I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Qua tiết sinh hoạt lớp, học sinh đánh giá được bản thân, đánh giá lẫn nhau; học sinh được biết thêm nhiều kiến thức bổ ích như: Tấm gương đạo đức Bác Hồ, người tốt, việc tốt; kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước.
2. Kĩ năng: Học sinh hình thành được các kĩ năng giao tiếp, hợp tác, phân tích, đánh giá.
3.Thái độ: Học sinh có thái độ tích cực, tự giác trong học tập và các hoạt động giáo dục; thấy được tầm quan trọng và hứng thú với giờ sinh hoạt lớp.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực: Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, tự chủ và tự học, ứng dụng công nghệ thông tin....
- Phẩm chất: Yêu đất nươc, yêu con người, trung thực, trách nhiệm, tự trọng,....

II. Ý NGHĨA CỦA SẢN PHẨM

- Học sinh thấy được ý nghĩa của giờ sinh hoạt lớp, hứng thú và yêu thích tiết sinh hoạt lớp.
- Học sinh được học tập trực quan, sinh động với trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học.
- Qua tiết sinh hoạt lớp, học sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, được trao đổi và bồi dưỡng những thông tin bổ ích, được rèn luyện đạo đức, thực hành kĩ năng sống,... Từ đó, góp phần hoàn thiện nhân cách của người học.

1. Phương tiện
- Thiết bị cần thiết: Máy tính, máy chiếu, loa, một số video tư liệu.
- Chương trình hoạt động theo chủ đề.
- Những biện pháp thực hiện.
2. Tổ chức
- Giao nhiệm vụ cho người điều khiển, dẫn chương trình, trang trí lớp,...
- Văn nghệ tập thể.
- Mời đại biểu.
III. CHUẨN BỊ
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Báo cáo sơ kết tổ: Các tổ trưởng báo cáo.
2. Lớp trưởng tổ chức thảo luận, đánh giá xếp loại và triển khai kế hoạch nhiệm vụ tuần tới.
3. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung, tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích; nhắc nhở tập thể, cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ.
4. Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống
Câu 1.Qua đoạn video trên đã thể hiện những phẩm chất đạo đức nào ở Bác Hồ?
Câu 2. Từ đoạn video trên em thấy bản thân mình đã có những phẩm chất nào?
Câu 3: Là một học sinh, em cần phải làm gì để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ?
TRẢ LỜI CÂU HỎI
4. Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống
Câu 1.Qua đoạn video trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết những nơi có thể xảy ra tai nạn đuối nước?
Câu 2. Để phòng tránh đuối nước, các em cần có những kĩ năng nào?
Câu 3.Khi gặp người bị đuối nước, em sẽ xử lý tình huống ấy như thế nào?
Câu 4. Em và Hải vừa đi đá bóng về. Hải rủ em ra bờ ao gần nhà tắm cho mát. Em sẽ nói gì với Hải?
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Em có thích tiết sinh hoạt này không?
A. Không thích. B. Bình thường.
C. Thích. D. Rất thích.
Câu 2: Em có thấy hứng thú với cách tổ chức như vậy không?
A. Không hứng thú. B. Bình thường.
C. Hứng thú. D. Rất hứng thú.
Câu 3: Em có muốn tổ chức tiết sinh hoạt như thế này nữa không?
A. Không. B. Bình thường.
C. Muốn. D. Rất muốn.
Câu 4: Em thấy giờ sinh hoạt như trên đã đổi mởi chưa? Theo em nên thay đổi những hoạt động như thế nào cho phù hợp hơn?
5. Những kết quả đạt được trong việc ứng dụng CNTT trong giờ sinh hoạt.
Tổ chức cho học sinh hát bài: Mái trường mến yêu.
6. Văn nghệ tập thể
7. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra
Câu 1: Em có thích tiết sinh hoạt này không? (12%thích, 88% rất thích)
Câu 2: Em có thấy hứng thú với cách tổ chức như vậy không?
(15% hứng thú, 85%rất hứng thú)
Câu 3: Em có muốn tổ chức tiết sinh hoạt như thế này nữa không?
(15%muốn,85% rất muốn)
Câu 4: Em thấy giờ sinh hoạt như trên đã đổi mởi chưa? Theo em nên thay đổi những hoạt động như thế nào cho phù hợp hơn?
- Đa số học sinh được hỏi cho biết giờ sinh hoạt đã đổi mới.
- Một số em muốn tổ chức thêm các trò chơi trong giờ.
- Có em muốn thay đổi hình thức: Sinh hoạt ngoài trời.
V. KẾT THÚC
1. Giáo viên đặt câu hỏi: Qua tiết sinh hoạt này, em đã học hỏi được những gì?
Gợi ý:
+ Tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong việc học tập và thực hiện nội quy.
+ Học tập được những phẩm chất cao quý của Bác Hồ.
+ Có kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước.
+ Biết sử lý tình huống trong cuộc sống.
+ Được chủ động tham gia vào các hoạt động.
+ Tiếp cận với công nghệ thông tin trong giờ học.
V. KẾT THÚC
2. Chuẩn bị cho giờ sau
Các tổ chuẩn bị bản nhận xét, đánh giá, xếp loại thành viên trong
tổ; Lớp trưởng, lớp phó chuẩn bị bản nhận xét, đánh giá hoạt
động của lớp trong tuần; Xếp loại từng cá nhân trong lớp.
Phân công chuẩn bị các hoạt động, tiết mục văn nghệ.
nguon VI OLET