Tiết thao giảng:
Tiết 8: Bài 7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
Môn : Toán 6
Giáo viên: Nguyễn Công Thắng
KIỂM TRA BÀI CŨ
+ Đoạn thẳng AB là gì? Hãy vẽ đoạn thẳng AB.
Trả lời:
- Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
+ Nếu cho một đoạn thẳng CD như hình vẽ thì làm sao để biết đoạn thẳng nào dài hơn?
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
1. Đo đoạn thẳng.
a, Dụng cụ: Thước thẳng có chia khoảng mm
Theo em, để đo đoạn thẳng AB ta sẽ làm như thế nào?
+ Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B sao cho điểm A trùng với vạch số O của thước.
để đo doạn thẳng AB ta dùng dụng cụ gì để đo?

b, Cách đo đoạn thẳng AB:
+ Điểm B trùng với một vạch nào đó trên thước. (Ví dụ vạch 46 mm)
+ Ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 46mm
+ Kí hiệu: AB = 46mm
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
1. Đo đoạn thẳng.
a, Dụng cụ:
b, Cách đo đoạn thẳng AB:
+ Mỗi đoạn thẳng có mấy độ dài?
* Nhận xét:
- Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số lớn hơn O.

Khi hai điểm A và B trùng nhau thì khoảng cách giữa A và B là bao nhiêu?
A
B

+ Khi hai điểm A và B trùng nhau thì khoảng cách giữa A và B bằng O.
Phân biệt hai khái niệm: đoạn thẳng AB và độ dài đoạn thẳng AB?
- Đoạn thẳng AB là Hình, còn độ dài đoạn thẳng AB là số đo.
AB = 46 mm
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
1. Đo đoạn thẳng.
Bài tập: Bạn Nam đặt thước đo độ dài đoạn thẳng như các hình vẽ sau. Hỏi bạn Nam làm đúng hay sai?
Hình 4
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Sai
Sai
Sai
Đúng
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
1. Đo đoạn thẳng.
a, Dụng cụ:
b, Cách đo đoạn thẳng AB
+ Kí hệu: EG > AB Hoặc AB < EG
- Đoạn thẳng EG dài hơn (lớn hơn) đoạn thẳng AB hay ta còn nói đoạn thẳng AB bé hơn (nhỏ hơn) đoạn thẳng EG.

? Em có nhận xét gì về độ dài đoạn thẳng AB so với độ dài đoạn thẳng CD ?
+ Có : AB = 3cm, CD = 3cm, EG = 4cm.
? Em có nhận xét gì về độ dài đoạn thẳng AB so với độ dài đoạn thẳng EG ?
- Hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau.
Kí hiệu: AB = CD.
2. So sánh hai đoạn thẳng.
- Để so sánh hai đoạn thẳng ta làm như thế nào?
* Để so sánh hai đoạn thẳng ta so sánh độ dài của chúng
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
1. Đo đoạn thẳng.
a, Dụng cụ:
b, Cách đo đoạn thẳng AB
2. So sánh hai đoạn thẳng.
?1
Cho các đoạn thẳng trong hình 41.
a, Hãy đo và chỉ ra các đoạn thẳng có cùng độ dài rồi đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng bằng nhau.
b, So sánh hai đoạn thẳng EF va CD
a, AB = IK, EF = GH
b, EF < CD
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
1. Đo đoạn thẳng.
a, Dụng cụ:
b, Cách đo đoạn thẳng AB
2. So sánh hai đoạn thẳng.
Bài tập: Bạn Lan đã so sánh hai đoạn thẳng như sau:
Ta có: AB = 2dm, CD = 10cm
nên AB < CD.
Theo em, bạn Lan làm như thế đúng hay sai? Vì sao?
Bạn Lan làm như vậy là sai, vì độ dài hai đoạn thẳng trên chưa cùng đơn vị đo.
Ta có: 2dm = 20cm. Vì 20cm >10cm nên AB > CD
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
1. Đo đoạn thẳng.
a, Dụng cụ:
b, Cách đo đoạn thẳng AB
2. So sánh hai đoạn thẳng.
?2
Sau đây là một số dụng cụ đo độ dài. Em hãy nhận dạng các dụng cụ đó theo tên gọi của chúng: Thước gấp, thước xích, thước dây
a,
b,
c,
a, Thước dây
b, Thước gấp
c, Thước xích
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
1. Đo đoạn thẳng.
a, Dụng cụ:
b, Cách đo đoạn thẳng AB
2. So sánh hai đoạn thẳng.
Hình 43 là thước đo độ dài mà học sinh châu Mỹ thường dùng. Đơn vị độ dài là inh-sơ (inch). Hãy kiểm tra xem 1 inh-sơ bằng khoảng bao nhiêu milimét?
?3
+ 1inh-sơ = 2,54cm
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
Hình 45
Muốn sắp xếp độ dài các đoạn thẳng trên theo thứ tự tăng dần thì đầu tiên ta cần làm gì?
Sắp xếp:
AC < AB < BC
Bài tập:
Bài 43 Sgk/tr119: Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng AB, BC, AC trong hình 45 theo thứ tự tăng dần.
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
Qua bài học hôm nay chúng ta cần nắm được:
- Cách đo một đoạn thẳng bằng thước có chia khoảng
- Biết so sánh hai đoạn thẳng khi biết số đo của chúng
* Lưu ý: Khi so sánh các đoạn thẳng chúng ta phải chú ý độ dài của các đoạn thẳng phải cùng đơn vị đo.
Bài tập về nhà:
+ Làm các bài tập: 41, 42, 44, 45 Sgk/ Tr 119

Kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
Cảm ơn quý thầy cô đã về dự
tiết học hôm nay.
Giáo viên: Nguyễn Công Thắng
nguon VI OLET