst đá vôi.
3. Biểu hiện ở thủy văn
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc
+ Quá trình xâm thực giật lùi mạnh mẽ: trắc diện sông bất cân bằng
+ Thủy chế sông theo mùa phản ánh chế độ mùa của khí hậu
4. Biểu hiện ở thổ nhưỡng - sinh vật
* Thổ nhưỡng:
+ Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu.
+ Quá trình phong hóa hóa học chiếm ưu thế.
+ Chế độ mưa - khô, đặc điểm bề mặt đệm ảnh hưởng đến sự hình thành đất.

4. Biểu hiện ở thổ nhưỡng - sinh vật
* Sinh vật:
Rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế
+ Miền Bắc: Rừng nhiệt đới gió mùa xen cây xứ lạnh
+ Miền Nam: Rừng nhiệt đới gió mùa xen cây rụng lá mùa khô
=>> Thuận lợi:
Nền nhiệt ẩm cao, đa dạng thuận lợi cho phát triển cây trồng và cơ cấu mùa vụ.
Tiểu kết
=>> Khó khăn:
+ Tính chất bất thường của nhịp điệu mùa
+ Úng ngập trong mùa mưa, khô hạn trong mùa khô
+ Bảo quản công trình, vật liệu khó khăn
+ Tính mỏng manh, dễ bị phá vỡ trong cân bằng của các HST gây suy thoái rừng, đất và hậu quả chung với môi trường.
Tiểu kết
II. TÍNH BIỂN (TÍNH CHẤT BÁN ĐẢO)
Đặc điểm của Biển Đông
+ Là biển lớn, kín, ấm
+ Là một trong số các biển lớn của thế giới với diện tích khoảng 3,447 triệu km2, với 2 vịnh:
- vịnh Bắc Bộ S = 150.000 km2
- vịnh Thái Lan S = 462.000 km2
1. Đặc điểm của Biển Đông
+ V = 3.928.000 km3
- Bề rộng trung bình 1000 km
- Chiều dài trung bình 3000 km
- Chiều sâu trung bình 1240 km
+ Nước ta tiếp giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 3.260 km.
1. Đặc điểm của Biển Đông
+ Chỉ số tương quan giữa diện tích đất liền với diện tích biển là 1:3, hơn 100km2 đã có 1km đường bờ biển.
+ Có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác ven bờ và các đảo xa ngoài biển khơi.
+ Vùng biển sâu có hai quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa (Đà Nẵng).
2. Ảnh hưởng của Biển Đông với TNVN
Khí hậu mang tính chất hải dương điều hòa
+ Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm làm cho độ ẩm không khí thường trên 80 %.
+ Các luồng gió thường xuyên hoạt động từ hướng biển tới đã mang lại cho đất nước ta lượng ẩm, lượng mưa đáng kể.
+ Biến tính các khối khí di chuyển vào Việt Nam: tăng ấm, ẩm cho khối khí cực đới; giảm nhiệt độ, tính chất nóng của khối khí gió mùa tây nam.
2. Ảnh hưởng của Biển Đông với TNVN
b. Biển đã góp phần tạo nên các dạng địa hình ven biển rất đa dạng và đặc sắc
+ Các dạng địa hình bồi tụ tam giác châu với các cánh đồng phù sa màu mỡ.
+ Các bãi triều rộng lớn, các bãi cát, các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các vùng vịnh nước sâu, các bãi, rạn san hô …
=>> Khai thác và cải tạo phục vụ cho các yêu cầu phát triển KT-XH và đời sống dân địa phương.
2. Ảnh hưởng của Biển Đông với TNVN
c. Biển tạo nên ở vùng ven biển các HST phát triển
+ Lượng mưa ẩm cao do biển Đông làm cho mọi nơi bao phủ màu xanh do sự tái sinh rừng diễn ra nhanh
+ Hình thành nhiều HST rất phát triển, điển hình là các HST rừng ngập mặn (khoảng 450.000 ha)
+ HST vùng cửa sông nước lợ, HST đầm phá có năng suất sinh học cao và đa dạng loài sinh vật.
=>> Vừa là tài nguyên, vừa là MT sống của các loài sinh vật nên cần được chăm sóc, bảo vệ.
2. Ảnh hưởng của Biển Đông với TNVN
d. Thiên tai
+ Trung bình có 3-4 cơn bão đổ bộ trực tiếp từ biển Đông vào nước ta hàng năm.
+ Gây mưa to, nước dâng nhanh, gió giật mạnh, sóng lớn làm phá hủy các công trình, đắm chìm tàu bè, ngập mặn đất đai ….
=>> Bão thường gây hậu quả nặng nề cho nước ta.
3. Biển Đông rất giàu tài nguyên
a. Tài nguyên hải sản với nhiều ngư trường lớn
+ Có >2.000 loài cá, trên 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy
+ Có nhiều đặc sản: tôm hùm, tôm he, mực, cua, rong biển, đồi mồi, yến sào ... Đặc biệt là các rạn san hô.
+ Thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
3. Biển Đông rất giàu tài nguyên
b. Tài nguyên khoáng sản với nhiều mỏ trầm tích
+ Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất là bể Nam Côn Sơn có diện tích là 70.000 km2 và bể Cửu Long diện tích khoảng 23.000 km2.
+ Các mỏ sa khoáng, các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn là nguồn nguyên liệu quý.
3. Biển Đông rất giàu tài nguyên
c. Giao thông vận tải biển
+ Đảm bảo sự liên lạc Bắc - Nam thông suốt, là sự bổ sung cho các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên Việt.
+ Các cảng nước sâu xây dựng ở nhiều nơi trên bờ biển => đóng góp nhiều hơn nữa vào vận tải biển trong khu vực và trên thế giới.
3. Biển Đông rất giàu tài nguyên
d. Du lịch biển
+ Có nhiều bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam.
+ Có phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, nhiều nơi có thể xây dựng thành những khu du lịch, giải trí tổng hợp.
+ Có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng loại hình du lịch.
=>> Việt Nam có tính biển lớn nhất trong số các nước thuộc bán đảo Trung Ấn.
=>> Phá đi cảnh quan hoang mạc như các nước cùng vĩ độ.
Tiểu kết
III. TÍNH CHẤT NHIỀU ĐỒI NÚI
=>> Nguyên nhân:
+ Hệ quả của vận động Tân kiến tạo diễn ra với nhiều chu kỳ, mang tính kế thừa, với vận động nâng lên là chủ yếu.
+ Vận động Tân kiến tạo diễn ra không đồng đều:
- Mạnh nhất ở Tây Bắc Việt Nam, địa hình núi trung bình ở Việt Bắc, Sông Mã, biên giới Việt – Lào, cực Nam Trung Bộ.
- Sự sụt sâu xuống ở các hạ lưu sông ven biển tạo nên các đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và DHMT.
III. TÍNH CHẤT NHIỀU ĐỒI NÚI
1. Nhiều đồi núi, chiếm ¾ diện tích lãnh thổ
+ Trải rộng khắp các tỉnh biên giới phía bắc, kéo dài dọc theo biên giới phía tây và chạy sát ra biển ở cực NTB tạo thành một khối thống nhất.
+ Chủ yếu là đồi núi thấp và được phân bậc rõ ràng:
- Dưới 500 m: 70% diện tích
- Dưới 1000 m: 85% diện tích
- Từ 1000-2000 m: 14% diện tích
- Trên 2000 m: 1% diện tích
III. TÍNH CHẤT NHIỀU ĐỒI NÚI
2. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích
+ Đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ, dải đồng bằng hẹp ven biển ở miền Trung.
+ Nguồn gốc: là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bằng phù sa của các dòng sông lớn => đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi, là vùng tập trung dân cư, phát triển đô thị, các khu công nghiệp …
+ Có tính chất ven biển nên đã trở thành bàn đạp để khai thác vùng biển rộng lớn.
III. TÍNH CHẤT NHIỀU ĐỒI NÚI
3. Địa hình nước ta khá đa dạng:
+ Chia cắt ngang và chia cắt sâu:
- Hơn 1 km trên 1 km2
- Chia cắt sâu lớn, sườn rất dốc
+ Độ dốc lớn, thường quá 15-250 => trở ngại cho khai thác đất đai, chú ý chống xói mòn
III. TÍNH CHẤT NHIỀU ĐỒI NÚI
3. Địa hình nước ta khá đa dạng (tiếp)
+ Hướng núi
- Hướng tây bắc - đông nam (Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn)
- Hướng tây - đông (Hoành Sơn, Bạch Mã)
- Hướng vòng cung
III. TÍNH CHẤT NHIỀU ĐỒI NÚI
4. Nhiều tiềm năng to lớn về tài nguyên khoáng sản, lâm sản, thuỷ văn và du lịch
+ Giàu khoáng sản
+ Nhiều lâm sản
+ Chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả ưa lạnh
+ Tiềm năng thủy điện lớn
+ Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, cảnh quan đa dạng và đặc sắc -> các địa điểm nghỉ mát, du lịch
=>> Cần khai thác tiềm năng kinh tế miền núi về khoáng sản, rừng, đất,…
=>> Chú ý hậu quả của việc sử dụng bất hợp lý ở miền đồi núi.
Tiểu kết
IV. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG, PHỨC TẠP
=>> Nguyên nhân:
- Vị trí địa lý:
+ Nằm ở nơi tiếp giáp của nhiều đơn vị kiến tạo.
+ Là nơi giao tranh của nhiều khối khí.
+ Là nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư sinh vật.
IV. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG, PHỨC TẠP
=>> Nguyên nhân:
- Lịch sử: trải qua lịch sử phát triển lâu dài, phức tạp => quy định sự khác nhau của địa hình hiện tại, thành phần của giới sinh vật giữa các khu vực.
- Địa hình cùng với hoàn lưu khí quyển tạo nên sự phân hóa phức tạp của cảnh quan tự nhiên hiện tại.
IV. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG, PHỨC TẠP
=>> Biểu hiện:
- Cấu trúc địa hình phức tạp
- Cảnh quan tự nhiên phân hóa đa dạng:
+ Phân hóa bắc – nam
+ Phân hóa đông – tây
+ Phân hóa theo độ cao
+ Phân hóa theo địa phương
1. CẤU TRÚC ĐỊA HÌNH PHỨC TẠP
* Đông Bắc:
+ Chủ yếu là đồi núi thấp
+ Các sơn mạch theo hướng vòng cung.
+ Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, tiếp nối thềm Biển Đông với vịnh Bắc Bộ mở rộng.
1. CẤU TRÚC ĐỊA HÌNH PHỨC TẠP
* Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: là các sơn mạch hướng tây bắc – đông nam.
- Khu vực Tây Bắc: có địa hình núi cao, tiếp nối và thấp dần ở khu vực Bắc Trung Bộ với nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển, các đồng bằng bị chia cắt và thu hẹp dần.
- Dãy Hoàng Liên Sơn tạo nên bức chắn, một mặt làm biến tính khối khí cực đới qua biển; mặt khác mang ẩm cho phần tây của lãnh thổ, giảm bớt tính lục địa của phần lãnh thổ phía tây.
1. CẤU TRÚC ĐỊA HÌNH PHỨC TẠP
* Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
- Khối nền Kon Tum và khối núi cực NTB tạo nên vùng núi tỏa rộng theo hình cánh cung, sườn đông dốc đứng, đồng bằng nhỏ hẹp với bờ biển khúc khuỷu.
- Mạch Trường Sơn có ý nghĩa lớn với sự phân hóa khí hậu ĐBDH phía đông và các cao nguyên ở phía tây.
1. CẤU TRÚC ĐỊA HÌNH PHỨC TẠP
* Nam Trung Bộ và Nam Bộ:
- Đồng bằng Nam Bộ:
+ Mở rộng, thấp, phẳng với thềm biển nông, gắn với các đảo và quần đảo ở phía nam.
+ Biểu hiện rõ tính chất á xích đạo.
2. PHÂN HÓA ĐA DẠNG CẢNH QUAN TỰ NHIÊN
a. Sự phân hóa bắc – nam:
=>> Nguyên nhân:
+ Ảnh hưởng của khối khí lạnh do gió mùa đông bắc mang tới.
+ Ngoài ra do lượng bức xạ Mặt Trời khác nhau, càng về phía nam, 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng rõ.
=>> Chia ra 2 đới cảnh quan: 160 vĩ Bắc là ranh giới của 2 miền tự nhiên.
a. Sự phân hóa bắc - nam
- 160B trở ra: đới rừng gió mùa chí tuyến. Tổng nhiệt độ > 75000C, t0TB T1 < 200C. Chia ra 2 á đới:
+ 180B trở ra: á đới rừng chí tuyến có mùa đông lạnh và khô rõ rệt, với 3 tháng lạnh P < 2T.
+ 16-180B: á đới rừng gió mùa chí tuyến không có mùa đông lạnh và khô rõ rệt. Đến Huế, không có tháng nào nhiệt độ < 180C, nhưng vẫn < 200C, chỉ còn thời tiết lạnh, có ngày nhiệt độ thấp nhất xuống < 100C.
a. Sự phân hóa bắc - nam
a. Sự phân hóa bắc - nam
- 160B trở vào: đới rừng gió mùa á xích đạo. Tổng t0 >90000C, biến trình t0 với 2 cực đại - 2 cực tiểu, có 1 mùa khô rõ rệt, nhiệt độ T1 >200C. Chia 2 á đới:
+ 14-160B: á đới không có mùa khô sâu sắc
+ Từ 140B trở vào: á đới có mùa khô sâu sắc. Tổng nhiệt độ > 90000C, có 4 - 5 tháng khô, P<2T.
b. Sự phân hóa đông - tây
- Khu vực Đông Bắc và Tây Bắc: cùng vĩ độ, t0 ở Đông Bắc thấp hơn khu vực Tây Bắc 2-30C vì Đông Bắc chịu tác động trực tiếp của khối khí cực đới.
- Rõ rệt nhất là phía đông – tây dãy Trường Sơn:
+ Đồng bằng duyên hải miền Trung có mùa mưa vào thu – đông.
+ Tây Nguyên có mùa mưa vào hạ - thu (tháng 5-10)
c. Sự phân hoá theo độ cao
c1. Đai nhiệt đới chân núi
- Tổng nhiệt độ >75000C
- t0TB tháng nóng nhất >250C
- Tương quan nhiệt - ẩm từ khô đến ẩm ướt (k<1: khô, k>3: rất ẩm).
=> Chia ra 3 á đai nhỏ:
c1. Đai nhiệt đới chân núi
+ Á đai <100m: miền Bắc có t0 <180C, có tháng lạnh; miền Nam quanh năm nóng, t0 >250C.
+ Á đai 100-300m: miền Bắc xuất hiện tháng rét, t0 <150C, miền Nam tháng nóng đã giảm đi.
+ Á đai 300-600m: miền Bắc có mùa đông rét, miền Nam số tháng nóng < 6 tháng.
c2. Đai á nhiệt đới trên núi
- Tổng nhiệt độ <4500-75000C
- Mùa hạ t0 <250C.
=> Chia ra 3 á đai:
+ 600-1000m
+ 1000-1600m
+ 1600-2600m
c2. Đai á nhiệt đới trên núi
+ 600-1600m: mang tính chất chuyển tiếp từ á nhiệt đới sang nhiệt đới. Gặp các loài cây nhiệt đới (táu,…), á nhiệt đới (re, dẻ,…).
+ 1600m: đai á nhiệt đới điển hình với đất feralit vàng, nhiều mùn, các loài cây á nhiệt đới chiếm ưu thế tuyệt đối.
+ 1600-2600m: mang tính chất chuyển tiếp lên đai ôn đới. Thành phần thực vật chủ yếu là loài cây á nhiệt và cây ôn đới.
c3. Đai ôn đới trên núi cao
+ Tổng nhiệt độ năm < 45000C, quanh năm rét, t0TB <150C, mùa đông t0 < 100C.
+ Tương quan nhiệt - ẩm là ẩm và ẩm ướt (k>2).
+ Thành phần thực vật chủ yếu là loài cây ôn đới như thiết sam, lãnh sam, cây họ đỗ quyên.
d. Sự phân hóa đa dạng theo địa phương
+ Ở đai nội chí tuyến chân núi: hình thành các trung tâm mưa ẩm với các kiểu rừng nhiệt đới thường xanh.
+ Nơi hút gió có lượng mưa lớn: dọc thung lũng sông Hồng, sông Lô, Trường Sơn bắc, thung lũng sông Krông Ana.
+ Trung tâm khô nóng: xuất hiện kiểu chuông, bụi gai hạn nhiệt đới: Phan Rang – Phan Ri, Ninh Thuận.
d. Sự phân hóa đa dạng theo địa phương
+ Trung tâm lạnh khô: Lạng Sơn => kiểu rừng á nhiệt đới rụng lá.
+ Trung tâm nóng khô: thung lũng sông Ba (sông Đà Rằng), Cheo Reo (Đăk Lăk) => kiểu rừng thưa rụng lá (rừng khộp).
Sự đa dạng, phức tạp của thiên nhiên
Việt Nam đòi hỏi phải có sự phân vùng địa lý
tự nhiên nhằm sử dụng hợp lý từng vùng.
Tiểu kết
nguon VI OLET