Bài thuyết trình nhóm 6
Xin chào các bạn !
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Dân số : 87.375.000 (hạng 13)
Diện tích : 331.690 km2 (hạng 65)
Mật độ : 253/ km2
Thủ đô : Hà Nội
Thành phố lớn nhất : TP.Hồ Chí Minh
QUỐC KỲ
QUỐC HUY
Khẩu hiệu quốc gia : ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
Quốc ca : TIẾN QUÂN CA
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bến nhà Rồng
Nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước
Lăng Chủ tịch
Xin mời các bạn tham quan nước việt nam
Vẻ đẹp việt nam
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam được bắt nguồn từ sự định cư và hình thành nhà nước của các tộc người Việt cổ trong thời Văn Lang từ thế kỷ 7 TCN trong niên đại văn hoá Đông Sơn tại khu vực mà ngày nay là đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Bắt đầu từ thế kỷ 2 TCN, các dân tộc này bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị trong hơn 1000 năm. Sau nhiều lần khởi nghĩa không thành, hoặc chỉ giành độc lập ngắn (60 năm thời Lý Bí, Triệu Quang Phục), đến năm 938, Việt Nam giành được độc lập lâu dài sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy. Trải qua các triều đại phong kiến, những lần chống lại sự xâm lược bởi các triều đại phương Bắc của người Hán, người Mông Cổ, người Mãn Thanh và với những lần xâm chiếm mở rộng lãnh thổ dần xuống phía nam và phía tây, Việt Nam có ranh giới địa lý như hiện nay vào năm 1887.
Đến giữa thế kỷ 19, cùng với Đông Dương, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Trong Thế chiến thứ hai, phát xít Nhật chiếm Việt Nam và toàn thể Đông Dương, ngay sau khi quân Đồng Minh chiến thắng, Việt Minh đã giành lại chính quyền từ tay Nhật. Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhà nước đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại.
Sau Thế chiến thứ hai, người Pháp muốn chiếm lại Đông Dương nhưng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của người Việt Nam. Sau chiến thắng của Việt Minh tại chiến trường Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, Pháp buộc phải rút khỏi Đông Dương. Hiệp định Genève được ký kết, chấm dứt ách đô hộ gần 100 năm của Pháp tại Việt Nam, đồng thời chia đôi nước Việt Nam và lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, định sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử cả nước.
Tuy nhiên, vì nhiều tác nhân bên ngoài nên Hiệp định Genève đã bị phá vỡ. Nước Việt Nam Cộng hòa, thành lập ở miền Nam, được Hoa Kỳ và một số nước đồng minh hậu thuẫn và các nước trong thế giới tự do công nhận, với chính quyền trong tay những người không tham gia chống xâm lược Pháp. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo mô hình xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, được thành lập tại miền Bắc, là nước được Liên Xô, Trung Quốc hậu thuẫn và được các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa khác công nhận và giúp đỡ. Chính quyền miền Bắc có nòng cốt là Việt Minh.
LỊCH SỬ
Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất đổi tên hiệu là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Sài Gòn - Chợ Lớn đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1995, Việt Nam gia nhập khối ASEAN,
Xung đột giữa hai miền mở ra một cuộc chiến tranh kéo dài suốt gần 2 thập kỷ. Năm 1964, Hoa Kỳ can thiệp, đưa quân Mỹ vào chiến đấu trực tiếp tại chiến trường Việt Nam, vài năm sau đó, Mỹ thực hiện các đợt ném bom miền Bắc bằng máy bay B-52. Đến 1/ 1973, Hoa Kỳ ký Hiệp định Paris, và rút quân khỏi Việt Nam. Chiến tranh Việt Nam được coi như kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính quyền của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng.
LỊCH SỬ
ĐỊA LÝ
CHÍNH TRỊ
KINH TẾ
Việt Nam từ một quốc gia nghèo và đông dân đang dần bình phục và phát triển sau sự tàn phá của chiến tranh, sự mất mát viện trợ tài chính từ khối các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, và sự yếu kém của nền kinh tế tập trung. Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập nền "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình từ 1993 đến 1997. Vào năm 1997 và 1998, tăng trưởng GDP có xu hướng giảm xuống do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu. Tăng trưởng GDP tăng lên giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hoá nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn.
KINH TẾ
Việt Nam đã hoàn thành việc xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 7/11/2006, Việt Nam được phép gia nhập sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu. Ngày 28/11, Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
GIÁO DỤC & KHOA HỌC
Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang cố gắng hội nhập với các nước trong khu vực và trên Thế giới. Ở Việt Nam có 4 cấp học: tiểu học, trung học cơ sở,trung học phổ thông, đại học. Có một số trường đại học nổi tiếng như: Đại học Bách khoa Hà Nội Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Hà Nội...
Chỉ với trong vòng 5 năm , tại Việt Nam có 1 phong trào rất phát triển đó là du học tại các nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Pháp...
VĂN HÓA
DÂN TỘC
VĂN HÓA
TRANG PHỤC
VĂN HÓA
TRANG PHỤC
VĂN HÓA
TRANG PHỤC
VĂN HÓA
TÔN GIÁO
VĂN HÓA
TÔN GIÁO
VĂN HÓA
TÔN GIÁO
VĂN HÓA
TÔN GIÁO
VĂN HÓA
CHỮ VIẾT
Hiện nay, tiếng Việt dùng hệ chữ viết là chữ Quốc Ngữ. Chữ Quốc Ngữ phát triển từ thế kỷ thứ 17. Bắt đầu từ thời kỳ Pháp thuộc chữ Quốc Ngữ trở nên thịnh hành và hầu như tất cả các văn bản viết đều dùng nó. Trước đó, người Việt dùng hai loại chữ viết là chữ Nho và chữ Nôm . Ngày nay, chữ Nho và chữ Nôm không còn thông dụng ở Việt Nam; chữ Nôm đã bị mai một nhiều.
VĂN HÓA
LỄ TẾT
Bài thuyết trình của chúng em xin hết
nguon VI OLET