TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA ĐỊA LÝ
CHƯƠNG 3
ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2009
Vai trò địa hình trong tổng hợp thể TNVN
- Địa hình là nơi tiếp xúc chặt chẽ giữa các thành phần TN. Nên tính thống nhất của hoàn cảnh TN biểu hiện trên đó rõ rệt nhất: địa hình mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Địa hình và các thành phần tự nhiên có mối quan hệ qua lại. Cấu trúc và hình thái của địa hình quyết định đến sự phân hóa cảnh quan TN và là 1 yếu tố phi địa đới: tạo nên sự phân hóa theo đai cao, tăng cường sự phân hóa theo vĩ độ và theo kinh độ.
NỘI DUNG CHÍNH
A. Nhân tố hình thành địa hình Việt Nam
B. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
C. Các kiểu địa hình Việt Nam
A. NHÂN TỐ HÌNH THÀNH
ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH
I. Nhân tố nội lực
II. Nhân tố ngoại lực
I. NHÂN TỐ NỘI LỰC
1. Kiến tạo:
=>> Quyết định đặc điểm địa hình Việt Nam hiện tại là cổ trẻ lại.
- Địa hình Việt Nam cơ bản được hình thành trong đại Trung sinh MZ. Tính chất cổ được bảo tồn vì vận động kiến tạo mang tính kế thừa. Tính chất cổ để lại dấu vết trên đường nét kiến tạo căn bản, đặc điểm về đường nét sắp xếp địa tầng, tính chất nham thạch, thế nằm của các lớp đá.
I. NHÂN TỐ NỘI LỰC
1. Kiến tạo:
- Hướng tây bắc – đông nam của địa hình là hướng của các đơn vị nền móng cổ: Phanxipăng, Pu Hoạt – Sông Mã, Pu Lai Leng.
- Tính chất trẻ của địa hình do vận động Himalaya trong Tân sinh mang lại làm địa hình trẻ lại: sự phân dị địa hình mạnh mẽ.
I. NHÂN TỐ NỘI LỰC
2. Nham thạch:
=>> Đóng vai trò làm tăng cường sự phức tạp của địa hình. Vì tính chất nham thạch liên quan chặt chẽ với hình thái địa mạo.
- Nơi chủ yếu là diệp thạch sét, trong điều kiện gió mùa sâu sắc, mưa lớn => quá trình phong hóa mạnh, rửa trôi lớn => địa hình là dạng đồi bát úp, sườn thoải; mạng lưới sông ngòi dày đặc, chia cắt nông.
I. NHÂN TỐ NỘI LỰC
2. Nham thạch:
- Đá sa thạch có quá trình phong hóa kém hơn => cắt xẻ sâu hơn, dòng chảy có dạng chữ U, sườn dốc hơn, xâm thực sâu hơn.
- Đá vôi diễn ra quá trình karst => hình thành thung đồng karst và địa hình lộ trên mặt. Nơi địa hình karst được nâng lên, hình thái lởm chởm với thành vách rộng lớn, quá trình xói khía, đục khoét.
- Đá xâm nhập granit tương đối cứng rắn nhưng dễ bào mòn hơn đá riolit => đỉnh tròn hơn.
II. NHÂN TỐ NGOẠI LỰC
1. Khí hậu:
=>> Đóng vai trò chủ yếu, quyết định quá trình địa mạo hiện tại, với quá trình xâm thực là chủ yếu => địa hình mang đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Xâm thực cơ giới diễn ra rất mạnh mẽ với các hiện tượng đá lở, đất trượt.
- Quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh, dòng chảy mạnh, xâm thực dữ dội. Tại vùng cổ được nâng lên tạo thành các hẻm vực sâu, trắc diện dọc bất cân bằng.
II. NHÂN TỐ NGOẠI LỰC
1. Khí hậu:
- Khi chảy trên máng trũng hay trên miền phiến ngang, lòng không sâu, mở rộng và uốn khúc quanh co, bãi bồi phát triển.
- Quá trình hóa bán bình nguyên diễn ra nhanh: bề mặt san bằng, đồi thấp ở trung du.
- Xâm thực ở miền núi đi đôi với bồi tụ ở đồng bằng: đồng bằng hạ lưu sông mở rộng, hình thành các bồn địa giữa núi, nón phóng vật ở chân núi.
I. NHÂN TỐ NGOẠI LỰC
2. Thực vật:
- Làm hạn chế quá trình xâm thực bào mòn: nơi nào lớp phủ thực vật bị hủy bỏ thì sự phân hóa 2 mùa mưa – khô càng sâu sắc
=> hạn chế quá trình hình thành đất và tăng cường sự bất ổn định của bề mặt địa hình.
I. NHÂN TỐ NGOẠI LỰC
3. Con người:
- Có khả năng điều khiển sự ổn định của bề mặt địa hình thông qua tác động vào lớp phủ thổ nhưỡng và thực vật (hạn chế sự bào mòn).
Tiểu kết
B. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA
ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH
I. Cấu trúc địa hình là cấu trúc cổ được Tân kiến tạo làm trẻ lại
II. Địa hình phân bậc phức tạp, hướng tây bắc - đông nam là chủ yếu
III. Cấu trúc địa hình có sự tương phản và phù hợp giữa các dạng địa hình
IV. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới gió mùa ẩm
I. CẤU TRÚC CỔ TRẺ LẠI
1. Tính chất cổ:
- Chủ yếu là đồi núi thấp: độ cao <1000m chiếm 85%, độ cao >2000m chỉ chiếm 1%.
- Hình thái: là các bề mặt san bằng cổ ở độ cao sàn sàn của các dãy núi.
- Nham cổ lộ trên mặt.
I. CẤU TRÚC CỔ TRẺ LẠI
1. Tính chất cổ:
- Cấu trúc hướng sơn văn:
+ Hướng tây bắc – đông nam của các nền móng cổ: Tây Bắc - Trường Sơn Bắc.
+ Hướng vòng cung tạo nên từ vận động Calêđôni và hoàn thiện sau chu kỳ Inđôxini thuộc Đông Bắc, các nếp uốn cổ Hecxini hướng vòng cung ôm khối Kon Tum của khối núi cực Nam Trung Bộ.
I. CẤU TRÚC CỔ TRẺ LẠI
2. Tính chất trẻ lại:
- Hình thái núi trẻ:
+ Dãy Phanxipăng: trong Tân sinh nâng với biên độ 1500m, hiện tại cao 3143m. Cấu tạo là đá kết tinh cổ, có xâm nhập granit, phun trào riolit, poocfirit => hình thái sống núi sắc sảo, sườn dốc, khe sâu và hẻm vực.
+ Mũi kim Tả Yang Phình ở độ cao 2000m, dốc đứng với độ chênh cao 1000m. Xâm thực mạnh, vật liệu bồi tích lớn: nón phóng vật Bình Lư tích tụ dày 300m, kéo dài 10km.
I. CẤU TRÚC CỔ TRẺ LẠI
2. Tính chất trẻ lại:
- Trắc diện dọc sông bất cân bằng, rõ rệt trong các sông Đà, sông Mã, sông Chu, sông Chảy.
- Dạng vuông góc nhiều lần của dòng chảy: ban đầu dòng chảy song song theo các đứt gãy giữa các nếp uốn. Song vận động nâng lên không đều, hình thành các nhánh ngang nối thung lũng sông dọc sông chính.
I. CẤU TRÚC CỔ TRẺ LẠI
2. Tính chất trẻ lại:
- Biểu hiện rõ nhất: sườn đông của dãy núi cực NTB các nhánh, mũi núi tạo thành hình thái chênh vênh bên bờ biển. Do được nâng lên trong vận động Tân sinh, đồng thời sụt sâu dọc ven biển => hiện tượng nghịch đoạn tầng diễn ra liên tiếp.
- Đồng bằng tiến nhanh ra biển do sườn dốc => khả năng tập trung vật liệu trầm tích nhanh.
II. PHÂN BẬC PHỨC TẠP, HƯỚNG
TB - ĐN LÀ CHỦ YẾU
1. Tính phân bậc của địa hình:
- Hướng nghiêng chung của địa hình: cao ở tây bắc, thấp dần về phía đông nam tạo nên sự phân bậc đại địa hình: núi, đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.
- Các bề mặt san bằng cổ là dấu tích của những chu kỳ vận động trong Tân kiến tạo với bề mặt san bằng cổ nhất tuổi Paleogen ở độ cao 2100-2200m. Bề mặt bán bình nguyên cổ ở các chu kỳ:
II. PHÂN BẬC PHỨC TẠP, HƯỚNG
TB - ĐN LÀ CHỦ YẾU
1. Tính phân bậc của địa hình:
+ Chu kỳ 1: độ cao 1500-1800m (M1)
+ Chu kỳ 2: độ cao 1000-1400m (M2)
+ Chu kỳ 3: độ cao 600-900m (P1)
+ Chu kỳ 4: 280-600m, phổ biến là 400-500m (P2)
+ Chu kỳ 5: thềm sông 25-100m (Pleixtoxen hạ)
+ Chu kỳ 6: thềm biển 15-50m, có nơi 4-5m, thấp nhất 2m (Pleixtoxen 2-3)
II. PHÂN BẬC PHỨC TẠP, HƯỚNG
TB - ĐN LÀ CHỦ YẾU
1. Tính phân bậc của địa hình:
- Vận động Tân kiến tạo nâng ở tây bắc và thấp dần ở phía đông nam.
+ Miền Bắc: nâng ở tây bắc, sụt sâu ở phần biển phía đông nam.
+ Miền Nam: nâng ở cực NTB, đẩy lùi và sụt sâu vùng trũng của đồng bằng Nam Bộ => đồng bằng Nam Bộ được hình thành.
II. PHÂN BẬC PHỨC TẠP, HƯỚNG
TB - ĐN LÀ CHỦ YẾU
2. Phức tạp:
a. Các đơn vị kiến tạo khác nhau và quy định lịch sử phát triển khác nhau:
- Để lại nham tướng rất khác nhau và phức tạp. Trong thời kỳ nghịch đảo kiến tạo có sự đảo lộn giữa các lớp đá do hiện tượng chờm nghịch, vò nhàu: dãy Phanxipăng có hiện tượng chờm nghịch của đá nguyên sinh lên đá cổ sinh và đá cổ sinh hạ lên đá D.
- Ở miền núi cổ, nền nham phổ biến là đá trầm tích biến chất nên bị phức tạp bởi macma phun trào xâm nhập và đá trầm tích trẻ hơn.
II. PHÂN BẬC PHỨC TẠP, HƯỚNG
TB - ĐN LÀ CHỦ YẾU
2. Phức tạp:
b. Thể hiện rõ rệt nhất của địa hình phức tạp với hướng tây bắc - đông nam là chủ yếu.
- Biểu hiện rõ nhất ở dãy núi tây Việt Nam - hệ núi kéo dài 1400km từ biên giới Việt - Trung tới Đông Nam Bộ.
- Chỗ rộng nhất của hệ núi Việt Nam là ở Bắc Bộ với 600km, hẹp nhất ở Trung Bộ với 50km.
II. PHÂN BẬC PHỨC TẠP, HƯỚNG
TB - ĐN LÀ CHỦ YẾU
2. Phức tạp:
c. Thể hiện ở các khu vực địa hình khác nhau:
- Địa hình Tây Bắc
- Địa hình Trường Sơn Bắc
- Địa hình Trường Sơn Nam
- Địa hình tả ngạn sông Hồng
c. Thể hiện ở các khu vực địa hình khác nhau
- Địa hình Tây Bắc:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn phát triển trên nền móng cổ Phanxipăng là khối núi cao nhất Việt Nam, kéo dài 180km từ biên giới đến khuỷu sông Đà. Chỉ 1 chỗ hạ thấp (đèo Khau Cọ 1068m).
+ Dãy Sông Mã: kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam từ biên giới chung 3 nước. Độ cao sàn sàn 1800km là bề mặt san bằng cổ. Vùng thượng du của Nghệ An có dãy Pu Hoạt, với khối tinh thạch cổ cao 2452m.
c. Thể hiện ở các khu vực địa hình khác nhau
- Địa hình Tây Bắc:
+ Kẹp giữa 2 dãy trên là dãy sơn nguyên và cao nguyên đá vôi hình thành trong C-P-D, phía nam là Triat.
+ Khối núi đá vôi Phong Thổ tiếp nối khối núi đá vôi ở tây Vân Nam kéo xuống các sơn nguyên đá vôi Tà Phình, Sìn Chải, Sơn La, Mộc Châu => ra biển là các đồi đá vôi sót ở Ninh Bình, Thanh Hóa.
c. Thể hiện ở các khu vực địa hình khác nhau
- Địa hình dãy Trường Sơn Bắc:
+ Phần bắc phát triển trên địa bối tà Pulaileng - Rào Cỏ. ĐH đội cao với những đỉnh >2000m.
+ Phần giữa hạ thấp xuống, là vùng sa thạch Quảng Trị và khối núi đá vôi Quảng Bình.
+ Phần phía nam đội cao lên bởi khối núi tây Thừa Thiên với các dãy núi Động Ngài - Xá Mùi - Bạch Mã đâm ngang ra biển (1444m).
=>> dãy Trường Sơn Bắc là nếp uốn hướng tây bắc - đông nam song song và so le nhau.
c. Thể hiện ở các khu vực địa hình khác nhau
- Địa hình dãy Trường Sơn Nam:
+ Bắt đầu khối Kon Tum phát triển trên nền móng cổ PЄ, bị phức tạp hóa bởi hoạt động acma. Nâng trong Tân sinh, núi dọc theo kinh tuyến: đỉnh cao nhất Ngọc Lĩnh (2598m).
+ Tiếp tới là địa hình núi Bình Định dọc hướng bắc - nam thấp xuống độ cao 1000m. Phía tây là cao nguyên xếp tầng Plâycu, Đăk Lăk.
c. Thể hiện ở các khu vực địa hình khác nhau
- Địa hình dãy Trường Sơn Nam:
+ Địa hình khối núi cực NTB lại đội cao lên, gồm 2 mạch núi giao nhau hướng ĐB-TN của dãy Chử Yang Sin, Lang Biang, Ta-đưng, Braian; và hướng TTB-ĐĐN của dãy Gia-rich, Bi-đup.
=> Dãy Trường Sơn Nam tiếp nối hướng TB-ĐN của Trường Sơn Bắc tạo thành vòng cung lưng quay ra biển với các mạch núi kinh tuyến hơi lệch về tây.
c. Thể hiện ở các khu vực địa hình khác nhau
- Địa hình tả ngạn sông Hồng:
+ Trên nền nhân cổ của khối vòm sông Chảy, nhân là nền móng cổ PЄ, các hoạt động xâm nhập granit trên phạm vi rộng, nâng lên trong Tân kiến tạo, mang địa hình núi TB với những đỉnh >2000m: Tây Côn Lĩnh (2419m), Phu Tha Ca, Kiều Liêu Ti (>2000m).
+ Quanh khối vòm sông Chảy, khu vực đồng bằng gồm những địa bối tà (cánh cung) và hướng tà xen kẽ nhau.
c. Thể hiện ở các khu vực địa hình khác nhau
- Địa hình tả ngạn sông Hồng:
+ Giữa thung lũng sông Thương và Đông Triều, vùng An Châu - Đình Lập là những đồi thấp, độ cao 400-500m, cấu tạo bởi đá phiến Triat.
+ Hướng vòng cung là hướng chủ yếu, tuy nhiên hướng TB-ĐN cũng tồn tại, là hướng các dòng sông (S.Hồng, S.Chảy, S.Lô, S.Bằng Giang, S.Kỳ Cùng); dãy Con Voi; dãy đồi dọc theo các thung lũng sông trên.
Đặc điểm cấu trúc nhiều đồi núi, phân bậc phức tạp với hướng sơn văn tây bắc - đông nam ưu thế đóng vai trò quan trọng làm phân hóa khí hậu và cảnh quan tự nhiên Việt Nam.
Tiểu kết
III. CÓ SỰ TƯƠNG PHẢN VÀ PHÙ HỢP GIỮA CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH
1. Tính tương phản:
a. Tuổi: có sự tương phản giữa tính chất cổ của miền núi với tính chất trẻ của đồng bằng và bờ biển: miền núi tuổi Trung sinh; đồng bằng, bờ biển tuổi Đệ tứ.
b. Nguồn gốc: chia làm 2 loại đồng bằng là đồng bằng phù sa sông (ĐBSH và ĐBSCL) và đồng bằng duyên hải.
1. Tính tương phản
b. Nguồn gốc:
- Đồng bằng sông Hồng:
● Hình thành trong máng sụt S.Hồng vào Plioxen, bồi trầm tích Đệ Tam dày hàng nghìn mét, trên phủ phù sa Q, (90-120m).
● Phù sa phủ trên nền móng cổ khác nhau với độ nông sâu khác nhau. Lượng phù sa bồi tụ 130 triệu tấn/năm.
● Tốc độ mở rộng của đồng bằng sông Hồng khá nhanh, diễn ra ngay trước mắt.
1. Tính tương phản
b. Nguồn gốc:
- Đồng bằng sông Cửu Long:
● Hình thành trong quá trình bồi lấp phù sa S.Mê Kông trên 1 vịnh sụt lớn, kề bên dải TSN. Khi núi này nâng lên, đẩy dòng Cửu Long dịch về tây, phù sa mới bồi tụ trên nền phù sa cũ.
● Tốc độ mở rộng của ĐBSCL rất nhanh, mỗi năm khoảng 60-80m.
● Bề mặt ĐBSCL thấp, phẳng, lượng phù sa bồi tụ lớn 1400 tr.tấn/năm. Bề dày trầm tích cũng lớn hơn (ở Sài Gòn là 200m, Gò Công 383m).
1. Tính tương phản
b. Nguồn gốc:
- Đồng bằng duyên hải Miền Trung:
+ Được hình thành trong vận động Tân sinh trên cơ sở thềm biển cũ và đường bờ biển cũ, cồn cát bồi tụ tạo thành đường bờ biển mới.
+ Hình thái từ ngoài biển vào chia làm 3 bộ phận: ngoài cùng là dải cồn cát, giữa là vùng thấp trũng, trong cùng giáp chân núi là miền gò đồi xen lẫn thềm phù sa cũ, thềm biển cũ.
1. Tính tương phản
c. Hình thái:
- Bờ biển có hình thái trẻ, biểu hiện:
+ Hoặc là các bãi thấp phẳng bồi tụ phù sa sông của ĐBSH và ĐBSCL.
+ Hoặc là các bãi biển toàn là cát trơn (không lẫn phù sa) là kết quả ảnh hưởng của biển với các đồng bằng chân núi ven biển, nối những nhánh núi đâm ngang của dải Trường Sơn.
+ Tính chất khúc khuỷu của bờ biển, rõ nhất là từ núi Nạnh (đèo Cả) đến mũi Dinh: bờ biển cao lên, cấu tạo bằng đá riolit, granit.
1. Tính tương phản
c. Hình thái:
- Tính chất thấp, phẳng đơn điệu của đồng bằng với tính chất cao cắt xẻ của địa hình đồi núi:
+ ĐBSH: hướng nghiêng là TB-ĐN, ngoài rìa cao 15m, hạ xuống 3m - tam giác châu cũ; từ Hưng Yên trở ra độ cao xuống 2m - tam giác châu mới. Ra biển độ cao chỉ còn 0,3-0,5m.
+ ĐBSCL thấp, phẳng hơn, độ dốc của đồng bằng là 1cm/1km. Bề mặt châu thổ chỉ cao 2m, mực triều 3-4m => bị ngập khi triều lên.
2. Tính phù hợp giữa các dạng
địa hình
a. Phù hợp với đồng bằng hạ lưu sông thấp phẳng là bờ biển phẳng, thềm lục địa mở rộng và đáy biển nông.
- Địa hình sườn đông Trường Sơn khác hẳn:
+ Địa hình nhỏ, hẹp ngang, nghèo nàn, bờ biển đội cao, khúc khuỷu, nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển, chia cắt đồng bằng.
+ Thềm lục địa thu hẹp và ngả mau xuống vực biển sâu. Biểu hiện rõ nhất là bờ biển mũi Nạnh đến mũi Dinh. Ra ngoài khơi từ 250km đã gặp hố sâu Thái Bình Dương 3000m.
2. Tính phù hợp giữa các dạng
địa hình
a. Phù hợp với đồng bằng hạ lưu sông thấp phẳng là bờ biển phẳng, thềm lục địa mở rộng và đáy biển nông.
- Đồng bằng Bắc Bộ: độ sâu TB của V.Bắc Bộ 15-20m, ít chỗ sâu >50m, phù sa sông bồi tụ thành hình quạt trước cửa sông với thềm lục địa mở rộng.
- Đồng bằng Nam Bộ: nếu mực nước biển rút 100m thì NB nối liền với đảo ở phía nam, trên mặt đáy có di tích của lòng sông cũ thuộc lưu vực chung Mê Kông - Java (Inđônêxia).
2. Tính phù hợp giữa các dạng
địa hình
b. Phù hợp giữa đáy và đất liền, các nhánh núi ngăn cách trên mặt đất tiếp tục ăn ngầm dưới nước.
- Hình thái đồng bằng duyên hải miền Trung phụ thuộc chặt chẽ vào hình thái núi sườn đông Trường Sơn. Đồng bằng chỉ mở rộng ở 1 số sông lớn: đồng bằng Quảng Nam (S.Thu Bồn), đồng bằng Quảng Ngãi (S.Trà Khúc), đồng bằng Tuy Hòa (S.Đà Rằng và S.Cái).
- Nơi núi ăn ra sát biển, đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, nhiều cồn cát, đầm phá.
IV. ĐỊA HÌNH CỦA VÙNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA ẨM
- Điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho quá trình phong hóa hóa học mạnh mẽ, khiến lớp đất dày.
- Nhưng lượng mưa lớn, dòng chảy mạnh làm cho quá trình xâm thực, bồi tích cũng diễn ra dữ dội.
IV. ĐỊA HÌNH CỦA VÙNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA ẨM
- Tùy theo các loại nham mà quá trình địa mạo diễn ra khác nhau:
+ Nơi cắt xẻ sâu tạo thành các hẻm vực với lòng sông nhiều thác ghềnh, khi dòng chảy chảy qua đá cứng khó phong hóa (granit, riolit,…).
+ Nơi mưa nhiều, diễn ra hiện tượng đá lở, đất trượt, hình thành nón phóng vật ở chân núi.
+ Dòng chảy qua các vùng dễ phong hóa tạo nên mạng lưới xâm thực dày, chia cắt nông với các quả đồi tròn, dạng bát úp.
IV. ĐỊA HÌNH CỦA VÙNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA ẨM
- Cùng với quá trình bào mòn ở miền núi là sự bồi tụ nhanh ở đồng bằng, vùng trũng giữa núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ,…).
- Điển hình của địa hình nhiệt đới: karst phát triển trên đá vôi với hang động ngầm, quá trình đào khoét diễn ra mạnh mẽ.
C. CÁC KIỂU
ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
C. CÁC KIỂU ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
1. Kiểu địa hình núi cao (>3000m)
2. Kiểu địa hình núi trung bình (1000-2000m, mang nhiều đỉnh >2000m)
3. Kiểu địa hình núi thấp, dãy đồi, ngọn đồi (<1000m)
4. Kiểu địa hình đồi bằng vùng trung du
5. Kiểu địa hình karst đá vôi
6. Kiểu địa hình đồng bằng
7. Kiểu địa hình bờ biển
nguon VI OLET