HĐ khởi động



Câu 1.Em hãy phân biệt một đoạn văn và một văn bản hoàn chỉnh?

Câu 2: Từ lớp 6 đến nay, em đã được biết đến những kiểu văn bản nào trong phân môn tập làm văn?

HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP
TIẾT 3:
ÔN TẬP CÁC KIỂU BÀI
TẬP LÀM VĂN LỚP 8
1. Thế nào là văn tự sự?
I- Kiểu bài văn tự sự:



Tự sự là hình thức kể lại câu chuyện theo trình tự, diễn biến dựa vào cốt truyện, những sự việc diễn ra với nhân vật.



2. Văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm:
I- Kiểu bài văn tự sự:

Tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động hơn, sâu sắc hơn, có tác dụng thuyết phục người đọc, người nghe hơn.
* Miêu tả:
- Miêu tả nhân vật: ngoại hình, hành động, trạng thái tình cảm (vui, buồn, hờn giận...)
-Miêu tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt liên quan đến sự việc đang kể.
-> Thể hiện qua từ láy, nghệ thuật so sánh, nhân hoá...
* Biểu cảm: người viết trực tiếp phát biểu cảm xúc đối với nhân vật, sự việc được kể (thông qua câu cảm thán ...)

1- Văn bản thuyết minh là gì? Là trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, lí do phát sinh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật, nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho mọi người.
2- Đặc điểm của văn bản thuyết minh:
- Văn bản thuyết minh sử dụng tư duy khách quan, không tưởng tượng, hư cấu
- Mục đích: cung cấp tri thức về đối tượng. Điều này đòi hỏi người viết phải có kiến thức sâu, rộng
- Phương thức thuyết minh: trình bày, giải thích, giới thiệu
- Phạm vi sử dụng rộng rãi, phổ biến
- Ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, hấp dẫn
3. Các phương pháp thuyết minh
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp nêu ví dụ
- Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích, phân loại


II- Kiểu bài văn thuyết minh:


4, Bố cục thường gặp một bài thuyết minh:

- Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
- Thân bài: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,... của đối tượng
- Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
I- Kiểu bài văn nghị luận:

1. Khái niệm: Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có quan điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
2. Đặc điểm văn nghị luận: Có 3 yếu tố cơ bản:
- Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định( hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế .
- Luận cứ: là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm giàu sức thuyết phục .
- Lập luận: Là cách sắp xếp luận cứ để làm rõ luận điểm.Lập luận phải chặt chẽ hợp lí.






3, Các kiểu bài văn nghị luận:
- Nghị luận xã hội.
- Nghị luận văn học.
4. Bố cục thông thường của bài văn nghị luận :
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Thân bài: Giải quyết vấn đề nghị luận theo từng khía cạnh của vấn đề.
- Kết bài: Kết thúc vấn đề nghị luận trên.
I- Kiểu văn bản HC-CV:
VB tường trình- VB thông báo


1: Văn bản tường trình: là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
2. Văn bản thông báo : Là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan , đoàn thể ,tổ chức cho những người dưới quyền hoặc những người quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện 










Hoạt động luyện tập

Lập dàn bài cho đề văn nghị luận sau:
Vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc thể hiện qua truyện ngắn “Lão Hạc”của Nam Cao. ( Ngữ văn 8-tập I)
Gợi ý:
1.Mở bài: - Giới thiệu chung về tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao.
-Khái quát vẻ đẹp phẩm chất của Lão Hạc.
2.Thân bài: Vẻ đẹp phẩm chất của Lão Hạc thể hiện qua:
Luận điểm 1: Tình yêu thương con vô bờ bến của Lão Hạc.
Luận cứ 1: Lão Hạc luôn thương nhớ con khi con đi xa.
Luận cứ 2 - Luôn day dứt vì không lo được vợ cho con...
Luận cứ 3 - Dù túng quẫn đến đâu cũng quyết dành tiền, mảnh vườn cho co trai.
Luận điểm 2: Lão Hạc có tấm lòng nhân hậu đáng trân trọng.
Luận cứ 1:......................Luận cứ 2:......

Luận điểm 3: Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng.
-Luận cứ 1:..................................
Luận cứ 2: ..................................
Luận điểm 4: Tài năng nghệ thuật của Nam Cao trong việc thể hiện nhân vật Lão Hạc.
-Luận cứ 1:..................................
- Luận cứ 2: ..................................
..............................
3. Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc và suy nghĩ của bản thân em về nhân vật ấy.
nguon VI OLET