Bài 16. ĐỊNH LUẬT III NEWTON
SV: Nguyễn Thị Mỹ An
MSSV: 1060096
1. Nhận xét
2. Định luật III Newton
3. Lực và phản lực
4. Bài tập vận dụng
NHẬN XÉT:
* VD 1: An đẩy vào lưng Bình
Do lực đẩy của A, B tiến về phía trước. Thế nhưng A lại bị lùi về phía sau. Chứng tỏ B đã tác dụng trở lại A một lực
* VD 2: Nam châm hút sắt. Vậy sắt có hút nam châm không ?
Lực nào làm cho NC dịch chuyển về phía S? Đó chính là lực hút của S tác dụng vào NC
Vậy ta rút ra được điều gì từ 2 VD trên?
* Nhận xét:

Nếu vật A tác dụng lên vật B thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A. Đó là sự tác dụng tương hỗ giữa các vật.
2. Định luật III Newton
Thí nghiệm:




Ký hiệu:
FAB: lực do A tác dụng lên B
FBA: lực do B tác dụng lên A

Số chỉ trên lực kế bằng nhau
Nhận xét:
FAB và FBA luôn nằm trên cùng một đường thẳng (cùng giá), ngược chiều nhau và có cùng độ lớn
Ta gọi đó là hai lực trực đối.
* Định luật:

Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối
FAB = - FBA
3. Lực và phản lực:
Lực và phản lực luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
Lực và phản lực là hai lực trực đối nhưng không cân bằng nhau vì chúng đặt trên hai vật khác nhau.
Lực và phản lực có cùng bản chất.
4. Bài tập vận dụng:
Bài 1: Một quả bóng bay đến đập vào bức tường. Bóng bị bật trở lại còn tường thì đứng yên. Như vậy có trái với định luật III Newton không? Giải thích.
Bài 2: Khi Dương và Thành mỗi bạn kéo một đầu dây thì dây không đứt, nhưng khi hai bạn cùng kéo chung một đầu dây, đầu kia buột vào thân cây thì dây lại bị đứt? Tại sao?
Bài 3: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Có những lực nào tác dụng vào vật? Vào bàn? Cặp lực trực đối nào cân bằng nhau? Và không cân bằng nhau?
nguon VI OLET