KIỂM TRA BÀI CŨ:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG:
Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi 1 mạch điện thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng . Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.
C. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều của từ trường đã sinh ra nó.
D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
Câu 2: Một khung dây cứng, đặt trong từ trường tăng dần đều như hình vẽ. Dòng điện cảm ứng trong khung có chiều
I
DÒNG ĐIỆN FU - CÔ
Bài mới
1.Dòng điện Fu – cô :
a) Thí nghiệm:
b)Giải thích : + Khi tấm kim loại dao động cắt các đường sức từ, trong tấm kim loại sinh ra dòng điện cảm ứng.
T
S
K
N
K
Vì sao tấm kim loại K dao động giữa 2 cực của nam châm thì dừng lại nhanh hơn?
+ Theo định luật Lentz, dòng điện cảm ứng trong tấm kim loại có tác dụng ngăn cản chuyển động của tấm kim loại nên tấm kim loại dừng lại nhanh hơn.
Dòng điện Fu-cô là dòng điện như thế nào?
C). Định nghĩa dòng điện Fu–cô: là dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian.
+Dòng điện Fu-cô có tính chất xoáy.
Thay tấm kim loại K bằng tấm kim loại có rãnh xẻ, tấm kim loại nào dao động lâu hơn ? Vì sao?

+ Tấm kim loại có rãnh xẻ dao động giữa hai cực của nam châm, dao động lâu hơn vì điện trở của nó tăng lên làm cho dòng Fu-cô giảm, khả năng chống lại sự chuyển động của các chất giảm. Nó sẽ dao động chậm lại hơn.
Dòng điện Fu-cô có ích và có hại như thế nào?
2). Tác dụng của dòng điện Fu-cô :
a) Dòng Fu-cô có ích:
+ Khi ta cân một vật bằng cân nhạy kim của cân thường dao động khá lâu.
Muốn tránh tình trạng đó, ta khắc phục bằng cách gì ? Vì sao ?
Đặt kim dao động giữa 2 cực của 1 nam châm , vì dòng điện Fu-cô chống lại sự dao động đó và dao động của kim sẽ tắt khá nhanh.
+ Khi cho dòng điện qua cuộn dây trong công tơ, nó sinh ra momen làm cho đĩa kim loại của công tơ quay.
Khi cho dòng điện qua cuộn dây của công tơ sẽ có hiện tượng gì xảy ra ?
Đĩa kim loại quay trong từ trường sẽ sinh ra hiện tượng gì?
_ Khi đĩa kim loại quay trong từ trường sẽ sinh ra dòng điện Fu-cô trong đĩa và gây ra momen cản tác dụng lên đĩa.
Khi ngắt dòng điện thì hiện tượng gì xảy ra đối với đĩa kim loại ?
-Khi momen cản bằng momen quay thì đĩa quay đều.
-Khi ngắt điện, đĩa vẫn quay do quá trình dòng Fu-cô tác dụng cản làm cho đĩa ngừng quay nhanh chóng.
Khi nào đĩa quay đều?
b) Dòng điện Fu-cô có hại:
Trường hợp lõi sắt trong máy biến thế, ưu điểm của lõi sắt là tăng từ trường .
Sự xuất hiện của dòng điện Fu-cô trong trường hợp này có hại, vì sao?
Fu-cô toả nhiệt làm lõi sắt nóng lên có thể làm hỏng máy, mặt khác dòng Fu-cô chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
Đối với động cơ điện nó chống lại sự quay của động cơ, làm giảm công suất của máy.
Để giảm tác hại của dòng điện Fu-cô, ta phải khắc phục điều gì đối với lõi sắt ? Vì sao ?
-Làm tăng điện trở của lõi sắt sẽ giảm tác hại của dòng điện Fu-cô.
Muốn tăng điện trở của lõi sắt thì lõi sắt đó được cấu tạo như thế nào ?
- Thay lõi sắt bằng nhiều lá thép Silic mỏng có sơn cách điện ghép sát với nhau.Những lá mỏng này đặt song song với đường sức từ. Khi đó điện trở của lõi sắt trong trường hợp này tăng lên.
Câu hỏi củng cố:
Câu 1: Muốn làm giảm hao phí do toả nhiệt của dòng điện Fu-cô gây trên khối kim loại, người ta thường :
A. chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện .
B. tăng độ dẫn điện cho khối kim loại.
C. đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong.
D. sơn phủ lên khối kim loại 1 lớp sơn cách điện.
Câu 2: Khi sử dụng điện, dòng điện Fu-cô không xuất hiện trong:
quạt điện.
lò vi sóng.
nồi cơm điện.
bếp từ.
XIN CHÀO TẠM BIỆT. CHÚC CÁC EM CÓ MỘT MÙA XUÂN VUI TƯƠI HẠNH PHÚC
nguon VI OLET