Chuyên đề1

DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VẬN DỤNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG KHÓ KHĂN
1. Dạy học theo dự án
Dự án là gì? Là phác thảo, dự thảo, thiết kế
Thực hiện dự án là một loạt các hoạt động cần thực hiện để đạt được kết quả cụ thể trong phạm vi ngân sách và thời gian nhất định.
Khái niệm dạy học theo dự án:
Là một phương pháp hay hình thức dạy học lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm.
Người học phải giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn bằng những kiến thức theo nội dung môn học.
Là mô hình dạy học đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu và thể hiện kết quả học tập của mình thông qua cả sản phẩm lẫn phương thức thực hiện.
Mục tiêu của dạy học theo dự án:
- Hướng tới các vấn đề của thực tiễn; Gắn kết ND học tập với cuộc sống thực tế.
- Phát triển KN phát hiện và giải quyết vấn đề, KN tư duy, KN làm việc nhóm, KN giao tiếp, KN sử dụng CNTT …
HS được làm việc độc lập để tạo ra KQ thực
Điều kiện để thực hiện dự án trong dạy học:
- Có thể thực hiện trong lớp học hay vượt ra ngoài khuôn khổ lớp học:Có thể kéo dài một vài tiết, một vài tuần, một vài tháng
- Dạy học theo dự án không đặt nặng mục tiêu dạy học kiến thức mà học sinh tự chiếm lĩnh tri thức thông qua thực hiện dự án.
Ví dụ về Dạy học theo dự án
Hóa học: Làm cho môi trường trong sạch hơn
Vật lí: Làm thế nào để phòng chống tật khúc xạ trong trường học
Sinh học: Thiên nhiên với cuộc sống của con người
Văn học: Tìm hiểu những giá trị đặc sắc của nhạc cụ cồng chiêng dân tộc ÊĐê - Tây nguyên
Địa lí: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà
Toán: Ứng dụng Toán thống kê để điều tra dân số tại địa phương
2. Công cụ thực hiện dạy học theo dự án
Bộ câu hỏi định hướng: Giúp các dự án tập trung vào các kiến thức quan trọng, đảm bảo dự án của học sinh có tính hấp dẫn và thuyết phục giúp học sinh hiểu được trọn vẹn các khái niệm cơ bản và hình thành hệ thống kiến thức
Bộ câu hỏi định hướng: Bao gồm:
- Câu hỏi khái quát: Là câu hỏi mở, hướng đến ý tưởng lớn, mang tính liên môn (Liên quan trực tiếp đến tên dự án)
- Câu hỏi bài học: Là câu hỏi mở có liên quan đến dự án hỗ trợ nghiên cứu câu hỏi lý thuyết giúp học sinh hiểu được những khái niệm cốt lõi của dự án
- Câu hỏi nội dung: Là câu hỏi mang tính cụ thể liên quan đến định nghĩa, khái niệm và các kiến thức trọng tâm của bài học .
Ví dụ về bộ câu hỏi định hướng
Dự án: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà - Địa lớp 7
Câu hỏi khái quát:
MT ở đới ôn hòa đang bị ô nhiễm như thế nào?
Câu hỏi nội dung
- Nguyên nhân gây ô nhiễm MT nước
- Nguyên nhân gây ô nhiễm MT đất
- Nguyên nhân gây ô nhiễm MT không khí
Câu hỏi bài học
- Nguyên nhân gây ra ô nhiễm MT ở đới ôn hòa là gì?
- Hậu quả của ô nhiễm MT ở đới ôn hòa như thế nào?
- Biện pháp khắc phục ô nhiễm MT ở đới ôn hòa



3. Các giai đoạn tổ chức dạy học theo dự án
Xây dựng ý tưởng DA. Xây dựng kế hoạch thực hiện DA
Thực hiện dự án
Giới thiệu sản phẩm dự án (Tổng hợp)
Đánh giá

GV
-Tên DA
- Mục tiêu DA
- Bộ câu hỏi định hướng
- Nhiệm vụ của nhóm HS
- Chuẩn bị tài liệu
HS
- Tiêu chí ĐG
- KH thực hiện (phân nhóm, nhiệm vụ)
- Chuẩn bị nguồn thông tin
GV
-ĐG HS
- Liên hệ cơ sở
- Chuẩn bị cơ sở và thiết bị
HS
-Làm việc nhóm
- Xây dựng phiếu PV
- XD sản phẩm
-Kinh phí
-Phant hồi cho GV
GV
-ĐG HS
- Bước đầu thông qua sản phẩm
HS
-Hoàn tất sản phẩm
- Chuẩn bị báo cáo



GV
- Chuẩn bị CSVC
- Theo dõi tự ĐG của HS
HS
- Trình bày sản phẩm
- Tự ĐG sản phẩm
- ĐG sản phẩm nhóm khác
4.Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án
Học sinh:
- Tự lực triển khai dự án
- Thu thập, xử lí thông tin từ nhiều nguồn => tích lũy kiến thức và nhiều giá trị khác
10
HS hoàn thành việc học tập với sản phẩm cụ thể (việc học trở nên có ý nghĩa, hấp dẫn)
Giáo viên: Là người hướng dẫn và tư vấn cho HS thực hiện
11
Ví dụ dự án:
Tìm hiểu những giá trị đặc sắc của nhạc cụ cồng chiêng dân tộc ÊĐê - Tây nguyên (Môn văn THCS: Phần VH địa phương)
Công đoạn 1: Chuẩn bị
*Xác định mục tiêu dự án:
- Tìm hiểu ĐĐ nhạc cụ cồng chiêng (chất liệu, hình dáng, KT)
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng nhạc cụ cồng chiêng trong thực tế
Ý nghĩa của nhạc cụ này trong ĐS SH của người Êđê
* XD bộ câu hỏi định hướng:


Ví dụ về bộ câu hỏi định hướng
Dự án: Tìm hiểu những giá trị đặc sắc của nhạc cụ cồng chiêng dân tộc ÊĐê - Tây nguyên (Môn văn THCS: Phần VH địa phương)
Câu hỏi khái quát:
Nhạc cụ cồng chiêng của dân tộc ÊĐê có những giá trị đặc sắc gì?
Câu hỏi bài học
- Đặc điểm của nhạc cụ cồng chiêng?
- Cồng chiêng được sử dụng trong thực tế ra sao?
- Ý nghĩa độc đáo của nhạc cụ cồng chiêng là gì?
Câu hỏi nội dung
- Cồng chiêng được làm bằng chất liệu, hình dáng, kích thước như thế nào?
- Trong thực tế còn tồn tại những loại cồng chiêng nào?
- Ở địa phương, những ai là người yêu thích loại nhạc cụ này
- Nhạc cụ cồng chiêng thường được sử dụng vào những thời điểm nào?
- Nhạc cụ cồng chiêng có ý nghĩa gì cho đối với người dân Êđê?
13
* Thiết kế nhiệm vụ cho HS:
nguon VI OLET