ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ
CỦA TRẺ KHIẾM THỊ
GIAO TIẾP VÀ TÌNH CẢM XÃ HỘI
Việc giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào giao tiếp bằng mắt -> KHIẾM THỊ -> ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ và giao tiếp.
Giảm đáng kể khả năng tư duy trừu tượng, lượng thông tin tiếp nhận rời rạc, đơn điệu và nghèo nàn.
Lời nói mang nặng tính hình thức, khó diễn đạt ý nghĩa của câu nói.
Khó định hướng trong giao tiếp, khó tham gia vào các hoạt động giao tiếp nhất là những hoạt động đòi hỏi phải có sự định hướng, di chuyển trong không gian.
Bị động trong giao tiếp, không xác định được khoảng cách, số lượng người nghe trong không gian giao tiếp.
Xuất hiện tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp.
Mất hoặc giảm khả năng bắt chước những cử động, biểu hiện của nét mặt cũng như khả năng biểu đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt -> Kết quả là trẻ khiếm thị, đặc biệt là trẻ mù không biết kết hợp ngôn ngữ nói với ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ.
Nguyên nhân
Cơ quan tiếp nhận ánh sáng (mắt, dây thần kinh thị giác) hoặc vùng não thị lực bị phá huỷ.
Đời sống tình cảm, nội tâm của trẻ khiếm thị.
Môi trường giao tiếp bị hạn chế.
Những khó khăn trong giao tiếp trẻ mù thường gặp
+ Mất hoặc giảm khả năng biểu đạt cử chỉ, điệu bộ, nét mặt;
+ Định hướng không gian trong giao tiếp;
+ Bịđộng trong giao tiếp;
+ Tâm lý mặc cảm, ngại giao tiếp.
Nhận thức
Đặc điểm nhận thức cảm tính:
a. Đặc điểm cảm giác xúc giác của trẻ khiếm thị:
Có hai loại cảm giác xúc giác: cảm giác tuyệt đối và cảm giác xúc giác phân.
Ngưỡng cảm giác tuyệt đối là khả năng nhận rõ một điểm của vật tác động vào bề mặt của da.
Ngưỡng cảm giác phân biệt: là khả năng nhận biết hai điểm gần nhau đang kích thích trên da.
b. Đặc điểm thính giác của trẻ khiếm thị:
Cùng với cảm giác xúc giác, cảm giác thính giác là một trong những cảm giác quan trọng giúp trẻ mù giao tiếp, định hướng trong các hoạt động.
Âm thanh phản ánh nhiều thông tin.
c. Đặc điểm các loại cảm giác khác của trẻ mù:
Cảm giác cơ khớp vận động:
Là cảm giác nhận biết tín hiệu từ các cơ quan vận động của cơ thể.
Là cảm giác phản ánh sự dao động của môi trường không khí.
Cảm giác mùi vị:
Cảm giác mùi vị phản ánh tính chất hoá học của vật chất.
Cảm giác thăng bằng:
Là cảm giác phản ánh sự cảm nhận vị trí của cơ thể trong không gian
d. Đặc điểm tri giác của trẻ khiếm thị.
Hiệu quả tri giác sờ chỉ được phát huy khi trẻ bị mù hoàn toàn. Đó là điều lý giải vì sao người sáng mắt khi bị bịt mắt để sờ đọc và viết chữ nổi không hiệu quả như người mù.
Đặc điểm nhận thức lý tính của trẻ khiếm thị.
a) Đặc điểm tư duy của trẻ khiếm thị.
Ở trẻ mù, nhận thức cảm tính lại bị khiếm khuyết, không đầy đủ, do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tư
Trẻ mù khó tự tìm ra những dấu hiệu bản chất để khái quát hoá và phân loại theo một hệ thống xác định. Đôi khi các em chỉdựa vào một dấu hiệu đơn lẻ để khái quát thành một nhóm chung.
b) Đặc điểm biểu tượng và tưởng tượng của trẻ khiếm thị.
Biểu tượng:
Do những hạn chế của quá trình tiếp nhận thông tin của trẻ khiếm thị, biểu tượng của trẻ khiếm thị có những đặc điểm sau:
- Khuyết lệch, nghèo nàn;
-Hình ảnh bịđứt đoạn;
- Mức độ khái quát thấp.
Tưởng tượng:
- Hạn chế khả năng tái tạo, sáng tạo.hình ảnh mới (đôi khi đánh giá không đúng sự thật hoặc cường điệu hoá).
- Trí tưởng tượng nghèo.
nguon VI OLET